PTL.HãyĐốiXửDễChịuHơnĐốiVớiNgườiHútThuốcLá History
Hide minor edits - Show changes to markup - Cancel
Hãy đối xử dễ chịu hơn đối với người hút thuốc lá
PHẠM VĂN CẢNH, MA., Chuyên viên Tâm lý
Tôi là một nhà giáo, cũng là một người ghiền thuốc lá, đó là những điều cần nói trước khi bày tỏ một vài ý nghĩ với bạn đọc gần xa.
Trong đợt vận động bỏ thuốc lá vừa qua tại thành phố, như một vài quốc gia đã áp dụng, tất nhiên có nhiều điều bổ ích... như vấn đề sức khoẻ, mầm mống gây ra bệnh, sinh thái... có lẽ bản thân những nguời ghiền thuốc chắc cũng không có gì phản đối. Điều đó trước đây trong các hội nghị khoa học, hoặc các buổi hội thảo về sức khoẻ,... người xưa và người ta đã đề cập nhiều rồi, không cần bàn đến nữa. Nhưng đứng từ góc độ con người, tôi thấy cũng nên nêu ra vài ý kiến gọi là góp chuyện với bạn đoc. Tất nhiên sự việc cũng không đến nỗi nghiêm trọng lắm, nhưng nếu được lắng nghe từ nhiều phiá thì điều gì cũng có thể giải quyết ổn thoả được. Trước hết là vấn đề tâm lý. Thực vậy, khi tiến hành một công việc gì dù quan trọng đến đâu cũng cần biết đến tâm lý của đối tượng. Một phong trào được phát động cần có người hưởng ứng, người tham gia...và cũng cần phải tính đến tính hiệu quả của công việc nữa.
Cũng vậy, đợt vận động hoàn toàn do những người không hút thuốc tham gia, biểu ngữ, bích chương, khẩu hiệu, hình ảnh, xe phóng thanh... việc vận động có khi xen lẫn cả không khí đả phá, bài bác những người hút thuốc làm cho người hút thuốc cảm thấy như có một thứ sai lầm tội lỗi nào đó mà mình đã phạm. Điều đó liệu có khiến cho những bạn ghiền bỏ thuốc lá hay không ? Tôi tin rằng hiệu quả việc làm đó không cao. Hãy xem lại số lượng xe thuốc lá, quầy thuốc lá, người phục vụ xã hội thuốc lá, cà phê, quán nhạc, nơi vui chơi công cộng... có giảm hay không ? Tại sao như thế ? Tại vì người hút thuốc (NHT) có cảm tưởng mọi người đang chống lại mình, đang trở thành đối tượng thù địch mình, trong khi bản thân những người ghiền thuốc lá cũng hiểu được cái hay cái dở trong thói quen dùng thuốc lá, nhưng có nhiều lý do họ chưa thể khắc phục thói quen đó, hoặc giả họ thấy chưa cần thiết lắm việc chấm dứt hút thuốc, vậy thôi. Không thể dùng biện pháp cưỡng ép, bó buộc, hoặc khống chế được. Vì bản thân nó không phải là tệ nạn xã hội, như mãi dâm, xì ke, ma tuý, trộm cắp... không là gánh nặng cho gia đình, xã hội, không làm cho xã hội vinh quang hơn hoặc tồi tệ đi vì những người hút thuốc ...
Đó là chưa kể một bộ phận lớn công dân nghiêm chỉnh, có công, có tài, đang nắm giữ những vai trò cần thiết và thậm chí quan trọng cho xã hội như nhà văn, nhà báo, nhà biên soạn, nghiên cưú, giáo sư, viện sĩ, nghệ sĩ... và nói chung là mọi ngành nghề, nơi nào cũng có những con người đang làm việc, đang cống hiến, đang xây dựng xã hội... chỉ khác là họ thích hút thuốc lá, thế thôi.
Điều đó có nghĩa là khẳng định thói quen đó không ăn chịu vào đạo đức, nhân cách và tài năng của NHT. Người hút thuốc vô tội trước pháp luật.
Còn nếu vì vấn đề sức khoẻ của người hút thuốc mà xã hội muốn can thiệp, giúp đỡ họ giảm và bỏ thói quen hút thuốc thì đó là vấn đề khác. Đó là cuộc đối thoại cần thiết và tế nhị, kiên trì và cả hai bên cùng hiểu biết lẫn nhau. NHT sẽ cảm thấy mình được quan tâm, hơn là bị lưu ý, làm đối tượng cho các chiến dịch.
Đây không phải là câu chuyện phiếm, nghe qua rồi bỏ, mà nó có ý nghĩa phơi bày ra một sự thật, một trạng thái ức chế tâm lý của ít ra là các bạn ghiền thuốc lá. Đơn giản và dễ hiểu thôi, nếu một người mẹ, một người vợ, một người tình,... dịu dàng nhắc nhở ta hạn chế hoặc thôi hút thuốc lá, ta có thể dễ dàng chấp nhận; còn nếu một ông tổ trưởng dân phố hoặc công an khu vực cấm ta hút thuốc thì dĩ nhiên ta không chấp nhận thế thôi.
Từ đó dẫn đến những hệ quả đáng tiếc, đi đến công sở, công chức bị cấm hút đã đành, mà thậm chí chúng ta là khách cũng nhiều khi bị cấm hút. Thật khó hiểu !
Vấn đề sinh thái hay mội trường ư ? Có đúng như vậy chăng ? Nào chất thải công nghiệp tràn lan trên cả điạ cầu, nào khói xe tải đen ngòm đường phố, bụi bặm mù trời đất, nạn phá hại cây rừng, hiệu ứng nhà kính...bao nhiêu chất độc phá thủng tầng ôzôn, dầu tràn lan trên mặt đại dương, huỷ hoại bải biển…. Huỷ hoại bao giống loài... không đáng sợ sao, không đáng báo động sao, lại đi đổ lổi cho khói thuốc lá ? Đổ lỗi như thế thực là chưa đủ sức thuyết phục.
Còn nữa, tại sao lại bênh vực NHT ? Đó là sự công bình trong cách cư xử. Các bạn hãy bình tâm nghĩ lại. Tại sao cả hành tinh này, mọi quốc gia và cả đất nước chúng ta đều kêu gọi thân ái, ưu ái, thông cảm, đồng tình, đồng đẳng… và cư xử tuyệt vời hơn nữa... với những người mắc bệnh AID, những người nhiễm HIV, rồi tổ chức giáo dục khắp nơi : không phân biệt đối xử, không thể lây dễ dàng đâu, hôn hít họ cũng chẳng sao... thế thì các bạn đã cư xử ra sao đối với người ghiền thuốc lá. ?
NHT cũng cảm thấy mình bị xúc phạm, cũng cảm thấy tủi thân khi phải bước vào một góc nào đó, khuất mọi người... để đốt lên một điếu thuốc, thả lên một làn khói, hoài niệm và tự thương thân mình sao lại thiệt thòi đến thế. Xưa kia, sau những cuộc tranh luận lợi hại của thuốc lá, các bác sĩ ghiền thuốc lá đem cả hình ảnh tuyệt vời của Thủ Tướng Churchill, nhà chính khách tài ba Anh quốc cả đời ghiền thuốc xì gà, chẳng bệnh tật gì cho đến khi chết già, được mọi người kính mến. Nước ta, có Nhà chính khách Hồ Chí Minh cũng ghiền thuốc lá Mỹ loại nhất, hút dài dài... nào có ai dám lên tiếng phê bình ? Lại còn có vẻ độc đáo nữa là khác.
Vậy đó, nếu không lên tiếng nhắc nhở chút đỉnh, thì e rằng lòng tử tế, muốn giúp đỡ người khác của qúi bạn đi quá lố, khéo trở thành lố lăng. Tôi chỉ muốn được yên thân, được tự mình suy nghĩ về thói quen tốn tiền của mình, rồi tôi sẽ quyết định sau. Nếu có gì hơi khó chiụ cho quí bạn hay chủ trương chung thì xin thưa cũng không ngoài mục đích tranh luận, bàn luận cho vui, cho có đối tác vậy thôi.