VH.NhữngNgườiLángGiềng History
Show minor edits - Show changes to output - Cancel
Added lines 1-119:
!Những Người Láng Giềng
Người đàn bà đó, bé nhỏ và gầy guộc, tướng loắt choắt như một đứa bé. Quần áo của bà luôn lôi thôi, cẩu thả, dơ bẩn nhưng bà lại là mẹ của hai cô gái tuyệt đẹp trong xóm : cô Ngọc, cô Ngà. Bà có tất cả bốn người con : Cô Ngọc, nghe bà con kể là con gái riêng của chồng bà, còn Cô Ngà, Châu và út Mỹ là ba người con chung của hai người. Cô Ngọc đã lập gia đình và ở riêng từ lâu, thỉnh thoảng mới tạt vào cái xóm nhỏ nầy để thăm cha, và cô cũng chỉ trở về khi nhà có việc cần thiết mà thôi.
Dân trong xóm quen gọi bà là “ bà Ba xe lửa”, cái tên hơi dài nhưng gọi riết rồi cũng quen miệng. Sở dĩ người ta gọi như thế là để phân biệt với các bà ba khác trong xóm : bà Ba bán chè, bà Ba cơm tấm, bà Ba bán xôi, bà Ba tổ trưởng..v..v…và còn một lẽ dễ hiểu nữa là chồng bà là nhân viên của sở Hỏa xa. Các nhân vật trong gia đình bà đều có cá tánh hết sức độc đáo. Ông chưa đầy sáu mươi, nhưng trông già trước tuổi, tính tình như trẻ con, đùa giỡn và la khóc như trẻ con. Tôi không hiểu ở ga xe lửa người ta giao cho ông ta công việc gì nhỉ ? Cứ mỗi lần tan sở là y như ông ấy trở về xóm trong cơn say, có khi người hàng xóm phải dìu ông về nhà. Châu, người con trai, thừa hưởng tài sản đó của Bố, đầu óc không được bình thường, bà con trong xóm gọi cậu ta là Châu điên, bỡi lẽ thỉnh thoảng cậu ta hay lên cơn, vác dao chém cả người nhà, làm náo động cảm xóm . Ay thế mà ông cũng đem được cậu vào làm chung ở ga xe lửa đấy- vì thế nên bà con cũng nể, không cần gọi công an mỗi khi cậu “ lên cơn “. Được thể, cậu không ưng ý điều gì là cậu mượn rượu để dể lên cơn và “quậy tưng” cả xóm khiến bà con phải một phen “ lên ruột”. Tướng cậu ta thật khác xa bà mẹ và ông bố. Rất to lớn, khõe mạnh. Một “ lực điền” đúng nghĩa. Đôi mắt to, lộ, tròng trắng nhiều hơn tròng đen khiến cho ai nhìn vào cũng có cãm giác đối diện với một người “ tâm thần”. Thế nhưng, lúc bình thường cậu ta lại rất hiền, không hề chọc ghẹo hay gây sự với ai bao giờ. Luôn luôn lầm lì, chẳng nói chẳng rằng, đi về lặng lẽ. Ngoài giờ làm việc chỉ biết ngủ và ăn, mặc cho bà mẹ và ông bố muốn chửi gì thì chửi- cậu đều bỏ ngoài tai. Người chị thứ hai nhưng có thể được xem là chị cả trong nhà: đó là cô Ngà, khoảng hai mươi ngoài, da ngâm ngâm, mặt trái xoan, đôi mắt to, đen, sóng mũi dọc dừa, đẹp như cô gái lai Ấn . Nếu xóm tôi mà tổ chức thi hoa hậu chắc sẽ có nhiều người bầu cho cô ấy. Có thể nói cô ta là một “ taxi girl” có tướng dong dỏng cao, khá sang trọng và quí phái nhất trong xóm. Một cá tính đặc biệt nữa của cô là sống rất kín đáo, ít giao tiếp, đi lại với bà con, chòm xóm. Bà mẹ có vẽ cưng chìu cô nhất, dành riêng cho cô trọn cả phân nửa căn nhà trên cao, một phần vì những ông khách của cô không thích sống chung đụng với gia đình cô, một phần vì bản tính kín đáo của cô. Thỉnh thoảng, vào những đêm thanh vắng, cô mới xuất hiện, khi lặng lẽ, khi ồn ào náo động cả xóm vì những trận “ đánh ghen” khủng khiếp của các bà vợ cả. Dường như những chuyện ấy đối với bà mẹ cũng là chuyện bình thường như cơm bữa, vì sáng ra tôi thấy bà vui vẻ kể chuyện với bà con lối xóm về chuyện xãy ra đêm qua như một câu chuyện vui, đầy hứng thú nữa là đằng khác.” Anh không thể hiểu nổi những loại người như thế”- Ông xã tôi vẫn thường nói vậy và mỗi khi thấy bà ấy phân bua với mình, anh chỉ biết lắng nghe và mĩm cười chứ không thể góp chuyện như với những gia đình khác trong xóm. Tuy thế, nhưng anh không hề từ chối khi bà nhờ anh viết hộ lá đơn xin bảo lảnh cho cô mỗi khi cô bị “kẹt”, có nghĩa là cô bị công an “ hỏi thăm sức khõe”. Một hôm, bà ấy và cô con gái sang nhà tôi dẫn theo một ông khách hết sức sang trọng. Bà ấy có vẽ hãnh diện nói với tôi :
_ Đây là chồng con Ngà. Tôi dẫn sang đây vì “nó” nhờ tôi kiếm mua một căn nhà rộng rải để cho vợ chồng nó ra riêng. Cô có biết ai bán nhà xin cô chỉ dùm.
_ À ra thế- Tôi buột miệng quên cả tính dè dặt thường khi- xin lỗi bác, nhưng tôi không biết chuyện trung gian mua bán nhà cửa chi cả…
_ Ấy …ấy, cô đừng ngại, là tôi nhờ cô biết ai trong số bạn bè của cô, nếu có, xin cô chỉ dùm ấy mà. Không phải chuyện trung gian mua bán chi đâu, xin cô đừng ngại, với lại, tôi cũng muốn giới thiệu “nó” với chòm xóm, nếu có về ở đây cũng thành ra láng giềng với nhau cả mà…
Cô Ngà vội đở lời mẹ :
_ Chị thông cảm, em không muốn làm phiền nhưng má em cứ bảo sang đây hỏi thăm anh chị- có lẽ má em nghĩ anh chị đi dạy học, quen biết rộng rãi nên sẽ tìm được căn nhà “ vừa ý” nhanh hơn.
_ Ồ- có chi đâu , cô chớ ngại, nếu có thể giúp được bác, chúng tôi sẳn sàng thôi. Bác cũng quá biết tính nhà tôi rồi mà, gì chớ giúp đở bà con trong xóm- nếu có dịp- là anh ấy thích lắm. Tôi sẽ nói nhà tôi lưu ý việc nầy…
Họ đã về nhưng tôi cứ thắc mắc trong lòng: tại sao bà ấy không nhờ ai khác mà sang nhờ chúng tôi nhỉ? Mà họ có vẽ trịnh trọng quá khiến tôi cũng đâm ra lúng túng. Khi ông xã tôi về đến, nghe tôi kể lại, anh ấy phì cười:
_ Em khờ quá. Đó không phải mục đích chính mà họ sang đây đâu.
Tôi ngạc nhiên nhìn anh dò hỏi:
_ Thế anh cho rằng họ sang đây với mục đích khác? Họ chẳng đã nói ra ý định nhờ mình tìm nhà đó sao?
Ông xã tôi càng buồn cười hơn nữa, anh bảo tôi dọn cơm và cho tôi biết mục đích của sự viếng thăm xả giao ấy:
_ Việc tìm nhà chỉ là cái cớ thôi. Bà ấy còn muốn khoe khoang với chúng ta rằng cô Ngà có chồng đàng hoàng lại giàu có nữa để tự cải chính cái “nghề” không đẹp của cô ấy lâu nay. Ngược lại, bà ấy muốn cho ông khách mới thấy rằng mẹ con bà ấy có liên hệ với những người láng giềng tốt. Thế thôi- chứ em định tìm nhà cho họ thật à?
_ Nhưng em đã lỡ hứa rồi
_ Chẳng hề gì- em cứ chờ xem, giá như em có chỉ cho họ thật thì rồi họ cũng có lý do thoái thoát cho coi. Đã bảo đó chỉ là lý do phụ mà.
Qủa nhiên- có chị bạn đồng nghiệp của tôi muốn bán nhà để đi nước ngoài. Nhà đẹp, mặt tiền, đúng như lời dặn của mẹ con bà ấy. Tôi gặp bà, kể cho bà nghe, bà hứa sẽ dẫn “chàng rể” và cô con gái đi xem nhà, thế nhưng tôi chờ mãi chẳng thấy mẹ con bà ấy sang “trả lời, trả vốn” gì cả. Ông xã tôi cười nhẹ, không hề ngạc nhiên:
_ Anh đã bảo trước rồi mà. Em lại cho rằng anh đa nghi không muốn giúp họ. Bà ta có “khối” chàng rể như thế em ạ.
Tôi không biết nói gì hơn , đành phải công nhận lời anh nói là đúng. Thế nhưng, khi đã hứa với ai đó điều gì- tôi cãm thấy khó chịu vô cùng nếu như không thực hiện được.
Trong cái xóm nhỏ nầy , bà con đa số là dân lao động chân tay, họ rất hồn nhiên trong cách cư xử, được cái là ai cũng biết “quí trọng” thầy cô giáo. Cho nên, thỉnh thoảng, họ vẫn sang hỏi ý kiến của nhà tôi về mọi việc. Họ làm như anh ấy làm thầy giáo thì chắc là “ thông kim, bác cổ” lắm đấy. Một bức thư của người nhà từ nước ngoài gởi về, họ cũng mang tới nhờ dịch hộ và hồi âm dùm. Một người già trong xóm mất, cũng nhờ anh viết hộ lời cáo phó hay lên công an khai báo. Một người nào đó trong gia đình lôi thôi với công an, cũng nhờ anh viết hộ lá đơn xin bảo lảnh. Thậm chí, có ai đó bệnh hoạn cũng sang hỏi thăm về thuốc men. Có một hôm, “ ông Ba xe lửa”, người chủ của cái gia đình bé nhỏ kia sang tìm nhà tôi nhưng anh ấy không có ở nhà- tôi hỏi bác cần tôi giúp việc gì ? Ông run run, giọng nói như người lã đi vì bệnh nặng :
_ Tôi muốn hỏi thầy giáo xem nên dùng thuốc gì, tôi cảm thấy khó chịu và chóng mặt vô cùng.
_ Chắc bác bị cãm nặng rồi- bác đã uống thuốc gì chưa ?
_ Tôi có uống nhưng đã hai hôm rồi vẫn chưa khỏi, bữa nay tôi cãm thấy yếu lắm. Trong người tôi nó…làm sao ấy…
Tôi cãm thấy bối rối vì mình cũng không rành về thuốc men, đâu dám chỉ dẫn bừa, ngộ nhỡ có chuyện gì thì sao? Tôi khuyên bác nên đến bác sĩ khám để điều trị cho đúng thuốc hơn. Nhìn bác ấy vịn bờ tường đứng lên, khuôn mặt xanh xám nhăn nhó vì đau đớn. Tôi ái ngại đưa bác ấy về tận nhà. Nhà bác vắng tanh, đứa con gái, cô tiểu thư kín cổng cao tường ở mãi tận trên gác lo tiếp khách của cô. Cậu con trai thì đi làm vẫn chưa về. Đứa con gái út thì đi chơi bên hàng xóm. Còn Bà thì…đi chợ vẫn chưa về! Tôi khuyên bác nằm nghĩ cho bớt đau, nếu nhà tôi về sẽ nhờ anh ấy đưa đi bệnh viện khám. Tôi ra về mà tâm không thoải mái chút nào, bỡi vì, gần như tôi không giúp được gì cho bác ấy hết.
Khi nhà tôi về chạy vội sang thì bác ấy đã lã đi không còn biết gì nữa cả- anh nói gần như hét lên: bác gái hãy đưa bác trai đi cấp cứu mau lên, kẽo không còn kịp nữa! Bấy giờ mọi người mới tức tốc đưa bác ấy vào bệnh viện. Nhưng… đã muộn rồi! Buổi tối nghe bác ấy mất trong bệnh viện, tôi kể cho nhà tôi nghe lúc sáng ông ấy có sang tìm anh để hỏi ý kiến, anh ấy thở dài:
_ Chắc là số ông ấy đã hết- chứ nếu anh có nhà lúc ấy may ra còn kịp. Thật là oan uổng cho ông ta. Căn bệnh hết sức tầm thường mà người nhà “vô tâm” quá, thành ra không cứu kịp. Ông ấy bị tiêu chảy mấy ngày rồi đấy em ạ.
Tôi thừ người cảm thấy mình có lỗi một phần nào. Ông ấy đã sang tìm đúng người. Chắc là ông ấy thấy trong người không ổn rồi- chính tôi đã nghe ông nói thế mà, nhưng tôi có ngờ đâu bệnh ông trầm trọng đến vậy. Ông ngượng miệng không dám nói với tôi là mình bị tiêu chãy. Tôi cứ ngỡ ông bị cãm xoàng thôi- có ngờ đâu…!
Đám tang ông diễn ra cũng lặng lẽ và nhanh chóng như cuộc đời ông. Cô Ngọc, người con gái lớn có về để tang cha ít hôm, rồi sau đó không ai thấy cô lui tới ngôi nhà ấy nữa- chắc cô bận bịu con cái? Hay cô thấy sợi dây thâm tình máu mủ của cô đã bị đứt rồi?
Kể từ hôm ấy không ai còn nhắc đến ông nữa, ngay cả bà vợ và những người con của ông. Người con trai, lừng khừng và hay uống rượu. Đứa con gái lớn, bận rộn với những người chồng mới. Đứa con gái Út, xấu xí, hơi khờ khờ bỡi người cha uống rượu quá nhiều khi sinh cô, cho đến năm gần ba mươi tuổi, cũng vẫn như một đứa trẻ mười hai- chỉ thích chơi đùa với trẻ con lên ba. Hình như chưa bao giờ những người con của ông cắp sách đến trường. Ít ra là kể từ khi tôi có mặt ở cái xóm nầy. Tôi chẳng bao giờ thấy họ đi học cả. Việc học đối với họ chừng như xa lạ lắm. Thấy mọi người trong gia đình tôi, ai cũng đến trường cả, cô bé có vẽ ngạc nhiên, hỏi tôi:
_ Uả- sao cháu thấy nhà bác Hai, ai cũng đi học hoài vậy? Đi học đến bao giờ thì xong?
Tôi chỉ biết trả lời cô bé một cách đơn giản nhất:
_ Ừ- ai cũng phải đi học cả cháu ạ- Nhà bác Hai làm việc ở trường nên phải đi học hoài hoài…đến khi nào già thì thôi…
Nó thắc mắc :
_ Nhưng…học để làm gì kia chứ, cháu thấy nhà cháu chẳng ai đi học hết mà vẫn không thua kém ai cả, chị cháu còn kiếm được rất nhiều tiền nữa.
_ Thế…cháu đã bao giờ cắp sách tới trường chưa ?
_ Hồi nhỏ thì…có, nhưng cháu thấy học khó quá nên xin má cho nghỉ, má bằng lòng. Thế là cháu bỏ học luôn, đở phải tốn kém.
_ Vậy…cháu có đọc sách được không ? Mà nầy…cháu học đến lớp mấy thì nghỉ ?
_ Cháu đọc báo được mà bác. Cháu học hết lớp ba mới nghỉ. Anh chị cháu ai cũng học hơn cháu một hai lớp hết. Trong nhà cháu học dở nhứt…
Nó bẻn lẻn cười khi nói lên điều ấy. Tôi muốn giảng cho nó nghe về ích lợi của việc học, về việc mở mang tri thức khi được cắp sách tới trường, được học đến nơi, đến chốn…nhưng tôi chỉ nhìn nó cười mà không nói gì được. Tôi nghĩ chắc nó không tiếp thu nổi cái mớ ngôn ngữ mà tôi dùng để diễn đạt điều đó. Thật đáng buồn khi có những cư dân thành thị như gia đình nó nhưng…ai là người chịu trách nhiệm về điều đó ? khi mà bây giờ là cuối thế kỷ hai mươi ? Người ta đang chuẩn bị đi du lịch ở những hành tinh xa xôi như sao Hỏa, sao Kim. Người ta đang chuẩn bị những bước nhảy vọt cho năm hai ngàn sắp đến. Những phi thuyền cực kì tinh vi để làm trạm liên lạc không gian cho người trái đất với những hành tinh khác trong vũ trụ? Khi mà máy tính điện tử đang làm việc thay cho con người thì ở nơi đây- trong một góc nhỏ của thành phố, một con hẻm nhỏ nhất khu vực quận Ba- hãy còn rất nhiều thành viên như gia đình nó. Dù sao, họ cũng là những viên gạch trong tòa nhà quốc gia, xã hội không phải là nhỏ nầy. Liệu có ảnh hưởng gì đến việc phát triển vĩ đại của đất nước năm hai ngàn không nhỉ ?
Buổi chiều, khi tôi đi dạy về thấy mọi người đang dìu một người đàn bà bé nhỏ nằm lăn lóc ở đầu ngỏ vào nhà.
_ Ai thế ? Tôi hỏi một người lối xóm. Chị ấy cười rất tự nhiên :
_ Bà Ba xe lửa chứ còn ai vào đấy nữa. Cô không biết à ? Dạo nầy bà ấy đổ đốn ra. Cứ uống rượu say, bạ đâu nằm đó không còn ra thể thống gì nữa.
_ Thế các con bà ấy đâu ?
_ Chúng chán cả rồi- ngày nào cũng thế ai mà chịu cho nổi- đàn bà gì mà rượu say be bét thế kia, cô coi có chán không ?
Tôi chỉ cười không phát biểu ý kiến gì cả. Mỗi người có một quan niệm sống khác nhau bỡi ý thức và trình độ không giống nhau. Làm sao ta có thể bắt mọi người phải làm việc và suy nghĩ như mình? Làm sao ta có thể bắt mọi người phải dùng thức ăn giống ta khi khẩu vị mỗi người mỗi khác? Tôi nghĩ thế và thầm thương hại cho người đàn bà thành phố rất “ nhà quê” kia. Bỡi vì bà ta sống theo bản năng nhiều hơn lý trí, một lối sống rất hồn nhiên không cần phải nghĩ suy làm gì cho mệt óc.Và bà cũng chẳng cần phải giữ “thể diện” hay lo sợ ai đó chê cười chi cả. Đối với bà, ai muốn cười thì cười, ai muốn chê thì chê, bà chẳng bận tâm miễn là bụng bà không đói thì thôi. Chắc là bà ấy cũng thấy thương hại cho tôi vì lúc nào tôi cũng bị ràng buộc bỡi cái bề ngoài khá mô phạm của mình- “bệnh nghề nghiệp” mà. Lúc nào cũng phải giữ gìn lời ăn, tiếng nói để không nêu gương xấu cho học sinh. Nếu lỡ có ai đó nghe thấy mình lớn tiếng hay cáu gắt thì thật là xấu hổ, bỡi mình luôn dạy học trò phải dịu dàng, hòa nhã trong mọi trường hợp kia mà.Đi đường, nhiều khi đói muốn ghé vào một hàng quán vĩa hè nào đó thì ngại học sinh nhìn thấy sẽ mất đi hình ảnh đẹp về thầy, cô. Thế là đành để bụng đói về nhà ăn vậy. Đôi khi tôi muốn phá vỡ đi cái bề ngoài cứng ngắt đó để hòa nhập vào cuộc sống hồn nhiên của xã hội. Đói ăn, khát uống- chỉ có vậy thôi, cần gì cái vỏ bọc bên ngoài có tính cách nhất thời ấy- vả lại- có ai sống mãi để chứng kiến và phán xét mọi người đâu? Đôi lần tôi bày tỏ ý kiến ấy với nhà tôi thì anh bác đi gay gắt:
_ Thế thì em đừng chọn nghề “nhà giáo”- làm diễn viên có hay hơn không? Hay làm một nghề tự do nào đó chẳng hạn- em ạ- Suy cho cùng thì nghề nào cũng có tính cách của nghề đó. Cái vỏ bọc bên ngoài đôi khi khá cần thiết để thẩm định giá trị bên trong. Em nên nhớ rằng không có một hình thức nào mà không chứa đựng một nội dung tương thích và cũng không có một nội dung lành mạnh nào mà không cần một hình thức thể hiện tương xứng bên ngoài cả.
_ Chà- ghê chưa- Em có nói gì về bản chất và hiện tượng đâu. Em chỉ nghĩ rằng thỉnh thoảng ta nên “ phóng khoáng” một chút.
Anh cười, cái cười rất khó hiểu đối với tôi :
_ Thế mà…anh “ phóng khoáng” một chút thì em lại lên án. Sao kỳ vậy ?
_ A! từ “ phóng khoáng” của anh không lành mạnh đấy nhé- em hiểu rồi- ý anh muốn nói “ phóng túng” chứ gì ?
_ Chỉ là tên gọi thôi. Em đừng quan trọng hóa như thế. Sao ? Quan niệm “ đói ăn, khát uống” của em có gì cần xét lại không ?
Tôi cố cãi :
_ Sống thế mới hồn nhiên chứ anh. Càng có nhiều võ bọc thì càng khó gần gũi mọi người. Mà như thế thì làm sao “ giáo hóa chúng sanh” ?
_ Hay ngược lại đấy em ạ-“ đói ăn, khát uống chỉ là sống theo bản năng- mà sống theo bản năng thì khác gì con vật, hở em? Có đôi khi bản năng rất mạnh, nhưng chúng ta là con người, chúng ta phải tập làm chủ bản năng, chớ để bản năng làm chủ mình thì nguy hiểm lắm đấy. Như Đức Phật ngày xưa, có khác gì chúng ta đâu? Vậy mà Ngài đã trở thành Đấng Đại Gíac đấy. Bỡi vì Ngài đã làm chủ được bản năng, làm chủ được cái “ tâm” không để nó sai khiến, không chìu theo sự đòi hỏi vô chừng của nó…
_ Ôi dào ! Anh lại “ thuyết pháp” rồi. Em không thích mình quá lệ thuộc vào kẻ khác, thế thôi. Lúc nào cũng phải giữ “ thể diện”, riết rồi mình không còn là mình nữa.
_ Cái quan trọng là có mình mà cũng có người, chúng ta không thể tồn tại nếu chỉ có một mình, đúng không em? Vậy thì tại sao em cảm thấy khó chịu khi nghĩ đến người khác? Nếu như em hoán vị thử, em sẽ thấy tình cảm và ý nghĩ của mình khác đi nhiều lắm.
Tôi ậm ừ cho xong chuyện mặc dù tôi không đồng ý với anh ở nhiều điểm. Hình thức và nội dung có mối tương quan chặt chẽ hay không còn tùy ở bản chất con người thể hiện nó. Người thích cái hào nhoáng bên ngoài luôn luôn để ý đến vật chất đổi thay. Người quan tâm hơn đến nội tâm bên trong luôn luôn chú ý đến việc làm chủ bản ngã mà có thể quên đi sự chăm sóc cái bề ngoài nhất thời ấy. Nói cho cùng thì ai cũng là con người cả- mà đã là con người thì cùng giống nhau ở một điểm: Vô ký tính, nghĩa là không thiện không ác – chỉ vì ảnh hưởng môi trường sống mà thôi- họ không sinh ra với cái ác hay thiện vốn sẵn cho dù khác màu da, khác chủng loại, khác tôn giáo, khác hành tinh đi nữa…
Buổi sáng, như thường lệ tôi dẫn xe đạp ra đầu ngõ để đi dạy. Tôi nhìn thấy bà Ba đang ngồi ăn quà bên cạnh út Mỹ. Hai mẹ con ăn quà rất tự nhiên, thoãi mái chẳng hề quan tâm đến ai hết dù là mới tối hôm qua, cả xóm còn khiêng bà về nhà dùm vì cái tật uống rượu say be bét của bà. Út Mỹ mặc quần áo đẹp đẻ hơn mọi ngày, trên tay bà Ba xuất hiện một chiếc vòng cẩm thạch xanh mướt và một cái nhẫn vàng còn mới nguyên. Tôi lấy làm lạ không hiểu sao hai mẹ con hôm nay ăn diện đến thế. Chắc là họ “trúng đề” bỡi vì bà Ba và con gái cũng hay đánh đề như mọi người khác trong xóm tôi. Tôi chỉ nghĩ đến lý do đơn giản như vậy thôi chứ không hề có một ý nghĩ nào khác về sự kiện đột nhiên trở nên sang trọng của hai mẹ con. Bà Ba trong bộ đồ mới cắt chỉ cũng lịch sự như bất cứ ai trong xã hội nầy. Con gái bà trông cũng lanh lợi hơn mọi ngày, không có vẽ khờ khờ mọi bữa, hình như có vẽ bẻn lẽn hơn một chút thì phải. Cô bé khẽ mĩm cười chào khi tôi đi ngang qua. Nụ cười e thẹn trông thấy khiến tôi cũng phải lưu ý. Đến chiều về thì tôi mới vở lẽ ra khi bà Ba đem sang biếu chúng tôi trầu cau. Thì ra có người đến dạm hỏi út Mỹ, sính lễ không nhiều nhưng cũng đủ làm cho bà hãnh diện với bà con trong xóm, vì con gái xấu xí của bà đã có người để mắt đến. Nghe đâu anh chàng từ dưới quê lên nhờ người quen biết mai mối cưới vợ thành phố để được vào hộ khẩu. Ai cũng sang chúc mừng bà Ba, nhất là út Mỹ từ nay sẽ có người chia vui xẽ buồn, không còn bị người đời xem là con bé “ khờ khờ” như trước nữa. Từ dạo ấy đến nay, tôi cũng không có dịp về thăm xóm cũ, vì chúng tôi đã dọn sang một chỗ ở mới xa hơn, nhưng không bao giờ tôi quên được những người láng giềng đã cùng sống với gia đình tôi trong con hẻm nhỏ ấy suốt bao nhiêu năm tháng vui, buồn…
Vân Hà (TTHA )
Người đàn bà đó, bé nhỏ và gầy guộc, tướng loắt choắt như một đứa bé. Quần áo của bà luôn lôi thôi, cẩu thả, dơ bẩn nhưng bà lại là mẹ của hai cô gái tuyệt đẹp trong xóm : cô Ngọc, cô Ngà. Bà có tất cả bốn người con : Cô Ngọc, nghe bà con kể là con gái riêng của chồng bà, còn Cô Ngà, Châu và út Mỹ là ba người con chung của hai người. Cô Ngọc đã lập gia đình và ở riêng từ lâu, thỉnh thoảng mới tạt vào cái xóm nhỏ nầy để thăm cha, và cô cũng chỉ trở về khi nhà có việc cần thiết mà thôi.
Dân trong xóm quen gọi bà là “ bà Ba xe lửa”, cái tên hơi dài nhưng gọi riết rồi cũng quen miệng. Sở dĩ người ta gọi như thế là để phân biệt với các bà ba khác trong xóm : bà Ba bán chè, bà Ba cơm tấm, bà Ba bán xôi, bà Ba tổ trưởng..v..v…và còn một lẽ dễ hiểu nữa là chồng bà là nhân viên của sở Hỏa xa. Các nhân vật trong gia đình bà đều có cá tánh hết sức độc đáo. Ông chưa đầy sáu mươi, nhưng trông già trước tuổi, tính tình như trẻ con, đùa giỡn và la khóc như trẻ con. Tôi không hiểu ở ga xe lửa người ta giao cho ông ta công việc gì nhỉ ? Cứ mỗi lần tan sở là y như ông ấy trở về xóm trong cơn say, có khi người hàng xóm phải dìu ông về nhà. Châu, người con trai, thừa hưởng tài sản đó của Bố, đầu óc không được bình thường, bà con trong xóm gọi cậu ta là Châu điên, bỡi lẽ thỉnh thoảng cậu ta hay lên cơn, vác dao chém cả người nhà, làm náo động cảm xóm . Ay thế mà ông cũng đem được cậu vào làm chung ở ga xe lửa đấy- vì thế nên bà con cũng nể, không cần gọi công an mỗi khi cậu “ lên cơn “. Được thể, cậu không ưng ý điều gì là cậu mượn rượu để dể lên cơn và “quậy tưng” cả xóm khiến bà con phải một phen “ lên ruột”. Tướng cậu ta thật khác xa bà mẹ và ông bố. Rất to lớn, khõe mạnh. Một “ lực điền” đúng nghĩa. Đôi mắt to, lộ, tròng trắng nhiều hơn tròng đen khiến cho ai nhìn vào cũng có cãm giác đối diện với một người “ tâm thần”. Thế nhưng, lúc bình thường cậu ta lại rất hiền, không hề chọc ghẹo hay gây sự với ai bao giờ. Luôn luôn lầm lì, chẳng nói chẳng rằng, đi về lặng lẽ. Ngoài giờ làm việc chỉ biết ngủ và ăn, mặc cho bà mẹ và ông bố muốn chửi gì thì chửi- cậu đều bỏ ngoài tai. Người chị thứ hai nhưng có thể được xem là chị cả trong nhà: đó là cô Ngà, khoảng hai mươi ngoài, da ngâm ngâm, mặt trái xoan, đôi mắt to, đen, sóng mũi dọc dừa, đẹp như cô gái lai Ấn . Nếu xóm tôi mà tổ chức thi hoa hậu chắc sẽ có nhiều người bầu cho cô ấy. Có thể nói cô ta là một “ taxi girl” có tướng dong dỏng cao, khá sang trọng và quí phái nhất trong xóm. Một cá tính đặc biệt nữa của cô là sống rất kín đáo, ít giao tiếp, đi lại với bà con, chòm xóm. Bà mẹ có vẽ cưng chìu cô nhất, dành riêng cho cô trọn cả phân nửa căn nhà trên cao, một phần vì những ông khách của cô không thích sống chung đụng với gia đình cô, một phần vì bản tính kín đáo của cô. Thỉnh thoảng, vào những đêm thanh vắng, cô mới xuất hiện, khi lặng lẽ, khi ồn ào náo động cả xóm vì những trận “ đánh ghen” khủng khiếp của các bà vợ cả. Dường như những chuyện ấy đối với bà mẹ cũng là chuyện bình thường như cơm bữa, vì sáng ra tôi thấy bà vui vẻ kể chuyện với bà con lối xóm về chuyện xãy ra đêm qua như một câu chuyện vui, đầy hứng thú nữa là đằng khác.” Anh không thể hiểu nổi những loại người như thế”- Ông xã tôi vẫn thường nói vậy và mỗi khi thấy bà ấy phân bua với mình, anh chỉ biết lắng nghe và mĩm cười chứ không thể góp chuyện như với những gia đình khác trong xóm. Tuy thế, nhưng anh không hề từ chối khi bà nhờ anh viết hộ lá đơn xin bảo lảnh cho cô mỗi khi cô bị “kẹt”, có nghĩa là cô bị công an “ hỏi thăm sức khõe”. Một hôm, bà ấy và cô con gái sang nhà tôi dẫn theo một ông khách hết sức sang trọng. Bà ấy có vẽ hãnh diện nói với tôi :
_ Đây là chồng con Ngà. Tôi dẫn sang đây vì “nó” nhờ tôi kiếm mua một căn nhà rộng rải để cho vợ chồng nó ra riêng. Cô có biết ai bán nhà xin cô chỉ dùm.
_ À ra thế- Tôi buột miệng quên cả tính dè dặt thường khi- xin lỗi bác, nhưng tôi không biết chuyện trung gian mua bán nhà cửa chi cả…
_ Ấy …ấy, cô đừng ngại, là tôi nhờ cô biết ai trong số bạn bè của cô, nếu có, xin cô chỉ dùm ấy mà. Không phải chuyện trung gian mua bán chi đâu, xin cô đừng ngại, với lại, tôi cũng muốn giới thiệu “nó” với chòm xóm, nếu có về ở đây cũng thành ra láng giềng với nhau cả mà…
Cô Ngà vội đở lời mẹ :
_ Chị thông cảm, em không muốn làm phiền nhưng má em cứ bảo sang đây hỏi thăm anh chị- có lẽ má em nghĩ anh chị đi dạy học, quen biết rộng rãi nên sẽ tìm được căn nhà “ vừa ý” nhanh hơn.
_ Ồ- có chi đâu , cô chớ ngại, nếu có thể giúp được bác, chúng tôi sẳn sàng thôi. Bác cũng quá biết tính nhà tôi rồi mà, gì chớ giúp đở bà con trong xóm- nếu có dịp- là anh ấy thích lắm. Tôi sẽ nói nhà tôi lưu ý việc nầy…
Họ đã về nhưng tôi cứ thắc mắc trong lòng: tại sao bà ấy không nhờ ai khác mà sang nhờ chúng tôi nhỉ? Mà họ có vẽ trịnh trọng quá khiến tôi cũng đâm ra lúng túng. Khi ông xã tôi về đến, nghe tôi kể lại, anh ấy phì cười:
_ Em khờ quá. Đó không phải mục đích chính mà họ sang đây đâu.
Tôi ngạc nhiên nhìn anh dò hỏi:
_ Thế anh cho rằng họ sang đây với mục đích khác? Họ chẳng đã nói ra ý định nhờ mình tìm nhà đó sao?
Ông xã tôi càng buồn cười hơn nữa, anh bảo tôi dọn cơm và cho tôi biết mục đích của sự viếng thăm xả giao ấy:
_ Việc tìm nhà chỉ là cái cớ thôi. Bà ấy còn muốn khoe khoang với chúng ta rằng cô Ngà có chồng đàng hoàng lại giàu có nữa để tự cải chính cái “nghề” không đẹp của cô ấy lâu nay. Ngược lại, bà ấy muốn cho ông khách mới thấy rằng mẹ con bà ấy có liên hệ với những người láng giềng tốt. Thế thôi- chứ em định tìm nhà cho họ thật à?
_ Nhưng em đã lỡ hứa rồi
_ Chẳng hề gì- em cứ chờ xem, giá như em có chỉ cho họ thật thì rồi họ cũng có lý do thoái thoát cho coi. Đã bảo đó chỉ là lý do phụ mà.
Qủa nhiên- có chị bạn đồng nghiệp của tôi muốn bán nhà để đi nước ngoài. Nhà đẹp, mặt tiền, đúng như lời dặn của mẹ con bà ấy. Tôi gặp bà, kể cho bà nghe, bà hứa sẽ dẫn “chàng rể” và cô con gái đi xem nhà, thế nhưng tôi chờ mãi chẳng thấy mẹ con bà ấy sang “trả lời, trả vốn” gì cả. Ông xã tôi cười nhẹ, không hề ngạc nhiên:
_ Anh đã bảo trước rồi mà. Em lại cho rằng anh đa nghi không muốn giúp họ. Bà ta có “khối” chàng rể như thế em ạ.
Tôi không biết nói gì hơn , đành phải công nhận lời anh nói là đúng. Thế nhưng, khi đã hứa với ai đó điều gì- tôi cãm thấy khó chịu vô cùng nếu như không thực hiện được.
Trong cái xóm nhỏ nầy , bà con đa số là dân lao động chân tay, họ rất hồn nhiên trong cách cư xử, được cái là ai cũng biết “quí trọng” thầy cô giáo. Cho nên, thỉnh thoảng, họ vẫn sang hỏi ý kiến của nhà tôi về mọi việc. Họ làm như anh ấy làm thầy giáo thì chắc là “ thông kim, bác cổ” lắm đấy. Một bức thư của người nhà từ nước ngoài gởi về, họ cũng mang tới nhờ dịch hộ và hồi âm dùm. Một người già trong xóm mất, cũng nhờ anh viết hộ lời cáo phó hay lên công an khai báo. Một người nào đó trong gia đình lôi thôi với công an, cũng nhờ anh viết hộ lá đơn xin bảo lảnh. Thậm chí, có ai đó bệnh hoạn cũng sang hỏi thăm về thuốc men. Có một hôm, “ ông Ba xe lửa”, người chủ của cái gia đình bé nhỏ kia sang tìm nhà tôi nhưng anh ấy không có ở nhà- tôi hỏi bác cần tôi giúp việc gì ? Ông run run, giọng nói như người lã đi vì bệnh nặng :
_ Tôi muốn hỏi thầy giáo xem nên dùng thuốc gì, tôi cảm thấy khó chịu và chóng mặt vô cùng.
_ Chắc bác bị cãm nặng rồi- bác đã uống thuốc gì chưa ?
_ Tôi có uống nhưng đã hai hôm rồi vẫn chưa khỏi, bữa nay tôi cãm thấy yếu lắm. Trong người tôi nó…làm sao ấy…
Tôi cãm thấy bối rối vì mình cũng không rành về thuốc men, đâu dám chỉ dẫn bừa, ngộ nhỡ có chuyện gì thì sao? Tôi khuyên bác nên đến bác sĩ khám để điều trị cho đúng thuốc hơn. Nhìn bác ấy vịn bờ tường đứng lên, khuôn mặt xanh xám nhăn nhó vì đau đớn. Tôi ái ngại đưa bác ấy về tận nhà. Nhà bác vắng tanh, đứa con gái, cô tiểu thư kín cổng cao tường ở mãi tận trên gác lo tiếp khách của cô. Cậu con trai thì đi làm vẫn chưa về. Đứa con gái út thì đi chơi bên hàng xóm. Còn Bà thì…đi chợ vẫn chưa về! Tôi khuyên bác nằm nghĩ cho bớt đau, nếu nhà tôi về sẽ nhờ anh ấy đưa đi bệnh viện khám. Tôi ra về mà tâm không thoải mái chút nào, bỡi vì, gần như tôi không giúp được gì cho bác ấy hết.
Khi nhà tôi về chạy vội sang thì bác ấy đã lã đi không còn biết gì nữa cả- anh nói gần như hét lên: bác gái hãy đưa bác trai đi cấp cứu mau lên, kẽo không còn kịp nữa! Bấy giờ mọi người mới tức tốc đưa bác ấy vào bệnh viện. Nhưng… đã muộn rồi! Buổi tối nghe bác ấy mất trong bệnh viện, tôi kể cho nhà tôi nghe lúc sáng ông ấy có sang tìm anh để hỏi ý kiến, anh ấy thở dài:
_ Chắc là số ông ấy đã hết- chứ nếu anh có nhà lúc ấy may ra còn kịp. Thật là oan uổng cho ông ta. Căn bệnh hết sức tầm thường mà người nhà “vô tâm” quá, thành ra không cứu kịp. Ông ấy bị tiêu chảy mấy ngày rồi đấy em ạ.
Tôi thừ người cảm thấy mình có lỗi một phần nào. Ông ấy đã sang tìm đúng người. Chắc là ông ấy thấy trong người không ổn rồi- chính tôi đã nghe ông nói thế mà, nhưng tôi có ngờ đâu bệnh ông trầm trọng đến vậy. Ông ngượng miệng không dám nói với tôi là mình bị tiêu chãy. Tôi cứ ngỡ ông bị cãm xoàng thôi- có ngờ đâu…!
Đám tang ông diễn ra cũng lặng lẽ và nhanh chóng như cuộc đời ông. Cô Ngọc, người con gái lớn có về để tang cha ít hôm, rồi sau đó không ai thấy cô lui tới ngôi nhà ấy nữa- chắc cô bận bịu con cái? Hay cô thấy sợi dây thâm tình máu mủ của cô đã bị đứt rồi?
Kể từ hôm ấy không ai còn nhắc đến ông nữa, ngay cả bà vợ và những người con của ông. Người con trai, lừng khừng và hay uống rượu. Đứa con gái lớn, bận rộn với những người chồng mới. Đứa con gái Út, xấu xí, hơi khờ khờ bỡi người cha uống rượu quá nhiều khi sinh cô, cho đến năm gần ba mươi tuổi, cũng vẫn như một đứa trẻ mười hai- chỉ thích chơi đùa với trẻ con lên ba. Hình như chưa bao giờ những người con của ông cắp sách đến trường. Ít ra là kể từ khi tôi có mặt ở cái xóm nầy. Tôi chẳng bao giờ thấy họ đi học cả. Việc học đối với họ chừng như xa lạ lắm. Thấy mọi người trong gia đình tôi, ai cũng đến trường cả, cô bé có vẽ ngạc nhiên, hỏi tôi:
_ Uả- sao cháu thấy nhà bác Hai, ai cũng đi học hoài vậy? Đi học đến bao giờ thì xong?
Tôi chỉ biết trả lời cô bé một cách đơn giản nhất:
_ Ừ- ai cũng phải đi học cả cháu ạ- Nhà bác Hai làm việc ở trường nên phải đi học hoài hoài…đến khi nào già thì thôi…
Nó thắc mắc :
_ Nhưng…học để làm gì kia chứ, cháu thấy nhà cháu chẳng ai đi học hết mà vẫn không thua kém ai cả, chị cháu còn kiếm được rất nhiều tiền nữa.
_ Thế…cháu đã bao giờ cắp sách tới trường chưa ?
_ Hồi nhỏ thì…có, nhưng cháu thấy học khó quá nên xin má cho nghỉ, má bằng lòng. Thế là cháu bỏ học luôn, đở phải tốn kém.
_ Vậy…cháu có đọc sách được không ? Mà nầy…cháu học đến lớp mấy thì nghỉ ?
_ Cháu đọc báo được mà bác. Cháu học hết lớp ba mới nghỉ. Anh chị cháu ai cũng học hơn cháu một hai lớp hết. Trong nhà cháu học dở nhứt…
Nó bẻn lẻn cười khi nói lên điều ấy. Tôi muốn giảng cho nó nghe về ích lợi của việc học, về việc mở mang tri thức khi được cắp sách tới trường, được học đến nơi, đến chốn…nhưng tôi chỉ nhìn nó cười mà không nói gì được. Tôi nghĩ chắc nó không tiếp thu nổi cái mớ ngôn ngữ mà tôi dùng để diễn đạt điều đó. Thật đáng buồn khi có những cư dân thành thị như gia đình nó nhưng…ai là người chịu trách nhiệm về điều đó ? khi mà bây giờ là cuối thế kỷ hai mươi ? Người ta đang chuẩn bị đi du lịch ở những hành tinh xa xôi như sao Hỏa, sao Kim. Người ta đang chuẩn bị những bước nhảy vọt cho năm hai ngàn sắp đến. Những phi thuyền cực kì tinh vi để làm trạm liên lạc không gian cho người trái đất với những hành tinh khác trong vũ trụ? Khi mà máy tính điện tử đang làm việc thay cho con người thì ở nơi đây- trong một góc nhỏ của thành phố, một con hẻm nhỏ nhất khu vực quận Ba- hãy còn rất nhiều thành viên như gia đình nó. Dù sao, họ cũng là những viên gạch trong tòa nhà quốc gia, xã hội không phải là nhỏ nầy. Liệu có ảnh hưởng gì đến việc phát triển vĩ đại của đất nước năm hai ngàn không nhỉ ?
Buổi chiều, khi tôi đi dạy về thấy mọi người đang dìu một người đàn bà bé nhỏ nằm lăn lóc ở đầu ngỏ vào nhà.
_ Ai thế ? Tôi hỏi một người lối xóm. Chị ấy cười rất tự nhiên :
_ Bà Ba xe lửa chứ còn ai vào đấy nữa. Cô không biết à ? Dạo nầy bà ấy đổ đốn ra. Cứ uống rượu say, bạ đâu nằm đó không còn ra thể thống gì nữa.
_ Thế các con bà ấy đâu ?
_ Chúng chán cả rồi- ngày nào cũng thế ai mà chịu cho nổi- đàn bà gì mà rượu say be bét thế kia, cô coi có chán không ?
Tôi chỉ cười không phát biểu ý kiến gì cả. Mỗi người có một quan niệm sống khác nhau bỡi ý thức và trình độ không giống nhau. Làm sao ta có thể bắt mọi người phải làm việc và suy nghĩ như mình? Làm sao ta có thể bắt mọi người phải dùng thức ăn giống ta khi khẩu vị mỗi người mỗi khác? Tôi nghĩ thế và thầm thương hại cho người đàn bà thành phố rất “ nhà quê” kia. Bỡi vì bà ta sống theo bản năng nhiều hơn lý trí, một lối sống rất hồn nhiên không cần phải nghĩ suy làm gì cho mệt óc.Và bà cũng chẳng cần phải giữ “thể diện” hay lo sợ ai đó chê cười chi cả. Đối với bà, ai muốn cười thì cười, ai muốn chê thì chê, bà chẳng bận tâm miễn là bụng bà không đói thì thôi. Chắc là bà ấy cũng thấy thương hại cho tôi vì lúc nào tôi cũng bị ràng buộc bỡi cái bề ngoài khá mô phạm của mình- “bệnh nghề nghiệp” mà. Lúc nào cũng phải giữ gìn lời ăn, tiếng nói để không nêu gương xấu cho học sinh. Nếu lỡ có ai đó nghe thấy mình lớn tiếng hay cáu gắt thì thật là xấu hổ, bỡi mình luôn dạy học trò phải dịu dàng, hòa nhã trong mọi trường hợp kia mà.Đi đường, nhiều khi đói muốn ghé vào một hàng quán vĩa hè nào đó thì ngại học sinh nhìn thấy sẽ mất đi hình ảnh đẹp về thầy, cô. Thế là đành để bụng đói về nhà ăn vậy. Đôi khi tôi muốn phá vỡ đi cái bề ngoài cứng ngắt đó để hòa nhập vào cuộc sống hồn nhiên của xã hội. Đói ăn, khát uống- chỉ có vậy thôi, cần gì cái vỏ bọc bên ngoài có tính cách nhất thời ấy- vả lại- có ai sống mãi để chứng kiến và phán xét mọi người đâu? Đôi lần tôi bày tỏ ý kiến ấy với nhà tôi thì anh bác đi gay gắt:
_ Thế thì em đừng chọn nghề “nhà giáo”- làm diễn viên có hay hơn không? Hay làm một nghề tự do nào đó chẳng hạn- em ạ- Suy cho cùng thì nghề nào cũng có tính cách của nghề đó. Cái vỏ bọc bên ngoài đôi khi khá cần thiết để thẩm định giá trị bên trong. Em nên nhớ rằng không có một hình thức nào mà không chứa đựng một nội dung tương thích và cũng không có một nội dung lành mạnh nào mà không cần một hình thức thể hiện tương xứng bên ngoài cả.
_ Chà- ghê chưa- Em có nói gì về bản chất và hiện tượng đâu. Em chỉ nghĩ rằng thỉnh thoảng ta nên “ phóng khoáng” một chút.
Anh cười, cái cười rất khó hiểu đối với tôi :
_ Thế mà…anh “ phóng khoáng” một chút thì em lại lên án. Sao kỳ vậy ?
_ A! từ “ phóng khoáng” của anh không lành mạnh đấy nhé- em hiểu rồi- ý anh muốn nói “ phóng túng” chứ gì ?
_ Chỉ là tên gọi thôi. Em đừng quan trọng hóa như thế. Sao ? Quan niệm “ đói ăn, khát uống” của em có gì cần xét lại không ?
Tôi cố cãi :
_ Sống thế mới hồn nhiên chứ anh. Càng có nhiều võ bọc thì càng khó gần gũi mọi người. Mà như thế thì làm sao “ giáo hóa chúng sanh” ?
_ Hay ngược lại đấy em ạ-“ đói ăn, khát uống chỉ là sống theo bản năng- mà sống theo bản năng thì khác gì con vật, hở em? Có đôi khi bản năng rất mạnh, nhưng chúng ta là con người, chúng ta phải tập làm chủ bản năng, chớ để bản năng làm chủ mình thì nguy hiểm lắm đấy. Như Đức Phật ngày xưa, có khác gì chúng ta đâu? Vậy mà Ngài đã trở thành Đấng Đại Gíac đấy. Bỡi vì Ngài đã làm chủ được bản năng, làm chủ được cái “ tâm” không để nó sai khiến, không chìu theo sự đòi hỏi vô chừng của nó…
_ Ôi dào ! Anh lại “ thuyết pháp” rồi. Em không thích mình quá lệ thuộc vào kẻ khác, thế thôi. Lúc nào cũng phải giữ “ thể diện”, riết rồi mình không còn là mình nữa.
_ Cái quan trọng là có mình mà cũng có người, chúng ta không thể tồn tại nếu chỉ có một mình, đúng không em? Vậy thì tại sao em cảm thấy khó chịu khi nghĩ đến người khác? Nếu như em hoán vị thử, em sẽ thấy tình cảm và ý nghĩ của mình khác đi nhiều lắm.
Tôi ậm ừ cho xong chuyện mặc dù tôi không đồng ý với anh ở nhiều điểm. Hình thức và nội dung có mối tương quan chặt chẽ hay không còn tùy ở bản chất con người thể hiện nó. Người thích cái hào nhoáng bên ngoài luôn luôn để ý đến vật chất đổi thay. Người quan tâm hơn đến nội tâm bên trong luôn luôn chú ý đến việc làm chủ bản ngã mà có thể quên đi sự chăm sóc cái bề ngoài nhất thời ấy. Nói cho cùng thì ai cũng là con người cả- mà đã là con người thì cùng giống nhau ở một điểm: Vô ký tính, nghĩa là không thiện không ác – chỉ vì ảnh hưởng môi trường sống mà thôi- họ không sinh ra với cái ác hay thiện vốn sẵn cho dù khác màu da, khác chủng loại, khác tôn giáo, khác hành tinh đi nữa…
Buổi sáng, như thường lệ tôi dẫn xe đạp ra đầu ngõ để đi dạy. Tôi nhìn thấy bà Ba đang ngồi ăn quà bên cạnh út Mỹ. Hai mẹ con ăn quà rất tự nhiên, thoãi mái chẳng hề quan tâm đến ai hết dù là mới tối hôm qua, cả xóm còn khiêng bà về nhà dùm vì cái tật uống rượu say be bét của bà. Út Mỹ mặc quần áo đẹp đẻ hơn mọi ngày, trên tay bà Ba xuất hiện một chiếc vòng cẩm thạch xanh mướt và một cái nhẫn vàng còn mới nguyên. Tôi lấy làm lạ không hiểu sao hai mẹ con hôm nay ăn diện đến thế. Chắc là họ “trúng đề” bỡi vì bà Ba và con gái cũng hay đánh đề như mọi người khác trong xóm tôi. Tôi chỉ nghĩ đến lý do đơn giản như vậy thôi chứ không hề có một ý nghĩ nào khác về sự kiện đột nhiên trở nên sang trọng của hai mẹ con. Bà Ba trong bộ đồ mới cắt chỉ cũng lịch sự như bất cứ ai trong xã hội nầy. Con gái bà trông cũng lanh lợi hơn mọi ngày, không có vẽ khờ khờ mọi bữa, hình như có vẽ bẻn lẽn hơn một chút thì phải. Cô bé khẽ mĩm cười chào khi tôi đi ngang qua. Nụ cười e thẹn trông thấy khiến tôi cũng phải lưu ý. Đến chiều về thì tôi mới vở lẽ ra khi bà Ba đem sang biếu chúng tôi trầu cau. Thì ra có người đến dạm hỏi út Mỹ, sính lễ không nhiều nhưng cũng đủ làm cho bà hãnh diện với bà con trong xóm, vì con gái xấu xí của bà đã có người để mắt đến. Nghe đâu anh chàng từ dưới quê lên nhờ người quen biết mai mối cưới vợ thành phố để được vào hộ khẩu. Ai cũng sang chúc mừng bà Ba, nhất là út Mỹ từ nay sẽ có người chia vui xẽ buồn, không còn bị người đời xem là con bé “ khờ khờ” như trước nữa. Từ dạo ấy đến nay, tôi cũng không có dịp về thăm xóm cũ, vì chúng tôi đã dọn sang một chỗ ở mới xa hơn, nhưng không bao giờ tôi quên được những người láng giềng đã cùng sống với gia đình tôi trong con hẻm nhỏ ấy suốt bao nhiêu năm tháng vui, buồn…
Vân Hà (TTHA )