NÓI VẬY MÀ KHÔNG PHẢI VẬY

Nguyên Cẩn

Đó là cách nói của người miền Nam trước đây khi muốn phê phán những kẻ nói một đằng mà nghỉ một nẻo , những kẻ nói không đúng sự thật , hoặc những kẻ cố tình chỉ trình bày một phần sự thật , nói chung là khiến người khác hiểu không đúng sự thật để thủ lợi . Mới đây , tủ sách Doanh trí của Nhà xuất bản Trẻ có đưa ra thị trường chữ nghĩa môt tập sách mang tựa đề Nói vậy mà không phải vậy .

Đây là bản dịch một tuyển tập các bài xã luận về kinh tế do nhà Random House xuất bản năm 2001 , tập hợp những bài viết của Robert Jacob Samuelson , một tác giả chuyên viết xã luận về kinh tế và thương mại trên hai tờ báo nổi tiếng của Mỹ là Newsweek và Washington Post, dưới tựa đề “ Untruth : Why the Conventional Wisdom is ( almost always ) Wrong ? ” ( tạm dịch : Sự dồi trá : Tại sao sự hiểu biết theo tập quán hầu luôn sai lạc ? )

Theo lời giới thiệu của giới truyền thông Hoa Kỳ thì trong tuyển tập những bài viết tựa đề Untruth này , Samuelson đã giải thích vì sao những cuộc tranh luận về chính trị , kinh tế , và văn hóa trong xã hội Hoa Kỳ thường loan truyền sai lạc như những thói rõm đời của giối bình dân , đến mức , giống như những thiên thạch bay qua bầu trời , các vấn đề tranh luận cứ bùng lên trong tâm thức cũa công chúng một cách thoảng qua rồi nhanh chóng mờ nhạt .

Theo giải thích của Samuelson , chính những nhóm ủng hộ một vấn đề nào đó , và các chính trị gia và các đồng minh của họ trong giới truyền thông, đã cố tình tạo ra hàng loạt những vấn đề khiến xã hội và tìm cách giải quyết . Các vấn đề đó thường bị phóng đại và được trình bày một cách quá giản lược , kết quả là công luận bị xỏ mũi, không biết một cách đúng đắn sự sai lầm nằm ở chổ nào và sai lầm đó có thể điều chỉnh một cách giản dị đến mức nào . Nói khác đi , những bài xã luận cùa Samuelson đã vạch trần sự dối trá của các nhóm áp lực , của các chính trị gia , và của các tổ chức truyền thông ăn theo . Các dịch giả của tủ sách Doanh trí cũng thật hóm hỉnh khi lấy câu nói “ nói vậy mà không phải vậy ” để diển tả ý nghĩa của từ “Untruth”.

Người ta cũng thấy , chỉ cần thộng tin bị cắt xén , che giấu một phần ( chứ chưa kể tới xuyên tạc , thổi phòng hay nói giảm , nói tránh ) tai thì hậu quả đã dẫn đến định hướng tư duy sai lầm và có những quan điểm sai lầm .

Từ chuyện giá xăng đến 1.001 chuyện khác

Bộ Tài chính vừa đính chính sẽ khộng tăng giá xăng lền 24.000 đòng một lít như tin đồn râm ran mấy ngày gần đây . Tuy nhiên , trong những câu chuyện vĩa hè , người ta vẩn hoài nghi về tính khẳng định của lời đính chính ấy . Trong lịch sừ ,đã có quá nhiều tin đồn về việc xăng tăng giá hoặc thiếu nguồn cung ,đến mức Bộ công thương có lần còn phải tiến hành điều tra nguồn gốc phát tán tin đồn tăng giá xăng . “Thế nhưng , trên thực tế mỗi lần có tin đồn , cơ quan chức năng lại tuyên bố với báo chí là chưa có chính sách điếu chỉnh , rồi chỉ ít ngày sau đó , phương án tăng giá được đưa ra . Do vậy, giới chuyên gia nhìn nhận những tuyên bố về việc tăng giá hay giảm giá chỉ có tính chất thời điểm và có hiệu lực trong ngày . Bởi xăng dầu là mặt hàng nhạy cảm, liên quan đến đầu cơ nên người tiêu dùng luôn phải chuẩn bị tâm lý rằng giá có thể tăng trong hôm nay hay ngày mai ” . ( nguồn : VNE ,27/4 ) .

Còn nhớ , vào năm 2008 , Bộ Trưởng Bộ Tài Chính cho biết , Bộ đã đề xuất thành lập quỹ bình ổn giá xăng dầu ở các doanh nghiệp . Lúc đó ,ông nói “ Thường thì các nước có lộ trình ; ví dụ mỗi quý điều chỉnh một lần , nếu không thì 6 tháng một lần ; ởn định hơn thì một năm một lần . Nếu làm nhu6 vậy, chúng ta sẽ không phải tăng giá xăng ngay lập tức theo giá dầu thế giối , mà theo lộ trình ”. Nhưng rồi xăng dầu vẫn cứ tăng mà chẳng có lộ trình nào .Người ta còn lập luận xăng tăng là theo gí thị trường thế giới . Hơn thế nữa , vẫn khẳng định giá xăng Viet Nam còn thấp hơn nhiều nước !

Cứ như thế , người ta tin vào tin đồn , tin hành lang nhiều hơn là tin những thông báo chính thức .

Từ nói đến việc làm

Khoảng cách ấy có khi bằng từ mặt đất đến sao Hỏa. Thế nhưng có nơi người ta đánh giá quan chức công bộc của dân , bằng những hành động cụ thể , Đã có những nhà lãnh đạo phải trả giá cho sự nghiệp chính trị của mình vì không thực hiện lời nói hay lời hứa của họ . Người ta còn nhớ chuyện Thủ tướng Nhật , khi ra ứng cử , ông này đã hứa với nhận dân Nhật sẽ dời bằng được căn cứ của Mỹ ra khỏi Okinawa . Sau tám tháng lện làm Thủ Tướng , thấy không có cách gì thực hiện được lời hứa đó vì lý do khách quan là tàu Hải Quân Trung Quốc tăng cường đe dọa an ninh vùng biển Nhật Bản , Ông liền tuyên bố với nhân dân, Quốc Hội và Nhật Hoàng kiên quyết xin từ chức . Và ông từ chức thật !

Trông người lại nghỉ đến ta . Còn bao nhiêu ước mong trao gửi trong suốt 12 kỳ Quốc hội mà những chất vần , bức xúc vẫn cứ ngổn ngang như trong ..thời chiến ?

Từ chuyện bảo hiểm y tế , chuyện bệnh viện 3 ,4 người một giường , chuyện giáo dục nhồi nhét , hành hạ từ học sinh đến phụ huynh phải lao tâm khổ tử vì học phí , vì đưa đón con cái , vì học thêm ngoài giờ , đến chuyện nhà cho người thu nhập thấp , chuyện ngập nước đô thị , hố tử thần . cầu đường xướng cấp …Tóm lại nhìn đâu cũng thấy … vấn đề !

Chúng ta không có ý đề nghị ai đó phải từ chức , một phần vì thói quen ấy đã đánh mất từ lâu ; mà phần khác cũng còn vì chúng ta thật tâm muốn những người có trách nhiệm phải đi sâu vào thực tế , nhìn ra cốt lõi của vấn đề .. Những nhà lảnh đạo khọng chỉ nghe “báo cáo “ mà phải đánh giá cấp dưới qua thành quả đạt được cụ thể, bằng các hành động có hiệu quả . Đừng có nghe nói trồng được 5 triệu hecta rừng mà vội mừng , khi không nhìn ra bao nhiêu triệu hecta đã bị đốn , bị đốt , bị xâm hại bao nhiêu hecta rừng ( theo số liệu thống kê thì khoảng 100.000 ) đã cho Trung quốc , Đài loan thuê ?

Phát triển điện lực thì vui nhưng bao nhiêu rừng đầu nguồn đã bị phá ? Phát triển kinh tế quốc doanh, duy trì tập đoàn kinh tế nhà nước làm xương sống của nền kinh tế cũng được , nhưng phải tính xem hiệu quả thực tế là thế nào khi chỉ số ICOR cho thấy phải có 8 usd đấu tư cho kinh tế quốc doanh mới tạo ra 1 usd sản phẩm, trong khi ở khu vực tư nhân, với doanh số đó người ta chỉ cần đầu tư 3-4 USD.

Lưỡi không xương

Không chỉ trong phạm vi quốc gia mà cả trên bình diện quốc tế , người ta cũng quen “ nói vậy mà không phải vậy ”. Trong hội thảo quốc tế về biển Đông, phía Trung quốc đã tỏ ra lúng túng, tự mâu thuẫn khi một mặt , kêu gọi các quốc gia Asian , hợp tác an ninh quốc phòng , tuân thủ ứng xử trên biển Đông , mặt khác để cho Cục đo đạc bản đồ quốc gia Trung quốc chính thức cung cấp dịch vụ bản đồ trực tuyến “ Map World ” , trong đó vẫn tiếp tục thể hiện đường yêu sách 9 đoạn ( đường lưỡi bò ) trên biển Đông .Chẳng những thế , nào là Hạm đội Nam hải của Hải quân Trung Quốc tiếp tục diễn tập phòng ngự đảo tại quần đảo Hoàng Sa của Việt nam mà Trung quốc chiếm giữ bất hợp pháp ; nào là các biển đội tàu hộ vệ của Hải quân Trung quốc ngang nhiên diễn tập chống cướp biển ở khu vực quần đảo Trường Sa cũng thuộc chủ quyền Viet Nam .

Ai cũng thấy việc Trung quốc nêu đường yêu sách 9 đoạn trên biển Đông là hoàn toàn trái với quy định của công ước Liên Hiệp quốc về luật biển năm 1982 . Chính vì thế , yêu sách ấy không được Ủy ban Ranh giới thềm Lục địa của Liên Hiệp Quốc ( UNCLCS) công nhận . UNCLCS đã cho rằng yêu sách của Trung quốc là không có giá trị vì nó không có cơ sở pháp lý , lịch sử ..và thực tiển . Theo báo Thanh Niên ngày 27/4/2001 , dã có nhà nghiên cứu phát biểu rằng với “đường lưỡi bò” ấy , thì ngay cả TPHCM của Việt Nam và thủ đô Manila của Philippine cũng của Trung quốc hoàn toàn trái ngược với những lời tuyên bố của họ .

Ngày xưa Khổng Tử dạy con cháu mình phải lấy “ Chính giả , chính dỡ” làm châm ngôn xử thế , nghĩa là muốn có được chính danh thì lời nói và hành động phải tương hợp . Muốn làm bậc chính nhân quân tử thì lời nói và hành động phải đúng đắn. chỉ nói suông e không được ! Lời nói và việc làm có đi đôi với nhau, thì người mới theo về . Điều đáng buồn là con cháu ngày nay của ngài nói một đằng hành động một nẻo.

Thực hành Chính ngữ

Trong Giáo lý nhà Phật, “ không nói dối mà luôn luôn nói lời chân thật là đức hạnh đầu tiên của chính ngữ ”. Làm người chúng ta phải tránh “ăn không nói có “ nói điều không trung thực, gây hại cho người , chiếm đoạt tài sản vì tham,gây hiềm khích vì tâm sân…vì lẽ tâm sở bất thiện luôn luôn nằm ngay trong lời nói giả dối, lời nói đi ngược lại công lý hay chân lý .

Một trong những hạnh Bồ Tát là chân thật ,trong sạch và chính trực . Phương châm của các Ngài là “ nói sao làm vậy , làm sao nói vậy ” không hề sai chạy ,không bao giờ có sự chênh lệch giữa hành động và lời nói . Đời công các ngài như thế nào thì đời tư như thế ấy . Dầu có phải hy sinh mạng sống đi nữa Bồ tát vẩn không nói lời giả dối . Sở dĩ chư vị Bồ Tát rất chú tâmđến hạnh chân thật như vậy là vì ảnh hưởng của sự giả dối rất sâu đậm .

Chúng ta đang trên con đường tu tâm dưỡng tánh , cần phải luôn quan niệm sống như thế nào , nói như thế ấy , không ngụy tin ( mauvaise fol- theo cách nói của Alber Camus ) tha hóa trong vọng ngữ . Làm được như vậy ,mỗi người tự hoàn thiện bản thân . Tập quán “ôn trọng sự thật “ phải được dạy dổ từ thơ ấu , thơ để các em đi vào đời luôn vững tin vào một xã hội công chính với những “ người lớn” biết trau giồi phẩm cách “ nói sao làm vậy” với những nhà lảnh đạo sống trung thực với suy nghỉ của mình và là một “ chính nhân ” trong mọi tình huống .

Đó không chỉ là hy vọng của riêng ai.


Page last modified on May 24, 2016, at 03:31 AM