PTL.NhữngĐiểmKhácBiệtGiữaNhàBáoVàNhàVăn History
Show minor edits - Show changes to output - Cancel
Added lines 1-42:
!Những điểm khác biệt giữa nghề làm báo và nghề làm văn
''ThS. Phạm Văn Cảnh''
Làm báo và làm văn cùng là nghề cầm bút, cùng sống bằng ngòi bút. Những nhà văn nhà báo cùng được xếp chung vào hàng ngũ trí thức, kẻ sĩ của thời đại. Trong xã hội ta ngày trước, kẻ sĩ là một đẳng cấp cao trong xã hội :\\
Tước hữu ngũ sĩ cư kỳ liệt,\\
Dân hữu tứ sĩ vi chi tiên…\\
Trót sinh ra thì sĩ đã có tên,\\
Từ Chu Hán vốn sĩ này là quý…\\
(Nguyễn Công Trứ)\\
\\
Đó là tầng lớp mà nhà cầm quyền nào cũng phải xem trọng, vì ngoài việc tốn công phu đào tạo dài ngày,(tốn kém ngân sách nhà nước ,ngân sách gia đình, mỗi cá nhân…) còn là bộ mặt ngoại giao, chính trị… của một đất nước. Muốn biết chính sách hoặc tiềm năng một quốc gia như thế nào, người ta cũng quan tâm đến sự đãi ngộ hoặc việc sử dụng tầng lớp trí thức ra sao ? Mặc dù là một nhà lãnh đạo quân sự chiến lược, một ông vua có tầm nhìn lớn, làm nên kỳ tích Vạn lý trường thành … để lại cho đời sau chiêm ngưỡng, nhưng Tần Thuỷ Hoàng cũng không thể nào bôi xoá vết nhơ trong lịch sử tội ác lớn nhất “phần thư khanh nho” (đốt sách chôn học trò).Vụ Thiên An môn xảy ra tại Trung quốc 38 năm trước, tuy đã được nhà cầm quyền Trung quốc che chắn, bưng bít… và tìm mọi phương kế giải độc dư luận trong nước và quốc tế, nhưng cuối cùng trong di chúc của lãnh tụ Đặng Tiểu Bình cũng phải thú nhận …trong nhựng lúc tỉnh táo tôi thấy vụ Thiên An môn có cách giải quyết tốt hơn, bớt đổ máu hơn và tôi đã nhìn nhận sự thật, thì các đồng chí lão thành cũng nên có dũng khí…
Do đó vai trò của người trí thức hết sức quan trọng đối với xã hội, một phần của khuôn mặt bang giao quốc tế. Mặt khác, xã hội ta, từ xưa rất chuộng sự học , nó trở thành truyền thống, đạo thống của dân ta. Ngày xưa các cụ trọng sự học đến nỗi thấy tờ giấy có viết chữ (chữ nho), dặn con cháu không được buớc qua, bước qua là bất kính là không bao giờ học giỏi được… Mặc dù cũng có lúc đầu óc khôi hài của dân ta đã từng phản ứng nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ… Kẻ sĩ còn sống trong lòng người dân, cầm nắm thế đạo nhân tâm, là khuôn vàng thước ngọc của sự mẫu mực, là người âm thầm lãnh đạo cả một mặt trận văn hoá từ các tác phẩm lớn của nền văn chương bác học, đồng thời cũng là đồng tác giả các truyện khuyết danh, vô danh, văn chương bình dân… thẩm thấu trong mọi tầng lớp nhân dân. Trừ những người đã nổi tiếng, phần lớn họ là những chiến sĩ vô danh, sống âm thầm trong bóng tối, nhưng nuôi dưỡng cho dân chúng bao tình cảm cao đẹp, lòng yêu nước, ý chí quật cường, tinh thần cách mạng… Dù kẻ thù xâm lược lùng bắt gắt gao nhưng những vần thơ yêu nước đó vẫn được người dân cất giữ, trân trọng, kín đáo… để cho con cháu có ngày được đọc. Nhà văn ,nhà báo được được đánh giá cao cũng một phần bắt nguồn từ truyền thống đó.
Cùng viết về sự thật, cùng phải tôn trọng sự thật nhưng văn phong báo chí và tác phẩm văn chương có khác nhau :
Trước hết làm báo là phải bám sát sự kiện. Văn báo chí luôn phải ưu tiên nói tới sự kiện. Dù bài báo có thể giải thích một sự kiện hoặc đôi khi bày tỏ chính kiến trước sự kiện đó. Nhưng yêu cầu trước hết là phải phản ánh trung thực, chính xác sự kiện.
Bài báo phải có tính thời sự, phổ biến kịp thời mọi thông tin. Nhà văn cũng viết về thời sự, nhưng câu chuyện, chủ đề … có tính lâu dài hơn, thời sự chậm hơn, không cần bám sát sự kiện, chỉ cần nắm được cốt lõi của vấn đề, có thể hư cấu và giả thiết, để câu chuyện thêm phần hấp dẫn... để xây dựng bài của mình.
Kế đến là tính chất giáo dục, sư phạm. Nhà báo khi cầm bút đưa tin hoặc viết bài phải hình dung được phản ứng của người đọc, xem người đọc tiếp nhận bản tin, bài báo… như thế nào. Do vậy, nhà báo phải chọn một văn phong sáng sủa, dễ hiểu, từ ngữ sử dụng phải có tính giáo dục, phù hợp với khả năng tiếp nhận, thông suốt của người đọc đối với nội dung thông tin hoặc bài của mình.
Trường hợp này đối với nhà văn cũng có yêu cầu tính giáo dục, nhưng không bó buộc. Nhà văn có thể chọn bút pháp riêng, viết lạ hơn, hiểm hóc hơn, văn phong cầu kỳ hơn, có sắc thái riêng… cũng không sao vì độc giả mặc nhiên cho phép, vì tính cách viết văn cho phép.
Và đặc điểm thứ ba về văn phong báo chí là đặc trưng mà các nhà ngôn ngữ học gọi là chức năng “kiểm thông”(phatique). Đây là chức năng của những từ như “alô” khi nói chuyện điện thoại hay “ủa, vậy sao?” “ờ thì…” để duy trì mạch liên lạc với người đọc, để họ không bỏ rơi bài của ta khi đang đọc. Người ta thể hiện bằng nhiều cách đa dạng như đặt tít, chạy kiểu chữ ,… Nhưng nếu lạm dụng sẽ rơi vào các lỗi khó lường. Chúng ta có thể không tán thành với các tít giật gân chạy trên một tờ báo nọ của TP.HCM “ Bác sĩ, kỹ sư, thầy giáo lừa đảo bị truy tố”. Đọc nội dung bài báo thì ta hiểu có ba kẻ lừa đảo đã phạm tội và bị bắt. Nhung chúng ta vẫn cảm thấy xót xa, tự nghĩ nhà báo không nên viết như thế, có một điều rất bôi bác, tuỳ tiện… khi nhà báo không cân nhắc từ ngữ, không biết rằng trong đời sống xã hội thì ở đâu cũng có hiện tượng “con sâu làm rầu nồi canh”. Cách nay gần một tháng, lại có một bài báo khác viết “Ngày nào còn A,B,C thì còn mua bán bằng cấp”, thật là một lập luận ấu trĩ, vơ đũa cả nắm. Chương trình đào tạo tiếng Anh tại chức theo tiêu chuẩn A,B,C là một chương trình được thực hiện lâu dài, công phu của Bộ Giáo Dục. Việc lạm dụng quyền hành, làm sai là của cá nhân, của một nhóm người. Ai vi phạm thì pháp luật xử lý. Việc kiểm tra là của cả guồng máy giáo dục và hệ thống thanh tra. Kẻ nào làm sai cứ bắt tội và xử lý theo luật. Không được đánh đồng như thế. Biết bao đơn vị đào tạo đúng qui định của Bộ, công phu, đầy đủ thời gian ; tổ chức thi cử nghiêm túc, công minh … ta không có một lời khen ngợi, hay lưu tâm đến những người chiến sĩ vô danh, cao quí đó! Mà nay có vài cá nhân sai phạm, đã vội ầm ĩ lên án bằng những cái tít giật gân làm xôn xao dư luận khắp nơi, làm hoang mang cả thầy trò, khi nghe tin đề nghị xoá bỏ chương trình A,B,C. Thật vô tình khi kết luận võ đoán! Tính giáo dục của mỗi bài báo quan trọng như thế!
Nhà văn không xem nặng vấn đề “phatique”, mà chủ yếu là cốt truyện, diễn biến tâm lý, và mạch văn. Điều đó duy trì sự theo dõi say mê của độc giả, hơn là sự gây chú ý tức thời.
Điều đáng lưu ý nữa là tính khách quan cùa bài báo. Ta cũng nên phân biệt tính khách quan “hình thức” thường được thể hiện máy móc qua việc trích nguyên văn lời phát biểu hay trả lời phỏng vấn (trong ngoặc kép); để trình bày những quan điểm trái ngược nhau; đưa ra những sự kiện và con số thống kê, xem như những con số và sự kiện đó tự nói lên nội dung.
Tính khách quan mang tính “tổ chức” thường là những thông tin có nguôn gốc từ những giới chức thẩm quyền (thí dụ số người tham gia biểu tình theo số liệu của Sở cảnh sát…; số người nhiễm HIV. thì theo số liệu Sở Y Tế thành phố)… phương cách này cũng sắp xếp trật tự bài viết, cấu trúc bài để tách riêng phần những lời bình, những nhận định ra khỏi phần tường thuật các sự kiện.
Hoặc bài báo sử dụng các “lý lẽ thông thường” tức là sử dụng những ý kiến , nhận định đã có từ trước mà mọi người đều cho là đúng, tránh đưa những ý tưởng khác với ý tưởng của đa số dân chúng; ưu tiên đưa ra những ý mà ai ai cũng thấy là đúng, là hiển nhiên, không cần bàn cãi nữa … Ba tính cách này, nhà báo thường sử dụng để đảm bảo tính khách quan của bản tin.
Nhưng cũng có ý kiến cho rằng sở dĩ áp dụng phương pháp này bởi vì nhà báo né tránh những chỉ trích , những khiếu nại có thể xảy ra với bản tin.
Nhà văn không bị câu nệ bởi tính khách quan, thường chú trọng đến suy nghĩ chủ quan dựa trên lập luận riêng, đánh giá riêng; xoáy sâu vào những ngóc ngách khuất tất… của vấn đề nhưng cũng mang cùng mục đích thuyết phục người đọc công nhận và chia xẻ. Sự khác nhau ở chỗ nhà báo thì sử dụng phương pháp khách quan, nhà văn thì sử dụng phương pháp chủ quan.
Tính thời sự cùa bài báo: Do bị thúc bách về thời gian gấp rút (đối với nhật báo) thời gian nộp bài không quá vài tiếng đồng hồ , nên phòng viên thường không có thì giờ suy nghĩ nhiều đành phải dùng một số sự kiện đã xảy ra để giải thích cho sự kiện mới , hoặc chỉ dừng lại ở sự so sánh đơn giản mà thôi. Yêu cầu bản tin phải ngắn gọn (không quá vài trăm chữ) cũng là một áp lực đối với nhà báo không dám đi sâu vào phân tích, sợ dài dòng quá; đành chấp nhận lối giải thích chung chung lúc nào cũng đúng. Chính áp lực lúc nào cũng tỏ ra có tính khách quan, và đúng sự thật đôi khi cũng khiến nhà báo lập luận theo khuôn mòn lối cũ (mọi người dễ chấp nhận); các áp lực về thương mại nhằm báo bán chạy hoặc mở rộng thị phần… hoặc cả hai yêu cầu đều góp phần khiến bài báo ít có phân tích chiều sâu.
Tính thời sự của nhà văn mang tính lâu dài hơn. Cùng một vấn đề nóng bỏng của xã hội cần phải đề cập nhưng nhà văn không bị các áp lực kể trên mà chủ yếu là áp lực bức xúc tự trong lòng, cần phải viết ra do chính nhà văn suy nghĩ và nghiền ngẫm để xây dựng bài hoặc tác phẩm sao cho đạt hiệu quả truyền thông tốt nhất. Do đó văn có giá trị sẽ thẩm thấu sâu hơn bài báo.
Trên đây chỉ là những suy nghĩ mang tính hình thức mô tả sự khác biệt văn phong giữa nghề văn và nghề báo. Thực ra ranh giới này cũng khó phân biệt rạch ròi. Nhà văn cũng có lúc viết báo để bày tỏ bức xúc của mình trước điều chướng tai gai mắt; nhà báo cũng có lúc viết văn để trút bầu tâm sự u uất, day dứt bao lâu mà chưa nói được, cái hoài bão lớn trong lòng cần phải viết ra, để lại đời sau… Phân tích khái quát điểm khác biệt để hiểu tính cách mỗi thể loại có những yêu cầu khác nhau, để người cầm bút viết đúng phong cách sân chơi của mình, đáp ứng đúng yêu cầu về thể loại thế thôi.
''ThS. Phạm Văn Cảnh''
Làm báo và làm văn cùng là nghề cầm bút, cùng sống bằng ngòi bút. Những nhà văn nhà báo cùng được xếp chung vào hàng ngũ trí thức, kẻ sĩ của thời đại. Trong xã hội ta ngày trước, kẻ sĩ là một đẳng cấp cao trong xã hội :\\
Tước hữu ngũ sĩ cư kỳ liệt,\\
Dân hữu tứ sĩ vi chi tiên…\\
Trót sinh ra thì sĩ đã có tên,\\
Từ Chu Hán vốn sĩ này là quý…\\
(Nguyễn Công Trứ)\\
\\
Đó là tầng lớp mà nhà cầm quyền nào cũng phải xem trọng, vì ngoài việc tốn công phu đào tạo dài ngày,(tốn kém ngân sách nhà nước ,ngân sách gia đình, mỗi cá nhân…) còn là bộ mặt ngoại giao, chính trị… của một đất nước. Muốn biết chính sách hoặc tiềm năng một quốc gia như thế nào, người ta cũng quan tâm đến sự đãi ngộ hoặc việc sử dụng tầng lớp trí thức ra sao ? Mặc dù là một nhà lãnh đạo quân sự chiến lược, một ông vua có tầm nhìn lớn, làm nên kỳ tích Vạn lý trường thành … để lại cho đời sau chiêm ngưỡng, nhưng Tần Thuỷ Hoàng cũng không thể nào bôi xoá vết nhơ trong lịch sử tội ác lớn nhất “phần thư khanh nho” (đốt sách chôn học trò).Vụ Thiên An môn xảy ra tại Trung quốc 38 năm trước, tuy đã được nhà cầm quyền Trung quốc che chắn, bưng bít… và tìm mọi phương kế giải độc dư luận trong nước và quốc tế, nhưng cuối cùng trong di chúc của lãnh tụ Đặng Tiểu Bình cũng phải thú nhận …trong nhựng lúc tỉnh táo tôi thấy vụ Thiên An môn có cách giải quyết tốt hơn, bớt đổ máu hơn và tôi đã nhìn nhận sự thật, thì các đồng chí lão thành cũng nên có dũng khí…
Do đó vai trò của người trí thức hết sức quan trọng đối với xã hội, một phần của khuôn mặt bang giao quốc tế. Mặt khác, xã hội ta, từ xưa rất chuộng sự học , nó trở thành truyền thống, đạo thống của dân ta. Ngày xưa các cụ trọng sự học đến nỗi thấy tờ giấy có viết chữ (chữ nho), dặn con cháu không được buớc qua, bước qua là bất kính là không bao giờ học giỏi được… Mặc dù cũng có lúc đầu óc khôi hài của dân ta đã từng phản ứng nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ… Kẻ sĩ còn sống trong lòng người dân, cầm nắm thế đạo nhân tâm, là khuôn vàng thước ngọc của sự mẫu mực, là người âm thầm lãnh đạo cả một mặt trận văn hoá từ các tác phẩm lớn của nền văn chương bác học, đồng thời cũng là đồng tác giả các truyện khuyết danh, vô danh, văn chương bình dân… thẩm thấu trong mọi tầng lớp nhân dân. Trừ những người đã nổi tiếng, phần lớn họ là những chiến sĩ vô danh, sống âm thầm trong bóng tối, nhưng nuôi dưỡng cho dân chúng bao tình cảm cao đẹp, lòng yêu nước, ý chí quật cường, tinh thần cách mạng… Dù kẻ thù xâm lược lùng bắt gắt gao nhưng những vần thơ yêu nước đó vẫn được người dân cất giữ, trân trọng, kín đáo… để cho con cháu có ngày được đọc. Nhà văn ,nhà báo được được đánh giá cao cũng một phần bắt nguồn từ truyền thống đó.
Cùng viết về sự thật, cùng phải tôn trọng sự thật nhưng văn phong báo chí và tác phẩm văn chương có khác nhau :
Trước hết làm báo là phải bám sát sự kiện. Văn báo chí luôn phải ưu tiên nói tới sự kiện. Dù bài báo có thể giải thích một sự kiện hoặc đôi khi bày tỏ chính kiến trước sự kiện đó. Nhưng yêu cầu trước hết là phải phản ánh trung thực, chính xác sự kiện.
Bài báo phải có tính thời sự, phổ biến kịp thời mọi thông tin. Nhà văn cũng viết về thời sự, nhưng câu chuyện, chủ đề … có tính lâu dài hơn, thời sự chậm hơn, không cần bám sát sự kiện, chỉ cần nắm được cốt lõi của vấn đề, có thể hư cấu và giả thiết, để câu chuyện thêm phần hấp dẫn... để xây dựng bài của mình.
Kế đến là tính chất giáo dục, sư phạm. Nhà báo khi cầm bút đưa tin hoặc viết bài phải hình dung được phản ứng của người đọc, xem người đọc tiếp nhận bản tin, bài báo… như thế nào. Do vậy, nhà báo phải chọn một văn phong sáng sủa, dễ hiểu, từ ngữ sử dụng phải có tính giáo dục, phù hợp với khả năng tiếp nhận, thông suốt của người đọc đối với nội dung thông tin hoặc bài của mình.
Trường hợp này đối với nhà văn cũng có yêu cầu tính giáo dục, nhưng không bó buộc. Nhà văn có thể chọn bút pháp riêng, viết lạ hơn, hiểm hóc hơn, văn phong cầu kỳ hơn, có sắc thái riêng… cũng không sao vì độc giả mặc nhiên cho phép, vì tính cách viết văn cho phép.
Và đặc điểm thứ ba về văn phong báo chí là đặc trưng mà các nhà ngôn ngữ học gọi là chức năng “kiểm thông”(phatique). Đây là chức năng của những từ như “alô” khi nói chuyện điện thoại hay “ủa, vậy sao?” “ờ thì…” để duy trì mạch liên lạc với người đọc, để họ không bỏ rơi bài của ta khi đang đọc. Người ta thể hiện bằng nhiều cách đa dạng như đặt tít, chạy kiểu chữ ,… Nhưng nếu lạm dụng sẽ rơi vào các lỗi khó lường. Chúng ta có thể không tán thành với các tít giật gân chạy trên một tờ báo nọ của TP.HCM “ Bác sĩ, kỹ sư, thầy giáo lừa đảo bị truy tố”. Đọc nội dung bài báo thì ta hiểu có ba kẻ lừa đảo đã phạm tội và bị bắt. Nhung chúng ta vẫn cảm thấy xót xa, tự nghĩ nhà báo không nên viết như thế, có một điều rất bôi bác, tuỳ tiện… khi nhà báo không cân nhắc từ ngữ, không biết rằng trong đời sống xã hội thì ở đâu cũng có hiện tượng “con sâu làm rầu nồi canh”. Cách nay gần một tháng, lại có một bài báo khác viết “Ngày nào còn A,B,C thì còn mua bán bằng cấp”, thật là một lập luận ấu trĩ, vơ đũa cả nắm. Chương trình đào tạo tiếng Anh tại chức theo tiêu chuẩn A,B,C là một chương trình được thực hiện lâu dài, công phu của Bộ Giáo Dục. Việc lạm dụng quyền hành, làm sai là của cá nhân, của một nhóm người. Ai vi phạm thì pháp luật xử lý. Việc kiểm tra là của cả guồng máy giáo dục và hệ thống thanh tra. Kẻ nào làm sai cứ bắt tội và xử lý theo luật. Không được đánh đồng như thế. Biết bao đơn vị đào tạo đúng qui định của Bộ, công phu, đầy đủ thời gian ; tổ chức thi cử nghiêm túc, công minh … ta không có một lời khen ngợi, hay lưu tâm đến những người chiến sĩ vô danh, cao quí đó! Mà nay có vài cá nhân sai phạm, đã vội ầm ĩ lên án bằng những cái tít giật gân làm xôn xao dư luận khắp nơi, làm hoang mang cả thầy trò, khi nghe tin đề nghị xoá bỏ chương trình A,B,C. Thật vô tình khi kết luận võ đoán! Tính giáo dục của mỗi bài báo quan trọng như thế!
Nhà văn không xem nặng vấn đề “phatique”, mà chủ yếu là cốt truyện, diễn biến tâm lý, và mạch văn. Điều đó duy trì sự theo dõi say mê của độc giả, hơn là sự gây chú ý tức thời.
Điều đáng lưu ý nữa là tính khách quan cùa bài báo. Ta cũng nên phân biệt tính khách quan “hình thức” thường được thể hiện máy móc qua việc trích nguyên văn lời phát biểu hay trả lời phỏng vấn (trong ngoặc kép); để trình bày những quan điểm trái ngược nhau; đưa ra những sự kiện và con số thống kê, xem như những con số và sự kiện đó tự nói lên nội dung.
Tính khách quan mang tính “tổ chức” thường là những thông tin có nguôn gốc từ những giới chức thẩm quyền (thí dụ số người tham gia biểu tình theo số liệu của Sở cảnh sát…; số người nhiễm HIV. thì theo số liệu Sở Y Tế thành phố)… phương cách này cũng sắp xếp trật tự bài viết, cấu trúc bài để tách riêng phần những lời bình, những nhận định ra khỏi phần tường thuật các sự kiện.
Hoặc bài báo sử dụng các “lý lẽ thông thường” tức là sử dụng những ý kiến , nhận định đã có từ trước mà mọi người đều cho là đúng, tránh đưa những ý tưởng khác với ý tưởng của đa số dân chúng; ưu tiên đưa ra những ý mà ai ai cũng thấy là đúng, là hiển nhiên, không cần bàn cãi nữa … Ba tính cách này, nhà báo thường sử dụng để đảm bảo tính khách quan của bản tin.
Nhưng cũng có ý kiến cho rằng sở dĩ áp dụng phương pháp này bởi vì nhà báo né tránh những chỉ trích , những khiếu nại có thể xảy ra với bản tin.
Nhà văn không bị câu nệ bởi tính khách quan, thường chú trọng đến suy nghĩ chủ quan dựa trên lập luận riêng, đánh giá riêng; xoáy sâu vào những ngóc ngách khuất tất… của vấn đề nhưng cũng mang cùng mục đích thuyết phục người đọc công nhận và chia xẻ. Sự khác nhau ở chỗ nhà báo thì sử dụng phương pháp khách quan, nhà văn thì sử dụng phương pháp chủ quan.
Tính thời sự cùa bài báo: Do bị thúc bách về thời gian gấp rút (đối với nhật báo) thời gian nộp bài không quá vài tiếng đồng hồ , nên phòng viên thường không có thì giờ suy nghĩ nhiều đành phải dùng một số sự kiện đã xảy ra để giải thích cho sự kiện mới , hoặc chỉ dừng lại ở sự so sánh đơn giản mà thôi. Yêu cầu bản tin phải ngắn gọn (không quá vài trăm chữ) cũng là một áp lực đối với nhà báo không dám đi sâu vào phân tích, sợ dài dòng quá; đành chấp nhận lối giải thích chung chung lúc nào cũng đúng. Chính áp lực lúc nào cũng tỏ ra có tính khách quan, và đúng sự thật đôi khi cũng khiến nhà báo lập luận theo khuôn mòn lối cũ (mọi người dễ chấp nhận); các áp lực về thương mại nhằm báo bán chạy hoặc mở rộng thị phần… hoặc cả hai yêu cầu đều góp phần khiến bài báo ít có phân tích chiều sâu.
Tính thời sự của nhà văn mang tính lâu dài hơn. Cùng một vấn đề nóng bỏng của xã hội cần phải đề cập nhưng nhà văn không bị các áp lực kể trên mà chủ yếu là áp lực bức xúc tự trong lòng, cần phải viết ra do chính nhà văn suy nghĩ và nghiền ngẫm để xây dựng bài hoặc tác phẩm sao cho đạt hiệu quả truyền thông tốt nhất. Do đó văn có giá trị sẽ thẩm thấu sâu hơn bài báo.
Trên đây chỉ là những suy nghĩ mang tính hình thức mô tả sự khác biệt văn phong giữa nghề văn và nghề báo. Thực ra ranh giới này cũng khó phân biệt rạch ròi. Nhà văn cũng có lúc viết báo để bày tỏ bức xúc của mình trước điều chướng tai gai mắt; nhà báo cũng có lúc viết văn để trút bầu tâm sự u uất, day dứt bao lâu mà chưa nói được, cái hoài bão lớn trong lòng cần phải viết ra, để lại đời sau… Phân tích khái quát điểm khác biệt để hiểu tính cách mỗi thể loại có những yêu cầu khác nhau, để người cầm bút viết đúng phong cách sân chơi của mình, đáp ứng đúng yêu cầu về thể loại thế thôi.