PTL.VănNghệCảiLương-TâmTìnhNgườiNamBộ History
Show minor edits - Show changes to markup - Cancel
Văn nghệ Cải Lương, tâm tình người Nam bộ
ThS. Phạm Văn Cảnh
Cải lương đến vơí chúng ta từ lúc nào không biết, thực sự không biết. Nhưng nếu bạn được sống ở miền Nam, dù lớn lên ở nông thôn , xóm ngõ hay thành thị, chúng ta đều âm thầm và mặc nhiên tiếp nhận được một sắc thái văn hoá rất Nam bộ, rất dung dị tự nhiên : yêu ghét lộ ra mặt, thích thì chơi, làm thân với nhau; không thích thì thôi, thấy ghét không dòm mặt; không oán thù sâu kết, không thù dai, nến cần thì đánh lộn, nhưng cũng rất dễ làm hoà, ít có cảnh âm thầm làm hại người khác, vu oan giá họa, thâm hiểm sâu cay và độc địa … Ít khi thấy lắm; hàng xóm, lối xóm với nhau cũng có thể thân thiết như người làng, người trong họ. Câu tục ngữ “bán anh em xa mua láng giềng gần” rất phù hợp với tâm tình Nam bộ.
Có lẽ từ rất lâu, từ khi di cư vào Nam, năm sau hiệp định Genève, sống trong xóm lao động miền Nam, đi học và lớn lên trong tiếng ca ầu ơ dí dầu, tiếng võng buổi trưa”Ví dầu cầu ván đóng đinh, cầu tre lắc lẻo gập gình khó đi, khó đi mượn chén ăn cơm, mượn ly uống rượu mượn đờn kéo chơi” hoặc “khó đi mẹ dắt con đi, con đi trường học, mẹ đi trường đời”… Những điệu hò và văn vần, thơ và dân ca Nam bộ, cổ nhạc, tân nhạc và hát bộ … là những giòng suối nguồn văn nghệ dân gian đã được tiếp nhận thâu hoá rỉ rả qua bao năm tháng, đã ăn sâu vào tiềm thức, tâm tình con người miền Nam, đến khi nó hiện lên bề mặt ý thức thì môn cải lương ra đời đã trở nên một khúc nhạc tâm tình, khúc nhạc đồng quê vang vọng suốt nông thôn thành thị. Nó giúp con người dễ dàng bày tỏ tâm tình, phơi bày những uẩn khúc … bằng sự tổng hợp các thể cách : khi nói, khi hát, khi ngâm thơ, khi đúc kết thành 6 câu vọng cổ, khi pha trộn giữa hồ quảng và tân nhạc… Chính vì tính cách như thế nên được gọi là cải lương. (Có cải tiến, cách điệu, có tân cổ giao duyên…)
Điều thú vị là nó rất phù hợp với tâm tình ngưởi dân Nam bộ, nên được khá nhiều người ca hát, thanh niên nông thôn mà không biết cải lương thì không phải thanh niên nông thôn. Thanh niên thành phố theo cái học hiện đại, mê tân nhạc ngày nay :Rock Raph, Disco…, có chút mặc cảm sợ mang tiếng quê mùa nếu hát cải lương, nhưng thực ra trong thâm tâm, họ cũng sẵn lòng thưởng thức khi có người hát cho nghe, và nếu ở một mình họ cũng sẵn sàng tập hát một vài câu quen thuộc. Trong ký túc xá SV., trong sinh hoạt văn nghệ đó đây, luôn văng vẳng những khúc” Tình cô bán chiếu” “Võ Đông Sơ, Bạch thu Hà” hoặc Thái Hậu Dương Vân Nga, tiếng trống Mê Linh với những đoạn tình sử đứt ruột do các nghệ sĩ Thanh Nga, Thanh Sang đã tùng hát và đã nhiều người bắt chước. Cải lương thực sự có sức đi sâu và cảm hoá mọi người, cả những người đến từ những nền văn hoá khác (nước ngoài), những miền khác như Trung bộ hay Bắc bộ. Lòng yêu thích khiến nhiều nghệ sĩ cũng thành lập những đoàn cải lương theo âm điệu hát của miền Nam, dù thỉnh thoảng ta vẫn còn nghe thấy chút sắc thái âm thanh của nghệ sĩ miền Trung hay Bắc.(ta thường gọi là cải lương Bắc…)
Cải lương sau một thời gian dài, đất nước chiến tranh, bị chao đảo trước buổi giao thời đầy biến động, nay đã được phục hồi. Các sân khấu cải lương trên truyền hình và trên các rạp bắt đầu hoạt động lại vui hơn, nhiều người ủng hộ hơn. Nhưng trong lòng tôi vẫn còn những băn khoăn, ray rứt, vì “cô em gái nhà quê” này vẫn chưa yên bề gia thất, cô em ấy đã lớn lên trong sóng gió, bụi bặm, đã tiếp thu, chấp nhận tiêu hoá bao nhiêu thứ bác tạp lạ lẫm trên đời từ : điệu hò tiếng hát, khúc cổ nhạc xa xưa, điệu dân ca, điệu lý, khúc văn vần khúc thơ, hát bộ và tân nhạc … đã tập đại thành nên sắc màu lấp lánh cho cô gái cải lương, thì một lần nữa cái tinh thần thâu tóm, tiếp nhận, dung hoá và sáng tạo của dân tộc ta nói chung, của miền Nam nói riêng trong bộ môn cải lương lại phải tiếp tục cuộc hành trình văn hoá : thâu tóm, tiếp nhận, dung hoá và sáng tạo trong hoàn cảnh văn học nghệ thuật mới nữa, hiện đại hơn để môn cải lương mãi mãi là khúc nhạc đồng quê đại biểu cho tâm tình Nam bộ.