Main.ĐiTìmCộiNguồnCáiÁc History
Hide minor edits - Show changes to output - Cancel
Changed lines 27-62 from:
to:
Thế nên, trong buổi tọa đàm về nguyên nhân tội phạm do Báo Tuổi Trẻ tổ chức, có người đã tìm đến những nguyên nhân khác như mặt trái kinh tế thị trường với lập luận“Kinh tế là yếu tố có tính chất nguồn cơn dẫn đến phạm tội trong giới trẻ, … những người không có khả năng nhưng có nhu cầu vật chất cao có thể dẫn đến hành vi phạm tội để thỏa mãn mình”. Nhưng thử hỏi, ai không có nhu cầu vật chất cao, trừ khi tự biết mình không có đủ điều kiện để thỏa mãn? Ai chẳng muốn hưởng thụ ở mức cao nhất có thể được trừ những bậc tu hành chân chính quyết xa lìa dục lạc? Nếu chỉ vì “mặt trái” kinh tế thị trường thì những nước có nền kinh tế thị trường đi trước chúng ta hàng chục, hàng trăm năm kia sao tỷ lệ tội phạm lại ít hơn?
Gia đình và sự xung đột văn hóa Đông – Tây?
Tiếp tục đi tìm nguyên nhân, chúng ta thấy có những luận chứng được đưa ra từ các cơ quan pháp luật khi ghi nhận phần đông em phạm tội có hoàn cảnh gia đình hoặc đỗ vỡ hoặc không hạnh phúc hay bản thân không nghề nghiệp. Nhiều trường hợp kẻ phạm pháp xuất thân trong gia đình mà cha mẹ cũng có tiền án. Một số nhà phân tích nhìn sâu hơn, cho rằng sự giao thoa văn hóa Đông Tây đã gây ra “cuộc xung đột trong tâm hồn giới trẻ khi họ muốn ‘tháo cũi xổ lồng’ là do họ muốn tự khẳng định mình bằng những hành động hay muốn sống một đời sống khác với truyền thống trong khi lại thiếu tính tự chủ như tuổi trẻ phương Tây”. Ở góc độ thực tiễn hơn, một số nhà quản lý cho rằng vì chính quyền thiếu quan tâm hay quan tâm chưa đúng mức tới thực trạng phạm tội ở thanh thiếu niên, không chuẩn bị cho việc đào tạo tâm lý các cán bộ cải huấn nên ở các trại giam trẻ em phạm tội lại giam chung với người lớn khiến chúng lại học thêm nhiều “ngón nghề” lợi hại hơn sau khi ra tù (!).
Giáo dục và nền tảng văn hóa?
Tác giả Hà Thúc Hoan trong bài viết Suy nghĩ từ một vụ án đăng trên VHPG số 137 đã nhận định phải chăng khói lửa chiến tranh trong mấy chục năm qua đã đốt cháy những bài học đạo đức có giá trị truyền thống của dân tộc để thay thế vào đó những lời dạy về lòng căm thù giặc, về sự kiên cường và mưu trí trong cuộc chiến đấu không khoan nhượng với nhiều loại kẻ thù?… Nhưng đáng tiếc là đất nước đã có hòa bình từ lâu mà giáo dục nước nhà vẫn còn thiếu vắng những bài học sinh động về tình thương, về lòng khoan dung, về nhân cách và đạo làm người”. Tác giả cũng suy luận sâu xa hơn “Vì chấp ngã mà chúng ta đã sống vị kỷ, chỉ biết có mình và gia đình mình, từ đó thường có thái độ dửng dưng hay vô cảm trước khổ đau của đồng bào, và lắm khi đối xử thô bạo, tàn ác với cỏ cây, cầm thú và con người”.
Nhận định như vậy là đã thấy phần nào cội rễ của vấn đề vì đúng là “tâm thức chiến tranh” còn vọng lại trong đời sống hôm nay. Đó là sự bất an, là nỗi lo sợ không có ngày mai, sợ kẻ khác giành mất phần việc hay phần bổng lộc của mình trong công sở, phần đất thừa tự của mình, và nhiều thứ khác…
Di chứng tâm lý thời chiến, tâm lý bao cấp, kinh tế thị trường là những nguyên cớ để người ta gán vào đấy hình ảnh một thế hệ lạc lõng thiếu lý tưởng, hành xử theo bản năng và sẵn sàng dùng bạo lực bất cứ khi nào cảm thấy bị xúc phạm hay thậm chí không bị xúc phạm nhưng vì muốn thể hiện cái “TÔI”. Nhưng đấy chưa phải là tất cả cốt lõi của vấn đề.
Hãy nhìn lại ngôi nhà giáo dục: một ngôi nhà đã và đang xuống cấp với một chương trình giảng dạy thiếu đức dục, nặng phần chữ nghĩa, cộng với những thiếu sót giáo dục gia đình, đang lung lay trên một nền tảng văn hóa thiếu chiều sâu đạo lý, nhân nghĩa… mà ở đó những giá trị truyền thống đang bị phôi pha, nhạt nhòa bản sắc. Nếu chỉ nói vì tâm thức chiến tranh, thì hiện nay ở Nhật, một trong những thủ phạm của cuộc Thế chiến, người ta đã sống ra sao? Người ta đã xây dựng lại nền tảng văn hóa như thế nào mà chỉ trong đợt động đất vừa qua người Nhật đã thể hiện nét văn hóa nhẫn nhục, bi mẫn đáng khâm phục đến thế nào trước thế giới! Còn những quốc gia Tây Âu khác thì sao? Sau Thế chiến, họ trở thành những người yêu hòa bình hơn ai hết vì họ nhận thức ý nghĩa cuộc sống bình yên đáng trân trọng biết bao!
Nhìn lại xã hội chúng ta hiện nay, nền tảng văn hóa đang bị bật gốc rễ vì nhiều lý do, có lý do bắt nguồn từ quá khứ khi chúng ta tôn thờ quan điểm duy vật biện chứng, vô tình hay cố ý phủ định những giá trị văn hóa truyền thống, gán mác“tàn dư phong kiến”vào học thuyết Khổng Mạnh, còn những dòng tư tưởng nhân văn khác dẫu rất mạnh mẽ như Phật giáo cũng bị xem là “mang bản chất tôn giáo, ru ngủ, ủy mị, bi quan…” khi chấp nhận “ở hiền gặp lành” mà không biết đến nguyên lý“sống là tranh đấu”, lại có lý do là chúng ta không quan tâm đúng mực đến giáo dục thế hệ trẻ về đức dục, khi những lý tưởng sống, kỹ năng ứng xử, nhân sinh quan chỉ được nói phớt qua, hời hợt không hệ thống, thiếu trọng tâm. Các em sẽ có khuynh hướng hành động theo bản năng, tự phát, theo những xung động mạnh mẽ của tuổi trẻ. Nhìn quanh và nhìn lên, cả xã hội sống vì giá trị vật chất, thực dụng đến lạnh lùng (!). Cha mẹ, thầy cô hay những quan chức địa phương đều không nêu được tấm gương về phẩm cách, về lối sống. Các nhà lãnh đạo cũng nhìn nhận thực trạng trên khi nêu trong Báo cáo chính trị: Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn, đẩy lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp… (trích Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam, lấy từ trang Vietnam plus của Thông tấn xã Việt Nam, bản tin 18-3-2011).
Song, như đã nói ở trên,chúng ta vẫn chưa nhìn thẳng vào nguồn cơn, nguyên ủy của vấn đề khi nhận định: “Ngày nay, khi mà các quan niệm về thang giá trị xã hội có nhiều thay đổi, khi mà hằng ngày, hằng giờ người cán bộ, đảng viên phải đối mặt với những tác động tiêu cực từ mặt trái của cơ chế thị trường, của quá trình mở cửa và hội nhập quốc tế, trước sự cám dỗ, mua chuộc của kẻ thù qua chiến lược ‘Diễn biến hòa bình’… đang dẫn tới những biểu hiện đáng lo ngại…” (trích từ www. xaydungdang.org.vn).
Thực ra, cơ chế thị trường chỉ tác động đến lòng Tham, đến sự chấp hữu của cá nhân, và đó chính là kẻ thù ghê gớm nhất đang ngồi trong đáy lòng ta: đó chính là sự vắng bóng lương tâm. Vì còn có kẻ thù nào có thể xui ta làm hàng gian hàng giả tác hại đến người tiêu dùng; kẻ thù nào khuyên ta làm những con đường xuống cấp khiến tai nạn gia tăng; kẻ thù nào dẫn dụ ta ăn chơi trác táng trong vũ trường, sòng bạc…; kẻ thù nào bày vẽ cho ta những mưu mô uốn cong luật pháp để thủ lợi. Kẻ thù nào xúi con giết cha, vợ giết chồng, anh em tàn sát lẫn nhau? … Rõ ràng, không kẻ thù nào nguy hiểm hơn chính TA!
Nhà Phật đã chỉ ra rằng khoảng cách giữa thiện và ác vốn rất gần: chỉ một sát na phóng tâm là tạo nghiệp. Chúng ta biết rằng trong mười ác nghiệp thì thân có ba là dâm dục, sát sanh và trộm cắp, miệng có bốn là lưỡng thiệt, ác khẩu, vọng ngôn và ỷ ngữ. Ý có ba là tật đố, sân và si.
Chỉ cần nuôi dưỡng ý tưởng sát sanh hại mạng là chúng ta đã phạm tội, bởi từ đó dẫn đến hành động. Chúng ta cũng đã nghe tường thuật rằng người thanh niên Lê Văn Luyện đã nảy sinh ý định giết người để cướp của khi đi ngang tiệm vàng. Và còn bao kẻ chỉ vì “vàng” mà bỗng dưng lạm sát người vô tội.
Để giảm tội ác, con người phải được rèn luyện, huân tập từ trong tâm thức, sao cho tránh ác làm lành, sợ “nhân” hơn sợ “quả”. Suy rộng ra, có thể thấy “Một cơ chế chính trị được xem là tiến bộ, một quốc gia có nền văn minh cao thì luật pháp và khuynh hướng đạo đức được xây dựng trên mười thiện nghiệp rất rõ ràng. Có thể nói rằng đặc tính của mười thiện nghiệp hay ác nghiệp là thước đo hạnh phúc hay bất hạnh của con người và là căn bản đánh giá cho sự văn minh hay chậm tiến của xã hội” (Kinh Bốn mươi hai chương – Hòa thượng Thích Phước Tịnh dịch và chú giải).
Đã đến lúc cần phải nhìn thẳng vào nguyên nhân của sự việc và gọi đúng tên: Sự suy thoái của nền văn hóa, trong đó có giáo dục. Văn hóa là một trong những rường cột vực dậy xã hội, đất nước. Chúng ta thấy nhiều đế quốc xâm chiếm nước khác nhưng không thể duy trì ách thống trị bởi lẽ đất nước bị xâm lược ấy có nền văn hóa tự chủ, độc lập. Việt Nam vẫn tồn tại sau ngàn năm bị Trung Quốc đô hộ vì chúng ta có một nền văn hóa vững vàng. Chúng ta không sợ ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa hay phương Tây xâm nhập nếu chúng ta có một nền văn hóa với bản sắc đặc thù. Khi đó, dẫu có hội nhập “sâu” đến thế nào cũng không bao giờ bị phai nhòa, hòa tan… Nhưng nếu ngược lại thì khác.
Trở lại với cội nguồn cái ác. Ta có thể khẳng định, trò chơi điện tử mang tính bạo lực hay kinh tế thị trường hay gì gì đi nữa… cũng không thể làm cho thiện tính bị thui chột nếu chúng ta biết cách xây dựng nền tảng đạo đức trong học đường, trong gia đình và những thiết chế văn hóa vững mạnh, trong đó từ bi và trí tuệ phải được đặt lên hàng đầu, phải nhấn mạnh đến tinh thần thượng tôn pháp luật, phải xây dựng những định chế để ứng dụng hài hòa cả nhân trị lẫn pháp trị. Nhưng quan trọng nhất là phải xây dựng lại tâm thức con người, bởi ngay từ trong ý niệm, chỉ cần một sát-na phóng tâm là cửa địa ngục mở ra. Phải ngăn chặn tận nguồn các nghiệp bất thiện. Thế hệ cha anh, thầy cô, các bậc quan chức phải làm gương cho con trẻ, phải nghiêm túc gột sạch những ác nghiệp từ trong tâm thức mình, phải thể hiện bằng hành động, bằng chính lối sống có tu dưỡng của mình.
Được như thế, thì xã hội sẽ bớt dần những tội ác hay lầm lỗi và chúng ta không phải thảng thốt giật mình trước những tiêu đề trên trang báo mỗi sớm mai và để câu chuyện bên ly café buổi sáng sẽ xoay quanh những chuyện đời chan chứa tình người như Kahil Gibran đã cảm ơn đời:
Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
Ta có thêm ngày nữa để yêu thương.
Gia đình và sự xung đột văn hóa Đông – Tây?
Tiếp tục đi tìm nguyên nhân, chúng ta thấy có những luận chứng được đưa ra từ các cơ quan pháp luật khi ghi nhận phần đông em phạm tội có hoàn cảnh gia đình hoặc đỗ vỡ hoặc không hạnh phúc hay bản thân không nghề nghiệp. Nhiều trường hợp kẻ phạm pháp xuất thân trong gia đình mà cha mẹ cũng có tiền án. Một số nhà phân tích nhìn sâu hơn, cho rằng sự giao thoa văn hóa Đông Tây đã gây ra “cuộc xung đột trong tâm hồn giới trẻ khi họ muốn ‘tháo cũi xổ lồng’ là do họ muốn tự khẳng định mình bằng những hành động hay muốn sống một đời sống khác với truyền thống trong khi lại thiếu tính tự chủ như tuổi trẻ phương Tây”. Ở góc độ thực tiễn hơn, một số nhà quản lý cho rằng vì chính quyền thiếu quan tâm hay quan tâm chưa đúng mức tới thực trạng phạm tội ở thanh thiếu niên, không chuẩn bị cho việc đào tạo tâm lý các cán bộ cải huấn nên ở các trại giam trẻ em phạm tội lại giam chung với người lớn khiến chúng lại học thêm nhiều “ngón nghề” lợi hại hơn sau khi ra tù (!).
Giáo dục và nền tảng văn hóa?
Tác giả Hà Thúc Hoan trong bài viết Suy nghĩ từ một vụ án đăng trên VHPG số 137 đã nhận định phải chăng khói lửa chiến tranh trong mấy chục năm qua đã đốt cháy những bài học đạo đức có giá trị truyền thống của dân tộc để thay thế vào đó những lời dạy về lòng căm thù giặc, về sự kiên cường và mưu trí trong cuộc chiến đấu không khoan nhượng với nhiều loại kẻ thù?… Nhưng đáng tiếc là đất nước đã có hòa bình từ lâu mà giáo dục nước nhà vẫn còn thiếu vắng những bài học sinh động về tình thương, về lòng khoan dung, về nhân cách và đạo làm người”. Tác giả cũng suy luận sâu xa hơn “Vì chấp ngã mà chúng ta đã sống vị kỷ, chỉ biết có mình và gia đình mình, từ đó thường có thái độ dửng dưng hay vô cảm trước khổ đau của đồng bào, và lắm khi đối xử thô bạo, tàn ác với cỏ cây, cầm thú và con người”.
Nhận định như vậy là đã thấy phần nào cội rễ của vấn đề vì đúng là “tâm thức chiến tranh” còn vọng lại trong đời sống hôm nay. Đó là sự bất an, là nỗi lo sợ không có ngày mai, sợ kẻ khác giành mất phần việc hay phần bổng lộc của mình trong công sở, phần đất thừa tự của mình, và nhiều thứ khác…
Di chứng tâm lý thời chiến, tâm lý bao cấp, kinh tế thị trường là những nguyên cớ để người ta gán vào đấy hình ảnh một thế hệ lạc lõng thiếu lý tưởng, hành xử theo bản năng và sẵn sàng dùng bạo lực bất cứ khi nào cảm thấy bị xúc phạm hay thậm chí không bị xúc phạm nhưng vì muốn thể hiện cái “TÔI”. Nhưng đấy chưa phải là tất cả cốt lõi của vấn đề.
Hãy nhìn lại ngôi nhà giáo dục: một ngôi nhà đã và đang xuống cấp với một chương trình giảng dạy thiếu đức dục, nặng phần chữ nghĩa, cộng với những thiếu sót giáo dục gia đình, đang lung lay trên một nền tảng văn hóa thiếu chiều sâu đạo lý, nhân nghĩa… mà ở đó những giá trị truyền thống đang bị phôi pha, nhạt nhòa bản sắc. Nếu chỉ nói vì tâm thức chiến tranh, thì hiện nay ở Nhật, một trong những thủ phạm của cuộc Thế chiến, người ta đã sống ra sao? Người ta đã xây dựng lại nền tảng văn hóa như thế nào mà chỉ trong đợt động đất vừa qua người Nhật đã thể hiện nét văn hóa nhẫn nhục, bi mẫn đáng khâm phục đến thế nào trước thế giới! Còn những quốc gia Tây Âu khác thì sao? Sau Thế chiến, họ trở thành những người yêu hòa bình hơn ai hết vì họ nhận thức ý nghĩa cuộc sống bình yên đáng trân trọng biết bao!
Nhìn lại xã hội chúng ta hiện nay, nền tảng văn hóa đang bị bật gốc rễ vì nhiều lý do, có lý do bắt nguồn từ quá khứ khi chúng ta tôn thờ quan điểm duy vật biện chứng, vô tình hay cố ý phủ định những giá trị văn hóa truyền thống, gán mác“tàn dư phong kiến”vào học thuyết Khổng Mạnh, còn những dòng tư tưởng nhân văn khác dẫu rất mạnh mẽ như Phật giáo cũng bị xem là “mang bản chất tôn giáo, ru ngủ, ủy mị, bi quan…” khi chấp nhận “ở hiền gặp lành” mà không biết đến nguyên lý“sống là tranh đấu”, lại có lý do là chúng ta không quan tâm đúng mực đến giáo dục thế hệ trẻ về đức dục, khi những lý tưởng sống, kỹ năng ứng xử, nhân sinh quan chỉ được nói phớt qua, hời hợt không hệ thống, thiếu trọng tâm. Các em sẽ có khuynh hướng hành động theo bản năng, tự phát, theo những xung động mạnh mẽ của tuổi trẻ. Nhìn quanh và nhìn lên, cả xã hội sống vì giá trị vật chất, thực dụng đến lạnh lùng (!). Cha mẹ, thầy cô hay những quan chức địa phương đều không nêu được tấm gương về phẩm cách, về lối sống. Các nhà lãnh đạo cũng nhìn nhận thực trạng trên khi nêu trong Báo cáo chính trị: Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn, đẩy lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp… (trích Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam, lấy từ trang Vietnam plus của Thông tấn xã Việt Nam, bản tin 18-3-2011).
Song, như đã nói ở trên,chúng ta vẫn chưa nhìn thẳng vào nguồn cơn, nguyên ủy của vấn đề khi nhận định: “Ngày nay, khi mà các quan niệm về thang giá trị xã hội có nhiều thay đổi, khi mà hằng ngày, hằng giờ người cán bộ, đảng viên phải đối mặt với những tác động tiêu cực từ mặt trái của cơ chế thị trường, của quá trình mở cửa và hội nhập quốc tế, trước sự cám dỗ, mua chuộc của kẻ thù qua chiến lược ‘Diễn biến hòa bình’… đang dẫn tới những biểu hiện đáng lo ngại…” (trích từ www. xaydungdang.org.vn).
Thực ra, cơ chế thị trường chỉ tác động đến lòng Tham, đến sự chấp hữu của cá nhân, và đó chính là kẻ thù ghê gớm nhất đang ngồi trong đáy lòng ta: đó chính là sự vắng bóng lương tâm. Vì còn có kẻ thù nào có thể xui ta làm hàng gian hàng giả tác hại đến người tiêu dùng; kẻ thù nào khuyên ta làm những con đường xuống cấp khiến tai nạn gia tăng; kẻ thù nào dẫn dụ ta ăn chơi trác táng trong vũ trường, sòng bạc…; kẻ thù nào bày vẽ cho ta những mưu mô uốn cong luật pháp để thủ lợi. Kẻ thù nào xúi con giết cha, vợ giết chồng, anh em tàn sát lẫn nhau? … Rõ ràng, không kẻ thù nào nguy hiểm hơn chính TA!
Nhà Phật đã chỉ ra rằng khoảng cách giữa thiện và ác vốn rất gần: chỉ một sát na phóng tâm là tạo nghiệp. Chúng ta biết rằng trong mười ác nghiệp thì thân có ba là dâm dục, sát sanh và trộm cắp, miệng có bốn là lưỡng thiệt, ác khẩu, vọng ngôn và ỷ ngữ. Ý có ba là tật đố, sân và si.
Chỉ cần nuôi dưỡng ý tưởng sát sanh hại mạng là chúng ta đã phạm tội, bởi từ đó dẫn đến hành động. Chúng ta cũng đã nghe tường thuật rằng người thanh niên Lê Văn Luyện đã nảy sinh ý định giết người để cướp của khi đi ngang tiệm vàng. Và còn bao kẻ chỉ vì “vàng” mà bỗng dưng lạm sát người vô tội.
Để giảm tội ác, con người phải được rèn luyện, huân tập từ trong tâm thức, sao cho tránh ác làm lành, sợ “nhân” hơn sợ “quả”. Suy rộng ra, có thể thấy “Một cơ chế chính trị được xem là tiến bộ, một quốc gia có nền văn minh cao thì luật pháp và khuynh hướng đạo đức được xây dựng trên mười thiện nghiệp rất rõ ràng. Có thể nói rằng đặc tính của mười thiện nghiệp hay ác nghiệp là thước đo hạnh phúc hay bất hạnh của con người và là căn bản đánh giá cho sự văn minh hay chậm tiến của xã hội” (Kinh Bốn mươi hai chương – Hòa thượng Thích Phước Tịnh dịch và chú giải).
Đã đến lúc cần phải nhìn thẳng vào nguyên nhân của sự việc và gọi đúng tên: Sự suy thoái của nền văn hóa, trong đó có giáo dục. Văn hóa là một trong những rường cột vực dậy xã hội, đất nước. Chúng ta thấy nhiều đế quốc xâm chiếm nước khác nhưng không thể duy trì ách thống trị bởi lẽ đất nước bị xâm lược ấy có nền văn hóa tự chủ, độc lập. Việt Nam vẫn tồn tại sau ngàn năm bị Trung Quốc đô hộ vì chúng ta có một nền văn hóa vững vàng. Chúng ta không sợ ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa hay phương Tây xâm nhập nếu chúng ta có một nền văn hóa với bản sắc đặc thù. Khi đó, dẫu có hội nhập “sâu” đến thế nào cũng không bao giờ bị phai nhòa, hòa tan… Nhưng nếu ngược lại thì khác.
Trở lại với cội nguồn cái ác. Ta có thể khẳng định, trò chơi điện tử mang tính bạo lực hay kinh tế thị trường hay gì gì đi nữa… cũng không thể làm cho thiện tính bị thui chột nếu chúng ta biết cách xây dựng nền tảng đạo đức trong học đường, trong gia đình và những thiết chế văn hóa vững mạnh, trong đó từ bi và trí tuệ phải được đặt lên hàng đầu, phải nhấn mạnh đến tinh thần thượng tôn pháp luật, phải xây dựng những định chế để ứng dụng hài hòa cả nhân trị lẫn pháp trị. Nhưng quan trọng nhất là phải xây dựng lại tâm thức con người, bởi ngay từ trong ý niệm, chỉ cần một sát-na phóng tâm là cửa địa ngục mở ra. Phải ngăn chặn tận nguồn các nghiệp bất thiện. Thế hệ cha anh, thầy cô, các bậc quan chức phải làm gương cho con trẻ, phải nghiêm túc gột sạch những ác nghiệp từ trong tâm thức mình, phải thể hiện bằng hành động, bằng chính lối sống có tu dưỡng của mình.
Được như thế, thì xã hội sẽ bớt dần những tội ác hay lầm lỗi và chúng ta không phải thảng thốt giật mình trước những tiêu đề trên trang báo mỗi sớm mai và để câu chuyện bên ly café buổi sáng sẽ xoay quanh những chuyện đời chan chứa tình người như Kahil Gibran đã cảm ơn đời:
Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
Ta có thêm ngày nữa để yêu thương.
Added lines 1-27:
!!Đi tìm cội nguồn cái ác
Tạp Chí Văn Hoá Phật Giáo số 138 | Xã Hội | NGUYÊN CẨN
Vì trò chơi trực tuyến hay kinh tế thị trường?
Người ta đang tranh luận ồn ào trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên mặt báo, và trên hệ thống thông tin trực tuyến về hàng loạt những vụ án mạng gần đây, nhất là sau khi xảy ra vụ Lê Văn Luyện, một thanh niên chưa đầy 18 tuổi, giết một lúc ba người trong một tiệm vàng ở Bắc Giang…Trên diễn đàn “Tội phạm đang trẻ hóa, do đâu?” được Báo Tuổi Trẻ tổ chức, người ta đã đưa ra những con số lạnh lùng: Chỉ riêng khu vực quận 1, TP.HCM, trong chín tháng đầu năm, công an đã bắt giữ 189 đối tượng phạm pháp hình sự, trong đó có 14 đối tượng dưới 18 tuổi và 73 đối tượng từ 18-30 tuổi (chiếm 75%). Một điều đáng ghi nhận là nhiều đối tượng đã có tiền án, có kẻ chưa đầy 30 tuổi mà đã có đến 5 tiền án (!), cho thấy sự giáo hóa trong các trại cải huấn thiếu hiệu quả, vì kẻ ra khỏi nhà tù tiếp tục phạm tội, có khi nặng hơn lần trước.
Cùng lúc, báo Người Lao Động (NLĐ) dành hẳn một trang đăng nhiều kỳ để nói về trò chơi điện tử bạo lực (TCĐTBL) mà một số nhà phân tích cho rằng đấy là nguyên nhân chính của những bi kịch. Nhận định về hành vi của Lê Văn Luyện, một tác giả của những bài viết trên báo NLĐ, Bảo Trân, cho rằng lời khai ban đầu của đương sự cho thấy người thanh niên này đã xuống tay hết sức “tàn độc” mang tính cách “máu lạnh” như trong thế giới TCĐTBL chứ không phải là kẻ sống trong đời thực. Tác giả nhấn mạnh việc Lê Văn Luyện thừa nhận nguyên nhân phạm tội là muốn kiếm tiền để trả nợ và để có tiền tiếp tục chơi TCĐTBL trực tuyến; rằng đương sự kể lại một cách hồn nhiên như thể đang nhập vai người chơi trò chơi điện tử. Cũng tác giả này cho biết thêm, trong nội dung của một phần mềm TCĐTBL mang tên Tenchu còn có cả phần hướng dẫn người chơi biết cách “phi tang” sau khi giết người, rằng sau màn triệt hạ, người chơi phải luyện cách di chuyển xác chết sao cho nhanh nhẹn. Điều này khiến người đọc liên tưởng đến một trường hợp khác là vụ Nguyễn Đức Nghĩa, sau khi giết người yêu cũ đã tìm cách thủ tiêu thi hài nạn nhân bằng những biện pháp man rợ hòng xóa dấu vết. Nếu chỉ như thế thì việc ngăn chặn tội ác hoàn toàn nằm trong tầm tay của các cơ quan chức năng, vì chỉ cần cấm hẳn mọi hình thức TCĐTBL. Tuy nhiên, những nghiên cứu ở nước ngoài cũng chưa kết luận dứt khoát rằng TCĐTBL là nguyên nhân chính của tội ác; mặc dù đã có không ít những lời kết tội TCĐTBL từ những nhà khoa học.
Một trong những nhà nghiên cứu chống TCĐTBL mạnh mẽ nhất phải kể đến là Tiến sĩ Tâm lý Craig Anderson. Năm 2003, ông đã lên tiếng trước Thượng viện Hoa Kỳ bác bỏ những nghiên cứu cho rằng TCĐTBL không gây tác hại. Tuy nhiên, trong một vụ án liên quan đến TCĐTBL vào năm 2005, ông đã bị chỉ trích vì không trích dẫn những nghiên cứu trái với quan điểm của mình. Mặc dù vậy, đến năm 2007, ông đã cùng hai đồng nghiệp tại Iowa State University xuất bản một quyển sách tựa đề là Violent Video Game Effects on Children and Adolescents (Những tác động của trò chơi điện tử có tính bạo lực trên trẻ em và thanh thiếu niên) trong đó các tác giả đã giải thích một cách công phu và khoa học những ảnh hưởng của TCĐTBL đối với mọi hành vi của người chơi game, từ trẻ em, đến tầng lớp thanh thiếu niên và ngay cả đối với người trưởng thành.
Trước đó, năm 1999, một cựu giáo sư tâm lý của Học viện Quân sự West Point là Trung tá David Grossman cũng viết một quyển sách có tựa đề là Stop Teaching Our Kids to Kill (Hãy ngừng dạy con cái chúng ta giết người). Ông cho rằng những nhà sản xuất các chương trình trò chơi bạo lực đã không có đạo đức khi huấn luyện trẻ em sử dụng vũ khí và nghiêm trọng hơn đã làm trơ lì cảm xúc của trẻ em trước hành động sát nhân bằng cách kích thích người chơi TCĐTBL giết cả hàng trăm hàng ngàn nhân vật đối phương chỉ trong một trò chơi điện tử. Tuy vậy, những kết luận của Grossman cũng bị các học giả cho là có thiên kiến và lệch lạc.
Với tinh thần khách quan của khoa học, giới học thuật Hoa Kỳ luôn băn khoăn rằng liệu có phải TCĐTBL là thủ phạm duy nhất và chính yếu của tình trạng bạo lực? Một số kết quả nghiên cứu của những nhóm nghiên cứu lớn như Trung tâm Sức khỏe Tâm thần thuộc Trường Y Viện Đại học Harvard hay The British Medical Journal cho thấy không có những liên hệ dứt khoát giữa việc chơi TCĐT với hành động bạo lực. Dựa trên việc phân tích nhiều kết quả nghiên cứu khác nhau, Giáo sư John L. Sherry thuộc Michigan State University cũng cho rằng nhiều học giả đã quá nhấn mạnh đến sự nguy hiểm của TCĐTBL mặc dù các bằng chứng không đủ thuyết phục. Những kết luận trong một cuộc nghiên cứu của Chính phủ Hoa Kỳ vào năm 1999 không thể hiện quan hệ nhân quả giữa việc chơi TCĐTBL với những khuynh hướng gây gổ đã khiến David Satcher, Tổng Y vụ trưởng Hoa Kỳ, người lãnh đạo Lữ đoàn Y tế Cộng đồng Hoa Kỳ lúc bấy giờ, phải phát biểu rằng, “Rõ ràng là chúng ta cứ gán cho truyền thông bạo lực có trách nhiệm với hành vi gây gổ. Nhưng tác động của truyền thông bạo lực quá nhỏ so với những điều khác. Có những người không hài lòng với kết luận này, nhưng đó chính là chỗ đứng của khoa học”. Vào năm 2001, cũng báo cáo của Tổng Y vụ trưởng Hoa Kỳ cho thấy các yếu tố rủi ro mạnh mẽ nhất đối với những vụ xả súng ở trường học tập trung vào sự ổn định tâm thần và phẩm chất của đời sống gia đình, chứ không phải ở mức độ tiếp xúc với truyền thông bạo lực. Sự hoảng loạn về mặt đạo đức đối với TCĐTBL có tác hại kép. Nó khiến cho người lớn có quyền lực trở nên nghi ngờ và ghét bỏ hơn những trẻ em mê TCĐTBL vốn là những kẻ sẵn có cảm tưởng mình đã bị cắt rời khỏi xã hội. Nó cũng hướng năng lượng của xã hội đi chệch đường trong nỗ lực loại bỏ những nguyên nhân thực của tình trạng bạo động của giới trẻ và khiến cho vấn đề ngày càng trầm trọng thêm.
Nếu như các học giả không đồng ý hoàn toàn với nhau về tác hại của TCĐTBL thì họ cũng đều khuyến cáo nên hạn chế việc trẻ em tiếp xúc với TCĐTBL và giải pháp của người Tây phương là phân loại trò chơi điện tử theo đối tượng.
Ở Việt Nam, hầu như chưa có nghiên cứu khoa học cụ thể ngoại trừ một cuộc khảo sát của Viện Xã hội học thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam thực hiện năm
2010, tuy nhiên kết luận của cuộc khảo sát đó không được cộng đồng ủng hộ cho lắm.
Theo VN Express thì “… cách tiếp cận vấn đề rất thiếu hợp lý, phản khoa học và thiếu hiểu biết của một bộ phận giới truyền thông mà những người chơi game nói chung tại Việt Nam cảm thấy bất mãn và thiếu thuyết phục, trong khi chính những người chơi game mới chính là đối tượng mà giới truyền thông cần thuyết phục, cảnh tỉnh. Có thể nói, cách diễn ra các cuộc tranh luận tại Việt Nam chỉ khiến đào sâu khoảng cách giữa những người chơi game và phần còn lại của xã hội chịu ảnh hưởng của giới truyền thông, chứ không đạt được mục đích giúp đỡ thanh thiếu niên khỏi sa ngã”. Ở các nước khác, góc độ tiếp cận của nhà quản lý luôn là tôn trọng quyền tự quyết và tự quản: nhà trường phải giáo dục học sinh, gia đình phải quản lý con cái, mỗi cá nhân đủ tuổi trưởng thành phải tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Còn nếu bạn đã đủ 18 tuổi mà vẫn không phân biệt được giữa TCĐTBL và đời thực, lời khuyên chân thành của các nhà quản lý là bạn cần tìm cho mình một bác sĩ chuyên khoa tâm lý (!).
Vậy là đã rõ, TCĐTBL, nếu có tác động, cũng chỉ đóng một vai trò làm tăng nguy cơ phạm tội .
Thế nên, trong buổi tọa đàm về nguyên nhân tội phạm do Báo Tuổi Trẻ tổ chức, có người đã tìm đến những nguyên nhân khác như mặt trái kinh tế thị trường với lập luận“Kinh tế là yếu tố có tính chất nguồn cơn dẫn đến phạm tội trong giới trẻ, … những người không có khả năng nhưng có nhu cầu vật chất cao có thể dẫn đến hành vi phạm tội để thỏa mãn mình”. Nhưng thử hỏi, ai không có nhu cầu vật chất cao, trừ khi tự biết mình không có đủ điều kiện để thỏa mãn? Ai chẳng muốn hưởng thụ ở mức cao nhất có thể được trừ những bậc tu hành chân chính quyết xa lìa dục lạc? Nếu chỉ vì “mặt trái” kinh tế thị trường thì những nước có nền kinh tế thị trường đi trước chúng ta hàng chục, hàng trăm năm kia sao tỷ lệ tội phạm lại ít hơn?
Tạp Chí Văn Hoá Phật Giáo số 138 | Xã Hội | NGUYÊN CẨN
Vì trò chơi trực tuyến hay kinh tế thị trường?
Người ta đang tranh luận ồn ào trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên mặt báo, và trên hệ thống thông tin trực tuyến về hàng loạt những vụ án mạng gần đây, nhất là sau khi xảy ra vụ Lê Văn Luyện, một thanh niên chưa đầy 18 tuổi, giết một lúc ba người trong một tiệm vàng ở Bắc Giang…Trên diễn đàn “Tội phạm đang trẻ hóa, do đâu?” được Báo Tuổi Trẻ tổ chức, người ta đã đưa ra những con số lạnh lùng: Chỉ riêng khu vực quận 1, TP.HCM, trong chín tháng đầu năm, công an đã bắt giữ 189 đối tượng phạm pháp hình sự, trong đó có 14 đối tượng dưới 18 tuổi và 73 đối tượng từ 18-30 tuổi (chiếm 75%). Một điều đáng ghi nhận là nhiều đối tượng đã có tiền án, có kẻ chưa đầy 30 tuổi mà đã có đến 5 tiền án (!), cho thấy sự giáo hóa trong các trại cải huấn thiếu hiệu quả, vì kẻ ra khỏi nhà tù tiếp tục phạm tội, có khi nặng hơn lần trước.
Cùng lúc, báo Người Lao Động (NLĐ) dành hẳn một trang đăng nhiều kỳ để nói về trò chơi điện tử bạo lực (TCĐTBL) mà một số nhà phân tích cho rằng đấy là nguyên nhân chính của những bi kịch. Nhận định về hành vi của Lê Văn Luyện, một tác giả của những bài viết trên báo NLĐ, Bảo Trân, cho rằng lời khai ban đầu của đương sự cho thấy người thanh niên này đã xuống tay hết sức “tàn độc” mang tính cách “máu lạnh” như trong thế giới TCĐTBL chứ không phải là kẻ sống trong đời thực. Tác giả nhấn mạnh việc Lê Văn Luyện thừa nhận nguyên nhân phạm tội là muốn kiếm tiền để trả nợ và để có tiền tiếp tục chơi TCĐTBL trực tuyến; rằng đương sự kể lại một cách hồn nhiên như thể đang nhập vai người chơi trò chơi điện tử. Cũng tác giả này cho biết thêm, trong nội dung của một phần mềm TCĐTBL mang tên Tenchu còn có cả phần hướng dẫn người chơi biết cách “phi tang” sau khi giết người, rằng sau màn triệt hạ, người chơi phải luyện cách di chuyển xác chết sao cho nhanh nhẹn. Điều này khiến người đọc liên tưởng đến một trường hợp khác là vụ Nguyễn Đức Nghĩa, sau khi giết người yêu cũ đã tìm cách thủ tiêu thi hài nạn nhân bằng những biện pháp man rợ hòng xóa dấu vết. Nếu chỉ như thế thì việc ngăn chặn tội ác hoàn toàn nằm trong tầm tay của các cơ quan chức năng, vì chỉ cần cấm hẳn mọi hình thức TCĐTBL. Tuy nhiên, những nghiên cứu ở nước ngoài cũng chưa kết luận dứt khoát rằng TCĐTBL là nguyên nhân chính của tội ác; mặc dù đã có không ít những lời kết tội TCĐTBL từ những nhà khoa học.
Một trong những nhà nghiên cứu chống TCĐTBL mạnh mẽ nhất phải kể đến là Tiến sĩ Tâm lý Craig Anderson. Năm 2003, ông đã lên tiếng trước Thượng viện Hoa Kỳ bác bỏ những nghiên cứu cho rằng TCĐTBL không gây tác hại. Tuy nhiên, trong một vụ án liên quan đến TCĐTBL vào năm 2005, ông đã bị chỉ trích vì không trích dẫn những nghiên cứu trái với quan điểm của mình. Mặc dù vậy, đến năm 2007, ông đã cùng hai đồng nghiệp tại Iowa State University xuất bản một quyển sách tựa đề là Violent Video Game Effects on Children and Adolescents (Những tác động của trò chơi điện tử có tính bạo lực trên trẻ em và thanh thiếu niên) trong đó các tác giả đã giải thích một cách công phu và khoa học những ảnh hưởng của TCĐTBL đối với mọi hành vi của người chơi game, từ trẻ em, đến tầng lớp thanh thiếu niên và ngay cả đối với người trưởng thành.
Trước đó, năm 1999, một cựu giáo sư tâm lý của Học viện Quân sự West Point là Trung tá David Grossman cũng viết một quyển sách có tựa đề là Stop Teaching Our Kids to Kill (Hãy ngừng dạy con cái chúng ta giết người). Ông cho rằng những nhà sản xuất các chương trình trò chơi bạo lực đã không có đạo đức khi huấn luyện trẻ em sử dụng vũ khí và nghiêm trọng hơn đã làm trơ lì cảm xúc của trẻ em trước hành động sát nhân bằng cách kích thích người chơi TCĐTBL giết cả hàng trăm hàng ngàn nhân vật đối phương chỉ trong một trò chơi điện tử. Tuy vậy, những kết luận của Grossman cũng bị các học giả cho là có thiên kiến và lệch lạc.
Với tinh thần khách quan của khoa học, giới học thuật Hoa Kỳ luôn băn khoăn rằng liệu có phải TCĐTBL là thủ phạm duy nhất và chính yếu của tình trạng bạo lực? Một số kết quả nghiên cứu của những nhóm nghiên cứu lớn như Trung tâm Sức khỏe Tâm thần thuộc Trường Y Viện Đại học Harvard hay The British Medical Journal cho thấy không có những liên hệ dứt khoát giữa việc chơi TCĐT với hành động bạo lực. Dựa trên việc phân tích nhiều kết quả nghiên cứu khác nhau, Giáo sư John L. Sherry thuộc Michigan State University cũng cho rằng nhiều học giả đã quá nhấn mạnh đến sự nguy hiểm của TCĐTBL mặc dù các bằng chứng không đủ thuyết phục. Những kết luận trong một cuộc nghiên cứu của Chính phủ Hoa Kỳ vào năm 1999 không thể hiện quan hệ nhân quả giữa việc chơi TCĐTBL với những khuynh hướng gây gổ đã khiến David Satcher, Tổng Y vụ trưởng Hoa Kỳ, người lãnh đạo Lữ đoàn Y tế Cộng đồng Hoa Kỳ lúc bấy giờ, phải phát biểu rằng, “Rõ ràng là chúng ta cứ gán cho truyền thông bạo lực có trách nhiệm với hành vi gây gổ. Nhưng tác động của truyền thông bạo lực quá nhỏ so với những điều khác. Có những người không hài lòng với kết luận này, nhưng đó chính là chỗ đứng của khoa học”. Vào năm 2001, cũng báo cáo của Tổng Y vụ trưởng Hoa Kỳ cho thấy các yếu tố rủi ro mạnh mẽ nhất đối với những vụ xả súng ở trường học tập trung vào sự ổn định tâm thần và phẩm chất của đời sống gia đình, chứ không phải ở mức độ tiếp xúc với truyền thông bạo lực. Sự hoảng loạn về mặt đạo đức đối với TCĐTBL có tác hại kép. Nó khiến cho người lớn có quyền lực trở nên nghi ngờ và ghét bỏ hơn những trẻ em mê TCĐTBL vốn là những kẻ sẵn có cảm tưởng mình đã bị cắt rời khỏi xã hội. Nó cũng hướng năng lượng của xã hội đi chệch đường trong nỗ lực loại bỏ những nguyên nhân thực của tình trạng bạo động của giới trẻ và khiến cho vấn đề ngày càng trầm trọng thêm.
Nếu như các học giả không đồng ý hoàn toàn với nhau về tác hại của TCĐTBL thì họ cũng đều khuyến cáo nên hạn chế việc trẻ em tiếp xúc với TCĐTBL và giải pháp của người Tây phương là phân loại trò chơi điện tử theo đối tượng.
Ở Việt Nam, hầu như chưa có nghiên cứu khoa học cụ thể ngoại trừ một cuộc khảo sát của Viện Xã hội học thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam thực hiện năm
2010, tuy nhiên kết luận của cuộc khảo sát đó không được cộng đồng ủng hộ cho lắm.
Theo VN Express thì “… cách tiếp cận vấn đề rất thiếu hợp lý, phản khoa học và thiếu hiểu biết của một bộ phận giới truyền thông mà những người chơi game nói chung tại Việt Nam cảm thấy bất mãn và thiếu thuyết phục, trong khi chính những người chơi game mới chính là đối tượng mà giới truyền thông cần thuyết phục, cảnh tỉnh. Có thể nói, cách diễn ra các cuộc tranh luận tại Việt Nam chỉ khiến đào sâu khoảng cách giữa những người chơi game và phần còn lại của xã hội chịu ảnh hưởng của giới truyền thông, chứ không đạt được mục đích giúp đỡ thanh thiếu niên khỏi sa ngã”. Ở các nước khác, góc độ tiếp cận của nhà quản lý luôn là tôn trọng quyền tự quyết và tự quản: nhà trường phải giáo dục học sinh, gia đình phải quản lý con cái, mỗi cá nhân đủ tuổi trưởng thành phải tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Còn nếu bạn đã đủ 18 tuổi mà vẫn không phân biệt được giữa TCĐTBL và đời thực, lời khuyên chân thành của các nhà quản lý là bạn cần tìm cho mình một bác sĩ chuyên khoa tâm lý (!).
Vậy là đã rõ, TCĐTBL, nếu có tác động, cũng chỉ đóng một vai trò làm tăng nguy cơ phạm tội .
Thế nên, trong buổi tọa đàm về nguyên nhân tội phạm do Báo Tuổi Trẻ tổ chức, có người đã tìm đến những nguyên nhân khác như mặt trái kinh tế thị trường với lập luận“Kinh tế là yếu tố có tính chất nguồn cơn dẫn đến phạm tội trong giới trẻ, … những người không có khả năng nhưng có nhu cầu vật chất cao có thể dẫn đến hành vi phạm tội để thỏa mãn mình”. Nhưng thử hỏi, ai không có nhu cầu vật chất cao, trừ khi tự biết mình không có đủ điều kiện để thỏa mãn? Ai chẳng muốn hưởng thụ ở mức cao nhất có thể được trừ những bậc tu hành chân chính quyết xa lìa dục lạc? Nếu chỉ vì “mặt trái” kinh tế thị trường thì những nước có nền kinh tế thị trường đi trước chúng ta hàng chục, hàng trăm năm kia sao tỷ lệ tội phạm lại ít hơn?