Editing Main.ThayCanh

Author:

Summary:
This is a minor edit


Basic editing - Text formatting rules - Documentation index

Tables: simple - advanced

Paragraphs: for a new paragraph, use a blank line;

Line break: \\ or [[<<]]

-> to indent text, -< hanging text

Join line: \

Lists: * for bulleted, # for numbered, :term:definition for definition lists

Emphasis: ''italics''   '''bold'''   '''''bold italics'''''   @@monospaced@@

References: [[another page]], [[http://example.com/]], [[another page | link text]], [[#anchor]], [[#anchor | link text]]

Signatures: name: ~~~

Groups: [[Group/Page]] displays Page, [[Group.Page]] displays Group.Page, [[Group(.Page)]] displays Group, [[Group/]] links Group homepage

name and date: ~~~~

Separators: !!, !!! for headings, ---- for horizontal line

Prevent formatting: [=...=]

Other: [+big+]   [++bigger++]   [-small-]   [--smaller--]   '^superscript^'   '_subscript_'   {+inserted+}   {-deleted-}

Preformatted: [@...@] or >>pre<<...>><<

Preview Main.ThayCanhPage is unsaved

Trang luu niem ve Thay Pham Van Canh

Thầy Phạm Văn Cảnh

(Pháp danh: Minh Chiếu)

Sinh ngày: 18­ - 02 - 1951

Quê quán: Hải Dương==

Mất ngày : 03 - 09 - 2011 (Nhằm: 06 - 08 Tân Mão)

Hưởng thọ: 62 tuổi

Tại: BB14 Trường Sơn, P.15, Q.10, Tp.HCM


NHAN NGHIA, HIEU TRUNG, THIEN THU TAI

VO VAN, DOI DAO, NHAT NIEM TON


ĐI

(Phạm Trường Linh)

Đã đi - thì đã đi chưa?

Bến sông quằn quại, có chừa ai đâu

Đã đi từ buổi ban đầu

Đường quanh lối lạc, con hầu … nguyên sơ

Tuý sinh tử mộng từng giờ,

Chợt nghe tiếng mẹ bên bờ… trăm năm.

Đã đi - thì đã đi rồi,

Quay nhìn xóm cũ, lòng bồi hồi quên,

Đã qua xanh suốt một miền

Chướng duyên phiền não bên triền tử sinh

Tánh qua tâm dứt chửa đành

Ma ha Bát nhã... trời xanh yên bình...


Thơ trước mộ

Bố đã sống vững vàng như cổ thụ,

Lèo lái thuyền vượt bão táp phong ba,

Đến bến bình an, trọn vẹn tình nhà,

An giấc nhé, nghìn thu Bố nghỉ !


ĐIẾU VĂN

(Của Ông Huỳnh Thế Cuộc, Chủ tịch Hội đồng sáng lập, Bí thư Đảng ủy Trường Đại Học Ngoại Ngữ - Tin Học Tp.HCM)

Kính thưa: - Bà con cô bác và toàn thể họ hàng thân thuộc, - Gia đình Thạc sĩ Phạm Văn Cảnh,

Hôm nay, chúng ta tập hợp tại đây, với lòng tiếc thương vô hạn Thạc sĩ Phạm Văn Cảnh, Giám đốc Trung tâm Ngoại ngữ Trường Đại Học Ngoại ngữ - Tin học Tp.HCM

Thạc sĩ Phạm Văn Cảnh sinh ngày 18-02-1951 tại Hải Dương. Tốt nghiệp Đại học Văn khoa Sài Gòn hạng ưu năm 1973. Anh Cảnh đã bảo vệ xuất sắc luận án Thạc sĩ ngành Khoa học Lịch sử tại Viện Khoa học Xã hội Tp.HCM vào năm 1991.

Vốn yêu ngành giáo dục, gắn bó thiết tha với sự nghiệp trồng người, trước năm 1975, ThS. Phạm Văn Cảnh đã đứng lớp tại Viện Đại học Phương Nam (Sài Gòn) với tư cách nhà giáo. Từ sau giải phóng đến nay, ThS. Phạm Văn Cảnh từng là giáo viên trường Phan Sào Nam (Quận 3), sau đó, liên tiếp nhận lãnh trách nhiệm lãnh đạo Trung Tâm Điện toán – Anh ngữ Misha, Giám đốc Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học Sài Gòn, Giám đốc Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học Hùng Vương, Giám đốc Trung tâm Ngoại ngữ Đại Học Huflit. Ngoài thiên chức nhà giáo, ThS. Phạm Văn Cảnh còn là nhà nghiên cứu Phật học, được bầu vào Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam với tư cách là Ủy viên Ban chấp hành từ năm 2005 đến nay. Ngoài công tác đào tạo, ThS. Phạm Văn Cảnh cũng là nhà nghiên cứu được giới khoa học xã hội đánh giá cao. Nhiều bài nghiên cứu có giá trị của Thạc sĩ đã được đăng trên Tạp chí của Viện Khoa học xã hội, Nhà xuất bản Văn hóa Sài gòn, Nhà xuất bản Phương Đông, và Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Nhiều bài đã được giới khoa học đánh giá cao, như: Cấu trúc Việt trong gia đình – làng xã, Lệ làng, phép nươc – đặc trưng văn hóa Việt, Văn minh làng xã Việt Nam, Sáng mãi niềm tin Quảng Đức, Kỷ niệm không quên về Bồ tát Thích Quảng Đức… Cây bút sắc sảo giàu chất khoa học của ThS. Phạm Văn Cảnh được giới trí thức, nhất là trí thức khoa học xã hội đánh giá cao. Bút danh Trung Ngôn, Phạm Trường Linh được nhiều người ngưỡng mộ.

ThS. Phạm Văn Cảnh cũng là người mộ đạo. Ở Trường Cao Cấp Phật Học và Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, ai cũng quý trọng cư sĩ Minh Chiếu, một Phật tử có cái tâm thấm đậm, sâu sắc tình người.

Những năm gần đây, ai thường đi tập thể dục buổi sang tại công viên Lê Thị Riêng cũng gặp Võ sư Hồ Nam Long dạy võ cho nhiều lớp học trò, có nhiều độ tuổi khác nhau. Cái đáng quý nhất là Võ sư chỉ truyền các ngón tự vệ, nếu có tiến công chủ yếu cũng là để tự vệ. Không dùng võ để hại bất cứ ai! Lòng từ bi, bác ái của Võ sư Hồ Nam Long là như vậy. Từ khi về cộng tác với Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học Tp.HCM, ThS. Phạm Văn Cảnh đã mở gần một ngàn khóa học, tổ chức hàng trăm khóa thi CCQG., nhằm trang bị kiến thức ngoại ngữ cho các tầng lớp nhân dân trong thời mở cửa và hội nhập quốc tế. Đội ngũ giảng viên của Trung Tâm do ThS. Phạm Văn Cảnh chỉ đạo, tuyệt đại bộ phận là những người có năng lực về tiếng và cả phương pháp sư phạm. Bởi vậy, danh tiếng của Trung Tâm có ảnh hưởng sâu rộng ở nhiều tỉnh miền Đông, và các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Năm nào, khi tổ chức tổng kết, đông đảo giáo viên và cả các vị phụ trách chi nhánh ở các tỉnh cũng về dự với không khí lạc quan, phấn khởi. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi ai cũng ngậm ngùi khi biết tin ThS. Phạm Văn Cảnh ra đi đột ngột, nhiều người đã cầm lòng không đậu.

ThS. Phạm Văn Cảnh có vợ là chị Trần Thị Hồng Anh, người cộng tác đắc lực hiếm có trong quá trình xây dựng và phát triển Trung Tâm. Trong sự nghiệp của ThS. Phạm Văn Cảnh có phần đóng góp quan trọng của chị. Chị Cảnh cũng là nhà thơ, và ý nghĩa sâu sắc biết bao đối với bất cứ ai được đọc từng vần thơ giàu tính nhân văn lay động lòng người của nữ thi sĩ Vân Hà. Anh Cảnh có 3 người con hiếu thảo: 1 trai, 2 gái. Con trai của anh Cảnh: Phạm Quốc Trung đã được vinh danh tại Nhật với bằng Tiến sĩ. Cả chị và 3 con đều đau buồn khôn xiết về sự ra đi đột ngột của anh.

Hôm nay, tiễn ThS. Phạm Văn Cảnh về cõi vĩnh hằng, tất cả chúng ta, các đồng nghiệp, đồng chí, và họ hàng thân thiết chia buồn thống thiết với chị Cảnh và các cháu. Chúng ta hãy để 1 phút mặc niệm thương nhớ không nguôi người quá cố.


THÔI KỆ !

Tưởng nhớ hương linh anh Phạm văn Cảnh

Vây đó anh đi, thôi kệ một đời !

Con thuyền nhỏ vươn mình ra biển rộng ,

Còn dang dở bao chân trời viễn mộng ,

Thuyền xuôi gìong biền biệt giữa trùng khơi ,

Thôi kệ trăm năm , ai có hẹn giờ,

Ngày đi mất và anh không trở lại,

Gửi cho đất vô thường thân tứ đại

Trao về trời thăm thẳm vạn niềm mơ ,

Thôi kệ nhé anh, mọi việc rồi qua !

Những phiền muộn bây giờ tan trong khói,

Dẫu tâm sự còn bao điều chưa nói,

Bên kia bờ , thuyền đã thấy quê xa,

Nghe hiu hiu gió lạnh giữa hiên nhà

Thôi giã biệt bóng chiều nơi phù thế ,

Yết đế yết đế ba la tăng yết đế

Anh đã về đã tới tự hôm qua

Nguyên Cẩn ( 8 /9/ 2011)


KHÓC BỐ

Tưởng nhớ hương hồn Bố! Cầu mong Bố sớm siêu sanh miền Cực Lạc!

Bố ra đi quá bất ngờ

Để con ở lại ngẩn ngơ cõi lòng

Bố ơi, bố có biết không

Công ơn nuôi dưỡng những mong báo đền

Lời xưa nhớ mãi không quên

Tấm gương bố sống thảo hiền xưa nay

Hiếu trên, nhường dưới, thẳng ngay

Lo toan chu đáo, tròn đầy trước sau,

Con nguyền tiếp nối theo sau,

Giúp người, gieo hạt giống màu thiện chân

Quyết lòng báo đáp một phần

Công lao khó nhọc, mười ân sinh thành

Mong cho bố đặng siêu sanh

Về miền Cực lạc, an lành yên vui

Linh thiêng, bố hãy mĩm cười

A Di Đà Phật, Bố ơi… hướng về!

PQT


Thơ tiễn bác

Xả tang tiễn bác

Chốc lát đời người,

Cơn gió thoảng

Ảm đạm trời thu,

Suối lệ tràn

Nghẹn tiễn người về nơi tiên cảnh

Hững hờ ai bỏ lại thế gian?

(Phạm Đồng Nhân)


Một năm rồi anh nhỉ ?

Vậy đó một năm anh đi từ đấy

Thỏang như cơn gió nhẹ thổi qua đời

Buổi ra đi không nói kịp một lời

Mẹ ở lại cơn mơ nào có thấy ?

Mẹ vẫn gọi như hàng đêm vẫn đợi

Bóng anh về ,dõi mắt ngóng trông theo

Nhớ thương đầy trong ký ức nhăn nheo

Hình ảnh cũ mỗi ngày qua mỗi mới

Căn nhà rộng vang tiềng bầy con trẻ

Lúc quây quần vẫn nhắc đến cha xưa

Dáng ai ngồi trong nắng sớm chiều mưa

Nghe thấp thóang bước chân về - rất khẽ

Anh sải bước hiên ngang trong cõi mộng

Khi hiểu rồi câu “ Sắc tức thị không “

Hiểu mọi người lần lượt sẽ qua sông

Phận lữ khách phải lìa xa Bến Sống

Kể làm chi một năm hay một kiếp

Một làn hơi thôi nhé bước sang bờ

Chuyện tử sinh ai có thể hẹn giờ ?

Người ở lại mai về khi rũ nghiệp

Vây có chi mà buồn đau thê thiết

Vây có gì mà cay đắng bi thương

Anh đã đi , trong bóng nắng Vô Thường

Hòang hôn lặn chào bình minh giã biệt

Chúng ta đến và đi như ngọn gió

Níu làm sao dư ảnh với thời gian

Trót sinh ra , hoa phải có khi tàn

Anh cảm nhận hồn xanh trên ngọn cỏ

Thế là hết một năm rồi anh nhỉ ?

Ngày giỗ đầu xin thắp nén tâm hương …..

Nguyên cẩn ( 3/9/ 2012)


Lời lưu niệm của Vs Tịnh Mạc Phạm Thái Sơn (USA)

Nhận được tin rất trễ muộn trước sự ra đi của VS Hồ Nam Long ( Nhà giáo Phạm Văn Cảnh ), nên hôm nay tôi là Vs Tịnh Mạc Phạm Thái Sơn xin ghi lại những dòng lưu bút để kính viếng hương linh thầy.

Mặc dù chỉ là những gặp gỡ thường tình của những người luyện võ, nhưng phải nói tôi là kẻ cũng thọ ân thầy bởi những sự thân tình,những lần thầy ghé tới võ đường thăm hỏi, những tài liệu võ thuật mà thầy gửi tặng và sự hào hiệp quý giá khi thầy đồng ý tham gia ban cố vấn của CLB Võ Thuật & Thái Cực Quyền Q10 vào năm 1999. Cũng không thể không nhớ những ly sữa đậu nành nóng hổi mà thầy mời tôi sau khi luận bàn về võ thuật phái Vịnh Xuân tại CV Lê Thị Riêng cách nay mười mấy năm.

Dù thầy là một vs cố vấn của CLB, nhưng tôi chưa từng phiền thầy vì biết thầy rất bận rộn trong cương vị giám đốc trung tâm Anh ngữ, nhưng tôi biết rằng thầy sẽ sẵn lòng giúp đỡ một khi anh em làng võ cần đến.

Dưới đây là thủ bút chữ ký của thầy đồng ý làm một trong những cố vấn của CLB TCQ Q10

Xin thắp nén nhang từ hải ngoại để tưởng nhớ đến một bậc văn võ thạc học của Vn.

Xin thành tâm mà bái biệt cố Vs Hồ Nam Long!

End of preview — remember to saveTop


Page last modified on July 20, 2023, at 02:41 AM