VH.MọiChuyệnMớiKhởiĐầu History

Hide minor edits - Show changes to markup - Cancel

Added lines 1-14:

MỌI CHUYỆN MỚI KHỞI ĐẦU

Ở cái xóm lao động nầy người ta gọi nó là ma Diệu- Nó chỉ khoảng bảy, tám tuổi gì đó nhưng trông già trước tuổi nhiều lắm. Không ai biết cha nó là ai, chỉ biết mẹ nó là cô Lượm đang ở trại cãi tạo. Thế là nó sống “ cù bơ cù bất “ không ai chăm sóc với một bà cô già lẫn thẫn, hàng ngày đi nhặt củi và khi tan chợ hai bà cháu đi nhặt nhạnh các thức ăn còn dùng được để đắp đổi qua ngày. Không ngày nào là nó không bị đòn roi, dường như ai cũng có thể đánh nó được. Bà cô già của nó, già yếu và bệnh hoạn làm bà trở nên bẳn tính thường xuyên đánh chửi nó như cơm bữa. Nó chỉ biết gào khóc mỗi khi bị đánh đập, bỡi lẽ nó còn nhỏ quá, đâu đủ sức để chống cự lại bất cứ ai. Và thế là nó trở nên hỗn hào, hung dữ dễ sợ. Lúc nào nó cũng ở thế thủ, sẵn sàng gào khóc và chửi bới bất cứ ai chực ăn hiếp nó. Lẽ dĩ nhiên là Diệu không hề được đi học như các đứa trẻ khác cùng lứa tuổi. Mẹ đi đường mẹ, cha đi đường cha, nếu không có bà cô già mỗi bữa đi kiếm nó về cho ăn uống và tắm rửa thì không biết nó đã ra sao rồi. Có thể nó đã đi bụi đời, lang thang đầu đường xó chợ hoặc có khi đã chết cũng không biết chừng. Với từng ấy tuổi đời, làm sao nó có thể tồn tại nổi trong cái xã hội giao thời nầy ?! Thành phố Sài Gòn mới giải phóng hãy còn đầy rẫy những tệ nạn mà giữa hai chế độ còn tồn đọng chưa ai giải quyết. Thôi thì mặc cho dòng đời xô đẩy, cuốn hút…Nó vẫn cứ sống, sống như chiếc lá rơi theo dòng nước cuồn cuộn trôi, không biết rồi sẽ về đâu? Ra sông, ra biển khơi hay tắp vào bụi bờ nào đấy…? hoặc là bị nhận chìm xuống vực sâu thăm thẳm của cuộc đời?…nào ai biết. Chỉ biết rằng nó đã có mặt trong cuộc đời, và nó phải sống, phải ăn, phải thở như bất cư một sinh vật nào của thế gian. Diệu xấu xí, dơ bẩn nhưng được cái nó rất siêng năng. Nó có thể làm bất cứ việc gì nếu ai nhờ đến có trả công. Nào giặt đồ, rữa chén, lau nhà, giữ em bé, xách nước, bửa củi, đổ rác… cho đến quét dọn, sơn nhà….v.v…Không việc gì mà nó từ chối nếu có thể kham nổi, thậm chí nó còn dám nhận cả những việc quá sức như bốc vác, khiêng những bao gạo to hơn sức vóc của nó, trèo lên những nơi thật cao để treo cờ…việc gì nó cũng làm, miễn là có thể đổi lấy được miếng ăn cho vào cái bao tử lúc nào cũng lép kẹp của nó. Cuộc sống vất vả như thế chỉ đủ cho cái thân xác gầy nhom của nó lây lất từ ngày nầy qua ngày khác. Chân tay khẳng khiu, áo quần rách rưới, xơ xác hở cả tấm lưng đen đúa. Khuôn mặt thì lúc nào cũng lem luốc trông già trước tuổi, nhìn ai đang ăn cũng hau háu thèm thuồng như chực vồ lấy và sẽ không hề từ chối nếu có người gọi cho. Cả khuôn mặt chỉ có đôi mắt của nó là còn sinh khí, to tròn và đen láy, có vẽ lém lỉnh, tinh ranh hơn những đứa trẻ khác. Cuộc sống đói khổ, thiếu thốn từng ngày đã làm cho nó mất dần nét vô tư, hồn nhiên của tuổi thơ. Lúc nào nó cũng tính toán như người lớn, lúc nào mắt nó cũng láu liêng tìm việc, tìm cái ăn, bỡi vì bà cô già của nó cũng chỉ cho nó ăn cầm chừng, không đủ no. Trong cái xóm nhỏ nầy người ta gọi bà là bà Sáu heo, bỡi vì bà sống bằng nghề nuôi heo. Gọi là nghề, bỡi vì, ngoài việc ấy ra bà không còn biết làm việc gì khác để kiếm ra tiền cả. Nhìn bà, người ta liên tưởng đến nó sau nầy, và nhìn nó người ta lại liên tưởng đến quãng đời thơ ấu của bà. Nó là bà thu nhỏ còn bà là nó về già. Thế đấy, cuộc sống cơ cực của hai bà cháu kéo dài từ ngày nầy qua ngày khác. Bà không có con đẻ. Nghe đâu thuở còn son trẻ bà có sinh hai lần nhưng đều không nuôi được. Bà có một đứa con nuôi nhưng kể từ lúc biết suy nghĩ nó đã bỏ đi, không còn ở với bà nữa. Nó làm thợ bạc, thỉnh thoảng có tạt về cho bà một ít tiền rồi lại đi. Không hiểu tại sao nó không thích ở với bà. Kể từ lúc ông Sáu mất đi, căn nhà có vẽ tối tăm, thiếu sinh khí. Bà nuôi có mỗi một con heo, một con gà và một con vịt, thế mà cả căn nhà gần như là một cái chuồng gia súc. Mùi hôi hám, ẩm ướt, tối tăm lan cả đến những gian nhà ở cạnh. Có lẽ cả thành phố Sài Gòn nầy chỉ còn mỗi một mình nhà bà là không có điện nước, lại ở trong cái xóm nhỏ hẹp thiếu ánh mặt trời. Quanh năm suốt tháng, căn nhà tù mù ánh đèn dầu leo lét trông phát khiếp! Lại còn mùi phân heo, phân vịt nữa…Chao ôi! Không ai có thể tưởng tượng nổi giữa thủ đô hoa lệ nầy còn có một góc nhỏ tối tăm đến thế. Những năm bao cấp, dầu hôi khan hiếm, bà cũng không cần thắp đèn nữa- cứ để căn nhà như thế, quanh năm sống trong cảnh tối mờ mờ, ảm đạm cũng như cuộc đời của bà và đứa cháu gái bé nhỏ tội nghiệp kia.

Cứ thế, thời gian dần trôi, một năm, hai năm, ba năm…bây giờ Diệu đã lớn, tuy đã trở thành một cô gái nhưng trông nó như một thằng con trai: lúc nào cũng mặc chiếc áo “ khính” rộng thùng thình, rách tả tơi và chiếc quần xà lỏn ngắn cũn cỡn, lòi cả rún. Không một ai chọc ghẹo nó nữa, cũng không ai dám ăn hiếp nó nữa. Bây giờ nó đã đủ sức chống đở, tự vệ, thậm chí còn gây sự với những ai nó không ưa nữa. Cái dấu ấn của thuở ấu thơ luôn luôn bị hành hạ, đánh đập, đói khát đã để lại một hậu quả khôn lường trên tâm tính của nó. Nó căm ghét tất cả mọi người và sẳn sàng đánh nhau với bất cứ ai cùng với những lời chữi bới tục tằn thô lỗ không chịu được. Vậy đó, nhưng không ai dám làm gì nó hết. Ai cũng nhịn để khỏi phải dây vào “ cái mớ giẻ rách” đó hết. Thế là nó làm vua ở cái xóm nầy. Một loại “ Chí Phèo” của thế kỷ hai mươi. Mẹ nó cũng đã trở về từ trại cải tạo. Một người đàn bà gần như phế nhân, tay chân run rẩy ngoài ý muốn tuy chị chưa tới bốn mươi tuổi đời. Phải chăng những ngày trong trại cải tạo đã biến chị từ một người phụ nữ khõe mạnh trở thành một người đàn bà bệnh hoạn, tàn phế như vậy ? Tuy nhiên, cũng từ trại học tập cải tạo chị đã học được nghề “ đấm bóp” và “ cắt giác” cho những người mệt mõi hay cảm cúm, cái nghề mà ở trong xóm lao động nầy việc làm không hết. Gần như nhà chị lúc nào cũng có khách đến tìm và chẳng bao lâu người ta thấy cả hai mẹ con chị áo quần đẹp đẻ hơn, mập mạp hơn xưa. Nó không còn gầy rạc như trước nữa mà gần như béo phì ra. Người mẹ cũng thế, tay chân không còn run rẫy như ngày mới về từ trại cải tạo mà đã trở lại bình thường như chưa từng bị như thế bao giờ. Ai cũng ngạc nhiên và tự hỏi: phải chăng chị đã được một phép mầu nào đó chữa cho khỏi bệnh? Nhưng theo lời một số người hiểu biết trong xóm thì sở dĩ chị bị bệnh như thế là do thiếu sinh tố quá nhiều, nay có cơ hội bồi dưỡng thì sức khõe mau chóng bình phục như xưa là chuyện thường, không có gì lạ hết…Có lạ chăng là kể từ hôm đó trong nhà chị xuất hiện thêm một gả đàn ông: một tay anh chị khét tiếng của xóm nầy. Anh ta sống bằng nghề đạp xích lô và nghề vỏ. Sáu Muôn, khoảng chừng trên, dưới năm mươi tuổi, tóc đã điểm bạc nhưng khuôn mặt hãy còn nét ngang tàng của một tay giang hồ anh chị, tay và ngực đều có xăm hình quái dị đến ai trông thấy cũng phát sợ. Mặc dù có một quá khứ đủ để dằn mặt bất cứ tay anh chị nào mới nổi lên nhưng Sáu Muôn sống rất hiền hòa trong cái xóm nhỏ nầy. Kể từ khi anh xuất hiện trở lại bên cạnh chị Lượm, mẹ của Ma Diệu, người đàn bà vừa được trở về từ trại cải tạo. Ai cũng tưởng cuộc sống của nó sẽ khá hơn vì đã có mẹ bên cạnh, lại có thêm một người cha nữa. Thế nhưng, điều đó không làm thay đổi một chút nào khuôn mặt và cuộc sống của nó. Vẫn lạnh lùng và vất vả cũng như ngày nào còn ở cạnh bà cô già bẳn tính.

Một buổi sáng, cả xóm náo động hẳn lên vì tiếng chửi bới, tiếng chân đuổi nhau chạy rầm rập. Tôi choàng dậy hốt hoảng chỉ sợ cháy nhà. Trong cái xóm nhỏ nầy, đó là điều đáng sợ nhất đối với không riêng gì tôi. Các con tôi tốc mùng chạy ra cửa. Bố thì hét toáng lên :- Vào ngay, để bố xem có chuyện gì đã- thì ra là họ đánh nhau, đuổi nhau để “giành mối”. Những người hàng xóm kháo nhau : Mẹ con nhà nó “ một cốt một đồng” định gạt ông khách đấy . Chứ nó xấu như ma, ai mà thèm. Lại còn làm toáng lên, không biết xấu hổ. Tôi nghĩ ngay đến Ma Diệu và mẹ nó, và đó cũng là sinh hoạt không lạ gì của cái xóm nhỏ nầy. Mất con gà cũng chửi nhau, mất thùng rác cũng chửi nhau, mất cái chổi cũng chửi nhau, thậm chí người ta đi ngang vô tình nhìn vào nhà cũng chửi nhau được. Khách đến nhà chơi, đôi khi chứng kiến cảnh náo loạn trong xóm tôi, đều lắc đầu ngao ngán. Nhưng đối với gia đình tôi và bà con trong xóm, điều đó đã quá quen thuộc, thậm chí cũng chẳng ai buồn ra xem nữa.

Sáng nay, một nhà trong xóm la toáng lên “ mất xe đạp “ thế là mọi người xì xào bàn tán ầm cả lên nhưng vẫn không tìm ra ai là thủ phạm. Trong xóm tôi, mọi chuyện linh tinh xãy ra thường xuyên nhưng chuyện mất cắp thì rất là “hiếm hoi”. Thế cho nên, ai cũng bắt đầu “đề cao cảnh giác” kể từ hôm đó.

Một bữa kia, vào khoảng giữa đêm tôi nghe có tiếng gọi cửa từ nhà hàng xóm vẳng sang. Hình như là tiếng của Ma Diệu – Chị ơi, tôi lấy cái xe đạp bán rồi- thôi, đừng buồn nghe, để hôm nào có tiền tôi mua lại cái xe khác trả cho. Trong lúc mơ màng, tôi cứ tưởng mình nằm mơ. Sáng ra, chị hàng xóm bị mất xe, gặp tôi kể lể về việc tối qua nó đến năn nỉ, xin đừng làm rùm beng, đừng cớ công an làm chi, để từ từ nó sẽ tìm cách trả xe cho.Lúc ấy, tôi mới biết đó là chuyện thật. Chị còn kể thêm là mẹ nó đã đền chị một nữa số tiền gọi là để chia xẽ với việc mất xe của chị. Thế là mọi việc kết thúc êm xuôi như không có chuyện gì xãy ra. Nhưng tôi nghĩ mọi việc mới chỉ là bắt đầu thôi…

Vân Hà ( TTHA)


Page last modified on July 15, 2015, at 06:59 AM