Những Kỷ Niệm Không Quên Về Bồ Tát Thích Quảng Đức

ThS. Phạm Văn Cảnh

“Có những phút làm nên lịch sử,
Có cái chết hoá thành bất tử,
Có những lời hơn mọi bài ca,
Có con người như chân lý sinh ra…”

Nhà thơ Tố Hữu đã viết những dòng thơ nay để ca ngợi con người liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi, nhưng riêng tác giả lại muốn muợn những lời thơ này để nhận định và tán thán công đức Bồ Tát Thích Quảng Đức, người đã trọn đời âm thầm hoằng dương chánh pháp, từ các tỉnh miền Nam Trung bộ vào các tỉnh miềnNam, qua cả đến cambodia, Lào và Myanmar, Miến điện… để tu học và hoằng pháp độ sanh.

Đời Ngài là một tấm gương mẫu mực về đạo hạnh, đi tu từ năm lên 7, theo khổ hạnh đầu đà (khất thực), âm thầm xây dựng và trùng tu 31 ngôi chùa: 14 ngôi chùa ở miền Trung và 17 ngôi chùa ở miền Nam.

Nhưng tấm gương phi thường củaa Ngài chỉ xuất hiện vụt lên dữ dội, trong những phút giây lịch sử, trong cuộc đấu tranh sống còn của Phật giáo năm 1963, như đứng vụt dậy từ lòng đất, trong hình ảnh một vị bồ tát từng đại dũng xuất ở phẩm thứ 15 của Kinh Pháp Hoa đã nói.

Cái hết của Ngài như làn sóng điện lan truyền khắp năm châu, hình ảnh của Ngài được đăng tải trên hầu hết các báo ở Âu Mỹ, nhiều bình luận gia đã xem sự hy sinh của Ngài như tiếng chuông báo tử cho chế độ nhà Ngô. Từ đó dẫn đến cuộc lật đổ chế độ bạo quyền, kỳ thị tôn giáo… các tướng lãnh Sài Gòn (1/11/1963), chấm dứt một màu pháp nạn của Phật Giáo Việt Nam.

Hình ảnh của Ngài ngày nay là biểu tượng cho tinh thần vô uý, cho sức mạnh đấu tranh Phật giáo, tô thắm thêm nét son vào trang sử đẹp của đạo Phật và dân tộc Việt Nam.

Mục lục:

  • Lời nói đầu
  • Tiểu sử Bồ tát Quảng Đức
  • Công đức xây dựng và trùng tu 14 ngôi chùa
  • Lời tâm huyết của Người
  • Di bút của HT. Thích Quảng Đức
  • Niên biểu của Bồ tát Quảng Đức
  • Thế giới nhìn về Người
  • Ngày tháng và sự kiện
  • Những lời châu ngọc
  • Trái tim vì sao không cháy
  • Trái tim hiện nay ở đâu?


Page last modified on June 07, 2015, at 06:29 AM