VH.CUỘCSỐNGHÔMNAY History
Show minor edits - Show changes to output - Cancel
Added lines 1-116:
!Cuộc sống hôm nay
Tôi há mồm thật to. Tiếng dụng cu cà răng nghe phát khiếp. Cái răng tôi không còn nhức nữa nhưng mỗi khi vị nha sĩ bảo há mồm ra để cà chân răng cho thật mòn trước khi trám thật kỹ các răng sâu, tôi vẫn có cảm giác sờ sợ. Cái cảm giác này tương tự cai1 cảm giác khi tôi bước lên bàn sinh. So sánh như vậy thật là buồn cười nhưng đúng là thế. Cũng có thể là do tính tôi nhút nhát quá chăng?
Lần trước khi hai cái răng cửa bị gãy, tôi đã phải đến biệnh viện Điện Biên Phủ để trồng lại. Lúc đó bệnh viện còn ưu tiên cho công nhân viên chức trồng răng khỏi mất tiền. Nhất là những ai làm nghề ngoại giao, ca sĩ hoặc giáo viên thì còn được hưởng ưu tiên loại 1 nữa, nghĩa là không phải mất tiền mà còn được giải quyết một cách nhanh chóng để không ảnh hưởng đến ngày công. Trồng xong hai cái răng tôi nhẩm tính thời gian từ lúc bắt đầu đăng ký cho đến khi hoàn tất mất đúng … 8 tháng cũng không lâu lắm so với hai học kỳ trong năm!Bù lại, tôi không phải tốn 1 đồng xu nào. Nghe nói nếu không thuộc diện ưu tiên, tôi pải làm bên ngoài mất đến “ngót 50 ngàn đồng”. Thế là mất trọng 1 tháng lương. Như vậy những ngày còn lại trước khi lãnh lương tháng mới chúng tôi sống làm sao đây? Đặt câu hỏi cho vui chứ thật ra mọi người thừa hiểu sống như thế nào thì “mặc xác” chúng tôi, chứ điều cần quan tâm của nhà nước là những vấn đề quan trọng hơn. Chẳng hạn như vấn đề kinh tế đối ngoại, vấn đề hoà bình , vấn đề xuất nhập khẩu, vấn đề thành lập các công ty liên doanh có lợi đôi chiều, vấn đề ngọai thương v.v… Nói chung những vấn đề thuộc tầm cỡ quốc gia còn những vấn đề nhỏ hơn xảy ra ở địa phương nào thì nơi ấy tự giải quyết lấy. Chính vì thế mà, giáo viên thuộc quận nào, quận ấy lo, tùy thuộc vào quận giàu hay nghèo nữa. Giàu có nghĩa là quận đó có nhiều cửa hàng thương nghiệp, HTX mua bán hay các công ty, xí nghiệp có liên hệ với trường. Thế là hàng tháng ngoài số lương tượng trưng ra, mỗi giáo viên còn được hưởng thêm một số lợi tức đáng kể. Còn nếu quận nghèo, tức là quận đó không có mặt bằng để cho các xí nghiệp mướn hoặc không có 1 công ty liên doanh nào kết nhĩa anh em với truờng cả. Và thế là hành tháng giáo viên chỉ được lãnh trọn số lương “khiêm nhường” còn thì mỗi người tự cố gắng xoay sở số phận của mình trong tháng đó, sao cho “êm ả” thì thôi. Riết rồi cũng quen. Đôi khi, quay đầu nhìn lại khoảng thời gian đã qua, hơn 15 năm trời, tôi cảm thấy phục mình. Sao mình có thể vượt qua bằng ấy thời gian mà chỉ nghĩ lại thôi cũng đủ thấy rùng mình, kinh khiếp? Quả thật, chưa bao giờ tôi thấm thía câu tục ngữ “ Trời sinh voi sinh cỏ ” đến thế.
_Xong rồi. Chị có thể ăn sau 2 tiếng đồng hồ nữa.
Tôi bước xuống cám ơn người nha sĩ và ra về. Bên ngoài khoảng 20 người ngồi đợi. Tất cả đều mang nét mặt không vui, dường như khó chịu nữa. Chắc tại đâu răng . Tôi nghĩ thế. Bỗng nhiên trời tối sầm lại và gió thật mạnh. Trời sắp mưa, tôi vội vã đi nhanh hơn để không phải trú mưa. Thế mà vẫn không kịp. Những hạt mưa thưa thớt bắt đầu rơi nặng dần. Tôi đứng nép vào 1 mái che của nhà sửa xe đạp bên lề đường. Trong chỗ trú ẩn bất đắc dĩ đó chen chúc nhau: Một bà gánh hàng rong, hai cô học sinh, một cậu bé bán báo, hai mẹ con 1 người ăn mày và… tôi. Không có dịp nào tốt hơn để tôi quan sát họ. Người mẹ độ chừng 40 , có lẽ trẻ hơn chăng, bởi vì vẻ lam lũ đã làm bà ta già đi rất nhiều. Đôi mắt kèm nhèm, đầu tóc rối bù, nước da xanh mét dấu vết của những năm tháng đói ăn kéo dài? Còn quần áo thì có khác gì những mảnh giẻ rách? Đứa bé bế trên tay bà ta trông còn thê thảm hơn. Nó gầy, còi cọc như 1 con khỉ thiếu tháng. Đứa bé chợt khóc. Tiếng khóc không làm bận tâm đến 1 ai, bởi lẽ nó quá yếu ớt gần như những tiếng rên rỉ chỉ để cho biết là nó còn sống, nó đang sống. Thế thôi! Người mẹ ngồi xuống vạch áo cho con bú. Bộ ngực bèo nhèo, lép kẹp như 1 dúm da nhăn nhó. Thế nhưng đứa bé vẫn bám chặt và nín bặt tiếng khóc, hài lòng rút vào lòng mẹ. Trời mưa mỗi lúc 1 to hơn, gió tạt mạnh. Tôi có nép sát vào mà vẫn ướt hết 1 bên vai.
Người mẹ moi trong bị ra một cái giẻ đen bẩn để ủ ấm cho con. Bà quấn quanh người đứa bé cố tránh những hạt mưa không cho hắt vào. Trong lòng mẹ , mặc cho mưa gió điên cuồng bên ngoài, đứa bé vẫn say sưa bú và lim dim ngủ. Tôi cảm thấy quên hẳn những cơ cực riêng mình. Tôi cảm thấy đồng lương ít ỏi và cái nghề giáo viên của tôi vẫn còn sáng giá. Đứng trước cảnh khổ của đồng loại, không ai là không mủi lòng và chợt thấy nỗi khổ riêng mình dịu đi, nhỏ lại và có thể chịu đựng được! Trời mưa nhỏ dần rồi tạnh hẳn , tôi lấy trong giỏ ra một ít tiền trao cho người mẹ rồi ra về trong một cảm xúc khó tả: dù sao tôi cũng nhìn thấy ở hai mẹ con người ăn mày này một hình ảnh đẹp và qúi gía vô ngần. Đó là tình mẹ con thiêng liêng sáng chói. Nó làm cho người mẹ nghèo khổ lôi thôi kia đột nhiên sáng loà, đẹp hẳn lên. Nó khẳng định sự bình đẳng của bà với bất cứ người mẹ nào có mặt trên thế gian nầy, dù bà nghèo khổ và không có địa vị như họ.Tôi biết có những bà mẹ chỉ vì sợ tai tiếng , sợ ảnh hưởng đến danh giá mà địa vị xã hội đặt để cho bà đã không dám nhận con, nuôi con , thận chí đã chối bỏ đứa con con trong tứng nước chỉ để bảo vệ cái hư danh nhất thời của mình. Liệu những người mẹ giàu sang “danh giá” kia có xứng đáng với cái thiên chức mà “thượng đế” đã giành cho họ???
Sáng nay, tôi đi khám phụ khoa. Thường thì phải khám đúng tuyến , nghĩa là hộ khẩu ở địa phương nào thì phụ nữ phải khám ở khu vực đó, không được khám sai tuyến. Nếu sai tuyến thì dù có xếp hàng nửa ngày đợi đến lượt mình vẫn không được khám và trả về như thường ( không kể những trường hợp người phủ nữ đó từ nơi khác về thăm gia đình hay những trường hợp ngoại lệ v.v…) Quá quen với thủ tục đó , tôi lặng lẽ để phiếu của mình vào hộp lấy số thứ tự. Tôi không lo, bởi vì mình chẳng những đúng tuyến mà còn có giấy giới thiệu ở cơ quan nữa. Một người phụ nữ trẻ đến ngồi cạnh tôi. Khuôn mặt đẹp có vẻ lo âu. Tôi gợi chuyện:
_ Cô số mấy?
_ Em số 20, còn chị?
_ Số 19. Thế cô làm ở cơ quan nào?
_ Em… đi dạy học.
Tôi nói như reo lên:
_ À! Cô giáo.
Thế nhưng tôi không nhận mình cùng nghề, vì lẽ gì thì tôi cũng không hiểu. Chỉ biết rằng vào cái chốn này, tôi thấy như xúc phạm đến cái nghề “cao quí” của mình. Bởi lẽ đây là khu “ kế hoạch hoá” gia đình. Những người phụ nữ có mặt ở đây hầu như là để… nạo thai, để từ chối quyền làm mẹ thiêng liêng mà tạo hoá đã đặt ra. Cái “thiên chức” cao cả ấy bây giờ – đối với họ – hầu như là một gánh nặng thì phải.
_ Chị khám… gì? cô gái e dè hỏi.
Tôi thân mật:
_ Chị khám định kì do cơ quan tổ chức. Còn cô?
Cô gái ngập ngừng:
_ Em bị trễ kinh. Chắ là… có thai. Hơn 20 ngày rồi!!
Cô cắn mội, vẻ nghĩ ngợi :
_ Không biết … em có nên để nuôi không nữa.
_ Sao thế? Em còn trẻ mà. Em được mấy cháu rồi?
Tôi đổi cách xưng hô, bởi lẽ tôi thấy cô gái còn trẻ quá, chỉ trạc tuổi cô em út của tôi ở nhà. Nghe tôi hỏi, cô gái chợt cúi mặt, có vẻ buồn:
_ Em có 2 cháu trai rồi, chị ạ.
_ Thế thì… sinh thêm một cháu gái nữa là nhất rồi.
_ Nhưng … khổ quá! Chị ạ- đồng lương không đủ sống. Có 2 cháu mà đã chật vật lắm rồi. Tiền lương tháng chỉ đủ đóng nhà trẻ cho 2 cháu nếu không muốn mất việc, chưa kể đến phải đương đầu với những thái độ khó chịu của cấp trên, họ chỉ sợ mình không đảm bảo ngày giờ công… và còn… đồng nghiệp nữa… Nghe nói đến… có thai là họ lắc đầu ngán ngẫm làm như là chuyện ghê gớm lắm, làm như là họ phải nuôi mình không bằng, ngay cả những cô gái chưa chồng cũng vậy…
Cô tuông ra một hơi như nói với một người bạn thân, dù tôi chỉ mới quen cô chưa đầy 15 phút. Tôi mỉm cười thông cảm với nỗi bực tức của cô:
_ Thì… mặc xác họ! Mình có sống với họ đâu. Khi em về già thì họ chăm sóc em hay là các con em chăm sóc em? Tại sao em quá coi trọng họ? Chị nghĩ những kẻ ấy không xứng đáng làm mẹ. Vả lại chưa chắc gì họ nghĩ giống như những gì họ nói đâu em. Họ chỉ “a dua” theo phong trào, phong cách của xã hội mới thế thôi! XHCN mà em!
Cô gái trầm ngâm nhìn tôi:
_ Em yếu đuối lắm chị ạ. Trong tập thể em luôn chịu thua thiệt. Họ là số đông mà mình chỉ có một. Đôi khi em cảm thấy họ nghĩ sai, làm sai nhưng em không có đủ dũng cảm để nói lên cái sai của họ.
Tôi an ủi cô gái:
_ Đấy là em nghĩ thế thôi. Chứ thực tế chưa biết họ đông hơn hay mình đông hơn. Có một điều chị đồng ý với em là bây giờ chúng ta thiếu dũng cảm hơn ngày xưa. Cái tập quán “nhẫn nhục” “cam chịu” không biết có tự bao giờ mà đa số con người hay mắc phải. Ở đâu cũng thế em ạ. Có lẽ trong ngành giáo dục của em là ít loại người này hơn cả.
Cô gái bĩu môi:
_ Tại chị không ở trong nghề nên không biết. Chứ họ nhiều và đông như “chó con” ấy chị ạ. Và cũng khối người khổ vì họ.
_ Nếu… họ cũng nghĩ về em như thế thì sao?
Cô gái bật cười:
_ Cả trường đều biết em hiền lành nhút nhát và… không thích tham gia vào những phong trào thi đua của họ. Nào là hai tốt, ba tốt , bốn không,v.v… Em thấy nó “làm sao” ấy. Và emluôn luôn là kẻ đi sau cùng.
_ Cho nên … em luôn luôn bị phê bình kiểm điểm và cắt … tiên tiến phải không?
_ Số 19. Tiếng gọi của cô y tá trên micro làm tôi giật mình. Cô gái thúc nhẹ vào tay tôi:
_ Chị đấy – vào nhanh lên – chốc nữa chờ em về với nhé.
Rồi đến lượt cô gái. Trở ra cô ngồi cạnh tôi thở dài:
_ Đúng rồi, chị ạ. Bác sĩ xác nhận em đã có thai hơn một tháng. Rồi bỗng dưng cô bụm mặt:
_ Trời ơi! Nghĩ đến … chuyện đó. Em thấy sợ quá.
Tôi sững sờ, nắm chặt tay cô:
_ Sao ? Em định… làm gì?? Chẳng lẽ…
_ Giá mà cuộc sống không quá khó khăn em chẳng bao giờ dám nghĩ đến chuyện đó. Một tội ác, phải không chị?
_ Thế … chồng em có hay không?
_ Anh ấy chưa biết. Em định tự ý giải quyết.
_ Không được. Nhỡ có chuyện gì thì sao? Em không nên làm thế!
_ Nhưng… nuôi không nỗi thì mình còn khổ hơn. Nhà em khó khăn lắm chị ơi! Hai vợ chông cùng là nhà giáo !!!Lời cô gái như xuyên thủng trái tim tôi. Hơn ai hết, tôi đã quá hiểu cuộc sống của họ, của những nhà giáo chỉ sống bằng đồng lương đi dạy. Làm sao mà họ không lo lắng khi có thêm đứa con thứ ba. Nếu nhà nước không đưa ra chương trình cưỡng ép “ kế hoạch hoá” gia đình thì chắc tự ý họ cũng phải đi vào “kế hoạch” mà thôi!! Bởi một lẽ dễ hiểu là cuộc sống quá khó khăn, đồng lương chết đói, xã hội ngày càng nhiều người bần cùng, đói rách, lang thang, thất thểu khắp phố. Ay là chưa kể số người “hoá rồ” vì “đầu thai lầm thế kỉ”. Tuy nhiên , “còn nước còn tát”, tôi cố khuyên nhủ cô gái:
_ Em không được làm thế. Đấy là tội ác “ trời không dung , đất không tha” mà ông bà ta thường nói đấy. Em hiểu không?
Hai giọt nước mắt ràn rụa tràn ra trên đôi mắt đẹp:
_ Em biết , cho nên em rất khổ tâm. Nếu không thế thì… cả nhà cùng chết đói mất thôi!!!
_ Lo gì. “ Trời sinh voi sinh cỏ” em ạ. Rồi đâu cũng vào đấy thôi. Đã khổ rồi mình khổ thêm chút nữa đã sao nào??
Cô gái nắm chặt tay tôi, mím chặt đôi môi dường như quyết định:
_ Em cám ơn chị. Nếu chị là đồng nghiệp của em… chắc là… em đã phạm tội rồi. Chúng nó, lũ khốn nạn phi nhân ấy, chỉ xui em làm việc quấy thôi.
_ Đừng giận họ em . Nghĩ cho cùng thì họ cũng đáng thương thôi. Họ cũng chỉ là một con ốc trong cái gồng máy đã quá cũ nát rồi. Tránh sao khỏi những va chạm làm cho em đau lòng. Hãy quên họ đi, ít ra là trong lúc này.
Trước khi ra về, cô gái còn xiết chặt tay tôi như để lấy thêm nghị lực. Còn tôi, trên đường về tôi thấy lòng vui vui và tự hỏi: không biết đứa bé có nhờ tôi mà được hiện diện trong cuộc đời này không nữa???
Vân Hà (TTHA)
Tôi há mồm thật to. Tiếng dụng cu cà răng nghe phát khiếp. Cái răng tôi không còn nhức nữa nhưng mỗi khi vị nha sĩ bảo há mồm ra để cà chân răng cho thật mòn trước khi trám thật kỹ các răng sâu, tôi vẫn có cảm giác sờ sợ. Cái cảm giác này tương tự cai1 cảm giác khi tôi bước lên bàn sinh. So sánh như vậy thật là buồn cười nhưng đúng là thế. Cũng có thể là do tính tôi nhút nhát quá chăng?
Lần trước khi hai cái răng cửa bị gãy, tôi đã phải đến biệnh viện Điện Biên Phủ để trồng lại. Lúc đó bệnh viện còn ưu tiên cho công nhân viên chức trồng răng khỏi mất tiền. Nhất là những ai làm nghề ngoại giao, ca sĩ hoặc giáo viên thì còn được hưởng ưu tiên loại 1 nữa, nghĩa là không phải mất tiền mà còn được giải quyết một cách nhanh chóng để không ảnh hưởng đến ngày công. Trồng xong hai cái răng tôi nhẩm tính thời gian từ lúc bắt đầu đăng ký cho đến khi hoàn tất mất đúng … 8 tháng cũng không lâu lắm so với hai học kỳ trong năm!Bù lại, tôi không phải tốn 1 đồng xu nào. Nghe nói nếu không thuộc diện ưu tiên, tôi pải làm bên ngoài mất đến “ngót 50 ngàn đồng”. Thế là mất trọng 1 tháng lương. Như vậy những ngày còn lại trước khi lãnh lương tháng mới chúng tôi sống làm sao đây? Đặt câu hỏi cho vui chứ thật ra mọi người thừa hiểu sống như thế nào thì “mặc xác” chúng tôi, chứ điều cần quan tâm của nhà nước là những vấn đề quan trọng hơn. Chẳng hạn như vấn đề kinh tế đối ngoại, vấn đề hoà bình , vấn đề xuất nhập khẩu, vấn đề thành lập các công ty liên doanh có lợi đôi chiều, vấn đề ngọai thương v.v… Nói chung những vấn đề thuộc tầm cỡ quốc gia còn những vấn đề nhỏ hơn xảy ra ở địa phương nào thì nơi ấy tự giải quyết lấy. Chính vì thế mà, giáo viên thuộc quận nào, quận ấy lo, tùy thuộc vào quận giàu hay nghèo nữa. Giàu có nghĩa là quận đó có nhiều cửa hàng thương nghiệp, HTX mua bán hay các công ty, xí nghiệp có liên hệ với trường. Thế là hàng tháng ngoài số lương tượng trưng ra, mỗi giáo viên còn được hưởng thêm một số lợi tức đáng kể. Còn nếu quận nghèo, tức là quận đó không có mặt bằng để cho các xí nghiệp mướn hoặc không có 1 công ty liên doanh nào kết nhĩa anh em với truờng cả. Và thế là hành tháng giáo viên chỉ được lãnh trọn số lương “khiêm nhường” còn thì mỗi người tự cố gắng xoay sở số phận của mình trong tháng đó, sao cho “êm ả” thì thôi. Riết rồi cũng quen. Đôi khi, quay đầu nhìn lại khoảng thời gian đã qua, hơn 15 năm trời, tôi cảm thấy phục mình. Sao mình có thể vượt qua bằng ấy thời gian mà chỉ nghĩ lại thôi cũng đủ thấy rùng mình, kinh khiếp? Quả thật, chưa bao giờ tôi thấm thía câu tục ngữ “ Trời sinh voi sinh cỏ ” đến thế.
_Xong rồi. Chị có thể ăn sau 2 tiếng đồng hồ nữa.
Tôi bước xuống cám ơn người nha sĩ và ra về. Bên ngoài khoảng 20 người ngồi đợi. Tất cả đều mang nét mặt không vui, dường như khó chịu nữa. Chắc tại đâu răng . Tôi nghĩ thế. Bỗng nhiên trời tối sầm lại và gió thật mạnh. Trời sắp mưa, tôi vội vã đi nhanh hơn để không phải trú mưa. Thế mà vẫn không kịp. Những hạt mưa thưa thớt bắt đầu rơi nặng dần. Tôi đứng nép vào 1 mái che của nhà sửa xe đạp bên lề đường. Trong chỗ trú ẩn bất đắc dĩ đó chen chúc nhau: Một bà gánh hàng rong, hai cô học sinh, một cậu bé bán báo, hai mẹ con 1 người ăn mày và… tôi. Không có dịp nào tốt hơn để tôi quan sát họ. Người mẹ độ chừng 40 , có lẽ trẻ hơn chăng, bởi vì vẻ lam lũ đã làm bà ta già đi rất nhiều. Đôi mắt kèm nhèm, đầu tóc rối bù, nước da xanh mét dấu vết của những năm tháng đói ăn kéo dài? Còn quần áo thì có khác gì những mảnh giẻ rách? Đứa bé bế trên tay bà ta trông còn thê thảm hơn. Nó gầy, còi cọc như 1 con khỉ thiếu tháng. Đứa bé chợt khóc. Tiếng khóc không làm bận tâm đến 1 ai, bởi lẽ nó quá yếu ớt gần như những tiếng rên rỉ chỉ để cho biết là nó còn sống, nó đang sống. Thế thôi! Người mẹ ngồi xuống vạch áo cho con bú. Bộ ngực bèo nhèo, lép kẹp như 1 dúm da nhăn nhó. Thế nhưng đứa bé vẫn bám chặt và nín bặt tiếng khóc, hài lòng rút vào lòng mẹ. Trời mưa mỗi lúc 1 to hơn, gió tạt mạnh. Tôi có nép sát vào mà vẫn ướt hết 1 bên vai.
Người mẹ moi trong bị ra một cái giẻ đen bẩn để ủ ấm cho con. Bà quấn quanh người đứa bé cố tránh những hạt mưa không cho hắt vào. Trong lòng mẹ , mặc cho mưa gió điên cuồng bên ngoài, đứa bé vẫn say sưa bú và lim dim ngủ. Tôi cảm thấy quên hẳn những cơ cực riêng mình. Tôi cảm thấy đồng lương ít ỏi và cái nghề giáo viên của tôi vẫn còn sáng giá. Đứng trước cảnh khổ của đồng loại, không ai là không mủi lòng và chợt thấy nỗi khổ riêng mình dịu đi, nhỏ lại và có thể chịu đựng được! Trời mưa nhỏ dần rồi tạnh hẳn , tôi lấy trong giỏ ra một ít tiền trao cho người mẹ rồi ra về trong một cảm xúc khó tả: dù sao tôi cũng nhìn thấy ở hai mẹ con người ăn mày này một hình ảnh đẹp và qúi gía vô ngần. Đó là tình mẹ con thiêng liêng sáng chói. Nó làm cho người mẹ nghèo khổ lôi thôi kia đột nhiên sáng loà, đẹp hẳn lên. Nó khẳng định sự bình đẳng của bà với bất cứ người mẹ nào có mặt trên thế gian nầy, dù bà nghèo khổ và không có địa vị như họ.Tôi biết có những bà mẹ chỉ vì sợ tai tiếng , sợ ảnh hưởng đến danh giá mà địa vị xã hội đặt để cho bà đã không dám nhận con, nuôi con , thận chí đã chối bỏ đứa con con trong tứng nước chỉ để bảo vệ cái hư danh nhất thời của mình. Liệu những người mẹ giàu sang “danh giá” kia có xứng đáng với cái thiên chức mà “thượng đế” đã giành cho họ???
Sáng nay, tôi đi khám phụ khoa. Thường thì phải khám đúng tuyến , nghĩa là hộ khẩu ở địa phương nào thì phụ nữ phải khám ở khu vực đó, không được khám sai tuyến. Nếu sai tuyến thì dù có xếp hàng nửa ngày đợi đến lượt mình vẫn không được khám và trả về như thường ( không kể những trường hợp người phủ nữ đó từ nơi khác về thăm gia đình hay những trường hợp ngoại lệ v.v…) Quá quen với thủ tục đó , tôi lặng lẽ để phiếu của mình vào hộp lấy số thứ tự. Tôi không lo, bởi vì mình chẳng những đúng tuyến mà còn có giấy giới thiệu ở cơ quan nữa. Một người phụ nữ trẻ đến ngồi cạnh tôi. Khuôn mặt đẹp có vẻ lo âu. Tôi gợi chuyện:
_ Cô số mấy?
_ Em số 20, còn chị?
_ Số 19. Thế cô làm ở cơ quan nào?
_ Em… đi dạy học.
Tôi nói như reo lên:
_ À! Cô giáo.
Thế nhưng tôi không nhận mình cùng nghề, vì lẽ gì thì tôi cũng không hiểu. Chỉ biết rằng vào cái chốn này, tôi thấy như xúc phạm đến cái nghề “cao quí” của mình. Bởi lẽ đây là khu “ kế hoạch hoá” gia đình. Những người phụ nữ có mặt ở đây hầu như là để… nạo thai, để từ chối quyền làm mẹ thiêng liêng mà tạo hoá đã đặt ra. Cái “thiên chức” cao cả ấy bây giờ – đối với họ – hầu như là một gánh nặng thì phải.
_ Chị khám… gì? cô gái e dè hỏi.
Tôi thân mật:
_ Chị khám định kì do cơ quan tổ chức. Còn cô?
Cô gái ngập ngừng:
_ Em bị trễ kinh. Chắ là… có thai. Hơn 20 ngày rồi!!
Cô cắn mội, vẻ nghĩ ngợi :
_ Không biết … em có nên để nuôi không nữa.
_ Sao thế? Em còn trẻ mà. Em được mấy cháu rồi?
Tôi đổi cách xưng hô, bởi lẽ tôi thấy cô gái còn trẻ quá, chỉ trạc tuổi cô em út của tôi ở nhà. Nghe tôi hỏi, cô gái chợt cúi mặt, có vẻ buồn:
_ Em có 2 cháu trai rồi, chị ạ.
_ Thế thì… sinh thêm một cháu gái nữa là nhất rồi.
_ Nhưng … khổ quá! Chị ạ- đồng lương không đủ sống. Có 2 cháu mà đã chật vật lắm rồi. Tiền lương tháng chỉ đủ đóng nhà trẻ cho 2 cháu nếu không muốn mất việc, chưa kể đến phải đương đầu với những thái độ khó chịu của cấp trên, họ chỉ sợ mình không đảm bảo ngày giờ công… và còn… đồng nghiệp nữa… Nghe nói đến… có thai là họ lắc đầu ngán ngẫm làm như là chuyện ghê gớm lắm, làm như là họ phải nuôi mình không bằng, ngay cả những cô gái chưa chồng cũng vậy…
Cô tuông ra một hơi như nói với một người bạn thân, dù tôi chỉ mới quen cô chưa đầy 15 phút. Tôi mỉm cười thông cảm với nỗi bực tức của cô:
_ Thì… mặc xác họ! Mình có sống với họ đâu. Khi em về già thì họ chăm sóc em hay là các con em chăm sóc em? Tại sao em quá coi trọng họ? Chị nghĩ những kẻ ấy không xứng đáng làm mẹ. Vả lại chưa chắc gì họ nghĩ giống như những gì họ nói đâu em. Họ chỉ “a dua” theo phong trào, phong cách của xã hội mới thế thôi! XHCN mà em!
Cô gái trầm ngâm nhìn tôi:
_ Em yếu đuối lắm chị ạ. Trong tập thể em luôn chịu thua thiệt. Họ là số đông mà mình chỉ có một. Đôi khi em cảm thấy họ nghĩ sai, làm sai nhưng em không có đủ dũng cảm để nói lên cái sai của họ.
Tôi an ủi cô gái:
_ Đấy là em nghĩ thế thôi. Chứ thực tế chưa biết họ đông hơn hay mình đông hơn. Có một điều chị đồng ý với em là bây giờ chúng ta thiếu dũng cảm hơn ngày xưa. Cái tập quán “nhẫn nhục” “cam chịu” không biết có tự bao giờ mà đa số con người hay mắc phải. Ở đâu cũng thế em ạ. Có lẽ trong ngành giáo dục của em là ít loại người này hơn cả.
Cô gái bĩu môi:
_ Tại chị không ở trong nghề nên không biết. Chứ họ nhiều và đông như “chó con” ấy chị ạ. Và cũng khối người khổ vì họ.
_ Nếu… họ cũng nghĩ về em như thế thì sao?
Cô gái bật cười:
_ Cả trường đều biết em hiền lành nhút nhát và… không thích tham gia vào những phong trào thi đua của họ. Nào là hai tốt, ba tốt , bốn không,v.v… Em thấy nó “làm sao” ấy. Và emluôn luôn là kẻ đi sau cùng.
_ Cho nên … em luôn luôn bị phê bình kiểm điểm và cắt … tiên tiến phải không?
_ Số 19. Tiếng gọi của cô y tá trên micro làm tôi giật mình. Cô gái thúc nhẹ vào tay tôi:
_ Chị đấy – vào nhanh lên – chốc nữa chờ em về với nhé.
Rồi đến lượt cô gái. Trở ra cô ngồi cạnh tôi thở dài:
_ Đúng rồi, chị ạ. Bác sĩ xác nhận em đã có thai hơn một tháng. Rồi bỗng dưng cô bụm mặt:
_ Trời ơi! Nghĩ đến … chuyện đó. Em thấy sợ quá.
Tôi sững sờ, nắm chặt tay cô:
_ Sao ? Em định… làm gì?? Chẳng lẽ…
_ Giá mà cuộc sống không quá khó khăn em chẳng bao giờ dám nghĩ đến chuyện đó. Một tội ác, phải không chị?
_ Thế … chồng em có hay không?
_ Anh ấy chưa biết. Em định tự ý giải quyết.
_ Không được. Nhỡ có chuyện gì thì sao? Em không nên làm thế!
_ Nhưng… nuôi không nỗi thì mình còn khổ hơn. Nhà em khó khăn lắm chị ơi! Hai vợ chông cùng là nhà giáo !!!Lời cô gái như xuyên thủng trái tim tôi. Hơn ai hết, tôi đã quá hiểu cuộc sống của họ, của những nhà giáo chỉ sống bằng đồng lương đi dạy. Làm sao mà họ không lo lắng khi có thêm đứa con thứ ba. Nếu nhà nước không đưa ra chương trình cưỡng ép “ kế hoạch hoá” gia đình thì chắc tự ý họ cũng phải đi vào “kế hoạch” mà thôi!! Bởi một lẽ dễ hiểu là cuộc sống quá khó khăn, đồng lương chết đói, xã hội ngày càng nhiều người bần cùng, đói rách, lang thang, thất thểu khắp phố. Ay là chưa kể số người “hoá rồ” vì “đầu thai lầm thế kỉ”. Tuy nhiên , “còn nước còn tát”, tôi cố khuyên nhủ cô gái:
_ Em không được làm thế. Đấy là tội ác “ trời không dung , đất không tha” mà ông bà ta thường nói đấy. Em hiểu không?
Hai giọt nước mắt ràn rụa tràn ra trên đôi mắt đẹp:
_ Em biết , cho nên em rất khổ tâm. Nếu không thế thì… cả nhà cùng chết đói mất thôi!!!
_ Lo gì. “ Trời sinh voi sinh cỏ” em ạ. Rồi đâu cũng vào đấy thôi. Đã khổ rồi mình khổ thêm chút nữa đã sao nào??
Cô gái nắm chặt tay tôi, mím chặt đôi môi dường như quyết định:
_ Em cám ơn chị. Nếu chị là đồng nghiệp của em… chắc là… em đã phạm tội rồi. Chúng nó, lũ khốn nạn phi nhân ấy, chỉ xui em làm việc quấy thôi.
_ Đừng giận họ em . Nghĩ cho cùng thì họ cũng đáng thương thôi. Họ cũng chỉ là một con ốc trong cái gồng máy đã quá cũ nát rồi. Tránh sao khỏi những va chạm làm cho em đau lòng. Hãy quên họ đi, ít ra là trong lúc này.
Trước khi ra về, cô gái còn xiết chặt tay tôi như để lấy thêm nghị lực. Còn tôi, trên đường về tôi thấy lòng vui vui và tự hỏi: không biết đứa bé có nhờ tôi mà được hiện diện trong cuộc đời này không nữa???
Vân Hà (TTHA)