!KINH PHÁP HOA DIỄN NGÂM ''Vân Hà – TTHA''\\ \\ !!MỤC LỤC * Giới thiệu * ĐỀ TỰA PHÁP HOA * PHÁP HOA PHƯƠNG TIỆN * PHÁP HOA VÍ DỤ * PHÁP HOA TÍN GIẢI * PHÁP HOA DƯỢC THẢO * PHÁP HOA THỌ KÝ * PHÁP HOA HOÁ THÀNH * PHÁP HOA NGŨ BÁCH ĐỆ TỬ THỌ KÝ * PHÁP HOA THỌ HỌC VÔ HỌC NHÂN KÝ * PHÁP HOA PHÁP SƯ * PHÁP HOA HIỆN BẢO PHÁP * PHÁP HOA ĐỀ BÀ ĐẠT ĐA * Pháp Hoa Trì * PHÁP HOA AN LẠC HẠNH * Pháp Hoa Tùng Địa Dũng Xuất * PHÁP HOA NHƯ LAI THỌ THƯỢNG * PHÁP HOA PHÂN BIỆT CÔNG ĐỨC * PHÁP HOA TÙY HỈ CÔNG ĐỨC * Pháp Hoa Pháp Sư Công Đức * PHÁP HOA THƯỜNG BẤT KHINH BỒ TÁT * PHÁP HOA THẦN LỰC CỦA NHƯ LAI * PHÁP HOA CHÚC LŨY * PHÁP HOA DƯỢC VƯƠNG BỒ TÁT BẢN SỰ * PHÁP HOA DIỆU ÂM BỒ TÁT * PHÁP HOA PHỔ MÔN * PHÁP HOA ĐÀ LA NI * PHÁP HOA DIỆU TRANG NGHIÊM VƯƠNG * PHÁP HOA PHỔ HIẾN BỒ TÁT KHUYẾN PHÁT !!Giới thiệu \\ Muôn dòng nước biển là lớn nhất\\ Qua các kinh đích thật pháp hoa\\ Thứu sơn phật diễn nói ra\\ Đại thừa pháp bảo thật là thậm thâm\\ \\ Số tăng chúng âm thầm lặng lẻ\\ Rời giảng đường ngại sẽ hồ nghi\\ Thế tôn giảng pháp diệu kì\\ Sợ không hiều nổi nên đi ra ngoài\\ \\ Phật lặng lẽ bảo ngài Xá Lợi\\ Trong giảng đường đã vơi người nghe\\ Không còn cành lá khuất che\\ Chỉ còn hạt giống bồ đề tốt tươi\\ \\ Tăng thượng mạn đã rời thính chúng\\ Bới pháp màu chưa đùng căn cơ\\ Sợ e tâm sẽ nghi ngờ\\ Sinh lòng phỉ báng hại cho nghiệp lành\\ \\ Thế tôn ngại không đành lòng nói\\ Pháp của ta thâm diêu khó suy\\ Ba lần xá lợi năn nì\\ Cầu xin phật tồ chứng tri lòng thành\\ \\ Vì lợi ích chúng sanh mê muội\\ Diễn pháp lành xua đuổi vô minh\\ Thế tôn nói pháp hoa kinh\\ Thật là hy hữu chúng sinh được nhờ\\ \\ Đưa nhân loại qua bờ giải thoát\\ Không mê lầm tranh đoạt hơn thua\\ Như hoa linh thoại đến mùa\\ Nở ra nghàn cánh khi vừa khai sinh\\ \\ Chư thiên rãi hoa xinh vô số\\ Cúng dường người diễn nói pháp hoa\\ Tiếng vai xao động tinh hà\\ Đại cầu chấn động pháp hoa vang rền\\ \\ Bảo tháp hiện mông mênh trời thẩm\\ Chói lòa như kim sắc thế tôn\\ Muôn loài lắng đợi huyền môn\\ Khắp trời bồ tát hiên thân chúc mừng\\ \\ Ngài là đấng pháp vương vô thượng\\ Ba cõi kia chẳng có ai bằng\\ Thầy cao cả trời người quy ngưỡng\\ Bốn loại kia thường gọi cha lành\\ \\ Thành tâm nguyên con xin trở lại\\ Qui y, ngài là đấng pháp vương\\ Khẩu, ý , thân ba nghiệp vô thướng\\ Xin trừ dứt thân tâm trong sạch\\ \\ Ngài cao cả con xin qui phục\\ Đấng cha lành đuốc sáng trong đêm\\ Soi đường cho trí huệ sáng thêm\\ Vô minh tắt tâm từ bi tỏa rạng\\ \\ Vô lượng kiếp con luôn chiêm ngưỡng\\ Dung nhan ngài từ ai khoan hoà\\ Miệng mỉn cười độ lượng vĩ tha\\ Bao sinh chúng mê lầm tăn tối\\ \\ Qui y phật con chân thành sám hối\\ Nguyện cầu cho vô số chúng sanh\\ Được giải nghĩa kinh thông suốt tinh anh\\ Tâm vô lượng phát sinh không mòn mỏi\\ \\ Qui y pháp nguyện một đời tu học\\ Học cho mình và cho cả chúng sinh\\ Hiểu rõ thành hành lới dạy chân kinh\\ Như biển lớn trí mênh mông thông suốt\\ \\ Qui tăng người hiên thân ruộng phước\\ Cho chúng con gieo phước báo vè sau\\ Trồng cây lành cho quả ngọt đến mau\\ Người hướng dẫn chúng sinh đông không ngại\\ \\ Con đảnh lể ngài và con không khác\\ Lòng thành tâm cảm ứng hiển linh ngay\\ Nơi đảo tràng lưới bau nhiệm màu thay\\ Soi nhân ảnh trùng trùng vô số\\ \\ Trước mỗi thế tôn con cuối đầu đảnh lể\\ Mười phương chưa phật thi hiệ như nhau\\ Đều có hình con lễ phật nguyên cầu\\ Chư phật và con tánh đều không khác\\ \\ Pháp giới vô biên , thánh hiền , tam bảo\\ Đều do chư phật thần lực nhiệm màu\\ Quá, hiện , vi lại … biến hiện trăng sao\\ Vũ trụ lung linh muôn màu nhân ảnh\\ \\ Đề cho chúng sinh vui lòng trả nghiệp\\ Để cho bồ tát đại nguyên viên thành\\ Ba cõi sáu đường đến cõi vô thanh\\ Pháp hoa trì tụng nhất thừa phật quả .\\ !!TỰA PHÁP HOA !!Phần thứ nhất \\ Phần thứ nhất tựa đề : tổng tựa\\ Cửa ngỏ đầu lịch sử pháp hoa\\ Tích môn, nguồn gốc phật đà\\ Bản môn, giáo pháp muôn nhà đều theo\\ \\ Núi binh thứu pháp hoa khai diễn\\ Xá vê thành gãn đô chẳng xa\\ Chư thiên đại chúng , rải hoa\\ Cúng dường pháp bảo thích ca ban truyền\\ \\ Giữa chẳn mày hào nhân thiên\\ Chiếu soi cùng khắp cõi nhân thiên\\ Nhiệm màu thay đại nhân duyên\\ Thế tôn sắp giảng nói liền pháp hoa\\ \\ Ngài Di lặc lân la đến hỏi\\ Đức Văn thù liền nói nguồn cơn\\ Ngày xưa khai diễn pháp môn\\ Thuyết kinh pháp lớn thế tôn hiển bày\\ \\ Từ nhục kế phóng ngay tia sáng\\ Hào quang soi toả rạng khắp nơi\\ A tỳ người đến cõi trời\\ Ba đường sáu cõi loài chúng sinh\\ \\ Được nghe pháp sinh linh các cõi\\ Giác ngộ liển thoát khỏi vô minh\\ Ngày nay Phật sắp giảng kinh\\ Liên hoa diệu phap hìền linh nghiêm mầu\\ \\ Chư thính chúng vui mừng hớn hở\\ Thế tôn về như thuở xưa kia\\ Pháp luân chuyển động chưa lìa\\ Chúng sanh còn đó pháp kia giảng hoài\\ \\ Bởi nhân loại trấn ai bể khổ\\ Không nhận Phật tổ còn đây\\ Thần thông hiển hiện phơi bày\\ Chúng sinh mê muội tưởng ngài tái sinh\\ \\ Trăm nghàn kiếp sinh linh trôi nổi\\ Thế tôn luôn theo dõi bên mình\\ Đừng tham đắm chốn hư vinh\\ Chử như tia chớp hiện hình thế thôi\\ \\ Trăm ngàn kiếp thiệt thòi\\ Biết bao đời bận bỉu tử, sinh\\ Chân tâmvốn sẳn của mình\\ Phật đà khai mở lộ trình … ta đi…\\ !!Phần thứ 2 \\ Pháp phương tiện thậm thâm vi diệu\\ Vì chúng sanh căn trí khác nhau\\ Giữa trăm nghàn đợt sóng lao xao\\ Thuyền bát nhã đưa người bến giác\\ \\ Trong pháp hội thế tôn do dự\\ Pháp của ta thâm diệu khó thay\\ E chúng sinh không hiểu chê bai\\ Tâm tán loạn … nghi ngờ phỉ báng\\ \\ Bởi pháp ta không thể nghĩ bàn\\ Chẳng nên thuyết nữa tạo hoang mang\\ Chư thiên người đến loài muôn thú\\ Sợ hại hoài nghi tâm chẳng an\\ \\ Xá lợi phất lần thứ ba cầu khẩn\\ Xin thế tôn diễn nói pháp màu\\ Bụt mĩn cười chư thính chúng lao xao\\ “ta nói thế đủ rồi không thêm nữa”\\ \\ Bời sinh chúng đắm mê trong nhà lửa\\ Lửa sân ai tham giận xiêu căng\\ Nên khổ đau vây bủa khắp trần gian\\ Không lói thoát đắm chìm hoài tăm tối\\ \\ Ta đến đây việc đầu tiên khai thị\\ Cho chúng sinh thấy rõ phật ngày xưa\\ Cũng như aij khi hoa nở đến mùa\\ Bừng tỉnh ngộ như ngườivừa thức giấc\\ \\ Đã ra khỏi giấc mộng dài ngây ngất\\ Thấy được mình nào phải chỉ cô đơn\\ Giác ngộ rồi là bồ tát , thế tôn\\ Người mở lối khai đường cho nhân loại\\ \\ “phật tri kiến “ chúng sanh còn mê muội\\ Còn khổ đau còn tranh chấp hơn thua\\ Nên phương tiên pháp hoa ngài diễn nói\\ Niết bàn kia an lạc chẳng ganh đua\\ \\ Nơi trú ẩn an lành không đau khổ\\ Nơi mọi đều mong muốn đạt thành ngay\\ Nơi an nhiên tịch tỉnh mãi lâu dài\\ Nơi trí huệ bừng soi , vô minh tất\\ \\ Bởi căn trí chúng sinh không đồng nhất\\ Nên quả lành cũng thứ bậc khác nhau\\ Bồ tát , thịnh văn duyên giác thấp cao\\ Đều đưa đến nhất thừa là phật quả\\ \\ !!Phần thứ 3 \\ Xưa trưởng giả vốn nhà hào phứ\\ Ruộng bait ngàn , tôi tở động vui\\ Sang giàu lắm kẻ tới lui\\ Cửa nhà cao rộng bởi nuôi nhiều người\\ \\ Vàng chất khắp nơi vô kể\\ Toà lâu đài rộng rãi khang trang\\ Tuy giàu nhưng đã trăm năm\\ Nhà không tu bổ mục ngầm khắp nơi\\ \\ Con tưởng giả rong chơi mãi miềt\\ Không ai buồn hay biết việc chi\\ Nhà đang trong cảnh lâm ngay\\ Cột kép sắp đổ hoăc chi cháy nhà\\ \\ Ngài tưởng giả không la mắng chúng\\ Lựa lời khuyên nhưng cũng hoài hơi\\ Các con ông mãi rong chơi\\ Nhiều trò chơi quá quên lời cha răn\\ \\ Căn nhà đã một phần bốc cháy\\ Chúng nào hay nguy hiểm cận kề\\ Cuộc vui đang lúc ham mê\\ Bỏ lời cha dặn bên lề nào nghe\\ \\ Thấy con thích chơi xe ngưa kéo\\ Trưởng giả bèn khéo léo lựa lới\\ Rằng :con nếu thích vui chơi\\ Ngoài kia rộng rãi đất trời bao la\\ \\ Trong nay vốn cửa nhà chật hẹp\\ Xe ngựa , dê dù đẹp cũng hoài\\ Theo cha ra đến bên ngoài\\ Con nhiều xe quí các loài cho con\\ \\ Nghe cha nói xe còn nhiều loại\\ Dành phần con toại ý trăm phần\\ Bay giờ chẳng kể trình thân\\ Tranh nhau cửa hẹp chậm chân còn gì ?\\ \\ Các con đã vâng lời thoát nạn\\ Ngôi nhà kia cháy sáng rực trời\\ Quay nhìn sợ hại rung rời\\ Nhờ cha dắt dẫn thoát nơi hiểm nghèo\\ \\ Xe trâu trắng còn neo trước cổng\\ Nhà cháy tan như mộng rong chơi\\ Ngộ rồi ! Cha khỏi hoài hơi\\ Cứu con ra khỏi cuộc đời tối tăm\\ \\ Vô minh hết mê lầm cũng hết\\ Bờ bên kia giống hệt bẽn này\\ Mê là sinh chúng còn đây\\ Giác rồi phật quả tròn đầy thinh thông\\ !!Phần thứ tư \\ Chàng cùng tử khó nghèo cùng cực\\ Bỏ nhà đi mặc sức rong chơi\\ Ba mươi năm mãi xa rời\\ Mẹ cha tìm kiếm khắp nơi chẳng về\\ \\ Chàng lẫn trồn mãi mê rong ruổi\\ Bỏ quê hương từ buổi bé thơ\\ Tìm sang nước khác nương nhờ\\ Tha phương cầu thực vực vờ một thân\\ \\ Càng khốn lớn càng bấn quá đổi\\ Cảnh gió nghèo gió thổi buốt thân\\ Cửa nhà không có phong trần\\ Lang thang khắp chốn chỉ cần đủ ăn\\ \\ Mẹ cha vốn muôn phấn giàu có\\ Nhớ thương con từ đó luôn tím\\ Bao năm đau buốt trong tim\\ Con đâu chẳng thấy bóng chim mịt mù\\ \\ Thương con quá cho dù vắng mặt\\ Đứa con trai duy nhất mà thôi\\ Một mai từ giã cỏi đời\\ Sợ e sản nghiệp không người trông coi\\ \\ Chàng cùng từ tới nơi làm việc\\ Chốn giàu sang nào biết cha mình\\ Bởi chàng lê gót phiêu linh\\ Tình cờ vào chốn thân sinh đúng nhà\\ \\ Đứng ngoài cửa trông nhà gia thế\\ Trưởng giã ngồi trên ghế uy quyền\\ Gia nhân tấp nập không yên\\ Tới lui phục dịch cần chuyên việc nhà\\ \\ Trên giường gấm chân là sử tử\\ Ghế cẩm đôn dùng giữ đôi chân\\ Chủ nhân chểm chệ muôn phần\\ Chung quanh bao kẻ ân cần đến thăm\\ \\ Nào vương tử giàu sang uy thế\\ Bà la môn thực tế uy quyền\\ Sát đế sợi củng đua chen\\ Tranh nhau tìm đến một phen cầu người\\ \\ Bời trưởng giả quá giàu đến nổi\\ Chính tư gia thế tữ cầu thân\\ Phía trên màn báu vây quanh\\ Dưới là thảm quý hoa thơm rắc đầy\\ \\ Chàng cũng tử đứng ngoài nhìn thấy\\ Tự nhủ thầm sao lại tới đây\\ Người ta sang quý nhường này\\ Phận mình hèn kém ăn mày nuôi thân\\ \\ Chàng bỏ chạy bỏ thân tù ngục\\ Chổ sang giàu quản thúc cầm giam\\ Nghi ngờ kẻ khó gian tham\\ Nào ngờ cha đã âm thầm nhận con\\ \\ Chàng cũng tử vừa toan chạy trốn\\ Trưởng giả bèn sai bốn gia nhân\\ Đuổi theo bắt lại trong sân\\ Gia nhân trói chặt muôn phần sơ lo\\ \\ Chàng phân giải tôi giò tìm tới\\ Việc làm công mong đợi người ban\\ Tưởng rằng đến chốn giàu sang\\ Ấm thân no đủ sao mang tội tù\\ \\ Tôi không có oán thù chi cả\\ Chẳng tội tình xin thả tôi ra\\ Gia nhân nào biết lòng cha\\ Yêu con quà đỗi hoá ra cùng đường\\ \\ Lỡ ra lệnh dù thương cũng giấu\\ Cùng tử kia nào thấu lòng cha\\ Sợ lo con lại đi xa\\ Giữ con ở lại nghiệp nhà còn đây\\ \\ Thầy cũng giờ đây bất tỉnh\\ Qúa hãi hùng khi định bỏ chạy đi\\ Mạnh tay bởi sợ chia ly\\ Con đi lần nữa biết khi về\\ \\ Ta ân hận người nay vô tội\\ Bắt lầm ngươi là lỗi do ta\\ Tự do lương thiện đúng ra\\ Người không có lỗi thật là ta sai\\ \\ Khi tỉnh lại nghe người nói thế\\ Chàng thanh niên vô kể vui mừng\\ Tưởng rằng tù ngục cực thân\\ Vào hay được thả muôn phần sướng vui\\ \\ Ông trưởng già bùi ngùi theo dõi\\ Sai gia nhân giong ruỗi theo chàng\\ Giả như rách rưới lầm than\\ Rủ rê chàng kiếm việc làm nuôi thân\\ \\ Cùng gánh củi , hốt phân , đốt rác\\ Tuy nhọc nhằn đôi bát cơm no\\ Chàng đều làm chẳng đắng đo\\ Nghĩ mình hèn chẳng lo người cười\\ \\ Ông trường giả cũng tươi trong dạ\\ Bí mật cho người trả công cao\\ Dụ chàng về đế cổng rào\\ Gần nhà nhưng vẫn chưa vào nhìn con\\ \\ Thay đổi lốt giàu sang quyền quí\\ Oâng vận hành như kẻ thường dân\\ Đến gần săn đón hỏi han\\ Anh từ đau tới họ hàng còn ai ?\\ \\ Bao thường mến lòng ngài gói ghén\\ Lời hỏi thăm không kém người nhà\\ Ơû đây làm chớ đi xa…\\ Tôi xem tôi tớ trong nhà như con\\ \\ Chàng cùng tử vẫn còn e ngại\\ Tuy chủ thương mình nào phải cha mình\\ Con nuôi có khác thâm tình\\ Chủ thương nhưng phải giữ gìn lễ nghi\\ \\ Ngài trưởng từ bi cho phép\\ Chảng vào ra nhà đẹp của người\\ Không hề phân biệt thứ ngôi\\ Khác nào như đứa con côi trở về\\ \\ Chàng cùng tử cận kể bên chủ\\ Vẫn không ngờ ấp ủ tình cha\\ Nghĩ mình thân phận quản gia\\ Nhập, thu, chi, xuất cũng là gia nhân\\ \\ Thời gian cứ dần dần trôi mãi\\ Tuổi thanh xuân nào phải muôn đời\\ Trẻ, già, mạnh khoẽ sức người\\ Cũng thời suy yếu đến thời già nua\\ Ngài trưởng giả cũng vưa lâm bệnh\\ Biết trong mình sắp đến ngày đi \\ \\ Nghĩ rằng đến lúc chia ly\\ Nói cho con trẻ tường tri việc nhà\\ Ngài triệu tập gia buổi họp\\ Mời quốc vương văn võ đại thần\\ Các người quyền thế kết thân\\ Cùng là quyến thuộc ân cần bay nay\\ \\ Khi tất cả đủ đấy có mặt\\ Ngài gọi chàng cùng tử bước ra\\ Nói rằng:vốn thực con ta\\ Bấy lâu con việc quản gia tạm thời\\ \\ Trái cấy đã chin muồi thời điềm\\ Đúng thời cơ mầu nhiệm vở ra\\ Bấy giờ mới rõ lòng cha\\ Đứa con cùng tử nhận ra thâm tình\\ \\ Chưa từng có –một mình thàm nghĩ\\ Chàng thanh niên không chỉ nhìn cha\\ Ngân ngơ nước mắt chan hoà\\ Chưa bao giờ dám nghĩ là cha con\\ \\ Vậy mà đúng! Không còn nghi ngại\\ Rõ lòng cha cúi lậy thế tôn\\ Thịnh văn duyên giác thuyền môn\\ Đều là bụt cả phật môn chung đường\\ \\ Pháp vi diện phật thượng nói rõ\\ Khác nào cha giải toả nguồn cơn\\ Đứa con cùng tử xa nguồn\\ Nhận ra đại nghiệp phải luôn kế thừa\\ \\ !!Phần thứ năm \\ Vườn dược thảo cây ươm nhiều thứ\\ Mỗi mỗi đều tích trữ vạn năng\\ Đúng liều đúng thuốc trừ căn\\ Dùng sai nhân quả cấm bằng uổn công\\ \\ Pháp hay dở thành công đúng mực\\ Chẳng phải do người thực thuyết hay\\ Căn cơ xem đúng trong ngoài\\ Mọi điều xét nét lòng ai đo lường\\ \\ Quán để thấy tỏ tường sau trước\\ Xét căn cơ người được truyền nghe\\ Có chăng tà kiến ngăn che\\ Lòng đã rộng mở , e dè điều chi?\\ \\ Nhìn sanh chúng từ bi làm gốc\\ Vườn tâm còn tam độc vô minh\\ Cân phân xét nét tâm tình\\ Mỗi người mỗi kiểu tấm thinh giải nàn\\ \\ Cỏi nhân thế vô vàn sinh chúng\\ Có hề gì khi đúng căn cơ\\ Thuốc hay chữa bệnh đúng giờ\\ Người hay chữabệnh căn cơ đúng người\\ \\ Như lai chẳng nói lời hư dối\\ Tướng lưởi dài quá đổi thật chơn\\ Pháp ta một vị không hơn\\ Đó là giải thoát nguồn cơn khổ nàn\\ \\ Như mưa thấm muôn ngàn dược thảo\\ Dưởng căn lành rong tảo sinh sôi\\ Thuốc lành chữa bệnh bao người\\ Chúng sanh vô số kịp thời hồi sinh\\ \\ Mưa pháp nhuận sinh linh các cõi\\ Chốn tà bà mong mõi từng giây\\ Ruộng đồng thủng lung vườn cây\\ Hằng hà sa số chủng loài mong mưa\\ \\ Như sen trắng đúng mùa mới trổ\\ Mưa pháp về cứu độ ngàn cây\\ Mổi loài tâm trạng vơi đầy\\ Thầm đều từng giọt vui vầy cùng nhau\\ \\ Mưa nuôi dưởng nâng cao thảo mộc\\ Pháp thế tôn chăm sóc muôn loài\\ Xa lìa các tướng trong ngoài\\ Nhất thiết chủng trí như lai một đường\\ \\ Đấng phá hữu pháp vương mong mõi\\ Hiện thân vào các cõi thế gian\\ Tuỳ căn cơ của chúng sanh\\ Thuận duyên háo độ pháp lành truyền trao\\ \\ !!Phần thứ 6 \\ Từ phương tiên pháp hoa khai mở\\ Hoa vô ưu rộ nợ đúng mùa\\ Luận bàn thế sự hơn thua\\ Hàng nghàn đệ tử vẫn chưa viết bàn\\ Phật thọ ký trong hàng trò giởi\\ Những người luôn mong mọi độ sinh\\ Xá lợi phật nhất thông minh\\ Sẽ thành phật quả một mình vân du\\ \\ Ngài ca diếp chuyên tu khổ hạnh\\ Cũng đạt thành phật quả viên tròn\\ Nước ngài quang đức là tên\\ Quang minh là hiệu bốn bên chói loà\\ \\ Thân kim sắc thật là hi hữu\\ Cõi thuần chơn thành tựu pháp mầu\\ Như lai thọ ký từ lâu\\ Cùng nhau hoá độ biết bao kiếp nan\\ \\ Tu bồ đề cũng hàng đệ tử\\ Đại môn thích từ thiền gia\\ Giải không đệ nhầt đó mà\\ Thế tôn thọ ký cho là bữa sinh\\ \\ Tên cõi nước của ngài tịnh độ\\ Chúng sinh luôn ngưỡng mộ trong lòng\\ Hiệu là danh tướng thong dong\\ Tuỳ duyên độ khắp cùng trong lẫn ngoài\\ \\ Kế đến là ngài ma ha ca chiên diên\\ Phật hữu diêm ba đề kim quang\\ Nước ngài ánh sáng chói chang\\ Sạch trong sau trước linh quang thắm nhuần\\ \\ Phật thọ ký ma ha nhục kiến hiện\\ Sẽ thành phật hiệu là đa ma la bat chiên đàn thương\\ Cõi nước của ngài thật quá dễ thương\\ Khắp nơi khắp chốn mùi hương thơm sáng\\ \\ Số đệ tử không ngừng tu học\\ Đủ nhân duyên được thọ ký sau này\\ Cùng thế tôn phật quả tương lai\\ Mỗi cõi nước mỗi chúng sinh tế độ\\ \\ Các đại đệ tử được bao người mến mộ\\ Phật thọ ký rồi vì công đùng vô biên\\ Thuyết pháp độ sanh các cõi nhân thiên\\ Đưa ví dụ rất hay :người cùng tử\\ \\ !!Phần thứ 7 \\ Có một đoàn người cũng khá đông\\ Cùng nhau quyết chí vượt ngàn sông\\ Đường dài nguy hiểm không lùi bước\\ Bởi vì kho báu quả chờ mong\\ \\ Họ đi đi mãi đã lâu rồi\\ Chưng vẫn còn xa chữa đến nơi\\ Đường dài cứ bước chân dù mọi\\ Dẫn dường đi trước mắt không rời\\ \\ Đạo sư thông suốt mọi hang cùng\\ Địa hình địa vật cứ ung dung\\ Chỉ đường đưa lối cho sinh chúng\\ Tài giỏi hiên ngang bước chẳng ngừng\\ \\ Đoàn người theo gót đã mệt rồi\\ Kiệt sức lòng chúng muốn thối lui\\ Mắt mở , chân mõi còn xa quá…\\ Thôi về !Con cháu ất mùng vui\\ \\ Đạo sư nghe thấy tiếp theo lời\\ Ráng lên ta sắp đến nơi rồi !\\ Tuy biết đường đi chưa quá nữa\\ Oâng dùng phương tiện hoá thành thôi !\\ \\ Đạo sư tài giỏi phép phi thường\\ Aûo thuật nhiều trò chẳng phô trương\\ Chỉ vì khuyến khích người đi tới\\ Hoá thành hư ảo tỏ màn sương\\ \\ Chỉ cần đoạn ngắn nữa mà thôi\\ Thành phố đằng kia sắp tới rồi\\ Hãy gắng thêm lên rồi dưỡng sức\\ Kẽo đường đã vượt uổng công toi\\ \\ Nghe lời bao kẻ vững tinh thần\\ Thu hết tàn hơi bước vững chân\\ Thành phố đến rồi ta nghĩ lại\\ Uống ăn , tắm rửa sạch toàn thân\\ Khoẻ người , sung sướng cả tâm hồn\\ Thảnh thơi an lạc chốn nào hơn?\\ Hãy cứ ở đây cho hết kiếp\\ Đi tìm chi nữa cực vào thân !\\ \\ Đạo sư thuyết giảng “chớ quên rằng “\\ Chốn này ta chì tạm dần chân\\ Khoẽ rồi lên núi tìm kho báu\\ Mới không uồng phí cuộc đăng trình !”\\ \\ Thế gian nhiều lắm những con người\\ Nhất thừa phật quả thoát sầu vương\\ Hầm hố chông gai giăng khắp nên\\ Hoá thành nghĩ lại sáng lên đường\\ !!BÁCH ĐỆ TỬ THỌ KÝ !!Phần thứ 8 \\ Thuyết pháp hay phú lâu na đệ nhất\\ Phật trọn ngài để thọ ký trước tiên\\ Hiệu pháp minh cõi tinh độ thiện duyên\\ Luôn hoá độ chúng sinh trong sáu cõi\\ \\ Cõi nước ngài chúng sinh không hề đói\\ Thức ăn luôn chờ đợi khách mười phương\\ Pháp hỷ món thứ nhất cúng dường\\ Thiền duyệt thực món thứ hai chờ sẵn\\ Pháp hỷ tức niềm vui tâm minh mẫn\\ Học pháp luật tiều luận nói nhau nghe\\ Thiền duyệt là tâm định chẵng phân chia\\ Quy vào một niềm vui nghe phật phát\\ \\ Các đại đế tự thế tôn đều thọ ký\\ Ngài kiều trần như và 500 la hán vui mừng\\ Đãnh lễ lui ra sung sướng chưa từng\\ Dâng lên phật chuyện “ bảo châu trong áo”\\ \\ Có một người đến chơi nhà bạn\\ Uống rượu nhiều lắm nán ngủ say\\ Chủ nhà có việc đi ngay\\ Không chờ bạn tỉnh cơn say giả từ\\ \\ Việc quan khẩn không từ ta được\\ Phải đi xa khó gặp nhau\\ Vội vàng chọn ngọc bảo châu\\ May vào chéo áo bạn hầu giúp ai\\ \\ Khi tỉnh rượu mới hay nhà vắng\\ Bạn đi rồi im lắng trong ngoài\\ Ra về lòng chẳng nguôi ngoai\\ Tình đời đen bạc lấy ai bạn cùng\\ \\ Vì sinh kế bần cùng lưu lạc\\ Phải tìm sang nước khác mưu sinh\\ Sống đời nghèo khó phiêu linh\\ Mười lăm năm chẳn một mình cô đơn\\ \\ Tình cờ gặp bạn thân ngày trước\\ Tự than mình vô phước bạc phần\\ Bạn rằng” sao quá thanh bần”\\ Bảo châu vô giá nếu cần bán đi\\ \\ May vào áo bởi vì quá vội\\ Giúp bạn hiền thay đổi thời cơ\\ Nào hay bạn vẫn không ngờ\\ Bảo châu còn đó chĩ chờ lấy ra\\ \\ Vạch áo bạn đúng là còn đủ\\ Trách bạn hiền không đủ thông minh\\ Lấy ra ngọc quý giúp mình\\ Thoát cơn nghèo đóihư vinh kiếp người\\ \\ Phật củng thế thương đời bể khổ\\ Cho chúng sanh kho báu vô cùng\\ Pháp mầu vô lượng của chung\\ Bởi ta ngu tối không dùng được thôi\\ \\ Nên cứ sống đời nghèo khổ\\ Bảo châu còn trong chổ xưa kia\\ Thế tôn cho để phân chia\\ Tự mình khám phá xa lìa kiếp trâu\\ \\ Đấng từ phụ nhiểm mấu thấu hiểu\\ Đứa con khờ cùng tử đi hoang\\ Cho con ngọc quý bạc vàng\\ May vào tấm áo nghèo nàn xát xơ\\ \\ Con nay đã bất ngờ khám phá\\ Bảo châu kia quý giá vô chừng\\ Thấy rồi con quá vui mừng\\ Thoát đời nghèo khổ bổng dưng sang giàu\\ \\ Giờ thấu hiểu công lao từ phụ\\ Thương chúng con nhắn nhủ âm thầm\\ Gia tài cất đó bao năm\\ Giờ con nhận được tình thâm của người\\ \\ Ngước lên thấy nụ cười rạng rỡ\\ Thế tôn cười hớn hở vì con\\ Không còn nghéo khó cô đơn\\ Sang giàu dư dã tình thương ngập tràn…\\ \\ !!Phần thứ 9 \\ Phật thọ ký nan tôn giả\\ Vốn đa văn hiền tôn thời\\ Trẻ người đức hạnh sáng ngời\\ Kinh văn có được nhờ người chép ra\\ \\ Kế tiếp la hầu la cũng được\\ Thọ ký cho thành phật tương lai\\ Trẻ người mật hạnh hơn ai\\ Tuổi đời nhỏ nhất lâu dài kiếp tu\\ \\ Như thánh chúng mặc dù đang học\\ Cũng được ngài thọ ký tương lai\\ Đạt thành đắc quả như lai\\ Hai trăm bảy chin người đài hoa sen\\ \\ Người hữu học bên người vô học\\ Được cha lành chăm sóc như nhau\\ Pháp người đẻ lại nhịêm mầu\\ Các con theo đó cùng nhau tu hành\\ \\ Người đang học sẽ trở thành phật quả\\ Tốt nghiệp rồi và cả chưa tu\\ Quay đầu tỉnh giấc ngàn thu\\ Viên thành đại nguyện vân du cứu đời ...\\ \\ !!Phần thứ mười \\ Thế tôn bảo dược vương bồ tát “\\ Ta đi rồi diệu pháp còn kia\\ Pháp hoa tung giảng đêm khuya\\ Khác nào ta vẫn chưa lìa nhân gian\\ \\ Kinh diệu pháp còn đang lưu chuyển\\ Nếu như ai rèn luyện tâm mình\\ Cúng dường nói pháp hoa kinh\\ Thì công đức ấy sinh linh được nhờ\\ \\ Pháp sư người kính thờ tam bảo\\ Người vốn mang thông điệp như lai\\ Thuyền đi khắp cõi tràn ai :”\\ Chúng sinh giác ngộ ngày mai cứu đời\\ \\ Ai cũng được như lời sứ giả\\ Mật tương lai độ cả quần sinh\\ Khả năng giác ngộ riêng mình\\ Khả năng dìu dắt chúng sinh mọi loài\\ \\ Phật tại thế vì ai thọ ký\\ Ngàn năm sau ngài chẳng còn đây\\ Hiện hoa diệu hiển bày\\ Vui mừng tán thán tương lai quả tròn\\ \\ Nếu như lai vẫn còn ngu tối\\ Vô tình nghe thuyết giàng pháp hoa\\ Thân dù vướng bệnh trầm kha\\ Tâm luôn minh mẫn như là thế tôn\\ \\ Nếu như pháp trường tồn lưu giữ\\ Bất kì ai một chữ chép ghi\\ Vì người đọc, nói , nghĩ suy\\ Thi công đức ấy sánh bì hư không\\ \\ Cúng dường pháp một lòng ghi nhớ\\ Dù một câu kinh kê thoáng nghe\\ Mừng vui tiếp nhận theo về\\ Phước lành gieo hạt bồ đề khắp nơi\\ \\ Pháp thân đó muôn đời không mất\\ Phât hôm nay muôn đời không mất\\ Phật hôm nay hay phật ngày xưa\\ Tưởng rằng hoa nở trái mùa\\ Nào hay thời tiết bốn mùa vần xoay\\ \\ Phật còn mãi muôn đời bất diệt\\ Nếu như còn giảng thuyết pháp hoa\\ Phật đang ở cõi ta bà\\ Vì người tế độ vượt qua đến bờ\\ \\ !!Phần thứ 11 \\ Khi phật giảng nói pháp hoa trên núi\\ Rât nhiều người được thọ kí tương lai\\ Bao nhiêu nghiệp chướng trần ai\\ Bỗng dưng rũi sạch những tai kiếp nan\\ \\ Hương thơm bổng lan tràn khắp chốn\\ Đất nứt ra bảo tháp trồi lên\\ Chói loà thất bảo làm nên\\ Không trung an trụ vang rền tiếng khen\\ \\ Phật thuyết giảng pháp hoa hay quá\\ Tiếng ngợi khen chấn động tinh hà\\ Giữa trời lộng lẫy chói loà\\ Huy hoàng bảo tháp một toà trang nghiêm\\ \\ Chư thính chúng lặng im kinh ngạc\\ Ai cũng đều ngơ ngác nhìn nhau\\ Tháp kia chẳng hiều từ đau\\ Bổng nhiên xuất hiện nhiệm mầu trên không\\ \\ Như lai nói : các ông nên biết\\ Hoá thân ta đang thuyết khắp nơi\\ Hãy chờ ta gọi một lời\\ Hằng hà sa số các nơi trở về ..”\\ \\ Đủ duyên sự cân kề thính chúng\\ Bảo tháp kia chờ đúng thời cơ\\ Mở ra khi đã đến giờ\\ Bao người chiêm ngưỡng đợi chờ đã lâu\\ \\ Phật đã bảo từ lầu phát nguyện\\ Nếu ở đâu giảng nói pháp hoa\\ Ngợi khen vang động thiên hà\\ Tháp kia lồng lộng chói lò hư không\\ \\ Giờ đã điểm thật đông thánh chúng\\ Hoá thân tề tửu đúng giờ thiên\\ Như lai mở tháp ra liền\\ Phật xưa ngồi cạnh phật hiền hôm nay\\ \\ Khi bất diệt đi ngang sinh diệt\\ Hoavô thường từng cách rụng rơi\\ Hoá thân hiện diện khắp nơi\\ Chân thân chỉ một thời còn kia\\ \\ Bụt đã bảo chưa lìa nhân thế\\ Bụt Thích ca ngồi kế bên ngài\\ Hiện thân vô số như lai\\ Tuỳ duyên hoá độ muôn loài chúng sinh\\ \\ !!Phần thứ 12 \\ Hạt giống phật mọi chúng sinh đều có\\ Chỉ vì ta mê muội bỏ quên thôi\\ Mãi rong chơi xa xứ chẳng quay về\\ Nên cứ phải trôi theo dòng sinh tử\\ \\ Phật thọ kí dù người lành hay dữ\\ Sẽ chứng thành đạo quả nều quay đầu\\ Bĩ ngạn bên kia ta sẽ qua mau\\ Thuyền bát nhã nương mình qua sóng lớn\\ \\ Đề bà đạt đa phải chịu nhiều đau đớn\\ Đất nứt ra vùi lấp xác thân người\\ Bởi dã tâm tham vọng biết bao đời\\ Luôn theo hại đức Thế tôn không nản\\ \\ Phật dù biết tâm người hay mù quáng\\ Lòng ghét ghen đố kỵ chẳng hề vơi\\ Bởi thế nên sinh tử biết bao đời\\ Tâm bồ tát luôn sẵn lòng tha thứ\\ \\ Hạt giống Phật mọi chúng sinh lành dữ\\ Đều sẵn còn chờ ươm hạt trổ hoa\\ Dù hại người hay giết mẹ giết cha\\ Vẫn không mất hạt bồ đề còn mãi\\ \\ Nàng long nữ vốn là thân con gái\\ Cúng dường thế tôn viên ngọc bào châu\\ Phật tương lai là thành quả đến sau\\ Trong tích tắc người viên thành đại nguyện\\ \\ Giữa thính chúng người thần thông hiển hiện\\ Ngự toà sen lộng lẫy ánh hào quang\\ Ba mươi hai tướng lành tám mươi vẽ cao sang\\ Ngôi chánh đẳng ngài an nhiên tự tại\\ \\ Lời thuyết giảng vang xa rền đại hội\\ Khắp mười phương đều thâm nhuận pháp mẫu\\ Tất cả chúng sinh từ thấp đến cao\\ Đều xa hẳn bến mê sang bờ giác\\ \\ Trong giây phút chuyển mê thành khai ngộ\\ Nhận ra rằng phật tính sẵn trong ta\\ Thế giới mười phương thế giới ta bà\\ Đều huyền hoá cho ta hành đại nguyện\\ \\ Từ nguyên thỉ ta phật đà vồn sẵn\\ Bởi rong chơi trần thế bỏ xa nguồn\\ Giác ngộ rời ta đi lại mười phương\\ Không vướng mắc luôn vân du cứu độ\\ \\ !!Pháp Hoa Trì !!Phần thứ 13 \\ Dưởng mẫu phật kiều đàm di thay mẹ\\ Nuôi sống người khi còn tuổi ấu thơ\\ Luôn yêu thương chăm chút từng giờ\\ Mong khôn lớn người trị vì thiên hạ\\ \\ Ngôi cửu ngũ người rời xa mãi mãi\\ Chỉ vì lòng yêu sinh chúng khổ đau\\ Bỏ hoàng cúng người nắng mưa dầu dải\\ Tính đạo vàng rạng chiếu mãi ngàn sau\\ \\ Ngày trở về không hô vạn tuế\\ Không tiễn hô hậu ủng bọc chung quanh\\ Nhưng ánh sáng chan hoà nơi trần thề\\ Nhạc trời vang nền khằp cõi nhân thiên\\ \\ Ngài mở lối cho bao người tiếp bước\\ Kiều đàm di dưởng mẩu cũng theo người\\ Da du đà la người quý trong đời\\ Cũng đều được thế tôn thọ ký\\ \\ Dù nam giới hay mang thân nữ giới\\ Nương pháp lành đều giải pháp như nhau\\ Phật tính trong ta toả sáng một màu\\ Không phân biệt chúng sanh trong lục đạo\\ \\ !!Phần thứ 14 \\ Chúng sanh tội ác chất đầy\\ Vô minh dầy đặc biết ngày nào ra\\ Bậc bồ tát thật là quá ít\\ Thật hiếm hoi so với con người\\ Văn thù Sự lợi hỏi người\\ Làm sao thuyết giảng cho đời Pháp hoa\\ Phật cười mỉm hiến hoà dẫn giải\\ Thuyết Pháp hoa cần phải đúng thời\\ Bốn pháp an trú cho người\\ Giảng sinh hiểu rõ tuỳ thời khế cơ\\ Hành xứ là từng giờ nhẫn nhục\\ Dịu dàng trong mọi lúc mọi nơi\\ Pháp lành an lạc cho người\\ Nhu hoà nhưng vẫn hay lùi kẻ gian\\ Thân cận xứ không màn thế lực\\ Không gần người chức tươc giàu sang\\ Không gần kẻ ác , tà tâm\\ Không cần đến đáp không phô phang tài\\ An lạc hạnh thứ hai an trú\\ Giảng cho người không chủ ý khen\\ Không nêu danh tính người quen\\ Không bài bác cũng không khen ngợi nhiều\\ Pháp thứ ba tránh điều ganh tị\\ Chẳng khinh người chẳng bị người khinh\\ Người nghe chuyển hóa theo mình\\ Nhờ lòng nhu thuận nhờ tình yêu thương\\ Pháp thứ tư cúng dường pháp bảo\\ Thương người chưa gặp pháp lành\\ Phát lòng vô thượng luôn dành sẵn cho\\ Ai nghe pháp ngẫn ngơ không hiểu\\ Đọc Pháp hoa chẳng hiểu nghĩa kinh\\ Ta thề đạo quả viên thành\\ Phương tiện quyền xảo giúp nhanh hiểu liền\\ Thế tôn giảng bốn điều an trú\\ Cấn cho người hội đủ căn cơ\\ Pháp Hoa khai giảng đúng giờ\\ Đưa người qua đến bến bờ an vui.\\ \\ !Phần thứ 15 \\ Giờ chuyển pháp giữa ngàn thính chúng\\ Chư thiên cùng Đại Bồ Tát tựu về\\ Xin thế tôn được tiếp tục hành trí..\\ Kinh Diệu pháp , độ ta bà thế giới\\ \\ Đại Bồ Tát đến từ muôn ngàn tinh thể\\ Khắp các nơi đồng loạt kéo nhau về\\ Nghe Pháp Hoa và phát nguyện tu trì\\ Độ sinh chúng còn mê mờ tăm tối\\ \\ Phật hoan hỉ mỉm môi cười từ chối:\\ “Xin cảm ơn quý vị sẵn lòng từ\\ Chớ nhọc lòng đã có sẵn người rồi\\ Xin trở lại quốc độ mình hành đạo”\\ \\ Bụt dứt lời cõi ta bà rung động\\ Đất nứt ra từ dưới đất trôi lên\\ Vô số , vô biên Đại Bồ Tát hiện lên\\ Vô lượng ánh sáng làm chói lòa mặt đất\\ \\ Bồ Tát đản sanh làm muôn người ngây ngất\\ Kinh pháp Hoa gọi: thị hiện mà thôi\\ Tự hiện đản sanh, thành đạo trên đời\\ “Tùng địa dũng xuất” ngay lúc này xảy đến\\ \\ Không chỉ Bồ Tát mà chúng ta cũng thế\\ Thị hiện làm người thị hiện mất đi\\ Những người thân chết, sống biết bao đời…\\ Chỉ thị hiện chơi trốn tìm… đuổi bắt…\\ \\ Các Đại Bồ Tát thân vàng rồng từ dướ đất\\ Thị hiện trồi lên an trú giữa hư không\\ Dùng âm thanh vi diệu tỏa mênh mông\\ Ca ngợi Phật kéo dài năm mươi tỉ kiếp\\ \\ Đại chúng hỏi:”…Bồ Tát nhiều khủng khiếp!\\ Bạch Thế Tôn họ xuất phát từ đâu?”\\ Rằng:”Học trò ta vô số đã lâu\\ Đã thành đạt đang vân du…tiếp bước…\\ \\ “Bạch Thế Tôn – Con không sao hiểu được\\ Ngài đến đây bốn mươi mấy năm thôi\\ Sao bảo rằng đã giáo hóa trong đời\\ Số đệ tử đô vô biên , vô lượng ấy?”\\ \\ Với nhục nhãn phàm phu không thể thấy\\ Vô hạn , vô cùng thọ lượng của Như lai\\ Phật đảm sinh xuống thế chốn trần ai\\ Trong hiện kiếp hóa thân ngài thị hiện\\ \\ Lập lại quy trình kiểm tra kinh điển\\ Hướng dẫn chúng sinh chánh pháp quay về\\ Tứ Đế nương mình vượt khỏi sông mê\\ Bát chánh đạo làm thuyền sang bến Giác\\ \\ !!Phần thứ 16 \\ Này chư thính chúng hãy lắng nghe ta bảo\\ Thắc mắc của người ta không chỉ một lần nghe\\ Nhưng phải tin và hiểu đúng chớ ngại e\\ Lời nói của Như Lai luôn luôn chắc thật…\\ \\ Lời hư dối sẽ theo thời gian bay mất\\ Lời chân tình còn mãi đến ngàn sau\\ Chân lý – vầng trăng chỉ một trên cao\\ “Trướng thiệt tướng” Như Lai đã minh chứng\\ \\ Người chớ tưởng ta đến đây chỉ những…\\ Bốn mươi năm để thành Bụt trên đài\\ Sự thật ta thành Phật đã lâu rồi\\ Cách đây vô lượng vô biên trăm nghìn năm do tha Kiếp\\ \\ Ví như có muôn ức cõi tam thiên đại thiên thế giới\\ Đem nghiền thành bụi tất cả cùng nhau\\ Đến mỗi phương trời một hạt như nhau\\ Cho đến hết số vi trần sa đã có\\ \\ Này các thiên nam tử theo lời ta nói đó\\ Số vi trần và thế giới có dính vi trần hay không\\ Tất cả đều đem nghiền nát như bông\\ Ví như ruồi hạt vi trần sánh bằng một kiếp\\ \\ Thì thọ lượng của ta còn lâu hơn thế nữa\\ Kể từ khi ta thánh Bụt đến bây giờ\\ Ta luôn thuyết pháp ở cõi ta bà thế giới\\ Và tất cả a tăng kỳ cõi nước ở muôn nơi\\ \\ Chỗ nào có chúng sinh tâm còn bao ác\\ Ta đều có hóa thân giảng dạy điều lành\\ Cõi ta bà và tất cả cõi vô thanh\\ Ta luôn có mặt đúng thời và thuyết pháp\\ \\ Như thế đó – vừa rồi ta giải đáp\\ Thọ lượng vô cùng , vô tân của Như Lai\\ Không chỉ hôm qua , hôm nay mà suốt cả tương lai\\ Luôn hiện diện khắp nơi ta hoá độ\\ \\ Nếu như muốn tìm ta qua hình ảnh\\ Hay muốn nhận diện ta bằng thế giới âm thanh\\ Là đóng khuôn ta vào với chúng sanh\\ Không thấy được bản lai diện mục\\ \\ Kẻ như thế luôn đi đường tà đạo\\ Không thể nào diện kiến được Như Lai\\ Đến với ta tâm mê muội những ai\\ Chưa thấy được chân thân đầy kiến chấp\\ \\ Ta dùng Phật nhãn xem trí căn cao thấp\\ Phương tiện nào gần gũi đúng thời cơ\\ Thuyết pháp nhân duyên vi diệu nhiệm màu\\ Để giáo hoá chỉ đường vào Phật đạo\\ \\ Như thế đó ta vào đời hành đạo\\ Theo quy trình bát tướng chốn nhân gian\\ Nhưng thật ra ta ở chốn bình an\\ Luôn thị hiện khi chúng sinh cần đến…\\ \\ !!Phần thứ 17 \\ Công đức vốn thật là từ ghép\\ Công phu và đức hạnh tuyệt vời\\ Giữ gìn năng lượng đời đời\\ Hành trí tu chứng sáng ngời thiện tâm\\ \\ Thọ trí pháp Hoa nhằm lợi ích\\ Làm lớn dần công đức cho người\\ Nếu ai thọ pháp lòng vui\\ Phát tâm hoan hỉ đẩy lùi tham sân\\ \\ Dù một niệm cũng gần với Phật\\ Lòng chân yêu chân thật phát sinh\\ Đó là công đức của mình\\ Hạt lành sẵn có trỗ cành đơm hoa\\ Hạt giống tốt đã ra cây tốt\\ Chắc chắn thành công một ngày kia\\ Công trình vĩ đại đêm khuya\\ Miệt mài tu chứng không lìa chúng sanh\\ \\ Thế gian pháp thực hành Phật pháp\\ Không lìa nhau dung hạp lẫn nhau\\ Tuy hai mà một khác nào\\ Vô minh không thất lối vào thiền môn\\ \\ Thế gian pháp dập dồn sóng dữ\\ Phật pháp thuyền chờ lữ khách qua\\ Giác rồi vượt khỏi mê lìa\\ Bến này:sinh chúng, kia là Phật thân\\ \\ Công đức ấy do gần pháp bảo\\ Pháp Hoa trì thành thạo chẵng ngơi\\ Vô sanh pháp nhẫn đạt rồi\\ Thế gian pháp chuyển thành ngôi Phật Đà\\ \\ Nếu như ai nghe mà ghi nhớ\\ Thọ mang dài vô số bằng sa\\ Bất sinh bất diệt như là…\\ …Không gian vô tận khó mà tính , đo\\ \\ Kẻ ấy đạt không ngờ Phật quả\\ Đà la ni Phật quả tu trì\\ Giữ gìn , bảo vệ, nhớ ghi\\ Tổng trì thần chú văn trí hiểu , nghe\\ \\ Lại có kẻ nghe rồi thuyết lại\\ Sẽ đạt thành nhạo thuyết biện tài\\ Khả năng diễn đạt sáng ngời\\ Đức tài có đủ khiến người đều tin\\ \\ Như Lai thuyết nhân minh công đức\\ Kẻ tu trì đạt dứt mê lầm\\ Nghe , tin , hiểu ,cả thực hành\\ Đó là ghế cạnh Phật dành cho ta…\\ \\ !!Phần thứ 18 \\ Tùy hỉ là có nghĩa vui theo\\ Việc làm phước đức của người gieo\\ Ví như ta chẳng hề tham dự\\ Ví người khen ngợi có ai nghèo?\\ \\ Thấy người làm tốt việc thiện lành\\ Ngợi khen quả đẹp sẽ trổ sinh\\ Vui như cũng có ta tham dự\\ Chớ hề ghen tị – chớ tranh giành\\ \\ Người nghe Pháp Hoa lòng phấn khởi\\ Hiểu , tin và trí pháp nhiệm màu\\ Nếu ta chưa đủ lòng tin hiểu\\ Thấy người hạnh phúc sẽ vui theo\\ \\ Công đức ấy gọi là tuỳ hỉ\\ Một niệm lành tuy chỉ còn con\\ Gieo trồng từng,hạt sớm luôn\\ Cho người phúc báo cây thơm trái lành\\ \\ !!Pháp Hoa Pháp Sư Công Đức !!Phần thứ 19 \\ Người đem pháp chuyển cho đời\\ Pháp sư công đức sáng ngời hào quang\\ Cho người tỉnh lặng bình an\\ Giúp người tin , hiểu vững vàng tín tâm\\ Giúp người chuyển đổi âm thầm\\ Sáu căn thanh tịnh pháp thân là nhà\\ Sẻ chia chân lý pháp hoa\\ Cùng người đạt đến tinh hoa pháp màu\\ Dù người không đến khẩn cầu\\ Vì người giảng giải nhiệm màu lý không\\ Bất sinh , bất diệt , vô cùng …\\ Thông reo , hoa nở vang lừng chim ca\\ Suối hòa róc rách đường xa\\ Nhiệm màu vạn vật, chan hòa niềm vui\\ Pháp sư liễu đạo giúp người…\\ …Cảm thông trời đất muôn đời như như\\ Thế gian thần lực sáng ngời\\ Giúp người trả nghiệp thảnh thơi trở về\\ Ở đây đại nghiệp vì người\\ Pháp sư Bồ Tát miệng cười như hoa\\ Lòng luôn hoan hỉ, vị tha..\\ Đưa bao người đến một nhà an vui\\ !!Phần thứ 20 \\ Nam mô thường bất khinh Bồ Tát\\ Dù những ai gian ác nhất trong đời\\ Một ngày kia sẽ thàng Bụt sáng ngời\\ Hào quang tỏa… soi đường trần tăm tối\\ \\ Kính thưa ông , Bà hay người lầm lỗi\\ Đừng ngại ngần hay mặc cảm tự ti:\\ “Ta là người đầy tội lỗi tham si\\ Sẽ mãi mãi làm chúng sinh vô lượng Kiếp!”\\ \\ Ta chẳng dám khinh vì người dù nặng nghiệp\\ Cùng sẽ đạt thành Phật quả một ngày kia\\ Hãy vui lên vì ta chẳng nói dối bao giờ\\ Ta kính trọng người vì tương lai luôn rạng rỡ\\ \\ Người sẽ là Phật cùng như hoa sẽ nở\\ Khi tiết xuân về vạn vật hồi tinh\\ Một sớm mai kia rạng chiếu ánh bình minh\\ Thành chánh quả viền thành chùa Đại Giác\\ \\ Ta chẳng dám khinh người dù người luôn bạo ác\\ Luôn tranh giành quyền lực để hại nhau\\ Ta chẳng dám khinh người dù người mãi lao đao\\ Đường danh lợi , ghét ghen và đố kỵ…\\ Ta chẳng dám khinh người dù người luôn vị kỷ\\ Chỉ biết mình không kể… cả người thân\\ Chót lưỡi , đầu môi giả dối … ân cần!\\ Tâm nhỏ hẹp không dung người lỡ bước\\ \\ Ta chẳng dám khinh người dù người bạc phước\\ Không được gần thiện tri thức sớm luôn\\ Không gặp người ngay , kẻ ác luôn gần\\ Không thấy Phật, người khai đường mở lối\\ \\ Ta chẳng dám khinh người dù người còn u tối\\ Trí mê lầm chưa phân biệt đúng sai\\ Chỉ biết vì danh, vì lợi.. Chết mắc ai!\\ Miễn no đủ , ấm thân mình…bất kể…\\ \\ Ta chẳng dám khinh …ta cúi đầu đãnh lế\\ Ta thật lòng , dù người có đánh, đuổi xua\\ Tất cả các ngươi như hoa trái đúng mùa\\ Sẽ thành Phật không cần ai thọ ký\\ \\ Nam mô thường bất khinh Bồ Tát\\ Luôn nhẫn nhường và kính trọng chúng sinh\\ Chỉ bảo cho ta Phật tính sẵn trong mình\\ Khi Pháp Hoa chuyển mê lầm thành Giác Ngộ..\\ \\ !!Phần thứ 21 \\ Tận hư không biến thành pháp giới\\ Thập phương chư phật quá, hiện vi lai\\ Tôn pháp hiền thánh tăng hóa độ muôn loài\\ Thường trú đều quay về qui y hối cãi\\ \\ Gọi ta bà thế giới giả danh thị hiện\\ Thầy ba cõi tam giới đạo sư\\ Cha biến của bốn loài:noãn , thai ,thấp , hoá\\ Giáo chủ Trời, người không phải riêng tư\\ Thiên bá ức hoá thân ngài luôn có mặt\\ Sa số hằng hà các ứng hoá thân\\ Kế bên ta và cả những lúc xa hơn\\ Để nhắc nhở, động viên hay khích lệ\\ \\ Ta đành lễ Ngài cúi đầu thọ Ký\\ Dù Phật và ta tánh thật rỗng không\\ Cảm ứng lòng ta chân thật một lòng\\ Linh hiển thần thông chẵng hề oán cãi\\ \\ Đạo Tràng khắp nơi lưới màng châu báu\\ Phật và ta hiện diện mỗi phân thân\\ Ví như lưới kia là những gương ảnh thần\\ Đồng soi thấy hình ta cùng chữ Phật\\ \\ Trước mỗi Như Lai ta cúi đầu đành lễ\\ Vô số Phật Đà cùng vô số thân ta\\ Hiển hiện khắp nơi , khắp chốn cõi ta bà\\ Mười phương Phật ngự đều có ta đành lễ\\ \\ Như thế đó là Như Lai thần lực\\ Thế giới này hóa hiện để cho ta\\ Thả nghiệp xưa tạo công đức bây giờ\\ Bậc Bồ Tát thực hành lời Đại nguyện\\ \\ Nếu như không có thần lực của Như Lai\\ Thế giới này không có cả tương lai\\ Huống chi là hiện tại , quá khứ qua rồi\\ Tất cả đều rỗng không…hư vô mù mịt…\\ \\ Như thế đó là Như Lai thần lực\\ Hoá hiện vô cùng những thiên thể hằng sa\\ Tam thiên đại thiên , cả cõi ta bà\\ Thập phương pháp giới những trụ tam bảo\\ \\ Bậc Bồ Tát cũng nương nhờ thần lực\\ Để thực hành Đại nghuyện độ quần sinh\\ Túi thề vô biên cứu khô tấm thinh\\ Tâm từ ái lo an vui cho nhân loại\\ \\ Thập nhị nhân duyên quay tròn vòng xoáy\\ Trả nghiệp xong trở lại mái nhà xưa\\ Từ đó ra đi nhân quả…sớm trưa…\\ Xoá sạch nghiệp-Đại từ bi…giải thoát..\\ \\ !!Phần thứ 22 \\ Các vị Bồ Tát! Ta xin giao phó cho người\\ Trách vụ truyền đạt cho đời Pháp Hoa\\ Nhân gian dậy sóng mê hà\\ Vì người diễn nói Pháp Hoa nhiệm màu\\ \\ Phật từ ái xoa đầu Bồ Tát\\ Lời dặn dò di chúc thiêng liêng\\ Pháp Hoa tài sản Phật hiến\\ Phó thác gửi lại mật miên cõi trấn\\ \\ Các Bồ Tát hóa thân của Phật\\ Tụ hội về nhất nhất bên Ngài\\ Tất cả là Phật tương lai\\ Cùng nhau nhận lãnh lâu dài Phật ngôn\\ \\ Tháp đa bảo không gian lồng lộng\\ Hiện giữa trời xao động hư không\\ Thích Ca triệu tập hoá thân\\ Vì người diễn nói lý chân pháp lành\\ \\ Đại chúng muốn ta làm như thế\\ Chứ thật ra diệu đế đâu cần\\ Nhiều nhưng cũng một chân thân\\ Hoá ra vô số-cõi trần giảng kinh\\ \\ Nay phó chúc cho người ở lại\\ Cỏi trần gian giảng giải pháp hoa\\ Thọ từ đọc tụng nói ra\\ Để cho binh chúng hiểu ra chấp hành\\ \\ Công đức ấy sánh bằng vô lượng\\ Pháp thí là tối thượng cho người\\ Tiền tài giúp nhất thời thôi\\ Pháp màu cho giúp đời đời thiện căn\\ \\ Bụt cười nói :Cảm ơn quý vị\\ Đã vì ta vân tập về đây\\ Tháp kia được mở ra ngay\\ Pháp hoa diển nói tràn đầy thinh không\\ \\ Tháp Đa Bảo bên trong có Phật\\ Lời ngợi khen chân thật vang ra:\\ “Quá hay!”Người giảng pháp Hoa\\ Âm thanh chấn động tinh hà muôn nơi..\\ \\ !!Phần thứ 23 \\ Là đệ tử Bụt Nhật Nguyệt Tịnh Minh Đức\\ Tính thầy trò sâu đậm bao đời\\ Thế gian hóa đạo rong chơi\\ Vân du các cõi thảnh thơi trong ngoài\\ \\ Ai trông thấy ngoài vui trong dạ\\ Lòng hân hoan như đã gặp lành\\ Dược Vương Bồ Tát hóa sanh\\ Nhất thiết hỷ Kiến một lần gặp nhau\\ \\ Tu khổ hạnh càng mau chứng đạt\\ Thiền hành không lầu các cao sang\\ Sống đời đơn giản không màng…\\ …ăn ngon mặc đẹp muôn ngàn chẳng ham\\ \\ Ngài thành tựu Pháp Hoa tam muội\\ Hiện sắc thân nhất thiết vì người\\ Miễn là tạo được niềm vui\\ Cho người vững dạ đẩy lùi ác tâm\\ \\ Khi cần hiện sắc thân con trẻ\\ Ngài hoá thàn con nít hồn nhiên\\ Trưởng thành hay bậc thiên tiên\\ Rong chơi tự tại hoá duyên độ người\\ Ân sư bậc sáng ngời đạo hạnh\\ Ngài cúng dường sáng ánh lửa hồng\\ Tự thiêu ngọn đuốc xác thân\\ Hương trầm thơm ngát mất tầng trời cao\\ \\ Dung nhan Bụt thanh tao kỳ diệu\\ Aùnh sáng ngời rạng chiếu mười phương\\ Ngày xưa con đã cúng dường\\ Hôm nay lại được phật thường cận kế\\ \\ Đủ công đức Phật về nguyên thủy\\ Phó chúc Ngài di chỉ truyền trao\\ Pháp Hoa Diệu Pháp nhiệm màu\\ Hoằng dương khắp cõi địa cầu tam thiên\\ \\ Nhận di chúc thiêng liêng của Bụt\\ Cánh tay vàng sáng rực lửa thiêu\\ Cúng dường nhẫn nhục trăm chiều\\ Tam muội chứng đắc lữa thiêu chẳng hề…\\ \\ Cánh tay lửa bốn bề rực lửa\\ Bảy muôn hai ngàn năm nửa…còn kia\\ Sáng ngời lay động trăng khuya\\ Đại thiên thế giới xẽ chia lửa mầu…\\ \\ !!Phần thứ 24 \\ Âm thanh vi diệu nhiệm màu\\ Cúng dường Tam Bảo – nguyện cầu chúng sanh\\ Dược Vương mách bảo điều lành:\\ Khả năng giác ngộ chúng sanh mọi loài\\ \\ Diệu âm đến từ ngoài trái đất\\ Viếng thăm người tịnh thất Thích Ca\\ Ngài là vị khách phương xa\\ Nghe danh tiếng phật đến và vấn an\\ \\ Ngài sử dụng thanh âm vi diệu\\ Để nghe và thương hiểu muôn loài\\ Cúng dường âm nhạc Như Lai,\\ Diệu âm Bồ Tát tên ngài xứng danh\\ Nhạc đủ loại âm thanh trầm bổng\\ Để ngợi ca công đức phật xưa\\ Tám muôn ngàn bát sớm trưa\\ Cúng dường Tăng Bảo nắng mưa kinh hành\\ \\ Nhạc thanh thoát thực hành chánh đạo\\ Giúp bao người ngay thảo hiền lương\\ Cúng dường Bụt Lôi âm Vương\\ Thanh âm muôn điệu thân thương ngập tràn\\ \\ Ngài thể hiện muôn ngàn đạo hạnh\\ Độ bao người trong cảnh đường xa\\ Hiện làm vô số liên hoa\\ Điểm trang cho cõi người ta đẹp dần\\ \\ Hiện nhất thiết sắc thân tam muội\\ Vì chúng sanh rong ruỗi muôn nơi\\ Hoá thân vô số vì đời\\ Tinh hà,thiên thể rong chơi tháng ngày\\ \\ Giải nhất thiết chúng sanh ngôn ngữ\\ Ngài lắng nghe từng chữ, từng lời\\ Bất kỳ ngôn ngữ mọi nơi\\ Ngài đều hiểu thấu từng lời , từng câu…\\ \\ Mọi mơ ước , khổ đau khấn nguyện\\ Ngài đều nghe mọi chuyện trong đời\\ Trở trăn , thao thức của người\\ Chánh niệm an trú – miệng cười như hoa\\ \\ Thanh âm khắp cõi làm ta đau khổ\\ Chuyển hoá dần sang chỗ bình an\\ Diệu âm Bồ Tát còn đang\\ Vân du hoá độ thế gian …vi hành\\ \\ !!Phần thứ 25 \\ Phổ môn cánh cửa diệu kỳ\\ Ai ai cũng biết tường tri mọi điều\\ Mở ra cho biết bao nhiêu\\ Chủng loài khác giống có nhiều thiện căn\\ \\ Cửa phổ biến không ngăn ai tới\\ Mở ra cho người với muôn loài\\ Bước vào vườn pháp xanh tươi\\ Pháp hoa tụng giảng miệng cười nở hoa\\ \\ Nhà phật pháp mở ra cửa chính\\ Hãy bước vào chớ tính toan chi\\ Quan âm tên gọi khác đi\\ Tấm thinh cứu khổ cũng vì chúng sanh\\ \\ Lắng nghe mọi âm thanh khổ não\\ Chuyện tử sinh già lão chia lìa\\ Người người cầu nguyện sớm khuya\\ Ngài đều nghe thấy , hiểu và yêu thương\\ \\ Ta xưng tán cúng dường Tam Bảo\\ Nguyện hôm nay phiền não sạch không\\ Nhân cầu Đức Quan Thế âm\\ Cho muôn người được ấm lòng thảnh thơi\\ \\ Ai cũng được như lối khấn nguyện\\ Quan Thế âm trì niệm trong tâm\\ Dù còn sống cõi hồng trần\\ Kẹt trong nhà lữa mà thân an toàn\\ \\ Trì danh hiệu thoát ngàn tai ách\\ Quan Thế âm phong cách uy nghi\\ Niệm Ngài trừ tham sân si\\ Tai ương qua khỏi mạn nghi không còn\\ \\ Tình thương lớn trong con càng lớn\\ Nên thường xuyên đau đớn cũng tan\\ Kiếp người dù có cơ hàn\\ Nhưng lòng thanh thản bình an tuyệt vời\\ \\ Vô uý thí chính người ban rãi\\ Tâm Từ Bi Đại úy chan hoà\\ Thân Ngài Kim sắc chói lòa\\ Thinh không cam lộ chan hoà khắp nơi\\ \\ Nếu sinh chúng một đời ngu tối\\ Lòng tà dâm quá đỗi , đua chen..\\ Của người tham đắm , đỏ đen..\\ Niệm ngài ma chứng chẵng len lỏi vào\\ \\ Hiện nhất thiết sắc thân tam muội\\ Chúng sinh cần rong ruỗi muôn nơi\\ Vô lượng hình thức bới bới\\ Hóa thân cứu độ mọi loài trầm luân\\ \\ Hãy lắng tiếng Diệu âm màu nhiệm\\ Như Hải Triều vang vọng ngàn sau\\ Aâm thanh chấn động tính cầu\\ Từ , Bi , hỉ , xã, niệm đầu – Quán âm\\ \\ !!Phần Thứ 26 \\ Thân khẩu ý luôn luôn thanh tịnh\\ Đà la ni-chánh định mở ra\\ Pháp môn nghiêm mật di đà\\ Cửa thông bồ tát phật đà truyền trao\\ \\ Năng lượng ấy nhiệm màu vi diệu\\ Tiếp độ ngược năng trĩu phiền lo\\ Khác nào sóng cả qua đó\\ Hiểm nguy gian khổ bến bờ còn xa\\ \\ Lời của phật cũng là mật ngữ\\ Đà là ni nghiệp dữ tiêu trừ\\ Bờ xa niệm chú chân như\\ Vượt sông ác nghiệp riêng tự nhẹ dần\\ \\ Qua bến khác chỉ cần niệm chú\\ Đà la ni đầy đù lòng thành\\ Chân tâm hiển lộ tinh anh\\ Vượt qua … vượt thoát …vượt nhanh đến bờ\\ \\ Thần lực ấy luôn chờ tiếp dẫn\\ Chúng sinh nào kính cẩn theo về\\ Lên thuyền rời bến sông mê\\ Đáo qua bị ngạn bồ đề bên kia\\ \\ Là vượt thoát xa lìa đau khổ\\ Chuyện tử sinh lệ đổ bao đời\\ Luân hồi ái nghiệp xa rời\\ Khi thân khẩu ý sáng ngời sạch trong\\ \\ Đà La ni một lòng mật niệm\\ Lòng chí thành vô nhiễm bụi trần\\ Thường xuyên an trú tăng thêm\\ Diệu âm linh ngữ chuyển dần Đại bi\\ \\ Trí huệ sáng tham trừ dứt\\ Đà La ni định lực chân tâm\\ Mười phương phật lực âm thầm\\ Độ người trì chú chuyên cần sớm luôn\\ \\ Luôn an trú trong cơn đại định\\ Đà La ni bá bịnh tiêu trừ\\ Tâm truyền mật ngữ Đại từ\\ Đại Bi thần chú chân như nhiệm màu\\ \\ Quán tự tại thâm sâu quán chiểu\\ Mọi pháp đều không thiếu căn nguyên\\ Soi thấy năm uẩn nhân duyên\\ Tự tánh không có hiện triều hợp tan\\ \\ Ngài thực chứng khổ nàn , tai ách\\ Đều vượt qua một mạch đến bờ\\ Hiểu sinh thoát tử không ngờ\\ Ma ha bát nhã từng tờ chân kinh\\ \\ Xá Lợi Tử làm thinh nghe dạy :\\ Thể tướng kia mãi mãi đều không\\ Chẳng sinh , chẳng diệt mênh mông\\ Chẳng nhỏ , chẳng sạch một lòng nhớ ghi\\ \\ Chẳng thêm , bớt bàn chi phiền não\\ Mọi mê làm điên đảo thân tâm\\ Nhân duyên tụ kết bao lần\\ Hợp tan tan hợp vong thân mấy đời\\ \\ Đà La ni mấy lời thần chú\\ Cửa mở ra phong phú nhiệm màu\\ Tổng trì linh trú đêm thâu\\ Tiêu trừ nghiệp chướng qua mau ách nàn\\ \\ !!Phần thứ 27 \\ Người đời nói :”dưỡng nhi đài lão”\\ Cha mẹ sinh con thảo được nhờ\\ Nuôi con vất vả trông chờ\\ Con mau khôn lớn cúng thờ tổ tiên\\ \\ Đạo hiếu ấy là duyên sau trước\\ Kết thân tình tạo phước cùng nhau\\ Đạo người nhân quả trước , sau\\ Cùng làm thân quyến khổ đau gánh gồng\\ \\ Nếu có người lòng trong trí sáng\\ Giác ngộ không mù quáng như xưa\\ Hiểu đời sớm nắng chiều mưa\\ Sáng: vui sum họp , tối: đưa người về…\\ \\ Đang khỏe mạnh bốn bề vui vẻ\\ Tiệc tùng vui lắm kẻ chẳng ngờ\\ Nạn tai , bệnh tật không ngờ\\ Bỗng dưng kéo đến bên bờ tử,sinh\\ \\ Hiểu được lẽ thường tình kiếp sống\\ Chọn đường tu linh động sáng ngời\\ Xuất gia theo phật trọn đời\\ Thoát ra bể khổ đạo người trầm luân\\ \\ Con hiếu thảo gian truân nào ngại\\ Chọn đường tu tự tại thong dong\\ Trước là giải thoát cho mình\\ Sau là độ cả người thân qua bờ\\ \\ Trong thời Phật Tử Vương Hoa Tái\\ Diệu Trang Nghiêm sinh chỉ hai con\\ Tịnh Tạng , Tịnh Nhãn sớm hôm\\ Thờ cha kính mẹ vuông tròn trước sau\\ \\ Sớm giác ngộ quay đầu theo Phật\\ Đại nhân duyên nghiêm mật nhiệm màu\\ Mẹ người thương trẻ nguyện cầu\\ Cho hai con được theo sau Phật Đà\\ \\ Diệu Trang nghiêm hiểu ra mọi lẻ\\ Con xuất gia là sẽ độ đời…\\ Người thân cho đến mọi loài\\ Vượt qua khổ ải vòng xoay luân hồi\\ \\ Theo Phật để sống đời giải thoát\\ Không riêng mình chứng đạt lý chân\\ Ngộ rồi cứu giúp người thân\\ Độ cho khắp cả.. Chúng nhân được nhờ..\\ \\ !!Phần thứ 28 \\ Ngài phổ hiến dâng mười đại nguyện\\ Mong chúng sanh khéo chuyển hóa theo\\ Một là lễ Kính Tỳ Kheo ….\\ Phật Đà , Bồ Tát để gieo phúc lành\\ \\ Hai: gặp Phật lòng thành xưng tán\\ Ngợi khen và không chán tôn vinh\\ Như Lai thực tánh của mình\\ Thế Tôn mách bảo Chân Kinh lưu truyền\\ \\ Ba là sớm cần chuyên niệm Phật\\ Để cúng dường Ngài Bậc Thượng Sư\\ Theo Chân Ngài đến Chân như\\ Xuất gia là trọn đường tu trọn đời\\ \\ Bốn là nguyện dâng lời sám hối\\ Bao oan Khiên lầm lỗi đã qua\\ Năm là tuỳ hỉ , người ta\\ Xin vui theo với cũng là việc chung\\ \\ Công đức tạo xin cùng cáng đáng\\ Việc thiện lành tán thán vui mừng\\ Ai vui tôi cũng vui cùng\\ Đấy là an lạc tạo chung Kiếp này\\ \\ Sáu là thỉnh Như Lai thuyết pháp\\ Lời nguyện cầu Phật Tổ chứng tri\\ Chúng sinh tham đắm, sân si\\ Pháp luân Ngài chuyển Từ Bi cứu đời\\ \\ Bảy là chuyển người luôn trụ thế\\ Giảng pháp lành cứu tế muôn loài\\ Thế Tôn ở lại lâu dài\\ …Thế gian độ Khắp trần ai chẳng nề…\\ \\ Tám là học không hề mòn mỏi\\ Tuỳ căn cơ của mọi chúng sinh\\ Kiếp người chìm nổi, hư vinh ….\\ Vẫn luôn học Phật một mình sớm hôm\\ \\ Chín là dẫu tiếng thơm chẵng có\\ Người không ưa ta khó nhịn nhường\\ Vẫn luôn hằng thuận như thường\\ Người thân cho đến kẻ đương hận thù\\ \\ Mười là dẫu thiên thu chẳng gặp\\ Hồi hướng cho từ thấp đến cao…\\ …Noãn , thai , thấp , hoá đều mau…\\ Thoát đời sinh, tử …bước vào thiền môn\\ \\ Dẫu tương lai dập dồn sóng dữ\\ Pháp Hoa còn từng chữ , từng câu\\ Nếu ai tụng giảng pháp màu\\ Ngài luôn yểm trợ hạnh đầu phát tâm\\ \\ Nếu có ai thành tâm nghiêm mật\\ Luôn hành trì không mất niềm tin\\ Phổ Hiến Bồ Tát một mình\\ Cỡi voi trắng hộ trí Kinh an toàn\\ \\ !!HỒI HƯỚNG CÔNG ĐỨC \\ Hư không kia có ngày hữu tận\\ Nguyện của ta rộng đến vô cùng\\ Từ chúng sinh vô đến….hữu tình\\ Đều thành tựu đạt thành Phật quả\\ \\ Pháp hoa công đức quá nhiệm màu\\ Chân thành hồi hướng mãi ngàn sau\\ Nguyện cho pháp giới cùng sinh chúng\\ Phật Quốc nương vẽ thoát khổ đau\\ \\ Ba chứng sạch không phiền não dứt\\ Trí huệ bừng soi nẻo vô minh\\ Tội nghiệp tiêu trừ sinh , tử đứt\\ Hoá độ rong chơi Bồ Tát sinh\\ \\ Đại nguyện viên thành Tây phương đến\\ Sen vàng chín phần vốn từ thân\\ Hoa nỡ chào đời tròn quả phước\\ Bạn cùng Bồ Tát chớ phân vân\\ \\ Công đức này xin cùng hồi hướng\\ Đệ tử và xin pháp giới chúng sanh\\ Tất cả đều viên thành đạo quả\\ Niết Bàn tự tại chốn vô sanh….\\ \\ ''Vân Hà''\\ ''(T.T.H.A)''