Main.CặnBãKýức1 History

Show minor edits - Show changes to markup - Cancel

Changed line 32 from:

---

to:

Changed line 48 from:

---

to:

Changed lines 254-255 from:

---

to:

Changed lines 284-285 from:

---

to:

Changed line 312 from:

---

to:

Changed lines 384-385 from:

---

to:

Changed lines 402-403 from:

---

to:

Changed lines 440-441 from:

---

to:

Changed lines 474-475 from:

---

to:

Changed lines 492-493 from:

---

to:

Changed lines 524-525 from:

---

to:

Changed line 548 from:

---

to:

Changed lines 563-564 from:

---

to:

Changed lines 582-583 from:

---

to:

Changed lines 598-599 from:

---

to:

Changed lines 611-612 from:

---

to:

Changed lines 622-623 from:

---

to:

Changed lines 646-648 from:

---

to:

Changed lines 658-659 from:

---

to:

Changed lines 690-691 from:

---

to:

Changed lines 712-714 from:

---

to:

Changed lines 744-745 from:

---

to:

Changed lines 769-770 from:

---

to:

Changed lines 787-788 from:

---

to:

Changed lines 803-805 from:

---

to:

Changed line 823 from:

---

to:

Changed lines 842-843 from:

---

to:

Changed lines 851-852 from:

---

to:

Changed lines 869-870 from:

---

to:

Changed lines 891-893 from:

---

to:

Changed lines 905-906 from:

---

to:

Changed lines 943-944 from:

---

to:

Changed line 965 from:

---

to:

Changed lines 991-992 from:

---

to:

Changed lines 1009-1010 from:

---

to:

Changed lines 1026-1027 from:

---

to:

Changed lines 1044-1046 from:

---

to:

Changed lines 1058-1060 from:

---

to:

Changed lines 1096-1097 from:

---

to:

Changed lines 1114-1115 from:

---

to:

Changed lines 1144-1145 from:

---

to:

Changed lines 1174-1175 from:

---

to:

Changed lines 1210-1211 from:

---

to:

Changed lines 1262-1263 from:

---

to:

Changed lines 1298-1299 from:

---

to:

Changed lines 1312-1313 from:

---

to:

Changed lines 1330-1332 from:

---

to:

Changed lines 1352-1354 from:

---

to:

Changed lines 1374-1376 from:

---

to:

Changed lines 1391-1392 from:

---

to:

Changed lines 1413-1415 from:

---

to:

Changed lines 1439-1441 from:

---

to:

Changed lines 1489-1490 from:

---

to:

Changed lines 1505-1507 from:

---

to:

Changed lines 1541-1542 from:

---

to:

Changed lines 1555-1556 from:

---

to:

Changed lines 1569-1570 from:

---

to:

Changed lines 1579-1580 from:

---

to:

Changed lines 1611-1613 from:

---

to:

Changed lines 1623-1625 from:

---

to:

Changed lines 1637-1639 from:

---

to:

Changed lines 1657-1658 from:

---

to:

Changed lines 1681-1682 from:

---

to:

Changed lines 1697-1699 from:

---

to:

Changed lines 1729-1731 from:

---

to:

Changed lines 1757-1759 from:

---

to:

Changed lines 1775-1777 from:

---

to:

Changed lines 1793-1794 from:

---

to:

Changed lines 1807-1809 from:

---

to:

Changed lines 1836-1837 from:

---

to:

Changed lines 1860-1861 from:

---

to:

Changed lines 1874-1876 from:

---

to:

Changed lines 1899-1900 from:

---

to:

Changed lines 1915-1917 from:

---

to:

Changed lines 1947-1949 from:

---

to:

Changed lines 1983-1984 from:

---

to:

Changed lines 2003-2004 from:

---

to:

Changed lines 2045-2047 from:

---

to:

Changed lines 2079-2080 from:

---

to:

Changed lines 2097-2099 from:

---

to:

Changed lines 2115-2116 from:

---

to:

Changed lines 2129-2130 from:

---

to:

Changed lines 2151-2152 from:

---

to:

Changed lines 2201-2202 from:

---

to:

Changed lines 2233-2234 from:

---

to:

Changed lines 2266-2267 from:

---

to:

Changed lines 2292-2293 from:

---

to:

Changed lines 2335-2336 from:

---

to:

Changed lines 2365-2366 from:

---

to:

Changed lines 2409-2410 from:

---

to:

Changed lines 2451-2453 from:

---

to:

Changed lines 2491-2492 from:

---

to:

Changed lines 2517-2518 from:

---

to:

Changed lines 2531-2533 from:

---

to:

Changed lines 2551-2552 from:

---

to:

Changed lines 2572-2573 from:

---

to:

Changed lines 2598-2599 from:

---

to:

Changed line 2638 from:

---

to:

Added lines 1-2655:

NHƯ SANH

NHƯ HUYỄN sưu tập

Lời Giới Thiệu

Tôi vốn ít có thời gian để đọc sách, vì vậy tôi phải có cách riêng để chọn sách đọc. Trước hết tôi hay nhìn cái tựa sách để đoán xem nội dung sẽ làm mình thích hay không. Sau đó tôi cầm lên và lật ra một trang bất kỳ đọc đại vài dòng. Nếu trong vài dòng bất chợt đó mà tôi nhận ra được cái độc đáo của tác giả thì coi như cuốn sách đó có duyên với tôi, còn không thì vô duyên. Có lẽ vì cách chọn ẩu tả vậy mà tôi đã không đọc được rất nhiều sách có giá trị khác. Riêng cuốn Cặn Bã Ký Ức thì chắc có duyên nên khi đọc đại một câu chuyện nào đó, tôi đã phải hỏi mượn người chủ để mang về nghiền ngẫm.

Thật vậy, những câu chuyện ngăn ngắn trong đây lại mở ra những đạo lý dài bất tận. Đầu tiên tôi khá ngạc nhiên vì biết tác giả đây là tín đồ Hòa Hảo, một giáo phái ở miền Tây Nam bộ mà từ lâu tôi không quan tâm nghiên cứu. Điều ngạc nhiên kế tiếp là giáo lý trong tập sách này lại đi về hướng hạnh và sự hơn là lý. Đó cũng lại là điều tôi tâm đắc. Khi đọc được một số chuyện, tôi đã phải thốt lên: “Ở Long Xuyên có Bồ Tát!”.

Chưa biết tác giả, chỉ đọc tập sách này, chúng ta cũng hình dung tác giả là một người sâu sắc, hiền lành, nghèo nàn, độ lượng, gần gũi với mọi người, và đặc biệt là kiến giải tu hành rất chuẩn mực chân chính. Dĩ nhiên người tín đồ nào cũng được thừa hưởng những lời dạy ban đầu của vị giáo tổ, nhưng chắc chắn là sự dụng công tu hành, sự sáng tạo, sự phát triển là cái độc đáo riêng của vị ấy. Khi gặp bác Như Sanh, tôi biết mình đã nhận xét đúng. Một đời tinh tấn tu hành, xét nét nội tâm, tận tụy vì người của bác đã làm nên một công trình giáo nghĩa sáng giá. Cuốn sách này xuất hiện lần đầu do anh Như Huyễn ghi lại những câu chuyện mà thỉnh thoảng bác Hai kể cho anh nghe theo ký ức của bác. Vì vậy nó có tên là Ký Ức. Còn Cặn Bã là do bác Hai muốn xem đây là những câu chuyện vu vơ lặt vặt. Thôi kệ bác!

Tôi có cảm hứng giảng lại toàn bộ tác phẩm CBKU như là một sự giới thiệu rất trân trọng với những người từng có duyên nghe tôi giảng. Và quả thật, những giáo lý trong đây hoàn toàn phù hợp với tinh thần chung của Đạo Phật và nhanh chóng vượt khỏi ranh giới giáo phái để được đón nhận nồng nhiệt khắp nơi.

Những câu chuyện bình dị với những lời đối đáp đôi khi khôi hài trong đây đã nêu lên những giá trị bất ngờ cho những người thích tìm cái gì quá cao xa. Chúng ta đã tìm thấy đạo trong từng góc nhỏ của cuộc sống khi Bác chèo ghe đi bán cũi, khi bác bị xe quẹt té lăn ra đất, khi ăn tiệc, khi nằm võng đong đưa... Những Đạp lý rất sâu sắc nhưng đã được khéo ứng dụng vào cuộc sống thường nhật. Điều này làm chúng ta giật mình vì từ lâu chúng ta quen đi tìm Đạo pháp ở những nơi tôn nghiêm, linh thiêng, trong giảng đường, trong chốn luận đạo...Và điều đó cũng giúp chúng ta hiểu rằng Phật Pháp là ở khắp mọi nơi.

Chúng ta cũng tìm thấy quang cảnh thanh bình yên ả của miền tây sông nước mênh mông, những con người Nam Bộ hiền lành chất phác, ngôn ngữ miệt vườn là lạ khôi hài.

Qua tập sách này, chúng ta càng thấy yêu thương con người nhiều hơn vì loài người có thể sai khác nhau trên nhiều phương diện nhưng điều chắc chắn là vẫn luôn luôn có một chân lý chung cho tất cả.

Xin chắp tay cúi đầu nguyện cầu cho tất cả chúng sinh đồng thành Phật đạo.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Kính bút

Tỳ kheo Chân Quang

---

Xin một đề tựa cho những câu chuyện trong đây. Bác Hai bảo là "CẶN BÃ KÝ ỨC"

Ôi! Cặn bã rồi làm sao?

– Cặn bã không thể xài được nữa! Thôi hãy dùng làm phân bón cho những khóm hoa mai hậu.

---

MỤC LỤC

Lời Giới Thiệu

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

1. THAM HƠN

2. PHẬT BÀ HÓA HIỆN

4. PHẬT ĐI NHỜ

5. ĐẶNG CHÀI ĐẶNG CHÌ

6. HẠNH PHÚC TRONG TẦM TAY

7. CẢM NHẬN

8. BỮA CƠM NGON TUYỆT

9. TỤNG - NIỆM, CÁI NÀO HƠN?

10. SỐNG CHẾT LÀ MỘT

11. XIN MỘT LỜI KHUYÊN

12. KHỎI CHỈNH

13. VỀ TÂY PHƯƠNG

14. XÓA MẶC CẢM

15. BA PHẢI !

16. THIỆN HAY ÁC?

17. NGƯỜI TỐT Ở CẢNH NÀO CŨNG TỐT

18. THÉT THẲNG CON ĐƯỜNG

19. TẦM ĐẠO KIẾM BÀI

20. TU KHÔNG TIẾN?

21. THỬ LÒNG

22. TỰ DO VÀ TRÓI BUỘC

23. SẠCH VỌNG CHẾT CÒN GÌ!

24. BÌNH THIÊN KHÔNG BÌNH ĐỊA

25. THIỆN NGHỆ

27. TÍNH BUÔNG

28. CHỦ NHƠN ÔNG

29. ĐỜI VÀ ĐẠO

32. CHUYỆN KHÔNG ĐOẠN KẾT

33. ĐỀN TỨ ÂN

34. GIỮ TRÒN THỜI CÚNG

35. VÍT TỲ CŨNG CHÊ

36. NHƯ MỘT ĐAM MÊ

37. LÀM CHUẨN

38. HỐI TIẾC

39. GIẢ CHƠN

40. ĐÚNG HAY SAI

41. BÀI DỄ LÀM TRƯỚC

42. RÚT LUI LẸ LẸ

43. NÊN THEO CÂU NÀO

44. CẦN GÌ BIẾT LỘI

45. CHÁU PHỤ TÔI RỒI

46. SỐNG NHƯ LỤC BÌNH

47. SAO KHÔNG BỀN?

48. GIỌT LỆ VỊ THA

49. TẠI SAO PHẢI TU ?

50. HƠN Ở HỌC NHIỀU

51. XỊT SÂU TỘI KHÔNG ?

52. MÌNH HAY MA !

53. NÓI LẠI CHO ĐÚNG

54. KHÔNG HẾT THAM

55. KHỔ NHẤT TRẦN GIAN

56. ĐẠO PHẬT Ở ĐÂY NÈ !

57. LỠ DỊP LÊN THIÊN ĐƯỜNG

58. MỖI NGÀY MỘT BÀI NGUYỆN MỚI

59. NIỆM PHẬT BẢN LAI

60. NHẸ LÁCH

61. LÀM PHÁCH

62. PHÁP MÔN GIẢI THOÁT ?

63. TU THẾ NÀO?

64. ĐỪNG ĐẶT THÀNH VẤN ĐỀ

65. TU NGAY ĐI !

66. TỘI CẤT ĐẦU KHÔNG LÊN

67. SAY THÌ CÓ TỘI

68. MÂU THUẪN

69. ĂN NGỌ

70. KÍCH THÍCH TỐ

71. SAO CÒN THƯƠNG GHÉT ?

72. ĐỀU LÀ TẶNG PHẨM

73. GIỌT LỆ CHIA TAY

74. CẮT ÁI LY GIA

75. DIỆT TÁNH THAM

76. TỘI DO TÁC Ý

77. GẦN MỰC THÌ ĐEN

78. TRỜI SANH KHÔNG CÓ DƯ

79. ĐẠI BỒ TÁT ĐỘ

80. NHƯ CỦA CHO THÊM

81. HAI LỐI SỐNG

82. SẴN SÀNG

83. THIẾU CHỨNG MINH

84. TÔN GIÁO - KHÔNG PHẢI VẤN ĐỀ

85. GẶP PHẬT BAN NGÀY

86. Y KINH GIẢI NGHĨA

87. HỎI LẠI LÒNG MÌNH

88. ĂN Ý

89. NIỆM PHẬT THA THIẾT

90. TRUNG ĐẠO

91. QUA MỘT CƠN ĐAU

92. ĐỔI MẠNG

93. TÂM CHAY

94. NƯỚC MẮM MẶN

95. ĂN CỰC

96. ĐÃ CÓ ĐÁP BÙ

97. CHƠI ĐẸP

98. HOA TÀN MÀ LẠI THÊM TƯƠI

99. CHƯA CHỊU CHẾT

---

LỜI NÓI ĐẦU

Chúng tôi may mắn quen biết Bác Hai Như Sanh và có duyên được kể cho nghe những mẫu chuyện vừa ý dị vừa dí dỏm, qua các cuộc đàm thoại với đồng đạo. Nghe qua chúng tôi thấy rất bổ ích, có thể lấy đó làm bài học tùy nghi ứng xử trong đời thường.

Đây là truyện kể bằng văn nói, điều đáng tiếc là chúng tôi lại không chuyên viết lách. Có thể nói chưa từng làm việc này lần nào. Nhưng vì sự hữu ích, muốn được nhớ dài lâu nên chúng tôi không ngại ghi lại.

Nếu ngẫu nhiên những CẶN BÃ KÝ ỨC này có lọt trong tầm mắt quý vị độc giả, rất mong "đạt ý quên lời".

Ý Bác Hai Như Sanh chỉ muốn nêu lên một quan niệm tu hành thực tiễn, phóng khoáng, tu không xa rời cuộc sống cũng như người ta không thể xa rời hơi thở, và hiển thị nó bằng những "bằng chứng sống" trong kinh nghiệm tự thân.

Riêng đối với Bác Hai, có xem qua xin Bác bổ chính thêm cho! Vì truyện Bác kể mà chúng con viết lại tất nhiên không thể nào trángh khỏi những sơ sót, thậm chí lệch lạc cả thâm ý Bác gởi gấm trong đó nữa!

NHÓM SƯU TẬP

Ghi chú:

ĐT:Đức Thầy

TS: Thanh Sĩ

SG: Sám Giảng

---

1. THAM HƠN

Có hôm Bác ghé "cốc"[1] của đứa cháu, thấy trên vách có ghi:

"Kiếp sau xin chớ làm người

Làm thân sen báu bên trời Tây phương".

Nhiều người khen hay!

Bác nói:

– Tu mà tham quá!

Nêu chuyện trên dụng ý đưa ra vài dữ kiện để suy tư với cả hai chiều định lý, hầu tìm một lối thoát chính xác cho khỏi cảnh:

"Kiến kia miệng chậu bò quanh,

Tưởng xa nhưng chẳng khỏi vành chậu ô".

Tác giả thấy mình quanh quẩn mãi, chưa ra khỏi vòng đai VỊ NGÃ nên nêu lên đề tài THAM HƠN ngầm mong một sự xót thương chung!(

---

2. PHẬT BÀ HÓA HIỆN

Bác Hai[1] thích thực tế, không ưa chuyện mơ hồ. Bác có quen mấy cháu ở Vĩnh Chánh, những người niệm Phật kiên trì lắm! Họ tự qui định ngày niệm mấy muôn, nếu thiếu phải thức khuya dậy sớm niệm bù lại.

Một hôm có dịp Bác nói với các cháu ấy:

– Không rõ cơ duyên làm sao mà Bác lại niệm Quan Thế Âm Bồ Tát nhiều hơn niệm Phật.

Một cháu hỏi:

– Ông Hai ơi! Con nghe người ta nói niệm Quan Thế Âm hay thường nằm mộng thấy Phật Bà lắm! Vậy Ông có mộng thấy Phật Bà lần nào hôn?

Bác đáp:

– Không! Ông không chiêm bao gặp, mà có gặp Phật Bà hiện ra ban ngày ở Long Xuyên.

Cô bé tỏ vẻ ngạc nhiên, mở to mắt nhìn Bác.

Bác kể tiếp:

– Hôm ấy khoảng 3–4 giờ chiều. Chiếc xe Long Xuyên – Cái Dầu sắp rời bến. Nhưng có một băng chưa đủ người, vì có một ông cùi ngồi nên còn hai chỗ không ai chịu ngồi cả. Lẽ ra với số khách đó cũng đủ cho xe rời bến, nhưng vì dưới bến còn khách nên lơ xe tìm cách chở đủ số lượng. Bác tài lại thương thuyết gì đó với ông cùi, nhưng ông tỏ vẻ bất bình, không chịu. Sau cùng chú lơ xe lại đôi co:

– Ông đi làm tôi mất hết hai chỗ ngồi.

– Việc đó đâu phải lỗi tại tôi, Ông cùi đáp. Người ta không đi mặc họ, tôi đi trả tiền đủ thôi!

Chú lơ cáu lên:

– Ông xuống đi xe khác, tôi cho tiền xe ông!

Ông cùi đáp:

– Tôi cần về nhà, chứ không cần tiền. Nếu ai cũng nói như chú thì tối nay tôi ngủ đâu?

Không giải quyết được, tài xế và lơ xe lằng nhằng hoài. Hành khách cũng nhốn nháo. Ngay lúc ấy, một cô hành khách rất "moden" đứng dậy nói:

– Để tôi giải quyết cho!

Chú lơ xoay lại hỏi:

– Chị chịu trả thêm hai chỗ ngồi nữa hôn?

Không cần! Cô ấy nói. Tôi giải quyết ổn thôi.

Rồi cô đến bên ông cùi và nói:

– Thưa Bác, Bác ngồi sát vô con ngồi kế Bác là xong!

Cô vừa ngồi bên ông cùi, một người lên ngồi cạnh cô và một người khác đến ngồi ghế cô vừa bỏ trống.

Xe rời bến, người cư sĩ chứng kiến sự việc nãy giờ tự nhủ:

– Lẽ ra việc làm đó là việc của mình, nhưng vì mình chờ xem, ngờ đâu cô "moden" kia giải quyết đẹp quá!

(Chính vị cư sĩ này thuật lại chuyện trên).

Đến đây Bác kết thúc câu chuyện:

– Cô gái moden là hiện thân của Phật Bà đấy!

Cháu bé lên tiếng ngay:

– Con thà trả thêm hai chỗ ngồi nữa, chứ không thể ngồi như vậy được!

Bác nói:

– Phật Bà ngồi mới được! Chứ cư sĩ ngồi không được đâu!(

---

4. PHẬT ĐI NHỜ

Bác Hai có chiếc ghe độ sáu bảy chục giạ mà mấy cháu mượn đi mua bán chuối ở Long Xuyên. Bến chuối thì nhỏ mà ghe chuối rất đông. Chiếc nào đến sau phải đậu ngoài chờ trống mới chen vô được. Ghe chuối nào cũng có 5 – 7 buồng chín, cần giải quyết sớm. Có ghe đến đậu sau ghe Bác. Chủ ghe hỏi đi nhờ trên mui ghe mình để đem chuối chín lên, Bác đồng ý.

Ghe Bác nhỏ, đậu cạn, mà gánh chuối đi trên mui nên rúng ghe lắm! Mấy cháu than:

– Đi như vậy tụi con thấy nhót ruột lắm! Đành rằng ghe của Bác, Bác cho người ta đi nhờ, nhưng cũng tại tụi con mượn đi buôn nên mới có cảnh này.

Bác đáp:

– Kệ rángg giúp người ta trong lúc ngặt. Còn ghe mình sớm hay muộn gì nó cũng phải hư thôi! Mà... Phật đi đó, chứ phải người phàm sao?

Mấy cháu hiểu ý nên cùng mỉm cười!(

---

5. ĐẶNG CHÀI ĐẶNG CHÌ

Cô Bé (cô tên Bé) ở Long Xuyên là cư sĩ tại gia. Cô có hứa với mấy chị bạn (mấy cô này cất cốc tu theo hạnh xuất gia) là để cô thu xếp việc nhà rồi sẽ cất cốc gần với mấy chị đặng tu.

Hôm nọ, cô Bé gặp Bác Hai bèn hỏi ý kiến (dạo đó mới tiếp thu):

– Con muốn cất cốc tu, chú Hai thấy sao?

Bác hỏi lại:

– Gia đình cháu khá không? Anh em nhiều ít? Cha mẹ còn không?

Cô đáp:

– Nhà có ăn, cha mẹ còn đủ, anh em có ít người mà ai cũng dành nuôi cha mẹ hết.

Ý cô muốn nói rằng cô rất rảnh, khỏi lo tiếp gia đình. Bác Hai thì không có lập trường là phải tu tại gia, tu cốc hay chùa gì cả! Nhưng vì cô Bé nói anh em cô có ít người mà ai cũng dành nuôi cha mẹ hết, nên Bác mới nói:

– Ủa! Sao người ta không tu mà biết dành nuôi cha mẹ, còn mình tu mà không biết dành nuôi?

Thế là cô Bé bỏ ý định cất cốc. Ít lâu sau mấy cô cư sĩ rủ cô bé cất cốc hôm nọ đó, mời Bác Hai ghé cốc mấy cổ chơi. Sau khi cơm nước và đàm luận một lúc lâu, mấy cô mới nói:

– Nhờ anh Hai giải thích giùm: Cái hiếu thế gian và cái hiếu xuất thế gian!

– Chèn ơi! Hồi nào tới giờ tôi không phân chia cái hiếu ra như vậy nên không biết. Theo ý tôi thì con người làm cách nào đó để đền ơn cha mẹ, là người con có hiếu.

Mấy cô nói:

– Có người quan niệm phải xuất gia tu hành đắc đạo để cứu vớt cha mẹ. Vậy anh thấy sao?

Bác đáp:

– Cái đó quí vô cùng, nhưng nên nhớ: "Đặng chài đặng chì; mất chài mất chì" nhé!(

---

6. HẠNH PHÚC TRONG TẦM TAY

Ông giáo, nhà ở trong ngọn, dạy học ngoài vàm và ở luôn bên vợ ngoài ấy.

Bữa nọ chiếc tàu đò trong ngọn chạy ra, dừng chầm chậm ngay trường học. Có một người thò đầu ra hỏi to:

– Có thầy A ở đó không?

Lũ học trò đáp:

– Dạ không có! Thầy A chưa đến!

– Bây báo tin gấp cho ổng hay:"Má ổng chết rồi!".

Tàu mở máy chạy luôn. Học trò hỏa tốc chạy cho thầy hay! Ông giáo quýnh quáng, báo cho gia đình bên vợ và Ban Giám Hiệu. Ai nấy vội vàng đi mua đồ phúng điếu. Riêng thầy A đạp xe chạy thục mạng về trước, lòng buồn vô hạn. Ông đinh ninh từ nay đã mất mẹ rồi!!!

Về tới nhà, xe vừa quẹo vô tới cửa rào thấy mẹ xách hai thùng nước nhỏ tưới trầu, ông quăng ngay chiếc xe, nhào lại ôm mẹ kêu:

– Trời ơi! Má! Má! Má ơi Má!

Bà già ngạc nhiên hết hồn, không biết vụ gì mà con bà ôm chặt lấy bà với nước mắt ràn rụa và cứ kêu má mãi! Hồi lâu ông giáo mới bệu bạo:

– Vậy mà ai ác ôn, nhắn tin nói má chết rồi!

Lát sau, bên vợ ông giáo và mấy thầy cô đồng nghiệp chở đồ phúng điếu vô đến, hay rõ sự việc ai nấy cười ngất. Sẵn đồ đạc, thôi thì họ làm một bữa tiệc ăn mừng!

Bây giờ ông giáo rất vui. Ông không oán trách kẻ trác mình, vì vụ "chơi khăm" vừa qua giúp ông nhận được bài học quí.

"Mẹ còn là nguồn hạnh phúc lớn lao!" Chớ có thờ ơ uổng phí!!!(

---

7. CẢM NHẬN

Có một cháu hỏi:

– Câu thành ngữ: "Máu ai thơm thịt nấy" là sao Bác?

– Thường thì mẹ rất thương con. Có khi con bò chơi dưới đất, mặt mày lem luốc mà mẹ vẫn ẵm bồng hôn hít một cách ngọt ngào, thơm lắm!

"Máu ai thơm thịt nấy" là thế!

– Các câu tục ngữ luôn luôn ý nghĩa rất sâu xa, mà câu này con nghĩ mãi thấy nó cũng tầm thường, có gì đâu! Nay Bác nói con mới nhận ra.

– Cái đầu không biết đâu. Trái tim mới nhận được!(

---

8. BỮA CƠM NGON TUYỆT

Vợ chồng chú Bảy mua bán máy cũng phát tài lắm! Chú thím đều dùng chay trường.

Một hôm gặp Bác, thím than vãn:

– Chú Hai ơi! Ông nhà tôi dạo này ổng ngán ăn tương quá rồi! Chú làm sao khuyên giúp giùm.

Nhân có mặt chú Bảy ở đó, Bác nói:

– Ăn chay không nổi tôi biết nói sao bây giờ, tính sao đó tính.

Rồi Bác nói tiếp:

– Có hai vợ chồng chú Út nọ, đều là giáo viên, đời sống cũng tương đối khá. Chú có người anh là sĩ quan ngụy, học tập hơn 5 năm mới về.

Trong câu chuyện ông anh kể lại những nỗi khổ ở trại cải tạo, có nhắc đến ông Bác sĩ trước là Trưởng ty Y Tế Kiến Phong (Đồng Tháp) cũng học tập cùng trại.

Ông Bác sĩ khao khát được ăn một miếng canh rau tươi. Bên ngoài vách trại có loại rau trai. Ông lấy kẽm gai làm cây móc để khều từng cọng rau kẽ theo vách, khó khăn lắm mới nhặt được một đọt. Được 5–7 đọt ông rửa sạch để vào lon Guigoz cho vào ít nước và muối, đậy kín gởi trong chảo cơm. Thế là bữa đó có món canh ngon! Mà lâu lắm mới được một bữa như vậy. Chế độ ăn uống trong trại thật kham khổ, một cái hột vịt tám người ăn v..v.. Cả cơm cũng thiếu!

Nghe ông anh kể nỗi khổ trong tù, chú giáo xúc động lắm!

Chiều hôm đó vợ chú dọn cơm canh bồ ngót với cá kho. Bữa cơm bình dân, đạm bạc thôi, thế mà chú ăn ngon lạ!

Do sự xúc động thương tâm vì chuyện nhọc nhằn, thiếu thốn, khổ đau trong tù của người anh, khiến chú thấy bữa ăn đơn giản ấy trở thành thịnh soạn, ngon hiếm có vậy!

Bác kể đến đây thôi, không kết luận.(

---

9. TỤNG - NIỆM, CÁI NÀO HƠN?

Một ông bạn hỏi Bác Hai:

– Theo ý anh tụng – niệm, cái nào hơn?

Bác trả lời:

– Hai cái đó chẳng có cái nào hơn cái nào cả. Hơn kém do sự dụng tâm của con người. Nếu mình niệm Phật mà thấm nhuần các đức Từ, Bi, Hỷ, Xả của Phật và đem ứng dụng vào đời sống, cái tác dụng đó mới đáng kể. Còn tụng kinh mà hòa nhập cuộc sống sát với nghĩa lý trong kinh thì sự tụng kinh ấy mới có giá trị.

Ngược lại, nếu niệm Phật mà không thể hiện được đức Từ, Bi, Hỷ, Xả của Phật; tụng kinh mà không thấu được nghĩa lý, không sống khế hợp với lời dạy trong kinh thì cũng như trả bài vậy thôi! Tóm lại, do dụng tâm đúng sai mà có hơn kém, chẳng phải do tụng hay niệm.

Ông ấy hỏi tiếp:

– Theo tôi nghĩ mình khởi tâm muốn niệm Phật là động. Niệm năm mười tiếng rồi khởi tâm niệm Phật thêm là động nữa. Vậy có phải động không?

Bác Hai đáp:

– Đúng rồi! Khởi tâm niệm Phật là động. Nhưng, thí dụ nhà hàng xóm gặp tai nạn nguy cấp, mình lo lắng cứu giúp lăng xăng thì đó là động mà lòng mình cảm thấy bình an. Thế là động, mà vẫn tịnh. Lại có khi mình ngồi không, chẳng làm gì hết lại không an. (

---

10. SỐNG CHẾT LÀ MỘT

Có người hỏi:

– "Sống chết là một". Là sao Bác Hai?

Bác đáp:

– Mỗi một ngày qua, có thể nói mình sống thêm được một ngày, hay bảo rằng mình đã chết đi hết một ngày cũng đều đúng!(

---

11. XIN MỘT LỜI KHUYÊN

Có mấy cháu đến nhờ Bác dạy cho những kinh nghiệm tu hành.

Bác trả lời:

– Bác chẳng có kinh nghiệm gì cả, chỉ coi Sấm giảng mà tu như mấy cháu vậy thôi.

Mấy cháu năn nỉ:

– Thôi thì Bác cho cháu một lời khuyên.

Bác nói:

– Việc tu hành điều quan trọng là phải thành thật với chính mình. Nếu không thành thật với mình thì không thể tu được. Với người, đôi khi ta có thể dấu được. Vì sao? Bởi có những sự thật không nên nói, vì nói không có lợi. (

---

12. KHỎI CHỈNH

Bác có người bạn trường chay, vừa sắm thùng suốt lúa mướn. Có lần Bác ghé thăm chơi, xem việc làm ăn của bạn khá không?

Ông bạn ấy than thở:

– Làm kiếm ăn được. Có điều từ hôm suốt lúa mướn đến nay, tôi hay nổi sân quá chừng! Nhiều cái tức lắm! Anh coi, hai ba chủ ruộng qua đây kéo tiếp thùng suốt đến đất của họ đặng suốt. Đến nơi, có con mẹ đó đòi phải suốt cho nó trước, vì nó bận việc nhà. Nó cự nự vang dội! Tức quá, tôi la: "Bộ bây mẹ người ta hả? Đẩy thùng qua mệt muốn chết, bây không tiếp, bây giờ giành suốt trước!"

Đại loại như vậy, theo máy suốt riết tôi hung dữ lắm rồi! Anh ở lại chơi chỉnh tiếp giùm tôi.

– Được rồi! "KHỎI CHỈNH!" Để vậy, người ta gặp ai ăn chay trường họ mới ngán, không dám ăn hiếp chứ!!!(

---

13. VỀ TÂY PHƯƠNG

Một lần nọ Bác về viếng chùa Tây An và thăm mấy cô cư sĩ tu thuở trước. Lâu quá mới gặp lại, ai nấy đã già cả hết rồi! Mấy cô mừng Bác và trách:

– Sao lâu ghê anh không về đây chơi. Thỉnh thoảng anh ghé qua để khuyến tấn tụi em tu tiến, đặng có về Tây phương, chứ ở cõi Ta bà này nhiều chuyện bực ơi là bực!

Bác nói:

– Thôi về trển làm chi! Ở trần này mà biết thương yêu, tha thứ và đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau cũng vui rồi. Về Tây phương mà người ngồi cao, người ngồi thấp rồi háy nguýt nhau cũng vậy hà!(

---

14. XÓA MẶC CẢM

Một hôm Bác đạp xe lên Long Xuyên, đến giữa dốc cầu Cái Sắn xe chậm lại vì hết trớn. Ngược chiều với Bác, một chú bộ đội mặc quân phục (nylon dầu), đội nón tai bèo, dáng vẻ xem khó thương lắm! Xe chú ta cũng sắp hết trớn nên chậm lại khoảng giữa cầu.

Bên lan can cầu có mấy đứa nhỏ xin ăn ngồi thơ thẩn ở đó. Thấy chú bộ đội vừa đạp xe chầm chậm, vừa nhìn lom lom mấy đứa nhỏ ấy, Bác nghĩ bụng chắc hắn ghét tụi nhỏ lắm (Cách Mạng vốn không thích người ăn xin). Không ngờ, chú ngừng xe lại và ra dấu gọi mấy đứa bé cho tiền, rồi chú thả dốc chạy luôn xuống Thốt Nốt. Bác cũng gọi chúng nó qua cho tiền, rồi thả dốc chạy lên Long Xuyên.

Bấy giờ mặc cảm không còn. (

---

15. BA PHẢI !

( LÀM BIẾNG TU ĐƯỢC KHÔNG?

Một cháu gái hỏi:

– Con làm biếng chắc tu không được hả ông?

– Ồ! Làm biếng tu là khỏe nhất. Ông cũng tại làm biếng mới tu đó! Lo gánh vác gia đình, vợ con đau đói, làm ăn thắng thối lỗ lời... mệt chết! Làm biếng nên chọn đường tu là đúng rồi!!!

( HAY LO QUÁ TU ĐƯỢC KHÔNG?

Một cháu thợ may hỏi:

– Con tánh hay lo "bá ban vạn sự" lu bu chắc tu không được quá chú?

– Tánh hay lo tu được lắm cháu! Thứ "đặng không mừng, mất không lo" mà tu gì? Hay lo là tu được, cứ tu đi!

– Hèn chi người ta bảo chú là "ông già ba phải". Cái gì cũng được, cũng phải hết!(

---

16. THIỆN HAY ÁC?

Người toán trưởng nhóm tù Nga, một hôm dẫn tù đi lao động. Một tù nhân ở chỗ khuất gió, ấm áp (xứ Liên Xô mùa đông lạnh khủng khiếp) nên anh ta ngủ quên. Hết giờ lao động, lính điểm danh dẫn tù về. Thấy thiếu một người, cả toán tù chia nhau đi tìm. Cuối cùng họ gặp anh đang ngủ. Anh ta bị lôi ra. Một người lính trở bá súng toan đánh. Người toán trưởng thấy thế, nhào lại đánh đá người tù túi bụi và đẩy anh ta xếp vào hàng.

Hành động đánh trông hung hãn lắm! Nhưng anh toán trưởng muốn "cứu bồ" đấy! Nếu không làm như thế, để tên lính đập bằng básúng chắc người tù kia mệt lắm!

"Ởû hình thức, thế nào là thiện ác!"(

---

17. NGƯỜI TỐT Ở CẢNH NÀO CŨNG TỐT

Ở chế độ trước (Ngụy) có lần cả tiểu đoàn quốc gia hành quân vô Ba Thê. Họ đóng quân, đào công sự phòng thủ chưa xong. Đêm đó, quân giải phóng ra đánh úp. Lính Quốc Gia đại bại! Quân Giải Phóng gấp rút thu dọn chiến trường, đặng rút đi ngay trong đêm.

Một người lính Quốc Gia bị thương nặng (chính anh này về sau kể lại) đang rên rỉ! Một toán lính giải phóng đi ngang thấy anh còn sống liền la lên:

– Bắn nó đi, nó còn sống đó!

Một người trong đội can:

– Thôi khỏi bắn nó cũng chết!

Rồi giục đi tìm chiến lợi phẩm. Lát sau toán Giải Phóng khác tới, một chú Bộ đội phát hiện người lính Ngụy bị thương nằm đấy liền hỏi:

– Mày còn sống hả? Bị thương nặng không?

– Nặng lăm! Người lính Ngụy đáp – Anh làm ơn cho tôi xin miếng nước!

Người lính Giải phóng nói:

– Mày uống nước là chết liền đó!

Rồi anh móc ra một vắt cơm nhão nhẹt như thiu đưa cho anh lính ngụy và nói:

– Mày nhai cái này nút nút cho đỡ khát, sáng Quốc gia đến cứu mày. Uống nước chết liền đa!

Người tốt xuất thân ở đâu và đứng ỡ lãnh vực nào cũng tốt. Người xuất thân từ Tôn Giáo nghĩ sao!(

---

18. THÉT THẲNG CON ĐƯỜNG

Có cô ở Long Xuyên, tu lâu rồi mà thường gặp chuyện buồn phiền, bứt rứt trong lòng. Gặp Bác, cô ấy hỏi:

– Anh Hai à! Không hiểu sao tôi tu mà cứ gặp chuyện lu bu hoài không yên?

Bác đáp:

– Tại cô chưa "Thét thẳng con đường".

Cô làm thinh! Mấy tuần sau gặp lại, cô nói:

– Hôm trước anh nói mà tôi không dám cãi, vì xưa nay anh nói ít trật lắm. Nhưng việc này tôi nghĩ mãi chưa ra! Tôi thì đã quyết tâm tu từ lâu, nguyện dù bỏ thân, chớ không bỏ đạo. Mà anh bảo tôi chưa thét thẳng con đường, là ý làm sao?

Bác đưa ra thí dụ:

– Như cháu bé (chỉ cháu nội của cô ấy) bò ra lan can nhà phía sau mé sông, sắp té. Cô thấy vậy, gấp rút ra bồng nó lên. Lúc ấy những chướng ngại vật như cây củi, bàn ghế, ly chén... nằm ngổn ngang giữa đàng đi, cô bước trángh nó để dễ dàng ra ẵm cho kịp cháu bé, chớ không cảm thấy bực dọc và rầy la như thường ngày. Cô tu mà không thét thẳng con đường nên còn bận bịu vô số vấn đề vặt vãnh không đâu. Không hỷ xả, cứ ôm gồm đủ thứ nên cô luôn luôn gặp phiền não là vậy!(

---

19. TẦM ĐẠO KIẾM BÀI

Một hôm Bác nằm ở nhà người quen đọc quyển "Khuyến Thiện". Đọc đến đoạn:

"... thức dậy mà tầm đạo kiếm bài,

Để thi cử khỏi mang tiếng rớt"

Cô gái của chủ nhà ở đâu dưới bếp chạy lên hỏi:

– Anh Hai! Kiếm bài gì ở đâu anh?

Thì bài đang học đây nè!

Bác vừa đáp, vừa vạch vạch quyển giảng.

– Em hỏi thiệt mà!

– Thì tôi cũng nói thiệt đó! Cô nghe tiếp vài câu nè!

Bác đọc tiếp:

 "Sách khuyến thiện, miệng kêu không ngớt. Mà nào ai có thức dậy tầm..."

Thế là bài học trong tay mình hãy rángg tìm cho hiểu lý để tu hành, đừng mong ngóng viễn vông, phải không cô?

Cô gật gật đầu chạy tuốt xuống bếp. (

---

20. TU KHÔNG TIẾN?

Cô cư sĩ hỏi:

– Chú Hai ơi! Sao tu hoài mà không thấy tiến?

Bác nói:

– Về kiếm chuyện gây lộn một trận với người ta tơi bời thì nó tiến hà!

Cô tưởng nói chơi nên lập lại câu hỏi một lần nữa.

Bác trả lời y như vậy rồi thôi!

Vài tháng sau gặp lại, cô nói:

– Hôm hổm chú nói, nay con biết rồi.

Bác cũng không hỏi xem cô hiểu biết ra sao.

Sở dĩ Bác trả lời với cô ấy như vậy là vì thấy cuộc sống của cô rất bằng phẳng, êm đềm, không có đụng chạm, chẳng có gì để thắc mắc, suy tư, để soi rọi lại lòng mình. (

---

21. THỬ LÒNG

Có mấy cháu gái đến chùa Từ Quang tu học một thời gian. Trong chùa có bà Năm cũng vào chùa tạm trú để niệm Phật. Bà Năm rất khó tánh, không ai biết làm sao mà chìu theo bà được! Bà thường rầy la, trách cứ các cháu (nhất là mấy đứa cháu gái). Chúng nó phiền muộn than thở mãi!

Ông trụ trì chùa thường khuyên răn bà, nhưng tre già khó uốn!

Bác Hai thương xót các cháu vì mến mộ đạo đức mới đến đây học hỏi, mà phải chịu cảnh ray rức, buồn phiền này!

Một hôm Bác đến cốc mấy cháu để khuyên nhủ:

– Người tu nhờ những cái bất như ý, những sự va chạm, khó khăn để có dịp soi rọi lại lòng mình mà tu sửa. Mình tu, không lẽ ra ngoài xóm chọc cho thiên hạ mắng mình để mình tu! Thôi sẵn có "Bà Năm rắc rối" đây mình tu với bả đi, không mắc công chọn người khác.

Nhờ lời khuyên có vẻ "têu tếu" đó mà mấy cháu mát mẻ suốt thời gian tu học ở chùa. Mỗi lần, "bà Năm rắc rối" rầy la gì đó, thì mấy cháu nhìn nhau cười cười là hết chuyện.(

---

22. TỰ DO VÀ TRÓI BUỘC

Có người thắc mắc làm phước thiện mình có bị trói buộc bởi phước báo của mình?

Bác nói:

– Mình được tự do trong nghiệp lành, chứ không được tự do trong quả ác.

Ví dụ số mình được phước báo mạnh khỏe, sống lâu, mà mình không muốn sống thì cứ tự vận. Hay mình đang giàu có mà không muốn giàu thì có quyền bỏ đi dễ dàng. Ngặt mình đang đau ốm hay nghèo khổ mà mình không muốn cũng chẳng được. Vì lẽ đó mà chư Phật Tổ dạy mình "Phải làm lành, làm phước" là vậy.

Nghiệp lành đã không trói buộc được mình, mà nó còn giúp mình tiến nhanh trên đường đạo nữa.(

---

23. SẠCH VỌNG CHẾT CÒN GÌ!

Sư Giác Thanh có xem qua quyển Tòng Lâm Cổ Tích của Bác Hai và Sư thích lắm. Một hôm, Sư ghé thăm người bạn của Bác.

Sư nói:

– Tôi tin tưởng Bác Hai Như Sanh kiếp này sẽ sạch vọng.

Người bạn kia kể lại cho Bác nghe, Bác cười nói:

– Người ta sống nhờ có ba cái vọng, sạch vọng chết còn gì!

Ít lâu sau gặp lại Sư, bạn Bác thuật lại câu nói trên của Bác cho Sư nghe. Nghe qua Sư cười nói:

– Bác Hai nói vậy tôi hiểu, "Kính gởi Bác một thoi".(

---

24. BÌNH THIÊN KHÔNG BÌNH ĐỊA

Một cô hỏi:

– Mình thương con cháu đồng như nhau, nhưng sự lo lắng giúp đỡ không đồng. Vậy có bất công không?

Bác Hai đáp:

– Không bất công đâu! Tình thương như nước, bằng mặt trên chớ không bằng mặt dưới (Bình thiên không bình địa). Mặt nước tuy phẳng nhưng đáy nước chỗ sâu chứa nhiều, nơi gò nỗng chứa ít nước hơn. Con cháu mình thương đồng nhưng đứa nào khờ khạo tật nguyền thì mình lo cho nó nhiều hơn đứa khôn ngoan giỏi dắn.

Phật cũng vậy, người thông minh trí tụê Phật chỉ dạy vài lời thôi, còn kẻ hạ căn, kém trí tụê Phật phải dạy dỗ đủ điều, thậm chí phải chịu hy sinh chịu gian khổ dùng mọi phương tiện để giáo hóa.

Chứ Phật đối với chúng sanh tình thương vẫn bình đẳng như nhau.(

---

25. THIỆN NGHỆ

Có đứa cháu chuyên làm bơm nước và sửa máy. Thỉnh thoảng vợ chồng nó đến thăm Bác. Bác nói với nó:

– Mình tu hành không phải có thiện tâm, thiện chí mà đủ, cần phải thiện nghệ nữa.Ví như nghề làm của cháu, có thiện chí là làm hết lòng, có thiện tâm là không thừa cơ hội đập đổ. Nhưng nếu không thiện nghệ khiến cho máy sửa, lẽ ra sử dụng được mãn mùa, mà người ta đem về xài nửa chừng lại hư. Thế nên không thiện nghệ thì mình vẫn phải còn thiếu nợ cuộc đời. Tu không chỉ có thiện tâm, thiện chí thôi, mà cần phải thiện nghệ nữa. Tóm lại, người tu phải hướng về chân thiện mỹ trong mọi mặt.(

---

27. TÍNH BUÔNG

Người bạn Bác bán thuốc tây, anh cũng lo tu hiền.

Một hôm gặp nhau, anh em hàn huyên một hồi, bỗng anh hỏi:

– Anh Hai à! Anh nhắm chừng nào đời tới (một biến cố lớn làm thay đổi tất cả, hoặc tận thế)?

– Chi vậy? Bác hỏi.

– Đặng coi gần tới mình buông!

– Chờ ăn không được mới buông ai mà mang ơn, muốn buông thì buông trước đi!(

---

28. CHỦ NHƠN ÔNG

Lần đó người bạn Bác đang giảng đạo cho mấy cháu. Bác vừa bước tới, anh ấy nửa đùa nửa thật nói:

– Có ông "Quỷ Cốc Tiên Sinh" đây, nhờ ông giải nghĩa dùm câu này. Mấy cháu nó hỏi: "Khó tìm cho gặp chủ nhơn ông..." Vậy làm sao tìm?

Bác nói:

– Ôi, Thầy đã nói khó tìm, tìm chi cho cực!

Có người hỏi tiếp:

– Không tìm rồi làm sao gặp?

Bác nói:

– Thôi mình làm chủ lấy mình dễ hơn!(

---

29. ĐỜI VÀ ĐẠO

Một hôm Bác vào chùa đàm đạo với vị Tỳ Kheo. Nhằm ngày rằm, trẻ em theo ba mẹ đi chùa khá đông. Chúng nó hồn nhiên đùa giỡn tung tăng, trông vui quá! Vị Tỷ Kheo ấy nói:

– Đời sao tràn đầy ý sống, nhìn lại mình tu sao cằn cỗi khô khan!

Nghe vị Tỳ Kheo than thở như vậy, sẵn thấy giữa chùa có tượng Phật Di Lặc thật to, Bác nói:

– Ông Phật nghe đệ nói ổng cười kìa!(

---

32. CHUYỆN KHÔNG ĐOẠN KẾT

Hồi trước, có một dạo phong trào đọc giảng qua máy phóng thanh rất thịnh hành khắp miền Tây. Nơi nào có đông tín đồ PGHH người ta tự động sắm Ampli để phát thanh sám giảng vào những ngày sóc vọng.

Một đêm kia, sau giờ phát thanh sám giảng, đồng đạo cùng nhau dùng trà nước. Chủ nhà thu dẹp máy móc và lấy cái loa (còn gọi là bông bí) đút dưới sàng chõng. Một đồng đạo phản đối:

– Cái loa để phát thanh sám giảng mà anh để dưới sàng, như vậy là tội!

Người khác bào chữa:

– Nó (cái loa) bằng sắt, thiếc, mình dùng nó để phóng thanh, chớ tiếng đọc giảng có dính trỏng đâu mà tội!

Một người khác cãi:

– Đành rằng nó bằng sắt, như kinh giảng cũng bằng giấy mực, nhưng mình để bừa bãi, chỗ không trang nghiêm sạch sẽ là có tội.

Chủ nhà phân tách:

– Kinh giảng ghi chép lời của Phật Tổ dạy, nên mình phải kính trọng lời dạy ấy trong kinh. Chứ cái loa nào có chứa gì đâu? Chẳng qua nó là dụng cụ nhằm khuyếch đại âm thanh. Ai muốn nói gì đó thì nói.

Mỗi người một ý, cãi lẽ nhau mãi không ngã ngũ. Bỗng có ông bạn quay qua hỏi Bác Hai:

– Ờ! còn anh Hai, ý anh thì sao? Để cái loa dưới sàng vậy có tội không?

Bác không phán đoán chuyện đó mà nói một chuyện khác:

– Con đường dọc theo làng tôi rất rộng, có khoảng trống vắng không nhà ai ở cả, lại có một lùm cây mọc cạnh lề đường. Trong lùm cây ấy có 7 – 8 viên đá nằm rải rác. Người đi đường hay ghé lại đây tiểu tiện. Kẻ tới, người lui tiểu tiện trên mấy viên đá ấy, lâu ngày nó nhẵn thín. Một hôm có mấy chú thanh niên đi qua cũng bết lại đó tiểu. Một chú vừa đái trên một hòn đá vừa nói:

– Cục đá này giống ông Tà[1] quá bây!

Về nhà không hiểu sao mà hòn bi của chú sưng tấy lên, đau nhức quá! Chú phải cúng vái Ông Tà một nải chuối để tạ lỗi, bệnh mới khỏi.

Đêm đã khuya, mọi người cười xòa rồi giải tán.

---

33. ĐỀN TỨ ÂN

Tứ ân biết đền làm sao cho rồi?

Đó là câu hỏi của mấy cháu cư sĩ, và đền ân nào trước, ân nào sau?

Bác nói:

Chuyện đời không khi nào rồi đâu, tứ ân cũng thế. Có điều đối xử nhau tất tình là rồi, còn việc trước sau không cần phải chọn lựa gì hết, gặp đâu làm đó.

Ví dụ cha hay mẹ bệnh rất nặng, mình phải chạy đi mua thuốc khẩn cấp. Nhưng khi chạy đến bờ sông, trước khi qua cầu, bỗng mình thấy đứa bé rớt xuống sông. Rồi còn phải cân phân việc nào lớn, việc nào nhỏ, làm trước, làm sau hay sao?

Không thể chậm trễ, phải nhào xuống vớt nó lên ngay! Không may lúc nhào xuống lại bị một cây cọc ngầm đâm chết đi! Không mua thuốc được, chẳng vớt được đứa bé, cũng chưa đem thân giúp ích nước non gì cả! Thế mà mình cũng trọn nghĩa ân và mọi người ai cũng đều nghiêng mình trước kẻ vị nghĩa vong thân.

Tất tình với nhau là rồi, chứ còn chuyện đời không bao giờ hết!

Có hai cháu ở một địa phương xa xôi. Vùng đó ít ai tu hành, chỉ có hai đứa nó tu thôi, nên thương nhau lắm! Một đêm nọ có tiếng la cháy nhà! Thằng nầy chạy ra thấy nhà bạn nó bị cháy. Nó chạy bất kể chết sang tiếp cứu, rủi đụng phải cây dừa người ta kê bên đường để cưa. Nó té xỉu một hồi mới thở được, đau đớn vô cùng mà nó cảm thấy sung sướng. Vì đã hết lòng với bạn, mặc dù không tưới được gào nước nào cả!(

---

34. GIỮ TRÒN THỜI CÚNG

Một người bạn hỏi Bác Hai:

– Vả như anh đang cúng ngoài bàn Thông Thiên, trời bỗng mưa tới, anh chạy vô không?

Bác đáp:

– Chạy chớ! Vô nhà cúng ra.

Thì ra nãy giờ mấy anh bạn bàn bạc về chuyện một người đồng đạo đang cúng nơi bàn Thông Thiên ngoài sân, bỗng mấy đứa nhỏ trong nhà để đèn sơ ý làm lửa bắt cháy quần áo máng trên vách. Ông hay nhưng vẫn rángg cúng cho rồi mới chạy vô thì đã cháy hết bốn năm bộ đồ! May mà không cháy nhà vì chỗ đó ít bổi.

Mấy ông bạn Bác hỏi:

– Trường hợp đó như anh, anh làm sao?

Bác nói:

– Tôi thì chạy vô chữa lửa ngay! Giữ tròn một thời cúng mà có thể mất đi hàng ngàn thời cúng khác thì lỗ lã quá! Cháy nhà là tiêu cả sự nghiệp. Đôi khi suốt đời chưa phục hồi lại được. Bấy giờ lấy nhà đâu để mà thờ, mà cúng nữa?

Vả lại cúng kiểu cháy nhà đó chắc gì được an tâm mà gọi là giữ cho tròn. (

---

35. VÍT TỲ CŨNG CHÊ

Một cô cư sĩ hỏi:

– Đức Thầy bảo:

"... Nữa sau lọc lại vết tỳ cũng chê".

Ai mà khỏi vết tỳ?

Bác Hai đáp:

– Vết tỳ ở đây có nghĩa là dối tu, lợi dụng danh nghĩa đạo để tạo đời. Chứ ai lại không lạc lầm sái quấy khi chưa biết tu.(

---

36. NHƯ MỘT ĐAM MÊ

Có người hỏi:

– Đến giờ cúng ngán quá chừng! Làm sao cho đừng ngán hở chú?

Bác nói:

– Hãy biến nó thành một đam mê thì hết ngán. Công phu cúng lạy mà nhằm gì với việc đá banh, thế mà người ta vẫn mê đến quên ăn.

Hồi nhỏ, mỗi lần đang ăn cơm mà nghe ngoài sân banh tiếng đá bình bình là trong này tôi lua riết cho rồi, không cần biết ngon lành gì nữa. Lẹ đặng chạy ra đá banh. Đá banh đâu phải khỏe, lắm lúc mệt muốn đứt hơi nhưng vì ham quá nên không ngán gì cả.

Biến công phu thành một đam mê, thời cúng sẽ vô cùng thích thú.(

---

37. LÀM CHUẨN

Có người hỏi:

– Sao mình cúng mà trong lòng cứ nghĩ chuyện này nọ lăng xăng, làm sao cho nó yên! Chú Hai?

Bác nói:

– Hồi đó tới giờ có thời cúng nào chú thấy vừa ý không, nghĩa là khỏi phải kềm chế, gò ép mà lòng vẫn thanh thoát, yên vui.

– Dạ cũng có đôi khi.

– Hãy ôn lại xem, hôm ấy làm sao mà tâm được an như vậy? Rồi lấy đó làm chuẩn. Giống như mình đóng đinh dưới nước, cứ nhịp nhịp đầu đinh cái nào đúng thì cứ theo đó làm chuẩn mà đóng tiếp. (

---

38. HỐI TIẾC

Có ông bạn nhà bên cạnh đường. Một tối nọ ông đang cúng trên gác, bỗng nghe tiếng than vãn dưới đường: "Giờ này làm sao dám kêu cửa nhà ai để mượn ống bơm, biết ai có mà hỏi!" Trong khi đó, nhà ông có ống bơm, ông cũng biết người la đang ngặt lắm, muốn kêu cho mượn nhưng sợ lỡ dở thời cúng nên thôi! Cúng xong, ông mới thấy thời gian thừa thãi làm sao! Lòng cảm thấy hối tiếc, tự trách:

– Phải lúc nãy mình ngưng cúng, kêu cho mượn ống bơm, người ta mừng biết bao! Đây là dịp để mình tu, để mình thể hiện tinh thần đạo đức (ban vui cứu khổ). Rồi bấy giờ mặc sức mà cúng đến sáng cũng được.

Bác nói:

– Chú suy tư như vậy là tiến bộ lắm. Chắc chắn lần sau sẽ không để dịp trôi qua, khỏi phải hối tiếc như vậy nữa!(

---

39. GIẢ CHƠN

Có một cháu đến thăm Bác và nhờ Bác chỉ dạy phương pháp tu hành.

Bác nói:

– Cháu ghé thăm Bác cám ơn, còn việc tu hành hãy coi sám giảng mà tu. Bác Hai cũng coi sám giảng để tu đó!

Nó nài nỉ:

– Ngặt con còn kém quá, không phân biệt được giả chơn!

Bác nói:

– Thôi đừng bày phân biệt, bỏ giả tìm chơn lu bu lắm. Có điều cháu nên nhớ là ngoài cái giả không có cái chơn.

Cháu suy nghĩ một chốc rồi nói:

– Con không hiểu câu đó!

Bác thí dụ:

– Thân mình là giả thân, thân cha mẹ cũng là giả thân, thế mà đem giả thân này hết lòng phụng sự cho giả thân của cha mẹ, cái hiếu đó không giả. Nó có sức cảm động đến đất trời; hay trái lại, đem giả thân này ở tệ bạc với cha mẹ, cái bất hiếu đó không giả. Tội đọa đến Địa ngục A tỳ.

Thí dụ khác: Như mình đem đồng tiền, bát gạo giúp cho kẻ khốn cùng đói khó. Thân kẻ đó là giả thân, của mình là giả của, thế mà cái phước đó không giả.

Sám giảng có câu:

"Trồng cây lành vị quả thơm tho,

Tuy không thấy mà sau chẳng mất."

"Ngoài cái giả không có cái chơn", hay nói "Trong cái giả có cái chơn" cũng thế.(

---

40. ĐÚNG HAY SAI

Có chú hỏi:

– Hằng ngày ăn chay, cúng lạy, xem kinh, niệm Phật, tham thiền, vậy đúng hay sai?

Đây là câu tiền đề, dọn đường cho một câu phản đề khác mà nó sẽ hỏi sau.

Bác Hai nói:

– Mấy điều em nói đó cái nào cũng rất đẹp! Hằng ngày làm được mấy điều trên là quí lắm. Nhưng hãy xét lại lòng mình xem có bình an thoải mái không? Và trí tuệ có minh mẫn không? Bác chỉ nói đến minh mẫn thôi, chứ không nói đến phát huệ. Nếu lòng mình bình an thoải mái, trí tuệ minh mẫn là đúng. Ngược lại hằng ngày vẫn làm như trên mà lòng còn u buồn ray rứt, trí tuệ còn mờ mịt là còn sai, hãy tự tìm mà sửa lấy! Dụ như cái máy mới sửa, thay toàn bộ cái gì cũng tốt cả, nhưng quay không nổ hoặc nổ chân ba không êm là còn sai, còn trục trặc gì đó, phải chỉnh lại cho đúng nó mới êm.

Bác không biết em nó định hỏi gì, nhưng khi trả lời như vậy hình như nó thỏa mãn không hỏi thêm nữa!(

---

41. BÀI DỄ LÀM TRƯỚC

Có đứa cháu nói với Bác:

– Con không tu thì thôi, nếu tu con thích lên núi.

Nó tính lên núi tu mau chứng quả.

Bác Hai nói:

– Đức Thầy không phải dạy tu thấp đâu, mà Ngài dạy tu cho kịp thời cơ. Cháu từng học ở nhà trường cũng biết; khi đi thi, thầy cô thường dặn bài nào dễ làm trước, câu hỏi nào dễ đáp trước. Nếu cứ lo giải đáp bài khó, chừng mãn giờ cái khó làm chưa xong, cái dễ thì chưa làm, thế là hỏng!

Hội này là hội thi đấy!

"Thiên Đình lịnh mở hội thi". ( ĐT).

Nên cái gì trong tầm tay mình cứ làm xong đi! Như ơn cha nghĩa mẹ, chòm xóm, đồng bào nhơn loại đó, hãy tu coi cho được sẽ có điểm, vậy mới kịp ngày lập hội.

Sám giảng có câu:

"Đền nợ thế nghĩa ân trọn vẹn,

Chừng lập đời khỏi thẹn tấm thân".

Chớ mong tìm cái cao xa mà lỡ cuộc!(

---

42. RÚT LUI LẸ LẸ

Có lần Bác ghé nhà người chị thăm chơi. Cơm sáng xong Bác kiếu về.

Chị ấy nói:

– Mới ăn cơm rồi không nói gì hết, về sao?

– À! Để tôi nói chuyện này chị nghe:

Bữa đó có hai cô gái đi đàng trước, anh bạn tôi đi sau, nghe mấy đứa nói với nhau:

– Mầy nữa có chồng, chỗ nào bà già ăn chay trường mầy bái tổ rút lui lẹ lẹ nhen!

– Sao vậy? Cô kia hỏi.

– Mấy bà ăn chay trường khó dàng trời mây đi!

Thuật đến đây Bác Hai nói với chị chủ nhà:

– Thôi để tôi rút lui lẹ lẹ nhé!

Chị cười đáp:

– Dạ được, chuyện kể đó đủ bữa cơm rồi!!(

---

43. NÊN THEO CÂU NÀO

Một cư sĩ hỏi Bác:

– Đức Thầy có chỗ dạy:

"Sớm với chiều gắng chí nguyện cầu

Thì mới được tòa chương dựa kế".

Chỗ khác Ngài lại dạy:

"Tu không cần lạy cần quì,

Ngồi đâu cũng sửa vậy thì mới mau".

Vậy phải theo hai câu nào mới đúng?

Bác nói:

– Theo hai câu sau mới chánh, còn sự cúng lạy chỉ là điều phụ thuộc:

"... Cúng với lạy khó trừ cho đặng" ĐT).

Nó là điều phụ thuộc để nhắc nhở mình nhớ bổn phận mà thôi!

Tóm lại phải theo hai câu sau, nhưng mà nên xét kỹ xem, có làm biếng thì sửa ngay.

"Ngồi đâu cũng sửa..." là vậy!

– Thế là không thể bỏ câu nào cả! Cô nói.(

---

44. CẦN GÌ BIẾT LỘI

Một hôm nói chuyện với các bạn, trong bàn có một cư sĩ mà Bác không quen lắm. Câu chuyện đưa đến chỗ Bác nói:

– Muốn vớt kẻ đắm thuyền, mình phải biết lội mới được.

Chú cư sĩ ấy bẻ:

– Như có đứa bé té xuống mương cạn, nước chỉ tới bụng thôi! Tuy nhiên đối với nó cũng nguy hiểm đến tính mệnh. Mình nhảy xuống vớt nó lên, đâu cần phải biết lội?

Thấy chú cư sĩ quá nệ danh từ, không thông cảm ý người đối thoại. Bác thuật thêm câu chuyện:

– Chú nói vậy, tôi nhớ hồi mới tiếp thu, có mấy chú Bộ đội muốn lội qua con rạch nhỏ, nên hỏi thăm ông lão ngồi bên bờ:

– Bác ơi Bác! Rạch này lội qua được không Bác?

Ông lão đáp:

– Được, người ta lội qua hoài có gì đâu?

Thế là mấy chú Bộ đội xăn ống quần lên lội qua độ một mét, hụt chân nước tới cổ, hoảng hồn bò lên bờ càu nhàu:

– Vậy mà Bác bảo lội được!

Ông lão nói:

– Cứ phóng đại qua đi chừng một sải là tới mé bờ bên kia hà!

Mấy chú Bộ đội trách:

– Giời ơi! Bơi mà Bác gọi là lội thì chết tụi con rồi!

Mọi người cười xòa; đó là không thông cảm danh từ.

Cái Bác muốn nói ở đây là:

"Tập cho mình bơi lội thật hay,

Mới có thể vớt người chìm đắm". (TS)

Lẽ đương nhiên phải vậy. Chú cư sĩ kia lại kéo qua việc lội dưới mương cạn thế là hết nói!

Qua chuyện trên, Bác Hai thấm thía được hai câu giảng của Đức Thầy:

"Nền đạo đức ta bày quá cạn

Mà dương gian còn gạn danh từ".(

---

45. CHÁU PHỤ TÔI RỒI

Một hôm nói chuyện với các cháu về cái khổ nằm ở trong lòng mình, khỏi phải lo đổi thay ngoại cảnh. Rồi Bác đưa ra câu chuyện:

– Bác có một người bạn mang một nỗi khổ tâm cực kỳ nghiêm trọng về vấn đề gia đình. Anh quyết định tự vận, đêm ấy anh viết thư tuyệt mạng xong, vừa bưng ly độc dược lên uống, anh chợt nhớ đến mấy người bạn cư sĩ ở núi Cấm. Anh liền nghĩ lại:

– Thôi, kể như mình đã uống và đã chết rồi! Mai mình đi tu quách cho xong, ai làm gì đó thì làm.

Hạ quyết tâm xong, lòng anh rất yên ổn.

Sáng hôm sau anh lên núi Cấm tu. Xế chiều, anh em kéo nhau lên vồ Bồ Hong ngồi nhìn xuống núi, anh nói:

– Hồi hôm, nều tôi uống ly nước đó thì bây giờ đã chôn cất xong rồi, ai về nhà nấy, riêng mình thì nằm dưới lòng đất lạnh, việc đời thì vẫn cứ trôi qua!

Bác kết luận:

– Nỗi khổ đến tự vận không phải là nhỏ, thế mà anh chỉ đổi quan niệm thôi (kể như mình chết rồi) tự nhiên hết khổ, bước sang một giai đoạn khác như trở bàn tay.

Thì ra cái khổ nằm trong lòng mình, chứ không nằm trong cảnh. Trường hợp của anh bạn trên hoàn cảnh vẫn còn y mà anh được yên tâm.

Ngay lúc đó có một cháu cư sĩ lẹ miệng nói:

– "Mượn cảnh tịnh cho lòng thanh tịnh

Chưa phải là chơn chánh pháp môn".(TS)

Ông ấy tu như vậy có đúng không?

Bác than:

– Thôi! Vậy là cháu phụ tôi rồi! (

---

46. SỐNG NHƯ LỤC BÌNH

Một hôm Bác ghé thăm chú Tám, người bạn cư sĩ. Gặp Bác chú liền than phiền:

Thiệt! Bây giờ không biết sống làm sao cho yên, nay bắt mai thả hoài!

Bác nói:

– Thôi, "sống như lục bình" vậy! Có trôi đâu, tấp đâu thây kệ, lục bình đâu có quyền đòi hỏi một bến đỗ an toàn. Chỉ một lượn sóng nhỏ, một làn gió nhẹ cũng đủ làm nó tan tác. Thế mà nó vẫn nẩy nở và trổ bông được. Vậy là nó đã thể hiện được sức sống của nó rồi. Còn mình sống giữa biển trần đầy sóng gió cũng thế. Đâu ai chịu cho mình một bến đỗ an nhàn! Thôi thì kiếp phù sinh có truân chuyên trôi giạt thế nào cũng mặc. Điều quan trọng là làm sao tâm hồn mình trưởng thành và thăng hoa là được rồi. (

---

47. SAO KHÔNG BỀN?

Có một đồng đạo hỏi:

Sao có người tu hạnh rất cao, thấy dễ nể, rồi ít lâu lại sa ngã, bỏ đạo?

Bác đáp:

– Không cánh mà tung mình lên để bay thì phải rớt thôi!

– Có người tu thật tinh tấn, ít lâu lại lui sụt, giải đãi! Sao vậy?

– Đi nhón gót thì đi chơi được ít vòng chứ đi lâu dài sao được!(

---

48. GIỌT LỆ VỊ THA

Một vị nữ tu xuất gia ở chùa. Cô bị đau tim, con nhà nghèo, học vấn kém. Cô hay tủi thân, mặc cảm vô phước nên cứ buồn khóc hoài! Đồng đạo khuyên lơn, cô lại càng khóc nhiều hơn!

Một hôm Bác đến chơi, cô trụ trì trình bày sự tình và dẫn cô ra nhờ Bác khuyên giùm, biết đâu có duyên giúp cô bớt khổ được.

Bác nói với cô ấy:

– Ờ! Khóc được cứ khóc, mà thay vì khóc cho bản thân mình, nên khóc giùm cho kẻ khác, mình sẽ hết khổ. Sự thật dù định mệnh có khắt khe đến đâu, nhìn kỹ xung quanh mình vẫn còn có biết bao người đáng khóc hơn, đau khổ hơn. Khóc thương cho kẻ khác, cháu sẽ được niềm vui.

Nhìn ra sân chùa thấy tượng Quan Thế Âm lộ thiên tay cầm tịnh bình, tay cầm nhành dương liễu, Bác nói tiếp:

– Giọt nước mắt vị tha là giọt nước cành dương, nó rưới tan những ưu sầu phiền não. Còn giọt nước mắt khóc cho bản thân là giọt lệ đắng cay! Tánh hay khóc thì khóc giùm cho người ta, mình sẽ hết khổ.

Ít lâu sau, có mấy cháu gái gặp Bác cho hay;

– Nhờ Bác khuyên mà cô ấy dạo này bớt khóc nhiều lắm rồi, cô mừng lắm! (

---

49. TẠI SAO PHẢI TU ?

Có người hỏi:

– Sám giảng có câu:

"Nhìn Phật giáo mà tìm cái lý

Coi tại sao ta phải tu hành".

Vậy tại sao ta phải tu?

Bác đáp:

– Câu đó không phải để tìm giải đáp chung mà mỗi người nên tự hỏi và tự trả lời. Câu trả lời cũng thay đổi theo hoàn cảnh và trình độ tiến hóa của mỗi cá nhân. Có người buồn việc nhà, thất vọng hoặc sợ tận thế... rồi phát tâm tu, như Bác Hai vì bệnh lao phổi tuyệt vọng mới tu. Rồi thời gian qua, lời giải đáp cũng thay đổi theo sự trưởng thành của mình.

Hiện nay Bác Hai tu không vì tuyệt vọng nữa, mà vì thấy đường tu rất đẹp! Tu là hạnh phúc, cho nên vẫn theo đuổi việc tu hành. Và nếu ngày mai trưởng thành hơn nữa, câu trả lời sẽ khác và xác thực hơn! (

---

50. HƠN Ở HỌC NHIỀU

Có mấy cháu tìm đến học hỏi kinh nghiệm tu hành với Bác Hai.

Bác thường nói:

– Thật ra Bác không giỏi gì hơn mấy cháu đâu! Có chăng Bác hơn ở chỗ Bác học với mấy cháu nhiều hơn mấy cháu học với Bác.

Mấy cháu hơi hoài nghi lời nói đó, nhưng đấy là sự thật. Cái khôn ngoan hay cái sai lầm quê dốt của kẻ khác, đều là bài học quí cho mình. Có điều cần phải nhận ra được những bài học ấy.

"Nhận được cái ngu là khôn

Nhân được cái quấy là phải ".(

---

51. XỊT SÂU TỘI KHÔNG ?

Hồi trước lúc còn ở chùa Từ Quang, Bác có làm bốn công lúa Thần Nông.

Có cô cư sĩ đến hỏi:

– Anh làm lúa có xịt sâu không?

– Có chứ! Bác đáp.

– Xịt vậy có tội không?

– Tội chứ, giết người ta mà!

– Tội sao anh làm?

– Không làm, để người khác làm mình ăn, đã có tội mà còn thêm tánh xấu: "Tánh ăn gian" nữa! (

---

52. MÌNH HAY MA !

Có bà già đau mê man mấy ngày rồi tỉnh lại. Bà nghe người xung quanh bàn tán: "Có người chết rồi bị ma nhập xác, sống lại ăn uống thời gian chừng ngả ra chết là sình lên, giòi lúc nhúc". Thế nên bà bàng hoàng, ngờ vực, lo ngại không biết mình đây là người hay là ma quỷ nhập. Thậm chí con cháu về đêm cũng ơn ớn bà nữa! Bà đem tâm sự than vãn với Bác. Bác giải thích:

– Nếu chị biết sợ, vậy là chị chớ ai!

Nói thế mà thấy bà vẫn chưa yên tâm, Bác đổi lối dẫn dụ khác:

– Thôi kể như mình là ma đi! Ma hay quỷ không phải là vấn đề, miễn mình còn biết niệm Phật, sợ tội phước, lo tu hành là đủ rồi.

Đức Thầy có dạy:

"Dẫu Tiên, Phàm, Ma, Quỷ, Súc sanh

Cứ nhứt tâm tín nguyện phụng hành

Được cứu cánh về nơi an dưỡng..."

Như vậy dù mình là người hay ma quỷ cũng chẳng sao! Miễn người còn biết tu hiền niệm Phật là được rồi!

Nghe tới đó bà mỉm cười có vẻ an tâm lắm! (

---

53. NÓI LẠI CHO ĐÚNG

Có cháu cư sĩ thường đến mua sách ở một sạp sách bán sold (thanh lý) tại Thành phố và quen thân với chủ sạp. Một hôm nó đến đó tìm mua sách, chợt có người khách cũng quen với chủ sạp ghé vào. Gặp nhau họ bàn bạc về vấn đề tôn giáo một hồi. Cuối cùng người khách nói:

– Đạo Phật chủ trương làm lành!

Chủ sạp bác:

– Không, đạo Phật không chủ trương làm lành.

Câu chuyện đến đây thì người khách kiếu đi.

Cháu cư sĩ về nhà trọ mà lòng cứ mãi bứt rứt, đến sáng thay vì ra bến xe Miền Tây nó quay lại sạp sách hôm qua.

Chủ sạp hỏi:

– Ủa! Anh bảo hôm nay về, sao còn trở lại?

Cư sĩ đáp:

– Hôm qua, nghe anh với ông khách bàn luận về "Đạo Phật chủ trương và không chủ trương làm lành" đó! Tôi chưa thỏa mãn, vì nói như vậy chưa đủ.

Người bán sách hỏi:

– Vậy theo anh, phải nói làm sao mới đủ?

– Theo tôi, đồng ý với anh là Đạo Phật không chủ trương làm lành, nhưng hễ làm ra, đều là lành cả!

Người bán sách tươi cười, gật đầu tỏ ý rất hài lòng. Cháu cư sĩ nói tiếp:

– Vậy là mai tôi có thể về.

Chuyện trên được kể lại cho người bạn Bác Hai nghe. Anh ấy nói:

– Tôi cũng vậy, có lần trả lời lỡ một câu, mà không ngủ được! Hôm ấy, có mấy cháu gái đến thăm tôi. Nó than vãn việc làm ăn thất bại, lỗ lã và nói sự tổn thất nhiều mặt nặng nề do sự túng quẫn gây nên. Chúng kết luận:

– Mất tiền là mất tất cả, phải hôn Bác?

Tôi trả lời:

– Ừ! Câu chuyện kết thúc. Trời tối, mấy cháu về nhà quen nghỉ. Còn lại một mình, tôi ôn câu chuyện đàm luận với mấy cháu ban nãy, bỗng nhớ lại việc mình tán thành câu nói "Mất tiền là mất tất cả" là sai rồi! Thế là tôi ngủ không yên, khoảng bốn giờ sáng, tôi chống gậy lần mò đến nhà quen mà mấy cháu nghỉ trọ, để đính chính. Gặp chúng nó tôi nói: “Câu nói "Mất tiền là mất tất cả" mấy cháu hỏi đêm qua, Bác ừ là sai, không đúng đâu! Mà chỉ có:

"Mất Đạo mới là mất tất cả"

Bấy giờ lòng tôi mới yên! (

---

54. KHÔNG HẾT THAM

Có đồng đạo hỏi:

– Sao tu hoài không thấy tiến, không hết tham?

Bác nói:

– Vì không trau sửa tấm lòng, chỉ đổi đối tượng nên tu hoài cũng vậy. Hồi chưa tu thì ham quyền thế, tiền của. Bây giờ tu thì tham phước đức, mong cho mau thành Phật, thành Tiên, đấy cũng là lòng tham thôi!

Đổi đối tượng chứ không đổi lòng tham, có khi còn tham hơn. Thế nên, tu hoài mà không hết tham vậy! (

---

55. KHỔ NHẤT TRẦN GIAN

Bác quen với mấy cháu làm giáo viên. Tụi nó thuật:

– Có một cô ở gần nhà luôn than vãn:

"Tôi là người khổ nhất trần gian!"

Bác cũng không hỏi xem khổ cái gì mà dữ vậy!

Ít lâu sau, có dịp Bác ghé lại đó chơi. Mấy cháu nói:

– Cái cô mà có lần tụi con nói với Bác là khổ nhất trần gian đó! Bây giờ hết khổ nhất rồi.

– Sao vậy? Bác hỏi.

– Bởi có lần cổ đi vô trại ruộng, bên dưới kinh, tại đó chiếc xuồng cà rèm của hai vợ chồng nghèo lắm! Người vợ còn ôm con đỏ, mà họ cứ cắn đắng, gây gổ nhau luôn.

Tối nọ, không biết xảy ra việc gì mà ông chồng đánh chửi bà vợ thậm tệ, rồi đuổi lên bờ. Còn hăm he:

"Trại nào mà chứa vợ tôi, tôi sẽ phá trại đó luôn!"

Bà vợ phải ngồi dưới gốc cây ôm con khóc suốt đêm!

Cô nói:

– Thấy người ta thân phận đàn bà như mình mà vô phước quá! Đã nghèo đói, khổ sở, mà còn gặp ông chồng chẳng ra gì, lỗ mãng, vũ phu không tình nghĩa gì cả! Cô thông cảm và xót thương người đàn bà kia. Cô nghĩ phải có đem tiền theo, cô sẽ giúp đỡ họ phần nào.

Thì ra gặp cảnh đó, nên bây giờ cô thấy "khổ nhì" rồi!

Nhân đó, Bác nói nhắn với mấy cháu bảo cô ấy nhìn xuống một chút sẽ bớt khổ, cứ nhìn lên mấy bà hoàng hoài thì "khổ nhứt" hà!(

---

56. ĐẠO PHẬT Ở ĐÂY NÈ !

Một hôm ở chùa Từ Quang, mấy cháu thanh niên ngồi xung quanh nền mộ "Thầy Phó" đàm luận đạo đức.

Cùng lúc đó có một cháu đang lăn phuy xăng ỳ ạch. Đến khi dựng đứng phuy lên, nó nhấc không nổi!

Bác Hai chạy lại tiếp nhưng cũng không kham vì sức Bác có ăn nhằm gì. Bác vỗ vào phuy xăng bình bình nói lớn:

– Đạo ở đây nè! Mấy đệ lại đây tu! (

---

57. LỠ DỊP LÊN THIÊN ĐƯỜNG

Lần đó Bác đạp xe lên Long Xuyên. Phía bên kia lề đường, gần cầu Rạch Gòi, thấy một người đang bơm xe Hon đa, một tay thì bơm, một tay thì với vịn cái vòi xe, trông khó khăn lắm!

Bác muốn chạy qua vịn giùm cái vòi cho ông ấy bơm, mà xe trên cầu cứ đổ xuống dốc ồ ạt, rất khó qua. Bác đành đạp xe đi luôn! Đi đã khá xa mà trong lòng vẫn còn ray rứt.

Bác tự nghĩ, phải lúc nãy mình quyết định không ngại khó, qua giúp người thì đẹp biết mấy! Chuyện dù không đáng, nhưng thể hiện được tình người. Sự tương trợ đúng lúc cần dù nhỏ, lớn cũng là niềm vui vô hạn!

Hôm nay mình bỏ lỡ một dịp lên Thiên đường rối đấy! (

---

58. MỖI NGÀY MỘT BÀI NGUYỆN MỚI

Một hôm, Bác cúng xong, nảy ra một ý nghĩ bèn nói với người bạn ở chung nhà:

– Lẽ ra mỗi ngày mình phải có một bài nguyện mới. Mới ở đây không phải đặt ra bài nguyện khác, mà là khi đọc bài nguyện, lòng mình phải thiết tha như mới phát nguyện lần đầu vậy. Chứ không phải nguyện như học trò trả bài! (

---

59. NIỆM PHẬT BẢN LAI

Có cô ở Long Xuyên nói với Bác:

– Anh hai giải giùm thế nào là Niệm Phật Bản Lai? Tôi nghe thấy huynh kia bảo xoay cái niệm vô trong làm sao đó mà tôi không hiểu nổi!

Bác nói:

– Tôi không biết niệm theo lối đó!

Chừng Bác kiếu về, cô ấy nói:

– Mua bán nhiều lúc cũng phiền ghê! Cúng xong, ngồi niệm Phật cũng không yên, người ta cứ kêu mua đồ hoài, vừa xả ra bán, mới ngồi lại thì người khác kêu nữa! Mà nghĩ cho cùng cũng tại mình bày buôn bán nên mới có cảnh này chứ sao! Nhưng tôi trong cảnh mẹ góa con côi, mà làm ruộng, làm sao nuôi con ăn học nổi!

Nghe cô than như vậy, Bác nói:

– Hồi sáng cô hỏi việc niệm Phật bản lai, tôi không trả lời, vì thật ra tôi không biết cái vụ niệm xoay vô, xoay ra sao đó; còn bây giờ để tôi nói niệm Phật bản lai cho cô nghe nhé!

Mỗi khi niệm danh hiệu Phật, cô phải nhớ luôn đến đức Từ, Bi, Hỷ, Xả của Phật đề lòng mình nương theo đó mà được thanh tịnh, mà ứng dụng tinh thần từ bi ấy vào trong đời sống.

Bấy giờ, người ta có kêu lúc cô đang niệm Phật, cô lấy lòng Từ Bi Hỷ Xả ra để xử sự, tiếp đã vui vẻ, mua bán nới nang, chẳng những có tình nghĩa mà việc làm ăn cũng phát đạt. Bán xong, mình tiếp tục niệm nữa, như vậy vừa niệm Phật vừa có lợi. Nếu chấp ở chỗ tiếng niệm Phật phải dính liền, có người kêu tức bị đứt đoạn. Còn niệm Phật như trên thì không bị đứt, mà còn có lợi ích thiết thực nữa.

Sau này, trên Chắc Cà Đao có vợ chồng chú Út, họ rủ nhau tu kình. Khuya ông cúng xong, ngồi niệm Phật, còn thím Út phải gánh rau cải ra chợ bán. Thím nghĩ buồn vì thân phận đàn bà thua thiệt quá!

Có một cháu, biết câu chuyện niệm Phật bản lai nói trên, đem thuật lại cho thím Út nghe. Từ đó, Thím hoan hỷ lắm! Khuya thím vui vẻ gánh cải ra chợ bán, thím còn nói thầm (sau này thím thuật lại) với ông chồng: "Ông ngồi đó niệm Phật. Ông niệm Phật chưa chắc gì ai nhờ, chứ tôi ra chợ niệm Phật người ta nhờ lắm đó!"

Công việc không đổi, chỉ cần đổi quan niệm mà từ thua trở thành thắng, cái bứt rứt đổi ra vui vẻ nới nang, nhường nhịn, được ưa mến và đắt hàng.(

---

60. NHẸ LÁCH

Hôm nọ Bác đi xe đò, chật quá phải ngồi trên mui. Bác thấy một con gà mái đang bươi ăn giữa lộ, xe tới nó hoảng chạy, nhưng chạy xuôi chiều xe. Khoảng cách giữa gà và xe cứ thu ngắn dần: 4m, 3m rồi 2m, thấy gà sắp bị xe cán chết đến nơi, bỗng nó tạt ngang vô lề, xe chạy trớt, nó đứng tỉnh bơ như không việc gì cả!

Bác suy tư:

– Trong đời thường của chúng ta cũng vậy. Vói các cuộc đấu tranh vô cùng phiền lụy, ta chỉ cần "nhẹ lách" qua bên là được yên ổn ngay! (

---

61. LÀM PHÁCH

Có người nói:

– Tôi với người ngoài thì sao cũng được, còn em út, con cháu trong nhà mà nói không nghe thì bực tức quá! Sao vậy anh?

Bác nói:

– Tại "làm phách" chớ sao! Tính mình là kẻ cả, bảo kẻ dưới nó không nghe thì tức chịu không được! Chứ mình tính nó như bao nhiêu người khác, thì đâu có vấn đề. Nghe thì nó nhờ, không nghe thì thôi.(

---

62. PHÁP MÔN GIẢI THOÁT ?

Bác có người bạn, xưa là sĩ quan, nay đã thất sũng. Một hôm, Bác gặp mấy anh mang hình thức của người tu. Qua câu chuyện trau đổi ngăn ngắn, anh bạn hỏi:

– Thời này, mình nên tu giải thoát hay không, và tu pháp môn nào mới giải thoát?

Bác nói:

– Thời nào cũng cần phải tu giải thoát cả! Ngặt một điều là không có pháp môn giải thoát.

Anh bạn ngạc nhiên nhìn Bác.

Bác nói tiếp:

– Cũng như không có cái kiếng biết chữ, mình phải biết chữ rồi, khi mắt bị làn thì mua mắt kiếng về mang để lấy chữ. Chứ không có mắt kiếng để mang cho biết chữ. Tóm lại, không có pháp môn giải thoát. Chỉ có những tâm hồn giải thoát hay không thôi. Nếu tâm hồn cởi mở thì hành pháp môn nào cũng giải thoát. Nếu lòng còn câu nệ, cố chấp, nhiễm ô... thì pháp môn nào cũng trói buộc cả! (

---

63. TU THẾ NÀO?

Có lần Bác về thăm chú Ba, một người bạn thân. Anh em bàn luận đạo lý một hồi, rồi chú hỏi:

– Anh bây giờ đang tu như thế nào?

(Ý chú muốn hỏi xem Bác đang tu Thiền, Tịnh, Phước hay Huệ...), Bác không trả lời việc đó, mà nói:

– Nãy giờ thì không có tu!

Lẽ ra câu trả lời tới đó là đủ, nhưng sợ sau này em cháu nghe như vậy đâm hoang mang nên Bác rángg nói thêm:

– Nếu lát nữa có chuyện gì thì tu.

Sau này nghe chuyện, chúng tôi nhờ Bác nói thêm cho rõ vấn đề hơn.

Bác ví dụ:

– Mình đang coi lái ghe, mà nãy giờ ghe đi ngay, mình không cần bẻ lái; nếu nó chinh lũi, bấy giờ mới bẻ. Nãy giờ Bác nói chuyện đạo, tâm không nghĩ quấy thì có gì để mà tu, sửa. Nhưng nói ngắn quá, sợ em cháu sau này hoang mang nên nói thêm "lát nữa nếu có gì thì tu" là vậy! (

---

64. ĐỪNG ĐẶT THÀNH VẤN ĐỀ

Một hôm, có đứa cháu là thợ may, đến thăm và hỏi Bác:

– Con may đồ, rồi trao hàng cho khách khác phái, con trao thẳng cho họ được không, hay phải qua trung gian (để xuống bàn ghế...) để người ta lấy? Hồi xưa có lệ là "nam nữ thọ thọ bất thân": Chữ thọ trước là trao, chữ thọ sau là nhận, tức nam nữ không được nhận đồ trực tiếp, mà phải để qua một trung gian nào đó rồi mới được nhận. Có mấy huynh trưởng dạy con như vậy.

Nghe nó kể, Bác cười nói:

– Chuyện đó đã lỗi thời rồi. Đừng đặt thành vấn đề thêm khó khăn, rắc rối. Trao hàng làm như vậy, còn đo cắt mới làm sao? Hay đi xe ngồi chen chúc giữa nam nữ thì sao?

Thôi, việc đời cứ tùy tiện, quan trọng là phải "chính tâm".(

---

65. TU NGAY ĐI !

Mấy mươi năm trước, có lúc Bác đi bán củi tràm ờ Đồng Tháp với người bạn.

Vùng Đồng Tháp đất khô cằn, không có cây cối, nên nhà nghèo cũng phải rángg mua củi, chứ không quơ đâu được.

Ghe chèo ngang một chòi nọ, có người đàn bà ẵm con chạy ra, kêu lại hỏi giá. Bác nói:

– Củi 100đ một mét.

Cô ấy trả 90 đ, 95 đ, rồi 97 đ.

Bác nói:

– Chúng tôi bán không có thách giá.

Cuối cùng cô đồng ý mua một thước. Khi trả tiền đếm đến 95 đ, cô dừng lại xin bớt 5đ. Bác không chịu. Cô trả thêm 2 đ và nói:

– Bớt 3 đ cho con tôi ăn bánh đi ông!

Bác muốn cho nhưng nghĩ lại "mình đi hùn với bạn, nếu rộng rãi quá cũng ngặt" nên từ chối. Cô ấy phải trả đủ.

Xô ghe ra chèo đi. Bác ngẫm nghĩ: "Người ta nghèo, xin bớt 3 đ cho con ăn bánh, mà mình không cho; trong khi đó mình định đi buôn để kiếm vốn lên bờ tu".

Muốn tu thì "tu ngay đi" còn chờ lên bờ, xuống nước gì nữa!

Chuyện nhỏ, chớ lòng Bác ray rứt mãi đến ngày nay đấy. Luôn luôn tự nhắc mình "Hãy tu ngay hiện tại".(

---

66. TỘI CẤT ĐẦU KHÔNG LÊN

Có một ông đạo nhỏ ra đời khuyến dạy người ta tu hành. Nhiều người đến hỏi đạo, có người hỏi:

– Làm thần nông xịt sâu có tội không?

Đạo nhỏ ấy đáp:

– Tội chứ, giết người ta làm sao mà không tội!

Một người bán tiệm hỏi:

– Mua bán có tội không?

Ông đạo đáp:

– Mua một đồng bán 80 xu thì không tội.

Bác Hai nghe thuật lại chuyện ấy, Bác nói:

– Mua bán như vậy "tội cất đầu không lên", chứ sao không tội.

Ai không tin làm thử coi!!! (

---

67. SAY THÌ CÓ TỘI

Có lần Bác dự tiệc nhà người bạn. Họ đãi mặn, có riêng một mâm chay. Đồ chay dầu nhiều, hơi khó chịu, Bác với lấy ly bia uống ít hớp. Chủ nhà mừng quá nói:

– Ừ, vậy mới thông cảm chứ!

Một người bạn khác nói thêm:

– Uống rượu không sao, miễn đừng say thôi, nếu say là có tội, phải không anh hai?

Bác không dám ừ vì Bác biết họ cố ý gài mình tán đồng việc uống rượu của họ. Bác nói:

– Say! Không phải đợi chân này đá chân kia mới là say. Còn "nhiều thứ say lắm" mà hễ "say là có tội!". (

---

68. MÂU THUẪN

Một hôm có đệ (cư sĩ) đi Cái Dầu mua đồ, còn ít tiền lẻ vừa đủ về xe. Có ông lão tới xin, đệ không cho, mặc dù vẫn còn tiền lớn vì nghĩ mình đã từng cho ông lão này hoài, để khi khác cho cũng được.

Đến bến xe gặp người quen bán sinh tố, anh mừng rỡ kéo lại đãi một ly nước. Hai người hàn huyên một lúc, đệ móc tiền ra trả, người bạn lại cố từ chối. Dằn co một hồi đệ đành cất tiền, cám ơn và giã từ.

Lên xe về, đệ tự nghĩ ở đời có những cái ngồ ngộ, kẻ nài xin thì không cho, người không nhận lại ép lấy.

Nghe thuật lại Bác nói:

– Ừ! Mình phải suy nghĩ để hiểu được lẽ phải mà ứng xử. Đời là trường học lớn mà.

Bác không nói việc đó phải làm sao, mà chỉ hoan nghênh việc chiêm nghiệm, xét lại từng sự việc trong cuộc sống để tiến bộ thôi. (

---

69. ĂN NGỌ

Một ông bạn đến thăm Bác Sáu. Ông ấy ca ngợi hạnh ăn ngọ, ông cho ăn ngọ là tiết kiệm lương thực. Vì mấy năm mới hòa bình lương thực khan hiếm lắm!

Bác Sáu nói:

– Nếu mình sống không lợi ích gì cho ai, năm bảy ngày ăn một bữa cũng hoang phí rồi, nếu mình sống có lợi ích, ăn một ngày 7–8 bữa cũng không hoang phí nữa. Cũng như cái máy, nếu nó bơm nước... một ngày đốt 7 -8 lít xăng, đâu có hoang phí gì. Còn để nằm không, một tuần lễ rịn mất một xị cũng là uổng rồi!

Thế nên phải nhắm vào sự hữu dụng, chứ không nên nhìn vào số lượng tiêu phí mà xét đoán lợi hại. (

---

70. KÍCH THÍCH TỐ

Có cháu cư sĩ hỏi:

– Có khi mình nằm chiêm bao thấy Phật, thấy Đức Thầy, vậy là sao, hở Bác?

Bác nói:

– Vậy là mằm mộng chứ sao!

Nó có vẻ thất vọng nói:

– Đành là mộng, nhưng mỗi lần chiêm bao gặp Phật, gặp Thầy con thấy vui lắm, tinh tấn tu hành nữa.

Bác nói:

– Thì đương nhiên rồi, gặp mộng lành, lòng phấn tấn tu hành là tự nhiên, nhưng mà kích thích tố thiếu gì thứ. Miên vác chà gạc rượt, mình cũng niệm Phật thắng tới vậy! (Ý Bác muốn nói, có nhiều hoàn cảnh thúc đẩy, sách tấn mình tu hành; đâu đợi chiêm bao, mộng mị này nọ mới tinh tấn).

Bác không đồng tình với việc mộng mị đó nên nói:

– Kích thích tố dùng nhiều không tốt, chỉ khi nào suy nhược lắm mới cần đến nó với một phân lượng vừa phải và thời gian nào đó thôi. Như dùng thuốc lợi tiểu hoài thì hại thận, dùng trợ tim hoài thì hại tỳ.

Thế rồi, sau này nó khùng, khùng rất nặng! Sự việc xảy ra Bác không ân hận, vì mình không tán đồng, không vùa thêm chuyện đó, trái lại còn cảnh giác nó nữa.

Vậy mà không khỏi, âu cũng là định mệnh! (

---

71. SAO CÒN THƯƠNG GHÉT ?

Có người hỏi Bác:

– Đức Thầy là Phật sao còn thương ghét?

– Thương cái gì, ghét cái gì? Bác hỏi lại.

– Đức Thầy nói: "Ghét những đứa có ăn bỏn xẻn" đó! Người ấy nói.

Bác đáp:

– Thứ đó làm sao mà thương được!

– Còn thương nữa: "Thương những người đói rách lương hiền". Họ hỏi tiếp.

Bác nói:

– Chèn ơi! Người đói rách mà còn giữ được lương hiền, mình không thương thì thương ai?(

---

72. ĐỀU LÀ TẶNG PHẨM

Có một cô và một cậu cư sĩ đã phát nguyện sống độc thân tự kết hôn với nhau. Cha mẹ đôi bên không nhìn nhận. Đồng đạo chẳng ai ngó ngàng đến, kể như là người sa đọa và làm lem ố danh dự chung của giới cư sĩ. Nên các bậc huynh trưởng nhất định trừng phạt, chứ không giúp đỡ, hầu làm gương cho kẻ khác.

Bác Hai thấy hai người ấy nguy khốn quá, nên có giúp chút ít. Thấy thế mấy cháu thân với Bác cũng giúp theo. Vì vậy họ bị mấy cô chú chủ trương trừng phạt đó rầy trách, cho rằng giúp như vậy là vô tình mình khuyến khích người tu sa đọa. Mấy cháu nó trách lại mấy huynh trưởng đó tu hành gì mà khó quá!

Bác Hai khuyên can mấy cháu:

– Không nên trách lại mấy cô, mấy chú như vậy! Trừng phạt để cho nó tởn mà cải hối! Giúp đỡ để cảm hóa nhau. Cái nào cũng là tặng phẩm cả. Ai có phẩm vật nào thì cho cái nấy. (

---

73. GIỌT LỆ CHIA TAY

Bác Hai và bạn đi đám tang ông xã. Trước khi ra về, người bạn Bác ngỏ lời chia buồn!

Thím xã khóc sướt mướt, ông bạn ấy khuyên:

– Chú xã biết tu hiền, chay lạt thế nào cũng được về cõi Phật, quả vị đó không mất đâu. Thím yên tâm, rángg lo tu hành.

Đến lượt Bác đến chào, thím cũng khóc tức tưởi!

Bác nói:

– Tôi rất hoan nghinh giọt nước mắt của thím. Người bạn đường chung sống với mình, chia sẻ ngọt bùi suốt cả một đời, giờ vĩnh biệt nhau, rưới cho nhau vài giọt lệ, điều đó quí lắm! Tôi rất kính mến và cảm động trước những giọt nước mắt ấy. Nhưng tự mình có đau khổ, thím nên nghĩ rộng xót thương đến những người góa phụ khác, vô phước hơn mình. Người ta góa bụa nghèo khổ, phải tha phương cầu thực! Còn mình tuy góa bụa chứ cũng ấm no.

Khi trở về nhà, Bác thuật lại với bạn:

– Tôi không khuyên thím xã ấy mạnh dạn để chống lại cái buồn khổ, còn ca ngợi cái khổ ấy nữa. Nhưng thím nghe lời tôi là thím hết khổ.

Anh bạn nói:

– Nghe theo lời anh, thì thấy mình còn sướng hơn nhiều người rồi mà khổ cái gì nữa! (

---

74. CẮT ÁI LY GIA

Một hôm, Bác đi nhờ xuồng của một cháu cư sĩ đi Hòa Hảo. Trên đường đi, hai cậu cháu nói chuyện dài dài... Vấn đề đưa đến chỗ thắc mắc, nó nói:

– Phải ly gia cắt ái mới giải thoát được chứ cậu?

Bác nói:

– Cắt ái có nghĩa là trưởng thành, vươn lên, chứ không phải là cắt ngang như cháu cắt bông cúng Phật mỗi ngày vậy đâu. Như hoa sen vượt lên khỏi bùn vậy, mà hễ hoa sen sắc hương càng diễm lệ bao nhiêu, thì ngó sen nó phải bám sâu vào lòng đất bấy nhiêu. Như cây, hễ hoa trái thạnh mậu chừng nào thì rễ bám sâu vào lòng đất chừng ấy. Con người cũng vậy, phải bám vào gia đình và xã hội này mà thăng hoa.

Cháu nó không cãi nhưng không hài lòng mấy!(

---

75. DIỆT TÁNH THAM

Cũng cháu cư sĩ kia hỏi:

– Cậu hai à! Làm sao diệt được tánh tham?

Biết cô thừa hiểu nhưng muốn trắc nghiệm lại xem có gì mới lạ hơn không, Bác nói:

– Tánh tham diệt làm sao được! Mình tu còn tham tổ hơn người ta mà diệt tánh tham gì được!

– Mình tu mà tham cái gì đâu, cậu?

– Người ta không tu thì chỉ tham danh lợi, tình... ở cõi trần này thôi. Còn mình chê là nhỏ nhen, mau tan, mau rã, lại muốn cái gì vĩnh viễn trường tồn, bất sinh, bất diệt mới chịu. Vậy là tham hơn người ta rồi, làm sao mà diệt được! Có môn làm cho nó lớn thêm lên.

Cô nói:

– Ngặt mình không chịu tham lớn, mà chỉ ưa tham nhỏ thôi thì làm sao?

Bác nói:

– Phải rángg mà trưởng thành, trưởng thành tới đâu thì tánh tham lớn theo tới đó.

Ví dụ: Hồi nhỏ mình thích chơi búp bê, nhà chòi..., ai đụng tới là tóe lửa à! Rồi lớn lên, tự nhiên mình bỏ và lại muốn xe hơi, nhà lầu, ghế Bộ Trưởng... lớn hơn nữa như Tổ, Phật lại muốn thế giới là vàng ròng và mọi người đều là Bồ Tát cả!

Mình trưởng thành tới đâu thì tánh tham lớn theo tới đó, chứ diệt nó không được đâu.

Thế là thêm một lần nữa, cháu nó không phản đối nhưng lại cũng chẳng mấy hài lòng. (

---

76. TỘI DO TÁC Ý

Có cô giáo hỏi:

– Dạy học, đánh học trò có tội không?

Bác nói:

– Hồi ở chùa Từ Quang, có mấy cây xoài, tụi nhỏ hay lén thọc phá. Hễ Bác gặp là rượt la, làm dữ lắm! Mà hễ nghe trong lòng nổi nóng là thôi ngay.

Cô giáo hỏi:

– Tại sao vậy?

– Mình nóng lên là có rượt có la, còn hồi nãy tuy rượt, tuy la chứ không có rượt la.

Trong Pháp Bảo Đàn nói:"Tối ngày làm đủ các việc mà chẳng có chỗ làm" là vậy đó.

Có đứa cháu chạy honda ôm. Vợ chồng nó có một thằng con thôi; mà thằng bé cũng quậy phá lắm!

Một hôm, nó quấy rầy gì đó, ba nó bắt cúi xuống, lấy roi ra xong, bỗng bảo:

– Thôi đi chơi đi!

Thằng bé mừng quá bỏ chạy. Vợ nó nói:

– Sao anh không đánh nó vài roi, cho nó chừa, còn bảo nó đi chơi nữa!

– Giận quá nên không đánh!

Xử sự như vậy là đẹp lắm chứ! Vì quá giận thì đòn sẽ phản tác dụng, nó trở thành đòn thù, chứ chẳng phải răn dạy nữa. Và vô tình làm cho trẻ con tập nhiễm tính nóng giận, dữ dằn của mình nữa. (

---

77. GẦN MỰC THÌ ĐEN

Một cô dạy mẫu giáo đến hỏi Bác:

– Mấy chị cư sĩ dạy con: "Mình tu, đừng nên gần những người tu giải đãi, những người kém đạo đức hoặc không tu. Vì "gần mực thì đen, gần đèn thì sáng". Chỉ nên gần gũi những người tinh tấn, vì họ có thể trợ duyên cho mình tu tiến. Mấy chị dạy con như vậy Bác thấy sao?

Bác cười nói:

– Hay! "Rằng hay thì thật là hay,

Nghe qua ngậm đắng trêu cay thế nào!"

 (Kiều)

Nghĩ như vậy thì người đạo cao đức cả, ai mới chịu gần gũi với mình đây! (

---

78. TRỜI SANH KHÔNG CÓ DƯ

Một hôm, Bác Hai nói chuyện với Bác Sáu, bạn thân của Bác:

– Trời sanh không có gì dư! Anh Sáu! Cả tánh xấu, anh cũng khỏi bỏ nữa, miễn anh xài đúng chỗ thì tánh xấu cũng tốt.

Bác Sáu rất sáng ý, liền nhận ngay:

– Đúng rồi! Hồi hôm tôi xem tivi chuyện "Bên cầu dệt lụa" tức "Trần Minh khố chuối". Lúc Trần Minh đậu trạng, vua muốn gả công chúa cho, nên bảo một vị thượng quan điều tra lý lịch Trần Minh. Vị thượng quan này kêu hai người thí sinh đồng hương với Trần Minh để điều tra gián tiếp. Hai người này thi rớt và rất ghét Trần Minh, nghe quan hỏi về Trần Minh, chúng nó liền bêu xấu:

– Bẩm thượng quan! Thằng Trần Minh xấu lắm! Xài không được đâu! Nó nói láo dữ lắm, mẹ nó mà nó còn dám nói láo nữa!

– Nó nói láo làm sao với mẹ?

– Bẩm! Con biết rõ, bữa đó nó chưa ăn cơm. Nó xin được một bát cơm đem về cho mẹ, mẹ nó hỏi:

Con ăn cơm chưa? Vậy mà nó dám nói "ăn rồi" đó thượng quan!

Thuật đến đây Bác Sáu cười nói:

– Tôi thích tác giả đặt đoạn đó lắm!

Bác Hai tiếp lời:

– Nói láo là một trọng giới trong nhà Phật, là một tính xấu ngoài xã hội nhưng Trần Minh không xấu, không phạm giới. Trái lại ai cũng kính nể, thán phục lời nói dối đó.

Thế nên không tính nào xấu hay tốt cả.

Dùng đúng chỗ thì tính xấu cũng tốt, ngược lại, xài không đúng chỗ, tính tốt cũng thành xấu!

Như đức "khoan dung" là đức tánh tốt tuyệt vời, nhưng khoan ra (thứ người) mới quý; còn khoan vô (thứ mình) thì tệ hại vô cùng!

"Thứ người nghĩa nọ rộng lan,

Thứ mình tội lỗi ngày càng thêm cao". (TS)

Còn cái tánh "vạch lá tìm xâu" moi móc lỗi lầm của thiên hạ, là tính rất xấu, tính tiểu nhơn. Nhưng ngược lại, moi móc xét nét lỗi lầm của chính mình là quân tử. (

---

79. ĐẠI BỒ TÁT ĐỘ

Một hôm Bác ghé thăm quý đồng đạo ở chùa Bình Minh. Bác thuật lại chuyện một người bạn, bị giam ở trong tù. Ông ấy kể:

– Cứ mỗi ngày tới ngày thăm nuôi thì tên "tù chúa" kiểm xoát từng giỏ xách đồ ăn. Giỏ nào có đồ ngon (gà quay, thị khìa...) thì hắn lấy chia nhau ăn. Còn đồ chay hắn chừa lại, mà còn cấm đàn em không được đụng đến đồ chay của người ta.

Từ đó người bạn Bác viết thư về bảo người nhà gửi đồ chay cho ông, đồng thời ông phát tâm tu luôn.

Chuyện đến đây Bác liên tưởng đến chuyến đi tàu Chợ Mới – Long Xuyên.

Khi tàu đi ngang trạm Cà Mau (Ông chưởng) bị lính gọi lại xét và bắt 10 giạ cám (thời cấm lưu thông lúa gạo). Hàng không đem lên, cô chủ cám cứ đi theo năn nỉ mãi. Cuối cùng thấy không đáng gì nên lính cho đi. Lúc này trời sáng hẳn, cô chủ cám xuống hầm gặp Bác, vừa mừng vừa nói:

– Chú hai ơi! Con niệm Quan Thế Âm hết biết!

Tàu chạy đi, Bác suy nghĩ, cười một mình. Lúc xưa, Ban Hoằng Pháp của Giáo hội khuyên người ta tu niệm, chưa chắc gì người ta niệm tha thiết bằng tụi này nó làm khó.

Bác kết luận:"Bồ Tát làm Phật sự, Quỷ Vương cũng làm Phật sự vậy".

Mấy cháu ở chùa nói:

– Bồ Tát làm Phật sự người ta thương. quỷ vương làm Phật sự người ta ghét.

Bác nói:

– Bởi vậy Đại Bồ Tát mới dám làm quỷ vương, chứ Tiểu Bồ Tát không dám làm quỷ vương đâu!

Từ đó nơi chùa Bình Minh có câu thành ngữ: "Đại Bồ Tát độ!". Ai tu hành lôi thôi các bạn hay nhắc khéo:

– Chắc chờ Đại Bồ Tát độ quá!(

---

80. NHƯ CỦA CHO THÊM

Có cháu hỏi:

– Bác Hai già yếu, cô thân, bệnh hoạn, nghèo túng vậy Bác có thấy buồn không?

Bác đáp:

– Có lần Bác mua khoai, người bán cân rồi còn lại vài củ họ bảo:"Thôi cho ông luôn đó!". Những củ cho thêm này hồi nãy mình chê, lựa bỏ lại, thế mà bây giờ thấy nó tốt, vì của cho thêm đâu có tính tiền.

Bác nghĩ đời sống mình từ đây kề về sau kể như là Thượng Đế cho thêm, nên dù nó có đen tối, èo ọt gì cũng quý. Bác tự an ủi thế và cám ơn thượng đế.

Hồi còn trẻ, mỗi ngày qua, Bác thấy tiếc nuối vì đã chết đi hết một ngày; bây giờ già rồi ngược lại, mỗi lần trong bóng hoàng hôn buông xuống, Bác mừng tự nhủ: "Vậy là mình sống thêm được một ngày nữa!". (

---

81. HAI LỐI SỐNG

Một hôm ông Jorba, gặp một ông lão trồng cây hồ đào (loại cây lâu năm), ông ta hỏi:

– Nội ơi! Nội năm nay bao nhiêu tuổi rồi?

Cụ già ngẩng đầu lên cười đáp:

– Lão sống như không bao giờ chết.

– Còn tôi sống như sắp chết đến nơi vậy. Jorba nói.

Hai lối sống kể trên đều tuyệt vời cả. Ở phương diện nào đó mình phải sống như không bao giờ chết; và ở một mặt khác, mình phải biết sống như sắp chết đến nơi vậy. (

---

82. SẴN SÀNG

Có lần Bác đi thăm người bạn, ngày về là lúc trời bão nhưng mình có vấn đề phải về thôi.

Mấy người bạn cầm nán lại nhưng Bác quyết đi, dù mưa cũng đi.

Bác dẫn xe đạp ra về, nhưng may, ngày hôm ấy về đến nhà không bị mưa. Tắm xong lên giường nằm, Bác nghĩ lại hôm nay mình đi dưới trời mưa gió mà lòng bình an như ngày đẹp trời vậy bởi mình sẵn sàng chấp nhận.

Bác suy rộng ra, nếu đối với mưa gió của đời mình, mà mình có tâm trạng sẵn sàng như vậy, chắc là sống yên lành, hạnh phúc lắm. (

---

83. THIẾU CHỨNG MINH

Có một cô bán thuốc tây ở Cái Dầu, trường trai tu hành hơn ba mươi năm nay, gặp Bác, cô than vãn:

– Cháu còn chút ray rứt là mấy đứa con của cháu nó cũng hiền lành ăn tương vậy, nhưng nó ham chưng dọn theo đời lắm, nói nó không chịu nghe theo. Không biết làm sao khuyên cho nó nghe vậy chú!

Bác đáp:

– Nó không nghe là phải đó! Con đường mình đi suốt ba mươi năm mà chưa thể hiện được gì cho bản thân cả! Bây giờ bảo nó theo mình, nếu nó nghe theo là nó mù quáng, không biết suy xét.

– Vậy tại mình thiếu đức hả chú?

– Không, tu hiền chay lạt đâu có thiếu đức, tại mình thiếu chứng minh cho nó thấy "tu là hạnh phúc" đó thôi. Nếu chứng minh được trên thực tế tu là hạnh phúc, thì cô cấm nó tu, nó cũng lén cô mà tu nữa, cô không chỉ dạy, nó cũng rình xem cô tu làm sao đặng bắt chước.

Cô ấy gật gật đầu:

– À! Có lẽ vậy. (

---

84. TÔN GIÁO - KHÔNG PHẢI VẤN ĐỀ

Một hôm, bác Hai gặp lại anh bạn trước kia là người trong đạo. Sau ngày giải phóng, xét gia đình anh có thân nhân, hay công trận gì đó với Cách Mạng nên anh được cất nhắc làm cán bộ địa phương.

Qua lời chào thân mật và đổi trao vài câu xã giao, anh ấy định kiếu từ vì đang bận công tác. Chợt nhớ điều gì, anh nán lại hỏi Bác:

– Tôi có thắc mắc này, anh em tôi hỏi thiệt anh nhé!

Bác nói:

– Cái gì mà rào đón giữ vậy, hỏi thì cứ hỏi. Biết thì tôi nói, không thì thôi, có gì đâu.

Anh ấy hỏi:

– Theo anh thấy, giữa vô thần và hữu thần, ngày chung cuộc ra sao? Chỗ này là tình anh em, tôi hỏi thật, chứ không phải cán bộ hỏi đâu nhé!

Bác cười nói:

– Cách nay mười hôm, tôi có việc đi qua Nhơn Mỹ. Có một cô nhờ tôi giúp ý kiến giải quyết một vấn đề khó xử. Cô nói:

– Tôi theo đạo Cao Đài, ông nhà theo đạo Hòa Hảo. Từ khi có chồng đến giờ, nếu ở bên này thì ăn chay, cúng lạy, đọc bài nguyện theo Hòa Hảo; hễ về bên ngoại mấy nhỏ thì tôi ăn chay cúng lạy đọc kinh theo Cao Đài. Gần đây có mấy anh em trong đạo biết chuyện đó nên khuyên tôi: "Theo bên nào một bên thôi, đi hàng hai như vậy nữa không ai nhìn nhận hết là hỏng đấy!" Nghe như vậy tôi hoang mang, phân vân không biết nên bỏ bên nào, theo bên nào! Vậy anh giúp giùm ý kiến.

Tôi nói với cô ấy:

– Theo ý riêng của tôi thì "Tôn giáo không thành vấn đề". Vấn đề là tình người với nhau, ở ăn cho có nhân hậu, thủy chung. Vấn đề là nhân quả, gieo nhân nào hưởng quả nấy, chứ tôn giáo không quan trọng lắn đâu. Nếu cô theo đạo Phật mà cô làm hung, rồi Phật bênh cô sao?

Đức Thầy có dạy: "...Đừng ỷ lại vào sự cứu vớt của Thần Thánh, đừng ỷ sự bênh vực của Thầy mình. Luôn luôn lúc nào cũng nhớ câu Nhơn Quả của Phật dạy, nếu Nhơn toàn thiện thì Quả cũng sẽ do đó được toàn thiện vậy".

"...Liên hoa có thiện được lên,

Dù người ấy chẳng mang tên đạo gì.

Mang tên đạo mà đi làm dữ,

Thua người lành chẳng ở phái chi...".

          (TS)

 Tóm lại, tôn giáo này, tôn giáo kia, hữu thần, vô thần không thành vấn đề, mà vấn đề là "gieo nhân nào hưởng quả nấy".

Đến đây Bác nhìn người bạn cán bộ và nói:

– Tôi thuật chuyện này để trả lời luôn câu hỏi của anh đấy.

Cuộc trao đổi chấm dứt. Ông bạn ấy có vẻ hài lòng lắm. (

---

85. GẶP PHẬT BAN NGÀY

Có mấy cháu nữ sinh mến Bác lắm. Hôm đó mấy cháu lựa đậu nành, Bác nằm võng bên cạnh.

Mấy cháu hỏi:

– Bác Hai ơi! Có lần nào Bác nằm chiêm bao gặp Phật hôn?

– Không, Bác trả lời – Nhưng ban ngày Bác gặp Phật hoài hà.

– Tụi con hỏi thiệt mà!

– Ừ! Ban ngày là Phật thiệt đó! Còn chiêm bao là Phật nhãn thuốc à!

– Vậy, Bác Hai gặp Phật ra sao?

– Phật hiện ra đủ hạng người hết: Già, trẻ, trai, gái... À, có hóa ra gái model uốn tóc nữa.

– Thế làm sao biết là Phật?

– Biết chứ, người nào Phật hóa ra đều làm việc chơn chánh, nhơn từ, có lợi ích cho đời. Bên cạnh đó Bác cũng gặp Ma Quỷ, cũng hóa ra đủ hạng người trên, mà những người Ma, Quỷ hóa ra thì làm những việc xấu xa tội lỗi.

Mấy cháu cười:

– Tụi con cũng gặp Phật nữa, Phật ngồi võng, tay cầm cây quạt mo.

– Vậy là ông Địa rồi! (

---

86. Y KINH GIẢI NGHĨA

Một hôm trong đám cầu nguyện ở nhà người quen, có đứa cháu hỏi:

Chú giải thích giùm con câu:

"Y kinh giải nghĩa tam thế Phật oan

Ly kinh nhất tự tức đồng ma thuyết"

Bác nói:

– Cháu biết lái ghe không?

– Dạ biết chút đỉnh.

– Vậy nghe chú thí dụ: Chú lái ghe từ Hòa Hảo lên Châu Đốc. Thấy vậy, cháu nhờ chú dạy lái ghe đi Châu Đốc. Chú đồng ý.

Bắt đầu mở dây, xô ghe ra, quay máy, bẻ tay lái qua, lại; cháu ghi nhận từng động tác một cách tỉ mỉ cho đến khi tới Châu Đốc.

Bấy giờ, cháu trở về Hòa Hảo, xuống ghe, mở dây, xô ra rồi quay máy. Với bài bản được lập lại một cách chính xác, mà nhứt định không đến Châu Đốc được, nó sẽ trôi tấp ở đâu á!!!

Muốn đến Châu Đốc thì phải biết cách lái ghe, biết đường nào đến Châu Đốc, rồi tùy lúc, có thể làm y như lúc học hay khi cần có thể làm ngược lại cũng đúng.

Tóm lại, biết tại sao phải bẻ qua, bẻ lại như vậy, thì làm y cũng đúng mà làm ngược lại cũng không sai.

– Vậy là phải biết tại sao hở chú?

– Ừ! Nếu không biết tại sao thì bắt trước y hệt cũng trật, mà ngược lại càng trật hơn! (

---

87. HỎI LẠI LÒNG MÌNH

Có đứa cháu hỏi Bác:

– Có phương pháp nào bỏ sắc dục được không? Con nặng về sắc dục quá!

Bác hỏi:

– Bộ muốn bỏ sao?

– Muốn lắm mà bỏ không được!

– Đừng hỏi phương pháp mà hỏi lại lòng mình xem, có muốn bỏ thiệt hôn?

Hễ nếu thiệt muốn bỏ thì nó rớt ngay.

Bác với lấy cái ly nói:

– Cũng như mình cầm cái ly, muốn bỏ thì nó liền rớt, chứ khỏi hỏi phương pháp buông ra làm sao, buông ngón nào trước, ngón nào sau.

Hãy hỏi lại lòng mình xem, có muốn buông không? Nếu không muốn buông, dù người ta gở tay liệng đi, mình cũng lượm lại. (

---

88. ĂN Ý

Có cháu cư sĩ hỏi:

– Con bị vọng tâm quá; con niệm Phật liền hết, ít lâu sau niệm mặc niệm còn vọng cứ vọng. Con quay sang quán xét, thấy có hiệu quả, nhưng dần dần quán mặc quán, vọng vẫn vọng!

Bây giờ Bác có phương pháp nào nữa không, chỉ cho con trị cái vọng tâm?

Bác nói:

– Thôi! bao nhiêu đó xài không hết rồi chỉ thêm cái gì nữa. Có điều cháu cứ hạ thủ như vậy đi, tuy nó trật vuột vậy chớ nó sẽ có ý.

Nhớ hồi nhỏ, có lần Bác về quê ở nhà ông Dượng nghỉ hè. Ông chuyên nghề đóng ghe. Bác thích xem ông làm mộc, nhất là bào cây, trong lòng muốn thử bào nhưng không dám.

Một hôm ông ra vóc một cây chèo, tra lưỡi bào xong, bảo:

– Sanh! Mày chuốt cây chèo này coi.

Bác mừng lắm nhưng hơi sợ, hỏi vặn lại:

– Rủi hư làm sao Dượng?

– Không hư đâu, nó có vóc sẵn rồi, mày bào láng lại là được; mà có tao đây, đâu để mày làm hư sao mà sợ.

Bác đẩy bào trớt lớt mấy lần, Bác hỏi:

– Dượng Bảy dạy con coi, sao bào nó không ăn.

Ông nói:

– Dạy cái gì được! Đẩy đi rồi nó ăn ý.

Thật vậy, một lát sau Bác bào được.

Mấy thằng bạn của nó cười rộ lên, rồi day sang Bác nói:

– Thằng hỏi đó là thợ mộc đó Bác.

– Ồ!Vậy càng hay. Bác nói. (

---

89. NIỆM PHẬT THA THIẾT

Có chú cư sĩ chuyên về pháp môn niệm Phật. Chú tối kỵ chữ "ái" dù là tình quyến thuộc cũng vậy. Chú khuyên em cháu phải dẹp bỏ tình luyến ái.

Một hôm, chú ghé thăm Bác và nói:

– Nhờ anh giúp đỡ giùm tôi một chuyện, là mình làm sao niệm Phật cho được tha thiết đây?

Bác biết ý chú, nên nói:

– Theo ý tôi, muốn niệm Phật thiết tha thì phải tăng trưởng tình thương!

Chú trân trối nhìn Bác, ngầm ý hỏi vì sao?

Bác thí dụ:

– Như mình có người thân: cha, mẹ, anh, em, chồng, vợ, gì đó... rất thương mến, đang lâm trọng bệnh hấp hối, mình niệm Phật cầu gia hộ. Tình thương giữa mình và người thân ấy tha thiết bao nhiêu, thì sự niệm Phật của mình cũng tha thiết bấy nhiêu.

Không phản đối, nhưng Bác biết chú không hài lòng.

Sau, Bác đem chuyện trên kể lại cho vài đứa cháu nghe, có một cháu xác nhận:

– Bác Hai nói con rất công nhận. Lần đó mẹ con mất, con hộ niệm; vì thương mẹ quá, nên con niệm Phật vô cùng thiết tha!

Từ đó đến nay, ít có lần nào niệm Phật thiết tha được như vậy. (

---

90. TRUNG ĐẠO

Một lần Bác đi dự lễ giỗ, cúng xong định về liền, đi ngang bàn nọ có mấy cháu kéo lại mời Bác uống nước với tụi nó. Kẹt quá Bác phải ngồi lại.

Mấy cháu hỏi:

– Thầy nói: "Thắng thất tình giữ vẹn đạo trung". Mà sao giữ vẹn "đạo trung", hả Bác?

Bác nói:

– Trung đạo là con đường quan trọng, con đường đưa đến giải thoát, nhưng có điều nó không phải là con đường tiền chế, đã vạch sẵn, mà mỗi người phải tự vạch lấy, tự thắp đuốc lên mà đi. Trung đạo có nghĩ là vừa phải, mà cái vừa phải của người này không phải là cái vừa phải của người kia. Cũng như ăn cơm, Bác dùng một bát thấy vừa, còn mấy cháu ăn bốn năm bát mới vừa.

Thế là cái vừa phải, không phải là cái lập thành, nó tùy theo mỗi người. Lại nữa, cái vừa phải của chính mình ngày hôm nay, cũng không phải là cái vừa phải của chính mình ngày mai nữa. Nếu ngày mai mình bị cảm, ăn cháo mới vừa, chứ không còn ăn bốn năm bát cơm được. Nên cái vừa phải, phải lấy trí tuệ ra mà liều lượng.

Đức Phật sau khi thuyết pháp mấy mươi năm, Ngài nói: "Các ngươi hãy tự thắp đuốc lên mà đi" là vậy đó.

Có một cháu nhận được ý nghĩa đó nên nói:

Như vậy thì trung đạo có thể dời đổi, chứ không phải là con đường cứng ngắc, cũng như mình đi trên dòng sông, phải uốn khúc, quanh co theo dòng sông, nhưng mà phải giữ giữa hai bờ.

Bác nói:

– Không phải, trung đạo có thể lệch một bên được.

Nó ngạc nhiên:

– Vậy là con chưa hiểu!

– Để Bác giải thích một lần nữa:

 "Trung đạo có nghĩa là quân bình", cho nên cháu chia cây mía ra làm hai mà chặt ngay giữa thì  không ai thèm lấy khúc ngọn đâu.  Nên muốn cho nó quân bình phải chặt khúc gốc ngắn, khúc ngọn dài.

Tùy ở thể tích, trong lượng hay phẩm chất mà sự phân chia có thể lệch một bên, để giữ thế quân bình (Trung đạo).

Giải tới đó, Bác chợt nhớ lại câu kinh:

"Không phải ở giữa, mà cũng không phải ở hai bên, đó là trung đạo". (Pháp Bảo Đàn)

Câu kinh này lúc xưa Bác mù tịt, nay tự dưng lại hiểu ra. (

---

91. QUA MỘT CƠN ĐAU

Chú ba, một người em bạn của Bác bị đau bụng nhào lăn! Lối xóm kẻ cạo gió, người kiếm thuốc lăng xăng, một lúc sau bệnh mới chịu bớt.

Sau trận đau đó, mấy người con của chú nói:

– Qua cơn đau của ba, tụi con thấy tình chòm xóm xích lại gần hơn.

Chú ba tiếp lời:

– Còn ba, thấy mang ơn tới cây cỏ nữa!

Bác Hai nghe cha con nó nói vậy, Bác cười nói:

– Còn tôi, tôi mang ơn cái thân xác này lắm.

Đồng đạo nghe qua câu chuyện đó phê bình:

Qua cơn đau, mấy đứa con chú ba tiến xa, chú ba thì kém hơn tụi nó, còn ông Như Sanh thì ích kỷ quá!

Một người bạn Bác Hai nghe phê bình như vậy, nói:

– Qua cơn đau đó, mấy đứa con chú ba tiến một bước, chú ba tiến hơn con của chú, còn anh (Bác Hai) tiến hơn cha con nó nữa.

Kẻ khen qua, người chê lại, Bác chỉ cười vậy thôi.

Về sau, mấy em cháu nhờ giải rõ ý câu nói: "Bác mang ơn cái thân này lắm!"

Bác nói:

– Phật dạy cái thân này là nhà chứa tai họa, nào đau ốm, nạn tai... biết bao! Đó là một lối nói, chứ nhà Phật bảo: "Thân mạng không nên quí trọng mà cũng không nên khinh". Vì nều quí trọng sẽ phải tạo nghiệp bất lành để phụng sự nó, mà rốt cuộc rồi cũng phải bỏ. Nhưng không nên khinh nó, vì nhờ thân mà học được đạo, cúng dường lễ Phật, nhờ thân mà hoàn thiện được con người làm nên việc nghĩa để tiến lên địa vị Tiên, Phật. Vì thế không nên nhìn thiên lệch, cho thân là bất tịnh, tai họa... rồi xem nó như kẻ thù!

Nếu mình nhìn thân như kẻ thù, thì người chia xương, xẻ huyết, sinh sản nuôi nấng nó, bấy giờ mình mới xem họ ra sao đây? Vô ơn bạc nghĩa chăng?

Mình có quý trọng thân mình, mới có quý trọng công ơn sinh dưỡng của cha mẹ.

Trở lại, vì có quý thân cha, nên đám con chú ba mới thấy thông cảm tình chòm xóm và chú ba mới mang ơn tới cây cỏ vậy. (

---

92. ĐỔI MẠNG

Hồi Pháp trở lại lần thứ hai, khoảng 1947-48 gì đó, đồn bót đóng khắp nơi. Sinh mạng người dân thời loạn rẻ rề!

Một đêm kia, Bác nằm mộng đi ngang đồn thấy lính dẫn năm người ra xử tử (3 đàn ông, 1 đàn bà và 1 trẻ em). Nhìn thấy Bác, tên lính đồn trưởng kêu:

Đổi mạng không?

Bác lắc đầu. Nó mặc cả:

– Một mạng đổi hai nè!

Bác cũng lắc đầu. Nó tăng thêm:

– Thôi, một mạng đổi năm đó!

Bác liền gật đầu, đi vào ngồi dưới cột cờ chờ nó bắn. Tên đồn trưởng lại chớ trêu ra điều kiện:

– "Mỗi người phải mắng ông này một câu mới về".

Mấy người đàn ông lấp bấp chưởi coi bộ gượng gạo lắm. Đến lượt người đàn bà, bà ta xỉ xỏ chưởi mắng Bác thậm tệ như oán hận đâu đời nào. Ơn cứu tử còn ràng ràng mà lòng người sao chóng phôi pha! Bác tức cười cho tình đời sao quá ư đen bạc, tiếng cười làm Bác thức giấc.

Lòng hân hoan sung sướng vô cùng, nhớ lại việc đổi mạng cho năm người, mình chỉ thấy vậy là lời, nên xem cái chết rất nhẹ. Ngồi giữa pháp trường mà như ngồi ngắm hoa cảnh giữa công viên, không chút sợ sệt. Không nghĩ mạng đem đổi là mạng mình và năm mạng được cứu sống là mạng của người khác; giữa mình và người không phân chia, cách biệt. Đặc biệt hơn nữa là mình không hy sinh làm phước, không hồi hướng gì cả, mà chỉ thấy đổi như thế là quá lời đi thôi.

Trong giây phút mộng mị ấy mình đã vượt khỏi tử sanh; sống chết không phải vấn đề nữa, và thấm thía được câu:

"Nhân ngã, ngã nhân đừng cách biệt

Sắc không, không sắc chớ lìa xa" (SG)

Bây giờ, mình đã thức hẳn, công phu cũng khá dãi dầu, nhưng hỡi ôi!

"Giận bấy thân sao không bằng mộng!"

Mong các em các cháu đừng lấy cái đầu mà suy tư chuyện đổi mạng này, hãy nhường lại cho quả tim. (

---

93. TÂM CHAY

Có mấy anh em đang bàn bạc về chuyện ăn chay, câu chuyện sắp tàn, Bác nhắc:

– Hồi tôi mới ăn chay, lâu lâu hay nằm chiêm bao thấy ăn mặn. Khổ nỗi là lần nào cũng lỡ ăn rồi mới sực nhớ là mình ăn chay; như vậy công phu chay lạt bấy lâu tiêu rồi! Buồn tức, sao không nhớ sơm sớm. Khi giựt mình thức giấc, biết là chiêm bao chứ mình không có ăn mặn, lòng mừng vô cùng. Cứ lâu lâu lại mộng thấy ăn mặn một lần.

Bẵng đi mấy mươi năm không thấy nữa, hôm rồi (cách đây khoảng mười năm), tôi nằm mộng thấy ăn cơm vơi mắm chưng, dưa ghém ngon lắm. Tưởng đồ chay, tôi ung dung ăn, gần xong mới phát giác ra mắm mặn, nhưng lòng không ân hận, ray rứt như thuở trước. Bây giờ ăn mà tâm mình nghĩ là đồ chay thôi.

Có một điều lạ là còn một bát cơm nữa mới no, tôi tự nhiên bới ăn thêm mà tâm hồn vẫn an nhiên như lúc trước, dù biết rõ là mắm mặn rồi. Và khi thức dậy cũng không mừng vì đó là mộng, chứ mình không có ăn mặn.

Nghe xong, ai nấy cười rồi giải tán, có lẽ họ không mấy thông cảm. Một người bạn nán lại khen:

– Kể ra về trình độ chay mặn của anh tiến xa lắm rồi đó!

Qua giấc mộng này Bác biết thêm một tâm chay khác. Xưa nay, Bác nghĩ "Tâm chay là tâm hiền lành, từ bi Bác ái."

"Tu thương người mới thật chay trường" (SG)

Nay thấy, nếu tâm mình giữ được bình đẳng như trong giấc mộng trên, thì ăn gì cũng là "ăn chay" cả. Và đồng thời nhận được việc Đức Thầy ăn chay sáu ngày, chứ thật ra ngài trường chay đấy.

Các cháu đừng động não việc này, hãy chờ đến lúc thông cảm thôi!(

---

94. NƯỚC MẮM MẶN

Một lần nọ Bác đi đám giỗ, có đãi một mâm chay, mà nước mắm chay và mặn bây giờ rất khó phân biệt, chỉ có người làm mới biết thôi. Hôm đó, họ dọn nước mắm mặn qua mâm chay. Ăn xong, cô chủ nhà phát hiện ra sự việc, sợ tội, lòng ray rứt nên đến thỏ thẻ với Bác:

– Hồi nãy lu bu, mấy chị lỡ dọn lộn nước mắm mặn qua mâm chay, mong Bác thông cảm.

Bác điềm nhiên cười và trấn an:

– Lộn thì lộn chứ, ở đây người ta ăn nước mắm chay, đâu có ăn nước mắm mặn mà con lo! (

---

95. ĂN CỰC

Dạo đó, Bác Hai và mấy người bạn làm rẫy ở kinh Cụ Hội. Trời mùa đông năm ấy rất lạnh. Sáng sớm, mấy Bác nấu cơm ăn dưới ghe. Có ông lão trên 50 tuổi, đang dậm dấu mò cá dưới kinh. Thấy có lửa ông lội lại, ngồi nép sau lái ghe trángh gió và lấy thuốc ra hút. Vấn thuốc xong, ông với tay lấy que củi đang cháy dở trong lò và nói:

– Cho mồi nhờ điếu thuốc nha!

Vì lạnh quá, tay ông run run, khó khăn lắm ông mới châm được điếu thuốc. Liếc nhìn thấy mấy Bác ăn cơm với dưa leo chấm tương hột, ông nói:

– Ăn cực quá vậy?

Bác đáp:

– Ăn vậy chớ sướng hơn ông đó à!

Lời nói đúng ngay vào cảnh sống, ông ta thấm thía than: "Vợ con đùm đeo phải rángg chớ biết sao!"(

---

96. ĐÃ CÓ ĐÁP BÙ

Có lần, Bác Hai bế một em bé độ hai tuổi, nựng nịu, hôn hít giây lát rồi đưa trả cho ba nó và nói:

– Nuôi con cực nhọc, vậy chớ nó đã có đáp bù rồi đó!

Ba em bé nói nựng con:

– Lớn lên làm nuôi ba nghe con!

Bác Hai đính chính:

– Chẳng phải đợi sau này lớn lên nó báo hiếu đâu, mà ngay bây giờ nó đã bù đáp rồi.

Ba em bé vừa hôn con vừa cưới nói:

– Bác Hai khác hơn các vị cư sĩ ở chỗ đó.

---

97. CHƠI ĐẸP

Có ông cựu bí thư xã, hiền lành và có hiếu lắm. Nhưng ông không chịu thờ cúng, lễ lạy ông bà, cha mẹ vì nghĩ làm vậy là vô ích và mê tín.

Một hôm, ông đến thăm chơi, sẵn dịp Bác Hai mời ông ở lại dự lễ cúng cơm cho bà má Bác. Đến giờ dọn cúng, ông ra ngoài mái hiên ngồi chờ. Đám giỗ đơn sơ, độ hơn mươi người khác.

Cúng xong, Bác nói một câu chuyện mà mục đích là muốn nói cho ông bí thư đó nghe:

– Hồi nãy, tôi đứng hầu nhang cho anh em cúng, tôi sực nhớ một câu chuyện ngồ ngộ: Tôi có đứa em gái một cha khác mẹ, hiện ở Mỹ; nó có cô bạn gái người Mỹ. Năm rồi nó về Việt nam thăm quê, cô bạn mỹ đó gởi nó 20 đô la và bảo:

"Về Việt Nam, mày coi bà má thích cái gì, mua tặng bả giùm tao. Mày nói ta cám ơn bả, vì bả sanh mày ra, nuôi mày lớn, bây giờ mày chơi đẹp với tao".

Cô Mỹ này thật ra chưa biết bà má của em tôi ra sao cả; tuy nhiên việc làm đó là thể hiện tấm lòng tốt của người "ăn trái nhớ kẻ trồng cây" vậy.

Hôm nay, anh em tới đây dự lễ giỗ má tôi. Thật ra không ai biết bà ra sao cả, vì bà mất hơn năm mươi năm rồi. Anh em đến đây cúng bà, chẳng qua vì tình thương với nhau thôi. Cúng xong mình hưởng, chứ người quá cố có ăn uống gì!

Sáng hôm sau, anh em ngồi lại ăn bánh, uống trà, ông Bí thư ấy nói:

– Hôm qua, anh Hai nói vắn tắt, vậy chớ sâu lắm à! Nói chút vậy chớ thấm đó.

Nay thì ông ấy chịu dâng hương cúng ông bà rồi. (

---

98. HOA TÀN MÀ LẠI THÊM TƯƠI

Đó là câu trong chuyện Kiều mà Bác Hai thắc mắc! Sao lạ, "Hoa tàn mà lại thêm tưoi"?

Một hôm, thím Sáu (sáu Thuần LX), người đã kể lại chuyện mua hoa tết cho Bác nghe:

– Hôm 30 tết, con đi honda chạy ngang nhà thờ, thấy có bà già đứng ôm một mớ bông. Thấy lạ, con ghé lại hỏi:

“Bà bán hay mua mà đứng đây?”

“Bán, mà không ai mua cả!” Bà nói.

“Sao bà không đem lại chợ hoa bán, để đây ai biết mà mua?”

“Lại đẳng bán gì được! Hoa người ta tươi tốt như rồng, còn của mình thì xấu hơn! Ở đây bán cầu may. Nhà có chồng ít bông để cúng nhưng tết túng tiền nhổ một mớ bán, mua đồ về cúng ông bà. Cô làm ơn mua giùm tôi đi!”

Thấy hoa kém tươi, không muốn mua nhưng muốn giúp bả nên con nói:

“Bà cần bao nhiêu tiền? Tôi giúp cho bà mua đồ về cúng.”

“Không, tôi không dám nhận tiền cô đâu. Cô mua giúp giùm tôi cám ơn lắm!”

“Thôi được, bà bó hoa lại đi. Bà định bao nhiêu tiền con trả đủ cho.”

Vì con muốn giúp cho bả, nên không trả giá gì cả. Thím Sáu nói thế với Bác.

Đem hoa về nhà con bảo mấy đứa nhỏ thay hoa cũ, chưng hoa mới mua.

Mấy đứa cười ngất: "Hoa cũ còn tươi hơn hoa của bà nữa!"

“Kệ thay đi, hoa này kém tươi nhưng mới mua.”

Bác chỉ nghe kể lại chuyện mua hoa thôi, nhưng Bác cảm thấy bình hoa đó vô cùng rạng rỡ. Chắc Phật trời cũng hài lòng đẹp dạ biết bao! Vì trời Phật chỉ trọng của cải mà người ta đem giúp đỡ nhau, hơn là lễ vật đem dâng cúng cho các Ngài.

Rồi bỗng nhiên Bác cảm thông được câu: "Hoa tàn mà lại thêm tươi".(

---

99. CHƯA CHỊU CHẾT

Có người bạn cùng tuổi với Bác, nay ông đã chết rồi! Lần đó, ông bị vỡ bao tử, đưa vào bệnh viện cấp cứu kịp. Bác hay tin đến thăm.

Ông nói:

– Hồi đó giờ tu, mà tôi chưa phát đại nguyện. Bây giờ tôi phát đại nguyện rồi anh.

Bác không hỏi xem ông phát đại nguyện gì, ra sao? Mà lại nói:

– Tôi như anh, tôi khỏi phát đại nguyện, kể như hôm đó bao tử khâu không kịp, mình đã chết rồi là yên.

– Ừa! Tôi cũng tính như anh vậy, miễn vợ con nó xuôi một bề thì thôi.

– Vậy là anh chưa chịu chết, đã chết lại còn miễn cái nỗi gì nữa! (


Page last modified on March 03, 2017, at 08:09 AM