Editing DN.HãyCùngNângNiuLáRụng

Author:

Summary:
This is a minor edit


Basic editing - Text formatting rules - Documentation index

Tables: simple - advanced

Paragraphs: for a new paragraph, use a blank line;

Line break: \\ or [[<<]]

-> to indent text, -< hanging text

Join line: \

Lists: * for bulleted, # for numbered, :term:definition for definition lists

Emphasis: ''italics''   '''bold'''   '''''bold italics'''''   @@monospaced@@

References: [[another page]], [[http://example.com/]], [[another page | link text]], [[#anchor]], [[#anchor | link text]]

Signatures: name: ~~~

Groups: [[Group/Page]] displays Page, [[Group.Page]] displays Group.Page, [[Group(.Page)]] displays Group, [[Group/]] links Group homepage

name and date: ~~~~

Separators: !!, !!! for headings, ---- for horizontal line

Prevent formatting: [=...=]

Other: [+big+]   [++bigger++]   [-small-]   [--smaller--]   '^superscript^'   '_subscript_'   {+inserted+}   {-deleted-}

Preformatted: [@...@] or >>pre<<...>><<

Preview DN.HãyCùngNângNiuLáRụngPage is unsaved

Hãy cùng nâng niu Lá Rụng

Mỗi thi sĩ là một thiên thần trong gầm trời thơ của mình. Họ là những thiên thần vượt thời gian, không gian, không bao giờ chấm dứt sự sống nếu thi phẩm của họ không là những mảnh giấy lộn để phơi bày tâm địa ghẻ lở và mọi mưu mô gian xảo của con người phản bội dân tộc, phản bội quê hương, mà phải là những thông điệp có giá trị siêu việt, trác tuyệt, hay là những bản cáo trạng hùng hồn, kê khai đầy đủ tội ác của một triều đại, một chế độ trải qua nhiều cuộc biến thiên của lịch sử.

Trong xã hội thời chiến đã bị phân hóa nát vụn, ít nhiều giá trị tinh thần, đạo đức đã bị đảo lộn, ít nhiều con người đã chạy trốn bổn phận đối với gia đình, tổ quốc... từ mù quáng đến hoạt đầu có thể phản bội... thật khó mà phân biệt con người thật giả trong xã hội nhầy nhụa máu, đầy dẫy ác quỷ, hung thần dưới lớp nhà cách mạng, nhà đạo đức, tu sĩ, hay người hùng... Tuy nhiên, mọi thứ vỏ cứng màu mè diêm dúa của hư danh, cuồng vọng và tội ác có thể bị phá nát khi sự thật và mặt thật của thủ phạm được phơi trần trước ánh sáng. Chỉ còn sót lại những tuyệt phẩm, những công trình văn hóa mà căn cứ vào đó, ngàn sau sẽ biết rõ tinh thần và sức mạnh của một giống dân bất khuất không ngừng nghỉ chống giặc cướp để vừa khai phá đất nước, vừa sáng tạo mọi công trình văn hóa.

Những người đã góp xương máu, tim óc cho quê hương đều là những thiên thần bất tử vậy. Thi sĩ cũng là một trong số những thiên thần ấy.

Trong quá trình lịch sử tranh đấu, số thi sĩ cũng không kém những người cầm gươm giáo súng đạn. Suốt nửa thế kỷ qua, bức tường trường phái nhỏ hẹp trong phạm vi thi ca đã bị san bằng. Hiện tượng phân hóa có thể hình thành trên sự phá nát những trường phái nhỏ hẹp khi mọi thi sĩ đều biết nhúng thi hứng mình trong mồ hôi, nước mắt và máu của đồng loại.

Riêng số nữ sĩ và bạn gái làm thơ trong cuộc chiến gai lửa, trong cuộc sống xô bồ, tuy có gia tăng, nhưng có phần sút kém hơn những bạn trai, vì lớp người này đã dấn thân nhập cuộc nên nhận diện rõ rệt nanh vuốt của chiến tranh. Nhãn quan của đa số nữ sĩ và bạn gái làm thơ không vượt khỏi đợt khói trong lò để bay bổng theo mây bốn phương trời. Nói một cách khác, cảm hứng của đa số bạn gái đều được thu hẹp trong những rung cảm tầm thường, nhỏ hẹp của những mối tình than mây, khóc gió...

Diệu Nga và Vân Hà là 2 chị em ruột thích làm thơ, và đã chọn nhan đề "Lá Rụng" cho thi phẩm đầu tiên.

Nâng "Lá Rụng" trong tay, tôi cảm thấy vừa bùi ngùi, vừa phân vân... tưởng chừng mình đang ôm ấp một khối u tình hay một tiếng gào thét. Khi chưa đọc "Lá Rụng", tôi ngỡ thi phẩm này là những mảnh vụn của thứ tình bịnh hoạn mà đa số những người núp dưới tầm đại bác, đang quấn mền lông, nghe nhạc êm dịu trong phòng có gắn máy lạnh, vay mượn nếp sống tiện nghi, vừa ve vuốt tình cảm bốc lửa, vừa làm lắng dịu mức độ thèm khát dục vọng.

Sau khi đọc "Lá Rụng", tôi hết sức cảm kích và xúc cảm, và xin ghi nhận vài thiển kiến sau đây:

- Với tuổi đôi mươi, Diệu Nga và Vân Hà đã biết nhìn xuống để nghe tiếng rên xiết trầm thống của dân tộc, để ngắm bằng tâm tư hình ảnh xanh xao, khung cảnh điêu tàn và để thương, để đau với niềm thương đau của quê hương.

-

End of preview — remember to saveTop


Page last modified on March 12, 2016, at 03:35 AM