Sáng hôm đó, tôi còn nhớ rõ cho đến bây giờ, một người anh họ xa của ông xã tôi đến nhà chơi. Lúc ấy, chồng tôi đi vắng, nhà chỉ còn hai mẹ con, con trai tôi mới chưa đầy 3 tuổi. Thú thật, tôi cũng khá ngạc nhiên bởi sự thăm viếng bất ngờ của anh ta. Có lẽ là vì anh ta, dù có bà con chút ít đối với nhà tôi, vẫn thường biểu lộ lòng ganh ghét, tị hiềm với sự thành đạt của anh ấy. Và mỗi lần chúng tôi gặp nhau (những ngày còn là sinh viên) anh ta thường không tỏ ra có thiện cảm mấy với nhà tôi, dù anh ấy là em họ của anh ta. Thế cho nên sự thăm viếng đột ngột này làm tôi suy nghĩ không ít. Anh ta ngồi chơi khá lâu, thăm hỏi xã giao đủ mọi chuyện. Tôi cứ nghĩ là anh ta có chuyện cần gặp nhà tôi nên cố ý đợi nhà tôi về.

Mãi đến trưa anh ta mới đứng lên cáo từ : Ồ, tôi chỉ ghé chơi thế thôi. Nhân tiện báo tin cho thím hay – Không biết chú nó có hay gì chưa?

À! Thì ra đó là mục đích của chuyến thăm viếng hôm nay! Tôi cảm thấy lo lo, tuy nhiên vẫn mỉm cười : -Không ạ –Có chuyện gì thế anh? Vui hay buồn?

Anh ta hơi ngần ngừ 1 chút rồi nói một hơi : -Không biết Cảnh làm gì mà trên ủy ban có thư tố cáo nó là CIA đấy. Có lẽ tối nay công an phường sẽ xuống đây họp tổ dân phố xét xử và bình bầu việc nó có được trả quyền công dân hay không? Không biết đứa nào tệ thế, thư nặc danh thím ạ. Thôi, tôi về nhé, chỉ ghé xem chú nó đã hay tin chưa…

Anh ta đứng lên ra về vội vã trong khi tôi hãy còn đứng bất động, sững sờ và sợ hãi khủng khiếp. Các bạn hãy tưởng tượng xem, đất nước tôi chỉ mới giải phóng chưa đầy 2 năm. Nhân dân miền Nam hãy còn bỡ ngở và xa lạ vô cùng đối với XH Cộng sàn. Chúng tôi là những sinh viên tuy là chưa từng tham gia vào các hoạt động chính trị nào nhưng chúng tôi vẫn biết sự mâu thuẫn, đối kháng trầm trọng giữa 2 ý thức hệ đang giằng co trên đất nước chúng tôi, và sau ngày giải phóng những ai có liên quan, liên hệ với chế độ cũ đều phải đi học tập cải tạo không biết đến bao giờ mới về (có lẽ tùy theo chức vụ, cấp bậc và thái độ học tập của người ấy). Thế cho nên, khi nghe người anh họ báo tin, tôi vô cùng sợ hãi, lo lắng. Dù là thư nặc danh nhưng liệu những con người mới XHCN có đủ sáng suốt để thấy được sự oan ức của người dân hay không? Liệu chồng tôi có thoát được hậu quả của sự vu oan ghê tởm này hay không? Liệu chồng tôi có bị đem ra làm nhân điển hình để răn đe nhân dân vùng mới giải phóng này hay không? Liệu các cấp có thẩm quyền có tận tình điều tra hợp tình, hợp lí, khách quan để thấy được đằng sau bức thư nặc danh kia là 1 tâm địa ghẻ lở, đê tiện xấu xa của ai đó không ưa chồng tôi hay không? Và … nếu không thì … gia đìng tôi phải đi học tập cải tạo ( cũng có nghĩa là chết, với cái tội danh khủng khiếp kia) mà nào phải chỉ có 1 gia đình, bởi anh ấy là con trưởng, bố mẹ già yếu, 3 em còn đi học… chỉ trông cậy vào anh, có nghĩa là chồng tôi có hề hấn gì thì cả hai gia đình gồm bố mẹ, các em, tôi và các con làm sao sống được? Đầu óc tôi như muốn nổ tung ra bởi sự lo lắng và sợ hãi. Từ sáng đến trưa tôi chỉ mong anh ấy về để báo tin dữ và luôn niệm Phật để cho tai qua nạn khỏi. Chiều đến, khi nghe tôi kể lại anh ấy đã tái mặt vì lo, cả bố mẹ chồng tôi, các em cũng thế. Qủa là tin khủng khiếp đối với gia đình chúng tôi – làm sao bây giờ? Theo lời người anh họ thì tối nay họ đã lập tòa án nhân dân xét xử rồi. Có lẽ đúng bởi vì còn 1 tuần nữa là đến ngày đi bầu Hội đồng nhân dân thành phố nếu không được trả quyền công dân, có nghĩa là kẻ đó không được đi bầu, có nghĩa là kẻ đó không được sử dụng quyền công dân chính đáng của mình và cũng có nghĩa là kẻ đó chính là một tội phạm. Nhất là trong chế độ XHCN này, điều đó đồng nghĩa với … tội chết. Bởi vì CIA là tình báo chi Mỹ, mà XHCN có bao giờ là đồng minh với Mỹ, vậy là chồng tôi đã bị vu cho 1 cái tội danh mà kẻ bị vu khống sẽ không thể nào tồn tại được nếu cơ quan xác minh điều tra nội vụ không tiến hành hoặc ti61n hành muộn. Biết làm gì hơn, chúng tôi lập tức nộp đơn khiếu nại, tình báo các cơ quan có thẩm quyền giải quyết nhưng … tha6t là vô vọng, bởi lẽ … “con rùa hành chánh”. Không thể nào chạy nhanh hơn được. Và phiên tòa họp xử chồng tôi sẽ được tiến hành theo đúng lịch trình của nó. Thường thì h5op tổ dân phố được nhóm họp ngoài sân dưới sự chứng kiến của bà con cô ba1ctrong tổ và sự chứng minh của công an địa phương thế nhưng hôm nay, có lẽ do tính cách quan trọng của cuộc họp nên được tổ chức tại nhà một bà cụ trong xóm, bà cụ Đán, gia đình neo đơn chỉ có bà cụ và 3 cô cháu gái với căn hộ đúc khá rộn trong xóm nhỏ. Càng đến giờ họp, tôi càng thấy lòng xốn xang khó tả, nỗi sợ lo làm tôi chẳng nuốt được hết chén cơm. Các con tôi hãy còn quá nhỏ, chúng đâu biết được bố chúng đang bị người ta bủa vây bằng mạng lưới chính trị, một cái mũ mà khi chụp vào ai rồi thì kẻ đó thật sự cô đơn, bởi không ai dám bênh vực vì sợ liên lụy đến mình. Quả là kẻ nào đó đã quá ác tâm khi cố tình dồn gia đình tôi vào đường cùng. Tôi không đi họp vì con mọn nhưng tình hình và diễn biến buổi họp được tôi theo dõi từng giây từng phút bởi chính đó là sự sinh tồn của cả gia đình tôi, vã lại nơi tổ chức cuộc họp chỉ có cách nhà tôi 2 căn hộ. Cho đến giờ phút này tôi hãy còn xúc động mỗi khi nhớ lại buổi tối hôm đó.

Đúng 7 giờ tối bà con tổ dân phố có mặt đông đủ : Ông Mạc, công an khu vực tổ dân phố của chúng tôi, ông Đàm, công an trưởng tại địa phương, chủ tọa buổi họp, chú Bảy, tổ trưởng tổ dân phố, Bác Mười Tấn, tổ phó an ninh trong xóm, thư kí cuộc họp : Phạm Thị Loan, và bà con trong tổ trong đó có bà Sùng là bà thím chồng tôi. Có điều đáng ngạc nhiên đối với tôi là thường khi trong gia đình bà và cô con gái rất lười đi họp thế mà hôm ấy lại đến hai người có mặt : bà và cô con gái lớn của bà : Phạm thị Loan, ngồi ghế thư kí (mãi sau này khi mọi việc sáng tỏ tôi mới biết đã có sự dàn xếp trước) và còn thêm một điều đáng ngạc nhiên nữa đối với tôi là dù không phải là cư dân của tổ dân phố chúng tôi nhưng ông bà Hoạt, là bố mẹ của người anh họ đã đến báo tên dữ cho tôi buổi sáng cũng có mặt. Họ không được vào tham dự nhưng họ cũng đứng bên cửa dự thính, theo dõi cuộc họp với vẻ mặt hết sức hào hứng vui thích. Tôi đọc thấy điều đó vì họ, cả hai người đã nhìn thằng vào mặt tôi mà cười rất tươi- có vẽ đắc chí – theo cảm nhận của tôi lúc đó (Trong khi cả gia đình chúng tôi có lẽ tái xanh tái xám đi vì mất bình tĩnh và lo sợ). Nhưng lúc đó tôi thực sự tin tưởng vào sự có mặt của họ sẽ có lợi cho chồng tôi vì họ là người trong thân tộc : Bà cô, ông bác, bà thím và cô em họ rất gần với chồng tôi cũng có mặt thì có lẽ chồn tôi sẽ được minh oan sớm hơn chăng? Tôi hi vọng thế – rất hi vọng nữa là đằng khác.

Qua lối buộc tội rất gay gắt của ông Đàm và ông Mạc, 2 công an khu phố, tôi liên tưởng đến bức thư nặc danh đã tố cáo oan chồng tôi : có lẽ chúng đã bịa ra một chứng cớ hợp lí nào đó khiến cho họ tin rằng họ đã phát hiện ra 1 tội phạm chính trị nguy hiểm. Vã chăng tác giả bức thư nặc danh có thể là người biết rõ chồng tôi và có đủ lợi thế để tạo lòng tin của họ?? Điều đó chỉ có trời mới biết được, điều đó chỉ có thủ phạm đã tạo ra bức thư nặc danh kia mới biết được!! Hiện tại, chúng tôi chỉ biết làm hết sức mình để tự vệ, “ còn nước còn tát” và riêng tôi thì luôn cầu nguyện Phật trời cho “tai qua nạn khỏi”.

Buổi họp hết sức căng thẳng, lúc đầu một số bà con cô bác có tuổi trong khu phố, đã từng biết rõ nhà tôi từ thuở bé, lên tiếng bênh vực triệt để, yêu cầu trả quyền công dân cho nhà tôi để được đi bầu như mọi người công dân chân chính khác. Bà thím chồng tôi chứng kiến những người lối xóm tốt như thế, đành phải lên tiếng đồng tình với bà con trong xóm. Thật ra, tôi đặt hi vọng ở bà ấy và bà cô em họ của nhà tôi đang ngồi ghế thư kí nhiều hơn. Trong phiên tòa án nhân dân công khai như thế thì tội phạm dù có tội tài trời đến đâu cũng có có nhiều hi vọng được nhẹ tội, bởi vì đã có người thân mình chiếm 2 ghế quan trọng nhất : ghế nhân dân và ghế thư kí cuộc họp – cho nên tôi gần như nhìn họ bằng ánh mắt cầu cứu thế nhưng … họ có nhìn tôi đâu !! Nhất là khi hai 2 công an lên tiếng đàn áp gần như là hăm dọa : “Ai dám đứng ra bảo lãnh cho lí lịch của ông Cảnh?” thì tất cả moọi người gần như im lặng không dám có ý kiến gì nữa. Và thay vì ghi trung thực tất cả ý kiến của bà con trong khu phố thì cô em họ của nhà tôi lại chỉ đúc kết chỉ có một ý của 2 ông công an : ” nhân dân không đồng ý trả quyền công dân cho anh Cảnh”. (điều đó mãi sau này khi công an thành phố và ban điều tra xác minh mới chúng tôi lên thẩm tra lần cuối cùng, chúng tôi mới đọc thấy biên bản buổi họp tổ dân phố do cô Phạm Thị Loan ghi).

Khi buổi họp kết thúc, đầu óc tôi như quay cuồng trong 1 cảm giác khó tả: Vừa lo sợ, vừa uất ức và tức giận khủng khiếp. Cả 1 tập thể bà con cô ba1cso61ng bên cạnh nhà tôi từ lúc anh ấy còn để chỏm, họ biết rõ anh ấy còn hơn cả tôi nữa, nhất là Bà thím, cô em con chú… có thể nói họ nắm được sinh hoạt của nhà tôi từ giờ giấc sinh hoạt cho đến từng người bạn thân sơ của anh ấy. Thế mà … trước sự khủng bố tinh thần của hai ông công an, tất cả đều im thin thít không dám phát biểu thêm một lời nào để bênh vực nhà tôi… Quả là đáng hổ thẹn cho kiếp người !!! Tôi nặng nề quay ra, bắt gặp ánh mắt và nụ cười khó hiểu của ông bà Hoạt, bố mẹ của người anh họ đã đến báo tin sáng nay, nhưng lúc đó tôi đâu còn sáng suốt để đọc thấy ý nghĩa tiềm ẩn đằng sau nụ cười của họ. Vẽ mặt tôi lúc đó chắc thiểu não lắm, chồng tôi cũng thế – Rồi việc gì sẽ xảy ra cho chúng tôi sau phiên tòa án nhân dân tối nay??? Chỉ có vài ngày nữa là đi bầu, nếu mất quyền công dân có nghĩa là không được đi bầu, có nghĩa là mình không được ngang hàng với mọi người – nhưng hậu quả cuối cùng còn khủng khiếp hơn : Trại học tập nào đó sẽ chờ đón chồng tôi, vùng kinh tế mới nào đó sẽ chờ đón gia đình tôi? Cũng có nghĩa là chúng tôi sẽ chết dần mòn vì rừng thông nước độc ở những vùng mới khai phá ấy!!! Càng suy nghĩ tôi càng căm thù kẻ nào đó đã quá sức sâu độc khi rắp tâm mưu hại gia đình tôi. Ngay hôm sau, bố chồng tôi, dù đã già yếu cũng đội đơn đi khiếu nại khắp các nơi có thẩm quyền cứu xét, xác minh - tội cho ông cụ. Khi ra ủy ban đã bị tên công an trưởng – ông Đàm – dọa nạt đủ điều nhưng ông cụ cũng không sợ : “Các người xử oan cho con tôi thì chúng tôi có quyền đi khiếu nại cáp cao hơn, dù đến đâu tôi cũng đi đến, miễn là con tôi được minh oan. Nhưng ông không được phép vượt hệ thống – Đơn khiếu nại ông phải nộp cho chúng tôi, chúng tôi chuyển lên cấp trên – thế nếu các ông không chuyển mà “ém” thì sao? Chúng tôi không còn tin tưởng ở các ông nữa – Các ông xử ép chúng tôi, không cho phép chúng tôi tự biện minh và cũng không công nhận ý kiến trung thực của bà con cô bác trong tổ dân phố, tôi sẽ đích thân đi khiếu nại ở cấp cao hơn. Thế là ông cụ cầm là đơn đi thẳng không nộp cho hắn, mặc cho hắn hù dọa,quát tháo… Tối hôm đó, hắn cùng với ông Tư Soi, một người lối xóm làm việc ngoài ủy ban (ông này cũng đã từng gian lận trong việc làm phiếu gạo cứu đói cho người nghèo, đã bị nhà tôi phát hiện lấy lại cho gia đình xứng đáng hơn). Cả hai tịch thu giấy chứng minh nhân dân của tôi nói là để điều tra chi đó – Tôi vừa tức tối vừa sợ hãi nhưng nhà tôi đã trấn an - Đừng sợ em, chắc họ cần xác minh lý lịch bà con trong tổ. Không sao đâu. Nhưng tôi vẫn cảm thấy việc làm của họ có tính cách hù dọa chúng tôi.

Ngay tối hôm sau, ông Mạc, công an tổ dân phố đến làm việc với gia đình tôi. Ông ta gằn giọng (tôi còn nhớ rất rõ câu nói của ông ta) một cách quả quyết:

-Anh chị đã khai mang lý lịch. Chúng tôi nhờ nhân dân đã phát hiện được, yêu cầu anh chị khai báo lại cho chính xác. -Thật tình chúng tôi không hiểu ông phát hiện điều gì là không đúng cự thực? Trong khi chúng tôi khai báo không tốt, điều – ông yêu cầu khai lại là khai làm sao? Khai sai sự thực ư? Chúng tôi thấy không có điều gì sai cần khai báo lại cả. Ong công an vẫn khăng khăng : -Tôi đề nghị anh chị khai báo lại. Anh chị đã khai man. Chồng tôi ngạc nhiên : -Quả tình chúng tôi rất trung thực trong việc kê khai lý lịch, chúng tôi thấy có điều mờ ám trong việc này – xin ông cho biết nhân dân đã phát hiện được điều gì không đúng ở chúng tôi? Ai là người phát hiện? Từ “ nhân dân” mà anh nói là ai? Ông ta cứ 1 mực nói chung chung : -Ông không cần biết người đó là ai – nhân dân phát hiện là đúng. Anh khai man… Thoạt tình chúng tôi chỉ biết kêu trời chứ không còn biết làm cách nào hơn – Đứng trước 1 anh công an cố chấp và định kiến (hay có âm mưu thâm độc nào đó mà người ta đã cố tình dàn xếp từ trước để hại chúng tôi? hiện tạ, tôi cũng không rõ.) như thế – chúng tôi làm sao biện minh được. Thế nhưng tôi cũng không vì thế mà nhượng bộ anh ta, tôi nhìn thẳng vào mặt anh ta : -Nếu chúng tôi khai báo lại theo sự ép buộc của anh, chúng tôi mới là người khai man. Anh muốn làm gì thì làm. Chúng tôi là người dân trong vùng mới giải phóng, chúng tôi đã khai báo đầy đủ những gì cần thiết, còn việc điều tra và xác minh là bổn phận của các anh. Chúng tôi có quyền yêu cầu anh làm việc công minh, hợp tình và hợp lí… Thế là anh ta ra về trong vẽ mặt giận dữ bực bội vì không ép buộc được chúng tôi phải thực hiện việc khai báo lại theo yêu cầu của ông Đàm, công an trưởng…… Suốt mấy ngày, chúng tôi sống trong nổi phập phồng, lo sợ không biết những gì sẽ xảy d9e61ncho gia đình mình đây? Không biết nghĩ lá đơn khiếu nại của ông nội, của chồng tôi đã tới tay các cấp có thẩm quyền chưa? Không biết những người có chức sắc trong chế độ mới có đủ sáng suốt để làm sáng tỏ nỗi oan ức của người dân không nữa? Không biết họ có đủ khả năng để nhìn thấy được tâm địa ghê tởm của tác giả bức thư nặc danh kia không nữa? Đầu óc tôi lúc này chỉ quay cuồng với những câu hỏi và nỗi sợ hãi khôn nguôi… Giống như tâm trạng của một tên tử tù chơ giờ hành quyết. Tôi ăn không ngon, ngủ không yên, chồng tôi cũng vậy. Chúng tôi chỉ biết cầu nguyện Phật – Trời cho tai qua nạn khỏi… Một buổi sáng, tôi chưa kịp đi chợ … có một phụ nữ trẻ đến nhà hỏi thăm về ông xã tôi. hôm ấy, anh đi vắng. Tôi phải tiếp chuyện thay. Chị ấy, người miền Nam, khuôn mặt dễ mến, sau khi biết tôi là vợ, đã ngồi xuống thăm hỏi ân cần như một cán bộ về hoạt động xã hội. Tôi nghĩ bụng chắc là chị ở trong Hội Phụ nữ phường đi điều tra tình hình sống của bà con trong tổ dân phố. Đặc biệt, chị hỏi rất nhiều về ông xã tôi. Về những ngày còn đi học, về quê quán, về sinh hoạt hằng ngày, về bạn bè của anh… Tôi kể hết, không sót điều nào kể cả những ngày chúng tôi mới quen nhau, cả những điếu vừa xảy ra đế cho chúng tôi về bức thư nặc danh, về các ông công an phường … Người phụ nữ ấy lắng nghe có vẻ cảm thông. Tôi hi vọng nếu chị lá 1 đại diện cho đoàn thề nào đấy thì tiếng nói của tôi sẽ phần nào phản ánh được nỗi oan ức mà gia đình tôi phải chịu đựng. Trước khi ra về, chị còn an ủi tôi mấy câu :

-Cô đừng lo, rồi đây các cấp có thẩm quyền sẽ làm sáng tỏ và sẽ trả quyền công dân cho anh ấy thôi.

Người phụ nữ ấy đi về rồi mà tôi vẫn không đoán được chị thuộc thành phần, đoàn thể nào, tuy nhiên tôi cảm thấy vơi đi phần nào nỗi lo lắng. Có lẽ thổ lộ với bất cứ ai đấy trong hoàn cảnh này củng khiến cho tôi cảm thấy như được san sẽ, làm giảm đi phần nào nỗi sợ lo đang nặng trĩu trong lòng (Sau này, tôi mới biết người phụ nữ đến thăm và tìm hiểu gia đình tôi hôm ấy là chị Sáu – một phóng viên nhà báo – Chị đã về tận nơi và thấy được thái độ hống hách, cố chấp của ông Đàm, sau đó lại mới tìm đế nhà tôi để tiếp tục thăm dò tìm hiểu thêm). Suốt mấy ngày liên tiếp, chồng tôi được gọi lên phòng công an để thẩm vấn. Không riêng gì anh ấy, mà cả những người biết về anh ấy cũng được gọi riêng từng người lên để thẩm tra. Gần như cả xóm tôi đều được mời từng người để lấy ý kiến về ông xã tôi. điều này hợp lí bởi vì, tôi nghĩ anh ấy sinh ra và lớn lên trong cái xóm nhỏ bé này. Từng nhà trong xóm, ai mà không biết anh ấy, nếu có ai đó tị hiềm, ghét bỏ thì cũng hãy còn qúa ít đối với 30 hộ trong xóm tôi. trước ngày đi bầu, hôm, người ta mang đến tận nhà cho chúng tôi : “Giấy chứng nhận được trả quyền công dân”. Có nghĩa là chồng tôi được minh oan, có nghĩa là anh ấy sẽ được sử dụng là phiếu của mình cũng như bất cứ, người công dân lương thiện, tự do nào trên đất nước mới được giải phóng này, có nghĩa là chế độ mới cũng không đến nỗi thiếu sáng suốt trong việc điều tra, xác minh nỗi ức oan mà người dân phải chịu, có nghĩa là người ta đã hiểu ra bức thư nặc danh kia hoàn toàn vu khống để thoả mãn tính ích kỉ, ghanh ghét, tị hiềm cá nhân, của một người nào đó trong đám thân hữu của nhà tôi. chưa bao giờ chúng tôi sử dụng lá phiếu của mình, cách háo hức hãnh diện và vui sướng như vậy. Chúng tôi gần như vứa trải qua cơn ác mộng kinh hoàng nhất.

-Thế người ta có cho mình biết tác giả bức thư nặc danh kia là ai không vậy? -Không em ạ! Người ta phải giữ bí mật chứ, họ mời anh cộng tác nhưng anh đã từ chối. -Sao anh không nhận lời để lần ra thủ phạm đã hại mình? Nếu là em, em sẽ nhận lời và tìm mọi cách “lột mặt nạ hắn” cho biết chừng đó hắn sẽ biết tay em. -thôi em, oán thù nên cởi không nên buộc. Đức Phật đã dạy thế. Và chăng, mình cũng được minh oan rồi. -Không đúng, gieo nhân phải gặt qu3a. chúng hại người, chúng phải bị trừng trị mới hợp lí. Ai đền bù cho chúng ta những ngày đau đớn, khổ sở, lo lắng mất ăn mất ngủ vì chúng. Em không chủ trương trả thù vì chúng ta đều là Phật tử, nhưng em nghĩ rằng nhữ kẻ làm ác phải gặp ác mới là lẽ công bằng của thế gian này. -Không có luật pháp nào bằng “tòa án lương tâm” em ạ. Sau những ganh ghét, tị hiềm, nhỏ nhen, đố kị tầm thường của kiếp người. Ai cũng còn “ nhất đá lương tâm” anh nghĩ thế. Nếu không thì những kẻ ấy trở thành con thú mất rồi. Cho nên, sau khi chúng ta được minh oan, chúng ta sống hiên ngang thế nào chúng ta sẽ càng lo sợ, và không yên ổn trong lòng như thế ấy (vì sợ chúng ta biết ra chúng ta có thể trả thù hoặ chúng tự xấu hổ với lương tâm chúng). Em thấy không, chúng có thể qua mặt được thế gianchu71 làm sao trốn tránh được lương tâm của chính mình. -Có thể đúng, nhưng em thích nhìn chúng bị trừng phạt hơn. Với hạng người ấy nếu khôntu5ci5 pháp luật con người cảnh cáo, chúng sẽ lại tiếp tục vi phạm và lần này có lẽ tinh vi hơn lần trước. Chúng sẽ là những cái “ mầm ác”hết sức độc hại cho xã hội. -Có thể đúng nhưng thôi, chúng ta hãy để cho “trời đất” quyết định. Bây giờ hãy “ăn mừng” vì gia đình chúng ta vừa mới thoát nạn. Anh còn phải viết bài báo để cám ơn chị Sáu Sâm và tất cả các cơ quan có chức năng đã làm sáng tỏ mọi việc. Em nghĩ có nên không? -Nên quá đi chứ. An oán cần phải phân minh, bên cạnh những người công an đầy thành kiến đầu óc hạn hẹp, cố chấp như ông Đàm, ông Mạc của phường ta, cũng vẫn còn có những người không thiếu sáng suốt khi điều tra 1 vấn đề nào đó. Trong hoàn cảnh đất nước chúng ta mới giải phóng như hiện nay “vàng, thau” hãy còn lẫn lộn anh ạ. Nói cho cùng thì … có lẽ “Trời cao có mắt” anh nhỉ? Ông xã tôi phì cười: -Em có vẽ duy thần gớm. Giá mà chúng ta cứ ngồi ì ra đấy để “ chờ sung rụng”, khôn hiểu ông Trời có xuống đây để cứu chúng ta không nhỉ? Hay là… anh đang chuẩn bị đi HTCT ở tuốt vùng nào đó, còn ông bà, em và các con không biết sống ra sao đây nữa?… -Thì em đã nói “Trới cao có mắt” mà lại. Con người gian ác có thể âm mưu hại người để thoả mãn tính tị hiềm, ganh ghét, đố kị… của chúng, nhưng “Ông trời” có cho phép thì chúng mới hoàn thành được độc kế của chúng. Người ngay dù có gặp nạn, dù có khổ sở vì bọn chúng thì rồi cuối cùng cũng “tai qua, nạn khỏi”. Đó là luật của trời đất mà: “ở hiền gặp lành” “làm ác gặp ác”, em rất tin tưởng ở quan điểm đó của ông bà ta. -Ừ thôi, cứ để bọn chúng cho Trời đất giữ phần thưởng phạt. Chúng ta hãy lo “miếng cơm, manh áo” cho các con cái đã. Và em đã ủi áo cho anh chưa? Ngày mai chúng ta đi bầu đấy nhé…

sáng chủ nhật hôm ấy, chúng tôi ăn mặc thật trang trọng và hãnh diện cầm lá phiếu của mình trên tay đến địa điểm bỏ phiếu trong phường. Tôi có cảm giác như bà con lối xóm nhìn chúng tôi bằng cặp mắt chia vui mặc dù khi chúng tôi được “minh oan” không hề có buổi họp tổ dân phố công khai như buổi họp “xử oan” chúng tôi trước đây, mặc dù mọi việc diễn tiến tuần tự trong vòng bí mật, tôi vẫn cảm thấy sự quan tâm ngấm ngầm của những người láng giềng tốt bụng. Họ nhìn chúng tôi mỉm cười – nụ cười hiểu chuyện và cảm thông. Cũng có cả những người xấu mồm xấu miệng trước đây, vờ như không hay biết nhìn lãng đi chổ khác hoặc quay đi như không hề nhìn thấy chúng tôi. Trong số người này có cả bà thím chồng tôi và cô em họ, con gái lớn của bà, đã được các ông công an dàn xếp vào ngồi ghế thư kí để ghi biên bản theo ý của họ. Khi chúng tôi cầm lá phiếu đi ngang, họ đã vờ như không để ý hay chính họ đang tự xấu hổ với lương tâm vì cố tình khiếu nại chúng tôi? phòng phiếu hôm ấy thật đông vui bởi vì đó là lần đầu tiên cả nước đi thự thi quyền dân chủ sau 2 năm giải phóng. Không khí nghiêm túc, có hơi căng thẳng, có lẽ là do người dân miền Nam hãy còn e ngại , không hiểu hết ý nghĩa của việc thực hiện “quyền làm chủ tập thể”? Hay họ vẫn còn nỗi lo lắng, sợ hãi vu vơ nào đó ám ảnh? Điếu đó chỉ có Trời mới biết được. Tôi thoáng nhìn thấy một khuôn mặt rất quen, đang cười cười nói nói với anh em bảo vệ quanh khu vực địa điểm bỏ phiếu, bổng tái mặt, nụ cười biến mất rồi lĩnh đi chổ khác khi chúng tôi tiến tới trước mặt họ nhờ chỉ dẫn. Mãi lúc sau, tôi mới nghĩ ra đó là ông Hoạt, cha của người anh họ đã đến báo tin với tôi sáng hôm nào. Tôi hơi ngạc nhiên và tự hỏi : Tại sao thế nhỉ? Sao ông ta có thái độ lạ hết sứ như vậy. Khi nhìn thấy chồng tôi đi bầu – có nghĩa là nội vụ đã sáng tỏ và chồng tôi đã được minh oan. Tôi bắt đầu đặt câu hỏi và suy nghĩ đến bức thư nặc danh nếu tác giả là 1 người nào đó trong xóm thì liệu họ có đủ uy tín tác động đến công an khu vực hay không? Như vậy, bức thư nặc danh cũng hcu7a đủ để buộc tội nếu đằng sau đó không có những lời xác minh của 1 người bà con (dù là bà con xa) của chồng tôi. Bởi vì lúc ấy, nhũng ngày đầu giải phóng, chồng tôi có tham gia vào một số công tác XH ngoài ủy ban, anh ấy được bầu làm trưởng ban thông tin văn hoá lận cơ mà. Vậy là trong số anh em sinh hoạt ngoài ấy có người không ưa chồng tôi. Ai thế nhỉ? Tôi tự hỏi và không làm sao tìm được câu trả lời. Phải là 1 kẻ có học lực tương đương nhưng đạo đức thì thua xa anh ấy mời để tâm ghen tị và nghỉ đến chuyện “ném đá giấu tay” 1 cách hèn hạ như vậy. Chấc tôi sẽ thắc mắc điều ấy trọn đời nếu như không tình cờ được nghe anh Tường, 1 anh công an cũng làm việc ngoài ủy ban kể cho ông xã tôi nghe 1 vài chi tiết của buổi họp Đoàn viên đang phấn đấu vào Đảng :

-“Em không hiểu tại sao anh Hưu lại phát biểu về anh như thế này : Tôi biết ông Cảnh – ông ấy đã từng là thiếu úy tình báo, trốn học tập …v…v…Đại để anh ấy ngăn cản sự phát triển anh vào các chức vụ quan trọng…

Thế là đã rõ rồi – Vũ Văn Hưu, con của ông Vũ Văn Hoạt, chính là người anh họ một sáng nào đã đến báo tin dữ cho gia đình tôi. Một điều đáng buồn cho kiếp người hơn nữa cũng chính anh ta là tác giả bức thư nặc danh ghê tởm đầy ác tâm. Bởi chính anh ta là “người bà con” với nhà tôi cho nên các anh công an cảm thầy có thể tin được. At hẳn các anh nghĩ phen này mình sẽ lập được công đầu trong việc phát hiện kẻ gian? Chưa bao giờ tôi thấy buồn cho kiếp người đến thế, chỉ vì 1 chút lợi danh nho nhỏ mà người ta có thể bán rẻ anh em thân tộc chỉ để thoả mãn lònh tị hiềm, nhỏ nhen củ kiếp người. Sau khi mọi việc sáng tỏ tôi mới thấy rõ bộ mặt thực của họ : người anh họ gian ác đến báo tin sau khi đã gởi thư nặc danh, hai vợ chồng ông bác nhìn vào mặt tôi và cười đắc chí trong buổi họp, bà Thím chồng và cô con gái lớn ngồi ghế thư kí, 2 ông công an thiếu trì tuệ…v…v…và 1 vài người lối xóm xấu bụng nữa. Cả một tập đoàn đó đã cố tình đưa chúng tôi vào cái bẫykhủng khiếp mà không thoát được, con người ta chỉ có cái chết mà thôi. Càng nghĩ, tôi càng thấy chán ngán cho lòng dạ con người. Vậy mà khi có dịp trừng phạt lại họ, chồng tôi đã không làm, anh vẫn thường nói : “Hãy để cho Trời đất giữ phần thưởng phạt. Trời đất công minh hơn con người.” Tôi cũng rất tin vào điều đó nhưng tôi muốn thế gian này là một vườn hoa hơn là 1 vườn đầy gai độc, và tôi cũng muốn cho mọi người biết tại sao tôi không thể xem họ là người thân dù họ là những người bà con của chúng tôi. Sau sự việc “trọng đại ấy” tôi chưa hề có dịp gặp lại người anh họ ấy cho dù là vào các dịp giỗ,tết trong họ. Tôi rất muốn chạm mặt anh ta chỉ để nói 1 câu thôi : “Tôi hết sức cám ơn anh đã đến cho hay tin và tôi cũng rất ngạc nhiên không hiểu tại sao anh ta không tát vào mặt kẻ đã mưu hại em anh?” Thế nhưng, bây giờ nghe đâu anh ta đã đào được một mỏ vàng. Gia đình người vợ giàu có ấy đã mang anh ta đi Mỹ. Thế là anh ta đã thoả mộng. Không hiểu anh ta còn nhớ gì đến cha mẹ già còn lại ở Việt Nam đã vì anh ta mà họ hàng xa lánh, khing rẽ? Còn bà Thím và cô em họ, tuy chỉ là đồng lõa nhưng sau đó vẫn cứ tiếp tục bêu xấu chúng tôi bằng miệng lưỡi đàn bà, thế nhưng không còn tác dụng nữa. Mỗi lần họ tung 1 tin mới có hại cho uy tín nhà tôi thì lại có người tốt bụng báo tin và khuyên chồng tôi nên”Viềng mặt” mẹ con bà ấy. Khổ nỗi!!! Chúng tôi lại phải sống cạnh họ, gần như là đối diện, và họ lại là bà con rất gần với chồng tôi. bố mẹ chồng tôi thì không muốn người ngoài thấy “con sâu làm rầu nồi canh”, cho nên, dù có thế nào, tôi vẫn phải vui vẻ với họ. Sau bao năm ra đời tự lực cánh sinh, tôi cảm thấy trường đời quả là kì diệu, mỗi một bài học đều không giống nhau cho mỗi con người và sau mỗi bài học đáng giá ấy con người trở nên khôn ngoan hơn, giàu kinh nghiệm hơn và trưởng thành hơn. Con người vừa là thầy, vừa là trò lẫn nhau trong ngôi trường thế giới rộng lớn này. Ai tốt bụng và giàu tình thương sẽ được phần thưởng vô giá của Trời đất : “tâm hồn thảnh thơi tin tưởng, cặp mắt trong sáng, nhìn lên hãnh diện vì mình xứng đáng làm người,cúi xuống không hổ thẹn với lương tâm của chính mình.” Ai xấu bụng và ác tâm sẽ tự mình trừng phạt chính mình : “Không dám nhìn thẳng vào ai hết, không thấy ai là người tốt hết, nhìn đâu cũng cảm thấy nghi ngờ, và trước lòng tốt của bất cứ ai cũng sẽ là tấm gương soi rọi tâm hồn đen tối của họ”. Bây giờ nghĩ về họ, tôi không thấy lòng tức tối oán thù như trước đây. Đối với thời gian điều đó còn ý nghĩa gì khi tất cả đều phải chết? Tôi thầm cảm ơn họ vì chính họ là những tác nhân đã giúp hcu1ng tôi khẳng định mình trong cuộc sống hôm nay.


Page last modified on August 19, 2023, at 12:47 AM