VH.CâuChuyệnNghiệpBáo History
Show minor edits - Show changes to output - Cancel
Added lines 1-99:
!CÂU CHUYỆN NGHIỆP BÁO
Không hiểu sao, dạo nầy Lâm bỗng dưng lầm lầm lì lì không nói chuyện huyên thuyên như trước nữa. Nó đột nhiên hay cau có như muốn gây sự với bất cứ ai đến gần hỏi han nó. Nó cũng không buồn ăn hay tắm rửa, mỗi lần má nó nhắc nó đi tắm đi là nó gây sự rồi bỏ ra đầu ngỏ ngồi đến chặp tối mới trở vào nhà. Người ngợm dơ bẩn nhưng nó chẳng quan tâm chải chuốt như trước nữa. Nó dường như trở thành một người khác hẳn, dạo trước nó rất diện, tuy không đẹp hơn ai nhưng nó luôn chăm chút đầu tóc rất kỹ. Nó hay buột tóc đuôi gà rồi cài một cái bông thật to lên trên trông cũng hay hay. Trong xóm, mỗi lần gặp nó, bọn con trai hay hát ghẹo: Kìa, cô bé, có mái tóc đuôi gà…,để được nó nguýt cho một cái rồi cả bọn cười ré lên thích thú bàn tán lung tung về nó…vậy đó, mà bây giờ gặp nó ai cũng ngạc nhiên không hiểu sao nó hoàn toàn thay đổi đến như vậy . Có người bảo con bé bị điên rồi, chắc là trong giòng họ nhà nó có gien của người điên nên bây giờ mới phát…Năm nay, nó cũng đã mười bảy tuổi rồi, cái tuổi được coi là đẹp nhất, vậy mà nó phát điên, nghĩ thật tội nghiệp cho nó.Má tôi với má nó cũng có chút bà con xa, nên má tôi cũng thương yêu nó không khác gì chúng tôi. Má tôi gặp ai cũng kể về tình trạng bệnh tật của nó để may ra gặp đúng thầy, đúng thuốc chữa cho con bé khỏi căn bệnh quái ác kia. Dạo trước, nó ở dưới nhà quê, từ nhỏ tới lớn chỉ biết đi học ở trường làng mà trường thì cách nhà hai quãng đường khá xa, ngang một nghĩa địa và phải qua một giòng sông không có cầu bắt qua, chỉ có một con đò nhỏ của ông lão chèo đò hàng ngày kiếm sống bằng cách đưa dùm mọi người qua sông…từ ngày nó phát điên, không chịu đi học nữa, má nó tìm cách đưa nó lên thành phố để chữa bệnh, và thế là hai mẹ con tá túc ở nhà tôi.
Lúc đầu, bác sĩ cho điều trị ngoại trú, cứ mỗi đầu tuần là hai mẹ con vào bệnh viện tâm thần Chợ Qúan để chạy điện, lấy thuốc điều trị rồi trở về nhà tôi tạm trú.Hơn nữa năm trời, bệnh cũng không thuyên gỉam chút nào mà càng lúc càng tăng. Lâm trở nên hung dữ, hay phá phách lúc về đêm nhiều hơn. Các em tôi rất sợ, chiều đến là chúng rút hết lên lầu không dám ở cạnh chị Lâm nữa. Chỉ còn tôi thỉnh thoảng trông chừng không để chuyện đáng tiếc xãy ra. Tôi dấu hết mọi thứ đồ vật có thể gây nguy hiểm như dao, kéo, kềm, búa….v.v…vì lúc lên cơn Lâm bất kể cả người thân….má Lâm không chịu đựng nổi nên bỏ về quê và thay vào đó là người cha quê mùa, mộc mạc lúc nào cũng đi chân đất lên ở lâu dài để chăm con.
Một năm sau, má tôi khuyên chú nên đưa Lâm vào nhập viện để tập thể bác sĩ, y tá ở trong bệnh viện chăm sóc cho Lâm sẽ hiệu quả hơn. Thế là Lâm vào ở hẳn trong bệnh viện tâm thần Chợ Qúan. Mỗi ngày có Ba vào thăm, nuôi. Thỉnh thoảng, má Lâm mới lên thay cho Ba về quê coi sóc ruộng vườn ít bửa, rồi lại trở lên Sài Gòn nuôi con gái. Chiều thứ bảy, má tôi cũng thường bảo chú ấy đưa Lâm về nhà chơi cho khuây khoã và cũng để theo dõi xem bệnh tình của Lâm tiến triễn có tốt không? Thế nhưng, mọi cố gắng của người cha gần như vô vọng. Chẳng những Lâm không thuyên giảm mà còn có vẽ như nặng hơn…mỗi lần về nhà, Lâm chẳng nói chẳng rằng, cứ ngồi im thin thít ở trong một xó tối. Cặp mắt lạc thần cứ nhìn trừng trừng vào khoảng không trước mặt như đang phải đối diện với một ai đó. Thỉnh thoảng buông một tràng cười man dại… má tôi dỗ dành cách nào cũng không chịu nói chuyện hay ăn uống chi cả. Riết rồi má tôi và ba Lâm cũng quyết định để mặc cho cô gái với số phận không may đó. Ba Lâm chuyển cho con gái lên Biên Hòa và ở luôn trong bệnh viện cho tiện việc điều trị, rồi ông về Cần Thơ và không lên nữa. Má tôi, thỉnh thoảng có nhớ đến cô cháu tội nghiệp lại nấu nướng các món ăn ngon rồi sai tôi đi thăm nuôi…mỗi lần như thế, tôi sợ muốn chết nhưng không dám cải cũng vì tội nghiệp và thương cho số phận không may của Lâm.
Sáng nay, má tôi sắp sẳn đồ ăn, thức uống cho Lâm, bảo tôi đi sớm rồi về sớm cho kịp chuyến xe buýt buổi chiều. Tôi đến nơi hãy còn sớm lắm, mọi người trong bệnh viện còn đang tập thể dục ngoài sân. Không khó chút nào, tôi tìm thấy Lâm đang đứng thơ thẩn ở một góc sân cỏ. Lâm vẫn còn nhận ra tôi, cô gái cười nói tíu tít:
– Trời ơi ! chị Sáu, em mừng quá, em cứ tưởng hôm nay chị không lên, ba má em có lên thăm em không ?
Tôi an ủi :
–Đừng buồn, Lâm, chắc chú thím bận công việc ở quê nên không lên được, má chị bảo cứ để ở trên nầy gia đình chị chăm sóc cho em cũng được. Bao giờ ở dưới rảnh rỗi sẽ thu xếp để lên thăm em mà…
–Em biết rồi…chắc là ba má thấy em điên khùng nên không thương nữa, bỏ rơi luôn…
Nói xong, cô gái ôm lấy tay tôi, khóc òa như đứa trẻ con. Tôi cũng cuống quít, dỗ dành:
– Thôi nào, đừng khóc nữa, giống con nít quá, người ta cười Lâm kìa…
Lâm ngồi bệch xuống gốc cây cạnh đấy, nước mắt vẫn chan hòa nhưng không khóc lớn tiếng nữa. Tôi dở gào mên thức ăn ra, bảo Lâm :
– Thôi, đói chưa ? ăn chút gì đi nhé, hôm nay má chị làm thức ăn ngon lắm đó…
– Em không muốn ăn đâu, em chỉ muốn về nhà thôi, chị nhắn dùm ba má lên rước em về đi…
– Ờ, để từ từ rồi chị nhắn cho, nhưng em phải ngoan, uống thuốc đều đặn, nghe lời bác sĩ một thời gian, khi nào bác sĩ cho phép ba má mới lên đây rước em về được….
–Em hết điên rồi mà chị… không tin, chị vào hỏi bác sĩ thử xem…
– Chị tin chứ, nhưng phải ở lại dưỡng bệnh một thời gian nữa mới chắc ăn, bác sĩ nói vậy mà…
– Chị chưa gặp bác sĩ, sao chị biết ?
Tôi cười trừ :
– Ờ…chị có người bạn cũng bệnh giống em vậy đó, nhưng giờ chị ấy hết bệnh rồi, đã được ba má đón về rồi. Em ráng ở trong nầy thêm một thời gian nữa thôi rồi chú, thím sẽ lên đón em về dưới mà….
– Em mong từng ngày để được về lại dưới quê, ở trên đây em thấy khó chịu quá…tại sao ba má không để em ở dưới cũng được, không phải tốn tiền đi xe đò, không phải tốn tiền nằm bệnh viện? Chị nhắn ba má lên rước em về đi, em hết chịu nổi rồi…
Nói xong, Lâm lại khóc nức nở, không chịu ăn. Tôi thương Lâm vô cùng nhưng không làm sao giúp được cô gái. Tôi chỉ biết dỗ dành Lâm như một đứa trẻ con :
– Thôi nào, nín đi, đừng khóc nữa, không chị về liền cho xem, chị lên thăm thì phải vui lên chứ, khóc hoài chị không dám lên nữa à…
Bấy giờ Lâm mới cuống qúit ;
– Đừng…chị đừng về…đừng bỏ em một mình trong đây nữa…em sợ lắm, mấy người đó dữ lắm…họ muốn giết em chết đó…họ cứ trói tay chân em lại hoài, rồi họ còn cho điện giựt em nữa, chị ơi…nói ba má rước em về lẹ lẹ lên nha, em sợ ở trong nầy lắm rồi…
Tôi trấn an :
– Ờ …để chị nhắn chú thím lên gấp đón em, bây giờ thì ăn đi để chị còn về cho kịp chuyến xe buýt…
Nhìn cô gái ngoan ngoãn ăn cơm, tôi thấy xót xa trong lòng làm sao. Lâm bây giờ không giống như Lâm trước kia tôi biết. Trước kia, Lâm xinh đẹp, yêu đời, lanh lợi bao nhiêu thì bây giờ tàn tạ như đóa hoa buổi chiều, Lâm héo hắt, ngơ ngác, đôi mắt lạc thần nhìn vào khoảng hư vô như đang đối diện với một ai đó vô hình…người ngợm dơ bẩn vì không chịu tắm. Riết rồi, cáu bẩn bám đầy không còn ra dáng một cô gái nũa, lúc nào đầu tóc cũng bù xù, rối bời như mớ bòng bong…chỉ có khi nói chuyện với tôi là có vẻ tỉnh táo đôi chút, có lẽ do nhớ nhà, nhớ cuộc sống tự do, nhớ những kỹ niệm với bạn bè dưới quê cùng bắt cua, bắt ốc bên nhau lúc nhỏ nên Lâm không thể chịu được cuộc sống bẩn chật nơi cái bệnh viện tâm thần nầy. Chung quanh chẳng có một ai thân quen, chỉ toàn là những người cùng bệnh như nhau. Nhìn họ, tôi thấy là Lâm hãy còn bình thường lắm vì còn nhìn ra người quen, người thân, còn biết nhớ nhà, nhớ cha mẹ, nhớ những người bạn ở cùng quê… còn họ, những người bạn trong bệnh viện tâm thần nầy của Lâm, chẳng còn ra con người nữa. Họ đi thơ thẩn khắp nơi, người thì ca hát cuồng loạn, người thì khóc la thảm thiết, người thì xé quần, xé áo, trần truồng đi lang thang như người mộng du, có người còn đánh đấm, cắn nhau đến nổi bác sĩ phải nhốt họ riêng một phòng. Họ không còn nhìn ra người thân của họ nữa. Những con người khác lạ hoàn tòan, dường như là không còn dính dáng gì với thế giới loài người nữa. Họ sinh hoạt trong cái thế giới hoang tưởng của họ, một thế giới rất riêng của những người bị bệnh tâm thần với nhau. Họ không hề sợ bất cứ điều gì, bất cứ ai. Bác sĩ, y tá, bác bảo vệ…và cả những người thân của họ. Bỏ họ ở lại bệnh viện luôn hay đón họ về với gia đình cũng thế thôi. Họ không còn phân biệt nổi đang ở nhà hay đang ở bệnh viện tâm thần nữa. Họ chẳng buồn ăn uống, người gầy rộc chỉ còn da bọc xương , nước da xanh rớt như người chết, nói năng lảm nhảm, đôi mắt ngơ ngáo, nhìn vào cõi riêng của họ, thậm chí, có người thân ở kế bên, họ cũng không còn nhận biết nữa. Còn Lâm thì không thế, Lâm hãy còn nhận biết mình đang bị mọi người thân bỏ rơi dần dần, còn thấy nhớ nhà, nhớ cha, nhớ mẹ, nhớ người thân ở dưới quê lâu rồi không gặp mặt. Những lúc tỉnh táo bất chợt như thế Lâm chỉ biết khóc mà thôi. Lâm rất sợ bị bác sĩ và các cô y tá la rầy. Có lẽ trong số bệnh nhân tâm thần ở đây chỉ có Lâm là ngoan nhất. Lâm vừa ăn vừa năn nỉ tôi:
– Chị Sáu nhớ nhắn ba má dùm em nha, em hết bệnh rồi, không tin chút nữa chị hỏi bác sĩ coi…
–Ờ…để rồi chị nhắn dùm cho, ráng ở đây uống thuốc thêm ít hôm cho khoẽ hẵn đã, không thôi về dưới bệnh lại, mất công trở lên bác sĩ không nhận đâu…
Tôi cứ hứa bừa như thế cho cô gái yên tâm mà trong lòng tôi thừa biết cả nhà Lâm gần như tuyệt vọng hoàn toàn. Đã hơn nữa năm trôi qua, ba má Lâm gần như bỏ hẳn không lên thăm con nữa, một phần là vì ở dưới quê lên tận Biên Hòa để thăm con thật không đơn giản, nào tiền xe, tiền ăn , tiền thuốc thang…rồi còn không có chổ ở lâu dài nữa, phải ở lang thang trong bệnh viện mất mấy ngày mới trở về nhà tôi tận Sài Gòn, rồi lại phải mua vé xe trở về Cần Thơ, tận chốn miệt vườn sông nước mênh mông, bốn bề vắng vẻ, không một bóng người láng giềng ở cạnh, có chăng chỉ là những mái nhà thấp thoáng xa thật là xa, muốn gặp nhau nói câu chuyện phải đi đò qua một con sông khá rộng và sâu. Vậy đó, mà gia đình Lâm ở đấy đã lâu lắm rồi, nghe nói từ đời ông nội của Lâm. Ngày trước, ông bà của Lâm cũng thuộc hàng khá giả, có của ăn của để, có ruộng vườn cho người làm công, có tiền của cho vay lãi và đối đãi với người ăn kẻ ở rất là khe khắt…nếu có ai vi phạm điều gì là trừng trị thẳng tay, không hề biết thương hại một ai, ngay cả đối với bà con, họ hàng gần cũng như xa, ông đều không nương tay …riết rồi mọi người đều xa lánh không ai muốn ở gần ông nũa. Từ khi lớn lên, Lâm chỉ nghe kể về ông, chứ không nhìn thấy vì lúc ấy ông mất đã lâu lắm rồi. Tôi cũng đã có lần nghe má của Lâm kể về ông, về những lần ông trừng phạt những người làm công có lỗi, trong đó có một người vì uất hận quá nên sinh bệnh mà chết. Trước khi chết ông ta tìm đến ông nội của Lâm nói những lời nguyền rủa rất độc địa, có lẽ vì thế mà bây giờ con cháu của ông gặp phải những điều không may chăng? Má của Lâm chỉ biết than vắn, thở dài mỗi khi nhìn thấy con gái trở nên điên loạn như thế. Bà là chị dâu họ của má tôi. Khi bà về làm dâu nhà ấy, bà mới biết chuyện trong gia đình nhà chồng có những uẩn khúc mà người ngoài không bao giờ biết được. Bà thường nói với má tôi :
– Có lẽ ông bà nội nó thiếu âm đức cho nên con cháu không được may mắn như con người ta, chứ nó có tội tình gì đâu.Con gái mới lớn mà như thế là hết đời, em không biết làm cách nào để chữa trị cho cháu bây giờ…
– Thím đừng nghĩ ngợi nhiều quá.Nghiệp báo của ai người đó phải gánh chịu chứ ông bà thì có lỗi gì? Trừ khi cộng nghiệp của cháu và ông bà giống nhau, nên mới có chuyện trùng hợp như thế thôi…
Má tôi an ủi :
– Thím nên mang cháu vào chùa thử xem. Tôi nghe nói ở bên Linh Quang tịnh xá có sư thầy chữa bệnh nghiệp chướng hoặc ma quỉ ám rất hay, nếu như cháu có người cõi âm theo hay nghiệp chướng nặng nề thì thầy cũng đều chữa được hết. Chẵng những thế, mà thầy còn độ cho biết bao bệnh nhân sau khi hết bệnh, có được cuộc sống bình thường, biết làm việc tốt để tạo phước báo sau nầy…
Má Lâm gật đầu như cái máy:
– Để hôm nào thuận tiện khi ba cháu lên thăm, em sẽ dẫn cháu lên chùa một lần cho biết. Nếu như cháu còn chút phước báu thì may ra… chứ em tuyệt vọng lắm rồi chị ơi…
Thím vừa nói vừa khóc trông rất tội nghiệp. Má tôi nhận lời trông nom cho Lâm ở Sài Gòn để ba má Lâm trở về quê lo công việc dưới ấy, thỉnh thoảng, độ vài ba tháng mới lên thăm một lần…và thế là má giao cho tôi đảm trách việc thăm nuôi thường xuyên cô em gái không bình thường nầy. Mỗi tuần một lần, tôi đều đặn lên Biên Hòa thật sớm để thăm và mua quà vào cho Lâm…Lần nào cũng vậy, hễ gặp tôi là Lâm đều khóc lóc, năn nỉ bảo tôi xin bác sĩ cho về vì Lâm chẳng có bệnh gì cả. Có lần, má tôi tội nghiệp bèn xin với bác sĩ cho về nhà chơi ít bữa, đêm đó, cả nhà phải một phen khiếp vía vì sự lên cơn của Lâm. Nữa đêm, Lâm không chịu ngủ, la hét um sùm, cầm dao chém lung tung như đang chiến đấu với một kẻ vô hình….thế là sáng hôm sau má tôi lại nhắn ba má Lâm đưa cô gái trở lại bệnh viện tâm thần…
Trước khi vào viện, chú thím cũng nghe lời má tôi đưa Lâm lên chùa để điều trị thử xem, Lâm nhất quyết không chịu đi, cứ đến cửa chùa là không chịu vào, nhất quyết đòi về cho bằng được đến nổi sư thầy phải ra tận bên ngoài đón vào… có lẽ do thần lực của sự chú nguyện của thầy nên Lâm đột nhiên trở nên ngoan ngoản lạ thường. Cô gái bước vào chánh điện có vẻ rụt rè, sợ sệt…đôi mắt ngơ ngác nhìn lên Phật, chắp tay với vẻ khuất phục, cô quì xuống, khóc nức nở…giọng thầy trầm, đều đều:
–Con có điều gì oan ức chưa giải tỏa được, hãy cứ nói thầy nghe, có thể thầy sẽ giúp được cho con…
Đột nhiên, Lâm quay người lại, chỉ thẳng vào chú, giọng nói lạ hẳn đi :
– Cha của người nầy đã ức hiếp con, đã đánh con chết ở ngay tại gốc xoài phía sau nhà…con tức lắm, con không đi được, con phải ở lại để trả thù con cháu của ông ta….
–Thôi nào…tội người nào làm người ấy chịu, sao lại trả thù con cháu người ta, cho thầy xin đi, ở lại chùa với thầy, thầy sẽ độ cho…
– Không được, con không chịu…con phải trả thù…
Lâm gào lên, rồi khóc nức nở như uất ức…thầy không nói gì nữa, chỉ lầm thầm niệm chú, Lâm ngồi yên lặng một chút rồi thiếp đi…Thầy đứng lên nói với chú thím tôi :
– Chắc là người đó đã đi rồi, hoặc ở lại chùa với tôi, ông bà cứ đưa cháu về, không sao đâu…
Chú thím tôi cảm ơn thầy, nhìn nhau. Tôi thấy ánh mắt của họ có một cái gì đó hơi lạ, họ cũng không buồn hỏi thầy là ai đã nhập vào Lâm để có những lời nói lạ lùng đó nhưng tôi nghĩ – trong thâm tâm của chú thím, chắc là họ hiểu điều gì đã xãy ra đối với con gái mình – rồi chú thím không đưa con vào bệnh viện tâm thần nữa mà quyết định đưa Lâm về Cần Thơ, cho Lâm ở nhà tự điều trị bằng thuốc nam…
Kể từ dạo ấy tôi ít khi được gặp lại Lâm vì không có dịp về Cần Thơ thường hơn, chỉ những dịp hè tôi mới về được ít ngày nhưng lại không có thì giờ về tận nhà của Lâm ở tuốt trong vàm, xa xôi cách trở nhiêu khê…rồi tôi lập gia đình… không có dịp về quê thường hơn… cho đến bây giờ…Một hôm, đi dự đám cưới của người em chú bác, tôi có nghe được tin tức của Lâm… càng buồn hơn nữa… Lâm về quê được ít lâu thì bệnh tái phát, lần nầy nghe nói nặng hơn trước rất nhiều đến nỗi Lâm không còn nhận ra người thân. Lâm luôn gào thét, không chịu ăn uống, tắm rữa…Ba Má của Lâm cũng quá mệt vì con, phần tuổi cao, sức yếu nên không còn nghĩ đến việc đưa con lên Sài Gòn chữa trị nữa. Lâm cứ sống cuộc sống điên loạn như thế cho đến một hôm người ta nhìn thấy cô gái nằm gục bên bờ sông nhưng đã chết tự bao giờ… Tôi lặng người… không buồn cho Lâm mà còn cảm thấy mừng vì Lâm đã thoát khỏi kiếp sống đọa đày… Nghiệp báo của mỗi người không giống nhau vì sự tạo nghiệp của mỗi người khác nhau nhưng tôi nghĩ rằng trên cả sự vay trả, trả vay là lòng tha thứ, bao dung của con người. Nó có thể cắt đứt giòng nghiệp báo triền miên đã làm cho kiếp người vốn khổ đau lại càng đau khổ hơn nầy…
Mỗi lần nghĩ về Lâm tôi luôn cầu nguyện cho Lâm có được kiếp sống khác tốt đẹp hơn, an vui hơn, hạnh phúc hơn kiếp nầy… bởi vì Lâm đã trả nghiệp xong rồi…
Vân Hà
(TTHA)
Không hiểu sao, dạo nầy Lâm bỗng dưng lầm lầm lì lì không nói chuyện huyên thuyên như trước nữa. Nó đột nhiên hay cau có như muốn gây sự với bất cứ ai đến gần hỏi han nó. Nó cũng không buồn ăn hay tắm rửa, mỗi lần má nó nhắc nó đi tắm đi là nó gây sự rồi bỏ ra đầu ngỏ ngồi đến chặp tối mới trở vào nhà. Người ngợm dơ bẩn nhưng nó chẳng quan tâm chải chuốt như trước nữa. Nó dường như trở thành một người khác hẳn, dạo trước nó rất diện, tuy không đẹp hơn ai nhưng nó luôn chăm chút đầu tóc rất kỹ. Nó hay buột tóc đuôi gà rồi cài một cái bông thật to lên trên trông cũng hay hay. Trong xóm, mỗi lần gặp nó, bọn con trai hay hát ghẹo: Kìa, cô bé, có mái tóc đuôi gà…,để được nó nguýt cho một cái rồi cả bọn cười ré lên thích thú bàn tán lung tung về nó…vậy đó, mà bây giờ gặp nó ai cũng ngạc nhiên không hiểu sao nó hoàn toàn thay đổi đến như vậy . Có người bảo con bé bị điên rồi, chắc là trong giòng họ nhà nó có gien của người điên nên bây giờ mới phát…Năm nay, nó cũng đã mười bảy tuổi rồi, cái tuổi được coi là đẹp nhất, vậy mà nó phát điên, nghĩ thật tội nghiệp cho nó.Má tôi với má nó cũng có chút bà con xa, nên má tôi cũng thương yêu nó không khác gì chúng tôi. Má tôi gặp ai cũng kể về tình trạng bệnh tật của nó để may ra gặp đúng thầy, đúng thuốc chữa cho con bé khỏi căn bệnh quái ác kia. Dạo trước, nó ở dưới nhà quê, từ nhỏ tới lớn chỉ biết đi học ở trường làng mà trường thì cách nhà hai quãng đường khá xa, ngang một nghĩa địa và phải qua một giòng sông không có cầu bắt qua, chỉ có một con đò nhỏ của ông lão chèo đò hàng ngày kiếm sống bằng cách đưa dùm mọi người qua sông…từ ngày nó phát điên, không chịu đi học nữa, má nó tìm cách đưa nó lên thành phố để chữa bệnh, và thế là hai mẹ con tá túc ở nhà tôi.
Lúc đầu, bác sĩ cho điều trị ngoại trú, cứ mỗi đầu tuần là hai mẹ con vào bệnh viện tâm thần Chợ Qúan để chạy điện, lấy thuốc điều trị rồi trở về nhà tôi tạm trú.Hơn nữa năm trời, bệnh cũng không thuyên gỉam chút nào mà càng lúc càng tăng. Lâm trở nên hung dữ, hay phá phách lúc về đêm nhiều hơn. Các em tôi rất sợ, chiều đến là chúng rút hết lên lầu không dám ở cạnh chị Lâm nữa. Chỉ còn tôi thỉnh thoảng trông chừng không để chuyện đáng tiếc xãy ra. Tôi dấu hết mọi thứ đồ vật có thể gây nguy hiểm như dao, kéo, kềm, búa….v.v…vì lúc lên cơn Lâm bất kể cả người thân….má Lâm không chịu đựng nổi nên bỏ về quê và thay vào đó là người cha quê mùa, mộc mạc lúc nào cũng đi chân đất lên ở lâu dài để chăm con.
Một năm sau, má tôi khuyên chú nên đưa Lâm vào nhập viện để tập thể bác sĩ, y tá ở trong bệnh viện chăm sóc cho Lâm sẽ hiệu quả hơn. Thế là Lâm vào ở hẳn trong bệnh viện tâm thần Chợ Qúan. Mỗi ngày có Ba vào thăm, nuôi. Thỉnh thoảng, má Lâm mới lên thay cho Ba về quê coi sóc ruộng vườn ít bửa, rồi lại trở lên Sài Gòn nuôi con gái. Chiều thứ bảy, má tôi cũng thường bảo chú ấy đưa Lâm về nhà chơi cho khuây khoã và cũng để theo dõi xem bệnh tình của Lâm tiến triễn có tốt không? Thế nhưng, mọi cố gắng của người cha gần như vô vọng. Chẳng những Lâm không thuyên giảm mà còn có vẽ như nặng hơn…mỗi lần về nhà, Lâm chẳng nói chẳng rằng, cứ ngồi im thin thít ở trong một xó tối. Cặp mắt lạc thần cứ nhìn trừng trừng vào khoảng không trước mặt như đang phải đối diện với một ai đó. Thỉnh thoảng buông một tràng cười man dại… má tôi dỗ dành cách nào cũng không chịu nói chuyện hay ăn uống chi cả. Riết rồi má tôi và ba Lâm cũng quyết định để mặc cho cô gái với số phận không may đó. Ba Lâm chuyển cho con gái lên Biên Hòa và ở luôn trong bệnh viện cho tiện việc điều trị, rồi ông về Cần Thơ và không lên nữa. Má tôi, thỉnh thoảng có nhớ đến cô cháu tội nghiệp lại nấu nướng các món ăn ngon rồi sai tôi đi thăm nuôi…mỗi lần như thế, tôi sợ muốn chết nhưng không dám cải cũng vì tội nghiệp và thương cho số phận không may của Lâm.
Sáng nay, má tôi sắp sẳn đồ ăn, thức uống cho Lâm, bảo tôi đi sớm rồi về sớm cho kịp chuyến xe buýt buổi chiều. Tôi đến nơi hãy còn sớm lắm, mọi người trong bệnh viện còn đang tập thể dục ngoài sân. Không khó chút nào, tôi tìm thấy Lâm đang đứng thơ thẩn ở một góc sân cỏ. Lâm vẫn còn nhận ra tôi, cô gái cười nói tíu tít:
– Trời ơi ! chị Sáu, em mừng quá, em cứ tưởng hôm nay chị không lên, ba má em có lên thăm em không ?
Tôi an ủi :
–Đừng buồn, Lâm, chắc chú thím bận công việc ở quê nên không lên được, má chị bảo cứ để ở trên nầy gia đình chị chăm sóc cho em cũng được. Bao giờ ở dưới rảnh rỗi sẽ thu xếp để lên thăm em mà…
–Em biết rồi…chắc là ba má thấy em điên khùng nên không thương nữa, bỏ rơi luôn…
Nói xong, cô gái ôm lấy tay tôi, khóc òa như đứa trẻ con. Tôi cũng cuống quít, dỗ dành:
– Thôi nào, đừng khóc nữa, giống con nít quá, người ta cười Lâm kìa…
Lâm ngồi bệch xuống gốc cây cạnh đấy, nước mắt vẫn chan hòa nhưng không khóc lớn tiếng nữa. Tôi dở gào mên thức ăn ra, bảo Lâm :
– Thôi, đói chưa ? ăn chút gì đi nhé, hôm nay má chị làm thức ăn ngon lắm đó…
– Em không muốn ăn đâu, em chỉ muốn về nhà thôi, chị nhắn dùm ba má lên rước em về đi…
– Ờ, để từ từ rồi chị nhắn cho, nhưng em phải ngoan, uống thuốc đều đặn, nghe lời bác sĩ một thời gian, khi nào bác sĩ cho phép ba má mới lên đây rước em về được….
–Em hết điên rồi mà chị… không tin, chị vào hỏi bác sĩ thử xem…
– Chị tin chứ, nhưng phải ở lại dưỡng bệnh một thời gian nữa mới chắc ăn, bác sĩ nói vậy mà…
– Chị chưa gặp bác sĩ, sao chị biết ?
Tôi cười trừ :
– Ờ…chị có người bạn cũng bệnh giống em vậy đó, nhưng giờ chị ấy hết bệnh rồi, đã được ba má đón về rồi. Em ráng ở trong nầy thêm một thời gian nữa thôi rồi chú, thím sẽ lên đón em về dưới mà….
– Em mong từng ngày để được về lại dưới quê, ở trên đây em thấy khó chịu quá…tại sao ba má không để em ở dưới cũng được, không phải tốn tiền đi xe đò, không phải tốn tiền nằm bệnh viện? Chị nhắn ba má lên rước em về đi, em hết chịu nổi rồi…
Nói xong, Lâm lại khóc nức nở, không chịu ăn. Tôi thương Lâm vô cùng nhưng không làm sao giúp được cô gái. Tôi chỉ biết dỗ dành Lâm như một đứa trẻ con :
– Thôi nào, nín đi, đừng khóc nữa, không chị về liền cho xem, chị lên thăm thì phải vui lên chứ, khóc hoài chị không dám lên nữa à…
Bấy giờ Lâm mới cuống qúit ;
– Đừng…chị đừng về…đừng bỏ em một mình trong đây nữa…em sợ lắm, mấy người đó dữ lắm…họ muốn giết em chết đó…họ cứ trói tay chân em lại hoài, rồi họ còn cho điện giựt em nữa, chị ơi…nói ba má rước em về lẹ lẹ lên nha, em sợ ở trong nầy lắm rồi…
Tôi trấn an :
– Ờ …để chị nhắn chú thím lên gấp đón em, bây giờ thì ăn đi để chị còn về cho kịp chuyến xe buýt…
Nhìn cô gái ngoan ngoãn ăn cơm, tôi thấy xót xa trong lòng làm sao. Lâm bây giờ không giống như Lâm trước kia tôi biết. Trước kia, Lâm xinh đẹp, yêu đời, lanh lợi bao nhiêu thì bây giờ tàn tạ như đóa hoa buổi chiều, Lâm héo hắt, ngơ ngác, đôi mắt lạc thần nhìn vào khoảng hư vô như đang đối diện với một ai đó vô hình…người ngợm dơ bẩn vì không chịu tắm. Riết rồi, cáu bẩn bám đầy không còn ra dáng một cô gái nũa, lúc nào đầu tóc cũng bù xù, rối bời như mớ bòng bong…chỉ có khi nói chuyện với tôi là có vẻ tỉnh táo đôi chút, có lẽ do nhớ nhà, nhớ cuộc sống tự do, nhớ những kỹ niệm với bạn bè dưới quê cùng bắt cua, bắt ốc bên nhau lúc nhỏ nên Lâm không thể chịu được cuộc sống bẩn chật nơi cái bệnh viện tâm thần nầy. Chung quanh chẳng có một ai thân quen, chỉ toàn là những người cùng bệnh như nhau. Nhìn họ, tôi thấy là Lâm hãy còn bình thường lắm vì còn nhìn ra người quen, người thân, còn biết nhớ nhà, nhớ cha mẹ, nhớ những người bạn ở cùng quê… còn họ, những người bạn trong bệnh viện tâm thần nầy của Lâm, chẳng còn ra con người nữa. Họ đi thơ thẩn khắp nơi, người thì ca hát cuồng loạn, người thì khóc la thảm thiết, người thì xé quần, xé áo, trần truồng đi lang thang như người mộng du, có người còn đánh đấm, cắn nhau đến nổi bác sĩ phải nhốt họ riêng một phòng. Họ không còn nhìn ra người thân của họ nữa. Những con người khác lạ hoàn tòan, dường như là không còn dính dáng gì với thế giới loài người nữa. Họ sinh hoạt trong cái thế giới hoang tưởng của họ, một thế giới rất riêng của những người bị bệnh tâm thần với nhau. Họ không hề sợ bất cứ điều gì, bất cứ ai. Bác sĩ, y tá, bác bảo vệ…và cả những người thân của họ. Bỏ họ ở lại bệnh viện luôn hay đón họ về với gia đình cũng thế thôi. Họ không còn phân biệt nổi đang ở nhà hay đang ở bệnh viện tâm thần nữa. Họ chẳng buồn ăn uống, người gầy rộc chỉ còn da bọc xương , nước da xanh rớt như người chết, nói năng lảm nhảm, đôi mắt ngơ ngáo, nhìn vào cõi riêng của họ, thậm chí, có người thân ở kế bên, họ cũng không còn nhận biết nữa. Còn Lâm thì không thế, Lâm hãy còn nhận biết mình đang bị mọi người thân bỏ rơi dần dần, còn thấy nhớ nhà, nhớ cha, nhớ mẹ, nhớ người thân ở dưới quê lâu rồi không gặp mặt. Những lúc tỉnh táo bất chợt như thế Lâm chỉ biết khóc mà thôi. Lâm rất sợ bị bác sĩ và các cô y tá la rầy. Có lẽ trong số bệnh nhân tâm thần ở đây chỉ có Lâm là ngoan nhất. Lâm vừa ăn vừa năn nỉ tôi:
– Chị Sáu nhớ nhắn ba má dùm em nha, em hết bệnh rồi, không tin chút nữa chị hỏi bác sĩ coi…
–Ờ…để rồi chị nhắn dùm cho, ráng ở đây uống thuốc thêm ít hôm cho khoẽ hẵn đã, không thôi về dưới bệnh lại, mất công trở lên bác sĩ không nhận đâu…
Tôi cứ hứa bừa như thế cho cô gái yên tâm mà trong lòng tôi thừa biết cả nhà Lâm gần như tuyệt vọng hoàn toàn. Đã hơn nữa năm trôi qua, ba má Lâm gần như bỏ hẳn không lên thăm con nữa, một phần là vì ở dưới quê lên tận Biên Hòa để thăm con thật không đơn giản, nào tiền xe, tiền ăn , tiền thuốc thang…rồi còn không có chổ ở lâu dài nữa, phải ở lang thang trong bệnh viện mất mấy ngày mới trở về nhà tôi tận Sài Gòn, rồi lại phải mua vé xe trở về Cần Thơ, tận chốn miệt vườn sông nước mênh mông, bốn bề vắng vẻ, không một bóng người láng giềng ở cạnh, có chăng chỉ là những mái nhà thấp thoáng xa thật là xa, muốn gặp nhau nói câu chuyện phải đi đò qua một con sông khá rộng và sâu. Vậy đó, mà gia đình Lâm ở đấy đã lâu lắm rồi, nghe nói từ đời ông nội của Lâm. Ngày trước, ông bà của Lâm cũng thuộc hàng khá giả, có của ăn của để, có ruộng vườn cho người làm công, có tiền của cho vay lãi và đối đãi với người ăn kẻ ở rất là khe khắt…nếu có ai vi phạm điều gì là trừng trị thẳng tay, không hề biết thương hại một ai, ngay cả đối với bà con, họ hàng gần cũng như xa, ông đều không nương tay …riết rồi mọi người đều xa lánh không ai muốn ở gần ông nũa. Từ khi lớn lên, Lâm chỉ nghe kể về ông, chứ không nhìn thấy vì lúc ấy ông mất đã lâu lắm rồi. Tôi cũng đã có lần nghe má của Lâm kể về ông, về những lần ông trừng phạt những người làm công có lỗi, trong đó có một người vì uất hận quá nên sinh bệnh mà chết. Trước khi chết ông ta tìm đến ông nội của Lâm nói những lời nguyền rủa rất độc địa, có lẽ vì thế mà bây giờ con cháu của ông gặp phải những điều không may chăng? Má của Lâm chỉ biết than vắn, thở dài mỗi khi nhìn thấy con gái trở nên điên loạn như thế. Bà là chị dâu họ của má tôi. Khi bà về làm dâu nhà ấy, bà mới biết chuyện trong gia đình nhà chồng có những uẩn khúc mà người ngoài không bao giờ biết được. Bà thường nói với má tôi :
– Có lẽ ông bà nội nó thiếu âm đức cho nên con cháu không được may mắn như con người ta, chứ nó có tội tình gì đâu.Con gái mới lớn mà như thế là hết đời, em không biết làm cách nào để chữa trị cho cháu bây giờ…
– Thím đừng nghĩ ngợi nhiều quá.Nghiệp báo của ai người đó phải gánh chịu chứ ông bà thì có lỗi gì? Trừ khi cộng nghiệp của cháu và ông bà giống nhau, nên mới có chuyện trùng hợp như thế thôi…
Má tôi an ủi :
– Thím nên mang cháu vào chùa thử xem. Tôi nghe nói ở bên Linh Quang tịnh xá có sư thầy chữa bệnh nghiệp chướng hoặc ma quỉ ám rất hay, nếu như cháu có người cõi âm theo hay nghiệp chướng nặng nề thì thầy cũng đều chữa được hết. Chẵng những thế, mà thầy còn độ cho biết bao bệnh nhân sau khi hết bệnh, có được cuộc sống bình thường, biết làm việc tốt để tạo phước báo sau nầy…
Má Lâm gật đầu như cái máy:
– Để hôm nào thuận tiện khi ba cháu lên thăm, em sẽ dẫn cháu lên chùa một lần cho biết. Nếu như cháu còn chút phước báu thì may ra… chứ em tuyệt vọng lắm rồi chị ơi…
Thím vừa nói vừa khóc trông rất tội nghiệp. Má tôi nhận lời trông nom cho Lâm ở Sài Gòn để ba má Lâm trở về quê lo công việc dưới ấy, thỉnh thoảng, độ vài ba tháng mới lên thăm một lần…và thế là má giao cho tôi đảm trách việc thăm nuôi thường xuyên cô em gái không bình thường nầy. Mỗi tuần một lần, tôi đều đặn lên Biên Hòa thật sớm để thăm và mua quà vào cho Lâm…Lần nào cũng vậy, hễ gặp tôi là Lâm đều khóc lóc, năn nỉ bảo tôi xin bác sĩ cho về vì Lâm chẳng có bệnh gì cả. Có lần, má tôi tội nghiệp bèn xin với bác sĩ cho về nhà chơi ít bữa, đêm đó, cả nhà phải một phen khiếp vía vì sự lên cơn của Lâm. Nữa đêm, Lâm không chịu ngủ, la hét um sùm, cầm dao chém lung tung như đang chiến đấu với một kẻ vô hình….thế là sáng hôm sau má tôi lại nhắn ba má Lâm đưa cô gái trở lại bệnh viện tâm thần…
Trước khi vào viện, chú thím cũng nghe lời má tôi đưa Lâm lên chùa để điều trị thử xem, Lâm nhất quyết không chịu đi, cứ đến cửa chùa là không chịu vào, nhất quyết đòi về cho bằng được đến nổi sư thầy phải ra tận bên ngoài đón vào… có lẽ do thần lực của sự chú nguyện của thầy nên Lâm đột nhiên trở nên ngoan ngoản lạ thường. Cô gái bước vào chánh điện có vẻ rụt rè, sợ sệt…đôi mắt ngơ ngác nhìn lên Phật, chắp tay với vẻ khuất phục, cô quì xuống, khóc nức nở…giọng thầy trầm, đều đều:
–Con có điều gì oan ức chưa giải tỏa được, hãy cứ nói thầy nghe, có thể thầy sẽ giúp được cho con…
Đột nhiên, Lâm quay người lại, chỉ thẳng vào chú, giọng nói lạ hẳn đi :
– Cha của người nầy đã ức hiếp con, đã đánh con chết ở ngay tại gốc xoài phía sau nhà…con tức lắm, con không đi được, con phải ở lại để trả thù con cháu của ông ta….
–Thôi nào…tội người nào làm người ấy chịu, sao lại trả thù con cháu người ta, cho thầy xin đi, ở lại chùa với thầy, thầy sẽ độ cho…
– Không được, con không chịu…con phải trả thù…
Lâm gào lên, rồi khóc nức nở như uất ức…thầy không nói gì nữa, chỉ lầm thầm niệm chú, Lâm ngồi yên lặng một chút rồi thiếp đi…Thầy đứng lên nói với chú thím tôi :
– Chắc là người đó đã đi rồi, hoặc ở lại chùa với tôi, ông bà cứ đưa cháu về, không sao đâu…
Chú thím tôi cảm ơn thầy, nhìn nhau. Tôi thấy ánh mắt của họ có một cái gì đó hơi lạ, họ cũng không buồn hỏi thầy là ai đã nhập vào Lâm để có những lời nói lạ lùng đó nhưng tôi nghĩ – trong thâm tâm của chú thím, chắc là họ hiểu điều gì đã xãy ra đối với con gái mình – rồi chú thím không đưa con vào bệnh viện tâm thần nữa mà quyết định đưa Lâm về Cần Thơ, cho Lâm ở nhà tự điều trị bằng thuốc nam…
Kể từ dạo ấy tôi ít khi được gặp lại Lâm vì không có dịp về Cần Thơ thường hơn, chỉ những dịp hè tôi mới về được ít ngày nhưng lại không có thì giờ về tận nhà của Lâm ở tuốt trong vàm, xa xôi cách trở nhiêu khê…rồi tôi lập gia đình… không có dịp về quê thường hơn… cho đến bây giờ…Một hôm, đi dự đám cưới của người em chú bác, tôi có nghe được tin tức của Lâm… càng buồn hơn nữa… Lâm về quê được ít lâu thì bệnh tái phát, lần nầy nghe nói nặng hơn trước rất nhiều đến nỗi Lâm không còn nhận ra người thân. Lâm luôn gào thét, không chịu ăn uống, tắm rữa…Ba Má của Lâm cũng quá mệt vì con, phần tuổi cao, sức yếu nên không còn nghĩ đến việc đưa con lên Sài Gòn chữa trị nữa. Lâm cứ sống cuộc sống điên loạn như thế cho đến một hôm người ta nhìn thấy cô gái nằm gục bên bờ sông nhưng đã chết tự bao giờ… Tôi lặng người… không buồn cho Lâm mà còn cảm thấy mừng vì Lâm đã thoát khỏi kiếp sống đọa đày… Nghiệp báo của mỗi người không giống nhau vì sự tạo nghiệp của mỗi người khác nhau nhưng tôi nghĩ rằng trên cả sự vay trả, trả vay là lòng tha thứ, bao dung của con người. Nó có thể cắt đứt giòng nghiệp báo triền miên đã làm cho kiếp người vốn khổ đau lại càng đau khổ hơn nầy…
Mỗi lần nghĩ về Lâm tôi luôn cầu nguyện cho Lâm có được kiếp sống khác tốt đẹp hơn, an vui hơn, hạnh phúc hơn kiếp nầy… bởi vì Lâm đã trả nghiệp xong rồi…
Vân Hà
(TTHA)