Main.ĐảnSinhNgàyXưaĐảnSinhHômNay History
Hide minor edits - Show changes to output - Cancel
Added lines 1-50:
!!Đản sinh ngày xưa, Đản sinh hôm nay
NGUYÊN CẨN
Đức Phật để lại gì?
Đã hơn 26 thế kỷ trôi qua từ khi Ngài ra đời, mở ra chân trời chánh pháp cho nhân loại đi về thênh thang trên những nẻo đường tư duy tự do vô tận… Thế nhưng nhân loại vẫn cứ quay cuồng theo những giấc mộng phù hoa của mình, để rồi tình hình thế giới ngày một hỗn loạn, xã hội ngày một suy đồi, nhân tâm ly tán, hố thẳm giàu nghèo ngày một sâu rộng hơn, nhân loại hầm hừ trên bờ vực chiến tranh, khủng bố diễn ra khắp nơi, đầy rẫy những mưu đồ xưng bá, độc chiếm biển cả trời cao, khuynh loát thiên hạ, nuốt gọn tài nguyên của những nước nhỏ hơn mình…
Chúng ta nói gì về Ngày Đản sinh Phật lịch 2557, ngày mà “Một hiện thể độc nhất, một nhân thể phi thường trác việt xuất hiện ở thế gian vì phúc lợi cho nhiều sinh thể, vì hạnh phúc cho nhiều sinh thể, phát xuất từ lòng từ bi đối với thế gian, vì sự lành thiện, vì sự lợi ích và vì sự hạnh phúc cho chư thiên và cho loài người. Hiện thể độc nhất ấy là ai. Đó là đấng Như Lai, Tathagata, Ứng cúng, Chánh đẳng Chánh giác” (Anguttara Nikaya)? Hay phải nói như cố Giáo sư Phạm Công Thiện rằng ngày Phật đản chỉ đúng nghĩa là ngày Phật đản khi mỗi ngày trong đời chúng ta đều là ngày Phật đản từ giây phút này đến giây phút khác, để “Mỗi đêm và mỗi ngày Đức Phật đều giáng sinh trong lòng chúng ta, mỗi khi lòng chúng ta là lòng Bồ-đề” (Từ Bát-nhã đến Pháp Hoa – Phạm Công Thiện)? Đức Phật để lại gì cho nhân gian? Phải chăng đó là lòng từ bi vô hạn, lòng hỷ xả vô biên khi tôn vinh sự bình đẳng giữa con người, khẳng định tình yêu dành cho chúng sinh, cây cỏ, thiên nhiên, và trên hết chính là sự sống đáng trân trọng từng giây phút, từng sát-na sinh diệt vào ra…? Phật đã dạy: “Không có giai cấp trong dòng máu cùng mặn”. Khi các giai cấp Sát-đế-lị, Bà-la-môn, Phệ-xá, Thủ-đà-la theo Pháp và Luật của Đức Như Lai đã mất đi địa vị khác biệt của chúng và mọi người trở thành những phần tử đồng đẳng trong xã hội thì thợ hớt tóc Upali hay tướng cướp Angulimàna ở Sàvatthi cũng trở thành những vị Tỳ-kheo hiền hòa, cũng hệt như Unita người gánh phân ở thành Vương xá, khi tu tập cũng sánh ngang hàng với các Tỳ-kheo khác…
Chính tinh thần khoan dung vô chấp đã giải thích tại sao Phật giáo không bao giờ gây thánh chiến, không làm hoen ố tinh thần hiếu hòa trong suốt hơn 25 thế kỷ qua. Đức Phật đã vạch ra tám con đường tinh tấn, giải trừ tham dục, đã khơi mở nẻo đường thoát khỏi ngục tù của từng người khi bị vô minh, sân si trói buộc, gây ra bao phiền não, khổ đau. Trong kinh Samannaphala, Đức Phật ví một người phiền não như một người mắc nợ, như người bị bệnh áp bức, như người bị nhốt trong tù ngục, như người nô lệ không được tự chủ, như người giàu có đi qua một bãi sa mạc đầy những hiểm nguy. Đức Phật cũng gửi lại cho nhân gian bài học vỡ lòng về chủ nghĩa nhân bản với Tứ vô lượng tâm – nguồn cội của hạnh phúc miên viễn và là cứu cánh của việc tu tập để vượt lên mọi phiền não, bất công, oan trái bế tắc của từng cá nhân và rộng ra, của toàn xã hội. Để làm được những điều ấy, người con Phật hôm nay phải đi theo lộ trình thực hành Bồ-tát đạo để tịnh hóa lòng mình trước khi lao vào cuộc kiến tạo tịnh độ giữa nhân gian.
Tứ vô lượng tâm và hạnh nguyện Bồ-tát
Một phẩm tính cao quý mà người học Phật, dù là tu sĩ hay cư sĩ, phải có là phải sống hòa hợp cùng xã hội, với tha nhân, bất kể nghèo hèn hay sang quí, thiện hay ác… vì dù ở trong hình hài nào, hạnh nguyện của Bồ-tát là suy nghĩ và việc làm lúc nào cũng vì tha nhân, hy sinh bản thân vì cuộc đời và những người cùng khó, và luôn sống theo những thệ nguyện cao cả thì người đó đang thực hành Bồ-tát đạo. Điều này cũng có thể nhìn thấy nơi kinh Duy-ma-cật, trong đó chúng ta nhận ra lý tưởng Bồ-tát được thể hiện sống động cùng với Phương tiện: “Ông chấp trì luật pháp, duy trì trật tự dưới trên. Hợp tác hài hòa trong tất cả sự nghiệp buôn bán, tuy cũng gặt hái những tài lợi thế tục, ông không lấy đó làm mừng. Rong chơi trên các ngõ đường để giúp ích mọi người. Vào chốn công đường để bảo vệ kẻ thế cô. Tham gia các luận nghị để đưa người vào Đại thừa. Đến các trường học để khai sáng tâm mọi người. Vào nơi kỹ viện để cho thấy tai họa của dục vọng. Vào trong tửu lâu để khiến mọi người giữ vững ý chí”, và hơn thế nữa, “Bằng gia sản bất tận của mình, ông bao bọc người cùng khổ. Bằng giới thanh tịnh, ông bao bọc người hủy phạm cấm giới. Bằng sự nhu thuận của nhẫn, ông bao bọc người sân hận hung dữ. Bằng đại tinh tấn, ông bao bọc người biếng nhác. Bằng nhất tâm, thiền định, tịch tĩnh, ông bao bọc những kẻ có tâm ý tán loạn. Bằng tuệ quyết định, ông bao bọc những hạng vô tri” (Huyền thoại Duy-ma-cật – Tuệ Sỹ).
Kinh điển Đại thừa phác họa hình tượng Bồ-tát dấn thân vào đời hoằng hóa bằng nhiều phương tiện, hình ảnh khác nhau. Theo phẩm Phổ môn của kinh Pháp Hoa, Bồ-tát có thể có nhiều hóa thân thị hiện khác nhau để cứu độ chúng sanh. Bồ-tát có thể là nữ hay nam, cư sĩ hay tu sĩ, vua quan hay thứ dân,… Phạm vi hoạt động vô cùng phong phú. Ở thời hiện đại, nhiệm vụ của Bồ-tát càng trở nên phức tạp, đa dạng hơn trong một xã hội với nhiều mâu thuẫn nội tại và tác động mạnh mẽ từ bên ngoài… Sự nghiệp của một vị Bồ-tát, do đó, không chỉ giới hạn trong những bài thuyết pháp nhẹ nhàng trong những thiền đường rộng rãi, Tăng chúng đông đầy, ung dung niệm Phật cầu kinh. Làm sao yên khi bên ngoài còn vô số con người đang gánh chịu những oan trái nhọc nhằn từ thể xác đến tâm hồn. Thế nên Bồ-tát không bao giờ được thoát ly thực tại xã hội, như lời nguyện của hoàng hậu Shrimala trong kinh Thắng man:“Nếu tôi nhìn thấy những người cô độc bị cầm tù một cách bất công và đánh mất sự tự do, những người khổ đau vì bệnh tật, tai ách và đói nghèo, tôi sẽ không rời bỏ họ. Tôi sẽ đem lại cho họ sự an ổn cả vật chất lẫn tinh thần”.
Một ẩn dụ trong kinh Pháp Hoa nói đến hoa sen trắng thanh khiết mọc lên từ bùn lầy cho ta thấy để đạt trạng thái tâm thanh tịnh giữa cuộc đời này, hay ngay giữa xã hội loài người là một việc rất khó. Qua đó, ta hiểu Bồ-tát không bao giờ chạy trốn thực tại, và không bao giờ rời bỏ muôn triệu chúng sanh đang trầm luân đau khổ trong cuộc đời, cũng như con đường Bồ-tát không dành riêng cho những con người cao quý, xa lánh nhân gian, đi tìm sự tĩnh tại tâm hồn của riêng mình. Trong mười hạnh nguyện của Bồ-tát Phổ Hiền, hạnh thứ chín nói đến việc “hằng thuận chúng sanh”, là tùy thuận theo chúng sanh, là tùy theo căn cơ, nghiệp lực, hoàn cảnh… của mỗi chúng sanh để tùy nghi hóa độ. Bằng Tứ vô lượng tâm – từ bi hỷ xả – chúng ta thực hiện mọi hạnh nguyện để tự hoàn thiện mình và hoằng hóa Phật pháp. Với Phật giáo, hành động cứu giúp tha nhân phải được tiến hành song song với sự chuyển đổi tâm thức cá nhân. Việc huân tập và chuyển hóa tâm là việc hết sức quan trọng trên đường tu học. Nhờ thế, chúng ta có thể đối phó với những bất trắc, nghịch cảnh bằng tâm bồ-đề, tâm mong cầu giác ngộ, là tâm phát nguyện cứu giúp chúng sanh, và cũng có thể gọi là những trạng thái tâm tịnh hóa, gạn lọc những suy nghĩ tiêu cực, phiền muộn, trạo cử. Thiếu tâm bồ-đề mà làm việc thiện thì chỉ là hành vi xuất phát từ động cơ thiếu trong sáng và đầy toan tính che lấp những chủ đích mờ ám khác, điều mà ta có thể bắt gặp nhiều trong đời sống xã hội hiện nay, qua những chương trình “từ thiện” ồn ào, như một hình thức quảng cáo cho những quan chức hay đại gia đánh bóng tên tuổi.
Kiến tạo hạnh phúc giữa nhân gian
Con người hôm nay đang bị vướng vào những hệ thống kinh tế – chính trị do chính họ tạo ra, thậm chí đó còn là những lực cản khống chế sự tự do và sáng tạo của họ khi không còn làm chủ được cuộc chơi theo ý mình. Với chiêu bài xây dựng một xã hội lành mạnh, họ đã để quên “quyền con người” phía sau những biện pháp ràng buộc, răn đe, áp đặt cá nhân dưới sức mạnh tập thể, nhân danh nguyên lý chính trị, giáo điều, cơ chế,.. Người ta vẫn ca ngợi “Con người là nguyên nhân và là kết quả của những cuộc cách mạng” nhưng quên rằng trong bất kỳ cuộc cải tổ, hay “cách mạng” nào, cũng như trong chiến tranh, con người vẫn là nạn nhân đầu tiên phải hy sinh! Nói như một nhà tôn giáo rằng nếu con người bị hoàn cảnh sai sử và lôi kéo thì không còn có khả năng chủ động được tình trạng và cải tạo được xã hội… mà “chỉ là cái nút chai cá nhân trôi nổi bồng bềnh trên sóng nước xã hội… Con người đã trở nên nạn nhân yếu đuối.” Chỉ có một cách giúp con người phục hồi được sức mạnh tâm linh và tự chủ của mình là bằng tu dưỡng. Người ta đã tranh luận nhiều về vấn đề bản thân hay xã hội, cái nào cần phải được cải tạo trước. Theo đạo Phật, con người không thể tách khỏi xã hội, nên sự cải tạo phải được thực hiện song hành. Con người là chính báo (nghĩa là quả báo chính) và xã hội là y báo (tức là quả báo hoàn cảnh). Cả hai thứ chính báo và y báo đều thuộc về sự sống của con người cho nên đều phải được cải tạo song hành. Sự tu dưỡng này không thể được thực hiện hoàn toàn trong một môi trường khép kín, hay trong tháp ngà tu viện mà ngay trong đời sống xã hội, trong tiếp xúc, va đập cả bên trong và bên ngoài, thử thách độ bền vững của việc hình thành tính cách, phẩm chất.
“Bạn càng cảm thấy thân thiết với chúng sinh thì sẽ càng dễ dàng hơn trong việc khởi sinh tâm trạng (thương cảm) đến mức không sao chịu nổi trước những khổ đau của họ… trước hết bạn phải khởi tâm bình đẳng mạnh mẽ với mọi chúng sinh…” (Three Pricipal Aspects of the Path – Đạt Lai Lạt Ma).
Tâm ý của con người đóng một vai trò chủ yếu trong các thay đổi hay cách mạng, nhất là đối với những ai muốn đổi mới cuộc đời, xây dựng hạnh phúc cho gia đình, cho làng xóm và cho xã hội cần phải thấy rằng sự tu dưỡng tâm ý là cần thiết bởi vì nó đem lại cho ta sức mạnh tâm lý, nghị lực và nguồn hạnh phúc. Chúng ta hãy nhớ nguyên lý “Lục hòa”. Khi Đức Phật còn tại thế, Ngài đã thiết lập sáu nguyên tắc sống chung hòa hợp cho đoàn thể Tăng sĩ của Ngài. Sáu nguyên tắc này có thể vận dụng làm nền tảng căn bản cho một đời sống gia đình hạnh phúc và tiến bộ hôm nay, nhất là khi chúng ta đang chứng kiến sự đổ vỡ tâm linh ngay trong những “tế bào gia đình” vẫn diễn ra hàng ngày với tốc độ chóng mặt:
THÂN HÒA ĐỒNG TRÚ: Cùng chia sẻ với nhau một mái nhà hay một hoàn cảnh sinh hoạt cộng đồng, chấp nhận một cách hoan hỷ sự có mặt của nhau.
GIỚI HÒA ĐỒNG TU: Cùng học tập và giữ gìn với nhau những kỷ luật đã được chấp nhận như là nguyên tắc hướng dẫn đời sống của cộng đồng.
KIẾN HÒA ĐỒNG GIẢI: Chia sẻ và trao đổi với nhau những ý kiến và những nhận thức của nhau. Những ý kiến và nhận thức này có thể trái chống nhau, nhưng nếu mọi người đều biết cởi mở, lắng nghe và phá chấp thì họ có thể hiểu rõ được quan điểm kẻ khác, học được những điều mới lạ.
LỢI HÒA ĐỒNG QUÂN: Tài sản của chung; mọi người đều có quyền sử dụng và chia sẻ tùy theo nhu yếu của mình. Mọi người có trách nhiệm giữ gìn bồi đắp những tài sản chung đó.
KHẨU HÒA VÔ TRÁNH: Giữ gìn lời nói từ tốn, không cãi cọ, tranh chấp và giận hờn với những người khác. Nói lời xây dựng và bồi đắp, không gây chia rẽ, không làm tan rẽ đoàn thể.
Ý HÒA ĐỒNG DUYỆT: Biết dung hòa những ý kiến khác nhau để chấp nhận nhau và sống an vui với nhau.
Sáu nguyên tắc sống chung gọi là LỤC HÒA này được áp dụng cách đây trên 2.500 năm, bây giờ vẫn có thể là căn bản để thiết lập một đời sống cộng đồng rất thích hợp. Áp dụng vào đời sống làng xã, thành thị và quốc gia, chúng ta có đủ điểu kiện thiết lập được một thể chế xã hội nhân bản, và tự do, qua đó phát dương tinh thần từ bi và bình đẳng của đạo Phật.
Mẫu số chung của Tổng hạnh phúc quốc gia (GNH) Chúng ta thử đi tìm một mẫu số chung cho GNH (Gross National Happiness), và chúng ta bắt gặp nhiều quan điểm, có khi trái ngược. Có người cho rằng cứ lo cho dân cơm no áo ấm là sẽ có hạnh phúc hay chỉ cần phát triển kinh tế thì đâu sẽ vào đấy vì “vật chất quyết định ý thức”; nhưng cũng có quan điểm lấy Bhutan, đất nước Phật giáo có chỉ số GNH cao nhất thế giới, làm tấm gương soi chiếu khi người dân ở đấy không biết đến những từ như “hôi của”, “giật dọc”, “bôi trơn”, “chung chi”… thậm chí du khách cho “tip” thì anh hầu phòng hay chị lao công cũng không lấy, còn đạo đức quan chức thì chắc phải cao hơn dân rồi! Nhận định theo cố HT.Thích Minh Châu thì: “Một nội tâm xấu xa, ly loạn làm thế nào không tác thành một xã hội hỗn độn phức tạp… Chỉ có những cải thiện cấp thời hiện tại đối với nội tâm và đối với xã hội mới có giá trị thiết thực canh tân xã hội hiện tại và xây dựng xã hội tương lai” (Chiến thắng ác ma – Thích Minh Châu). Điều đó cho chúng ta thấy rõ rằng chỉ có sự cải thiện nội tâm từng con người, sau đó là nền tảng đạo đức xã hội, chúng ta mới hy vọng thay đổi tình trạng văn hóa xuống cấp, luân lý suy đồi hiện tại và xây dựng một nước Việt Nam an lạc và phồn thịnh về nhiều phương diện trong tương lai. Ở trên chúng ta đã nói đến hạnh nguyện Bồ-tát dấn thân vì người, vì đời. Qua đó lại thấy cần phải cải tổ lại nội dung giáo dục từ mầm non đến đại học về phương diện “học làm Người” khi cái Ác đang hoành hành khắp nơi, trong mỗi con người, mỗi gia đình. Phải chấm dứt việc sử dụng bạo lực trong ứng xử cha con, chồng vợ, bè bạn và ở mọi quan hệ khác.
Ở một bình diện lớn hơn, cần phải áp dụng tâm hỷ xả, nhất là tâm xả, với ý nghĩa “bình đẳng” vào việc quản lý và lãnh đạo đất nước. Mới đây, một nhà ngoại giao Việt Nam, ông Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Ngoại giao, đã cho rằng hòa hợp tạo ra sức mạnh cho dân tộc1. Ông nói “Không có sự đoàn kết, hòa hợp dân tộc, Việt Nam sẽ mất đi một sức mạnh vô cùng to lớn”. Ông cho rằng, “Thực tế đúng là chúng ta chưa làm tốt được vấn đề đại đoàn kết dân tộc, xóa đi hận thù, xóa đi những rào cản từ quá khứ chiến tranh. Nguyên nhân tôi cho là do cả hai phía. Từ thực tế ấy đòi hỏi phía Nhà nước cần tiếp tục có những quyết sách hợp lý đem lại sự tin tưởng cho dân…”. Ông đã nêu lên một quan điểm hòa hợp rất gần với tâm xả, “Theo truyền thống văn hóa dân tộc và cũng là giáo lý nhà Phật, tôn giáo từng là quốc đạo trong các thời Lý-Trần-Lê, nếu ‘lấy oán báo oán’ thì ‘oán oán suốt đời’, thay vào đó phải ‘lấy ân giải oán’. Chúng ta là chủ nhân đất nước hiện nay thì chúng ta cần chủ động trong chuyện ‘giải oán’ với những người mà chúng ta từng coi là kẻ thù…”. Và để thể hiện tinh thần hòa hợp, ông cho rằng có những đòi hỏi mà chính những người có trách nhiệm phải đáp ứng, “… Nó cũng đòi hỏi những người có trách nhiệm, có liên quan làm việc trong vấn đề này phải có sự thành tâm, hiểu biết vấn đề và quan trọng là phải hết sức chân thành, dũng cảm. …”. Ông cũng nêu rõ vẫn còn những ray rứt vì thiếu người dám nhận trách nhiệm, “… Thiếu sự chân thành, dũng cảm sẽ khó có sự hòa hợp thực sự… Hơn bao giờ hết chúng ta cần có sự dũng cảm đột phá, sẵn sàng chịu trách nhiệm. Hiện nay cái dũng cảm còn thiếu quá, chân thành còn thiếu quá. Đến khi có vấn đề cần có người xử lý, có người chịu trách nhiệm thì không ai làm. Đó là nỗi ray rứt của chúng ta…”.
Như vậy là đã rõ, chẳng những là cả đất nước, mà từng con người, đều phải tìm kiếm sự hòa hợp trong lòng mình, trong nội tại đoàn thể hay tổ chức mình…
Giờ mọi việc đã qua. Người Việt dù trong hay ngoài nước đều phải đồng lòng xây dựng một đất nước Việt Nam giàu mạnh. Chúng ta có quyền theo một tôn giáo riêng, tin tưởng một học thuyết, một chủ nghĩa riêng nhưng chúng ta không thể và không nên vì tín ngưỡng, vì lập trường riêng của chúng ta mà có thái độ giáo điều cố chấp, độc tôn, nguyên nhân của bao nhiêu hiểu lầm tranh chấp và đổ vỡ. Chỉ có một thái độ phóng khoáng, cởi mở mới đưa đến sự hợp tác chân thành, điều kiện tất yếu để xây dựng lại đất nước.
Trở lại ẩn dụ trong kinh Pháp Hoa, đóa sen vươn lên từ bùn vì chỉ có trong cùng tận đáy sâu kia, chúng ta sẽ thấy sự hiện diện và tồn tại những chủng tử Phật. Chúng ta phải xây dựng xã hội trên nền văn hóa, đạo đức mới, trên ước vọng về Chân, Thiện, Mỹ, hiện phôi phai, nhợt nhạt hoặc chưa sinh ra, cũng như có thể đang hoài thai. Nhưng ta phải nhớ: Cái mới ra đời trên nền cái cũ, thối nát, hôi tanh và mục đổ. Phật ở trong chốn hồng trần mà ra, đóa hoa sen của Tứ vô lượng tâm vươn lên qua giằng xé, đấu tranh, hy sinh để vững mạnh. Ánh sáng Chánh pháp sẽ long lanh trên những hạt sương mai thấm đẫm ánh bình minh của ngày mới, mùa mới, dào dạt lòng người. Để vẫn thấy “Mỗi đêm và mỗi ngày Đức Phật đều giáng sinh trong lòng chúng ta, mỗi khi lòng chúng ta là lòng Bồ-đề”.■
Chú thích:
Trích Hòa hợp tạo ra sức mạnh cho dân tộc, bài phỏng vấn ông Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người VN ở nước ngoài, do báo Thanh Niên thực hiện.
NGUYÊN CẨN
Đức Phật để lại gì?
Đã hơn 26 thế kỷ trôi qua từ khi Ngài ra đời, mở ra chân trời chánh pháp cho nhân loại đi về thênh thang trên những nẻo đường tư duy tự do vô tận… Thế nhưng nhân loại vẫn cứ quay cuồng theo những giấc mộng phù hoa của mình, để rồi tình hình thế giới ngày một hỗn loạn, xã hội ngày một suy đồi, nhân tâm ly tán, hố thẳm giàu nghèo ngày một sâu rộng hơn, nhân loại hầm hừ trên bờ vực chiến tranh, khủng bố diễn ra khắp nơi, đầy rẫy những mưu đồ xưng bá, độc chiếm biển cả trời cao, khuynh loát thiên hạ, nuốt gọn tài nguyên của những nước nhỏ hơn mình…
Chúng ta nói gì về Ngày Đản sinh Phật lịch 2557, ngày mà “Một hiện thể độc nhất, một nhân thể phi thường trác việt xuất hiện ở thế gian vì phúc lợi cho nhiều sinh thể, vì hạnh phúc cho nhiều sinh thể, phát xuất từ lòng từ bi đối với thế gian, vì sự lành thiện, vì sự lợi ích và vì sự hạnh phúc cho chư thiên và cho loài người. Hiện thể độc nhất ấy là ai. Đó là đấng Như Lai, Tathagata, Ứng cúng, Chánh đẳng Chánh giác” (Anguttara Nikaya)? Hay phải nói như cố Giáo sư Phạm Công Thiện rằng ngày Phật đản chỉ đúng nghĩa là ngày Phật đản khi mỗi ngày trong đời chúng ta đều là ngày Phật đản từ giây phút này đến giây phút khác, để “Mỗi đêm và mỗi ngày Đức Phật đều giáng sinh trong lòng chúng ta, mỗi khi lòng chúng ta là lòng Bồ-đề” (Từ Bát-nhã đến Pháp Hoa – Phạm Công Thiện)? Đức Phật để lại gì cho nhân gian? Phải chăng đó là lòng từ bi vô hạn, lòng hỷ xả vô biên khi tôn vinh sự bình đẳng giữa con người, khẳng định tình yêu dành cho chúng sinh, cây cỏ, thiên nhiên, và trên hết chính là sự sống đáng trân trọng từng giây phút, từng sát-na sinh diệt vào ra…? Phật đã dạy: “Không có giai cấp trong dòng máu cùng mặn”. Khi các giai cấp Sát-đế-lị, Bà-la-môn, Phệ-xá, Thủ-đà-la theo Pháp và Luật của Đức Như Lai đã mất đi địa vị khác biệt của chúng và mọi người trở thành những phần tử đồng đẳng trong xã hội thì thợ hớt tóc Upali hay tướng cướp Angulimàna ở Sàvatthi cũng trở thành những vị Tỳ-kheo hiền hòa, cũng hệt như Unita người gánh phân ở thành Vương xá, khi tu tập cũng sánh ngang hàng với các Tỳ-kheo khác…
Chính tinh thần khoan dung vô chấp đã giải thích tại sao Phật giáo không bao giờ gây thánh chiến, không làm hoen ố tinh thần hiếu hòa trong suốt hơn 25 thế kỷ qua. Đức Phật đã vạch ra tám con đường tinh tấn, giải trừ tham dục, đã khơi mở nẻo đường thoát khỏi ngục tù của từng người khi bị vô minh, sân si trói buộc, gây ra bao phiền não, khổ đau. Trong kinh Samannaphala, Đức Phật ví một người phiền não như một người mắc nợ, như người bị bệnh áp bức, như người bị nhốt trong tù ngục, như người nô lệ không được tự chủ, như người giàu có đi qua một bãi sa mạc đầy những hiểm nguy. Đức Phật cũng gửi lại cho nhân gian bài học vỡ lòng về chủ nghĩa nhân bản với Tứ vô lượng tâm – nguồn cội của hạnh phúc miên viễn và là cứu cánh của việc tu tập để vượt lên mọi phiền não, bất công, oan trái bế tắc của từng cá nhân và rộng ra, của toàn xã hội. Để làm được những điều ấy, người con Phật hôm nay phải đi theo lộ trình thực hành Bồ-tát đạo để tịnh hóa lòng mình trước khi lao vào cuộc kiến tạo tịnh độ giữa nhân gian.
Tứ vô lượng tâm và hạnh nguyện Bồ-tát
Một phẩm tính cao quý mà người học Phật, dù là tu sĩ hay cư sĩ, phải có là phải sống hòa hợp cùng xã hội, với tha nhân, bất kể nghèo hèn hay sang quí, thiện hay ác… vì dù ở trong hình hài nào, hạnh nguyện của Bồ-tát là suy nghĩ và việc làm lúc nào cũng vì tha nhân, hy sinh bản thân vì cuộc đời và những người cùng khó, và luôn sống theo những thệ nguyện cao cả thì người đó đang thực hành Bồ-tát đạo. Điều này cũng có thể nhìn thấy nơi kinh Duy-ma-cật, trong đó chúng ta nhận ra lý tưởng Bồ-tát được thể hiện sống động cùng với Phương tiện: “Ông chấp trì luật pháp, duy trì trật tự dưới trên. Hợp tác hài hòa trong tất cả sự nghiệp buôn bán, tuy cũng gặt hái những tài lợi thế tục, ông không lấy đó làm mừng. Rong chơi trên các ngõ đường để giúp ích mọi người. Vào chốn công đường để bảo vệ kẻ thế cô. Tham gia các luận nghị để đưa người vào Đại thừa. Đến các trường học để khai sáng tâm mọi người. Vào nơi kỹ viện để cho thấy tai họa của dục vọng. Vào trong tửu lâu để khiến mọi người giữ vững ý chí”, và hơn thế nữa, “Bằng gia sản bất tận của mình, ông bao bọc người cùng khổ. Bằng giới thanh tịnh, ông bao bọc người hủy phạm cấm giới. Bằng sự nhu thuận của nhẫn, ông bao bọc người sân hận hung dữ. Bằng đại tinh tấn, ông bao bọc người biếng nhác. Bằng nhất tâm, thiền định, tịch tĩnh, ông bao bọc những kẻ có tâm ý tán loạn. Bằng tuệ quyết định, ông bao bọc những hạng vô tri” (Huyền thoại Duy-ma-cật – Tuệ Sỹ).
Kinh điển Đại thừa phác họa hình tượng Bồ-tát dấn thân vào đời hoằng hóa bằng nhiều phương tiện, hình ảnh khác nhau. Theo phẩm Phổ môn của kinh Pháp Hoa, Bồ-tát có thể có nhiều hóa thân thị hiện khác nhau để cứu độ chúng sanh. Bồ-tát có thể là nữ hay nam, cư sĩ hay tu sĩ, vua quan hay thứ dân,… Phạm vi hoạt động vô cùng phong phú. Ở thời hiện đại, nhiệm vụ của Bồ-tát càng trở nên phức tạp, đa dạng hơn trong một xã hội với nhiều mâu thuẫn nội tại và tác động mạnh mẽ từ bên ngoài… Sự nghiệp của một vị Bồ-tát, do đó, không chỉ giới hạn trong những bài thuyết pháp nhẹ nhàng trong những thiền đường rộng rãi, Tăng chúng đông đầy, ung dung niệm Phật cầu kinh. Làm sao yên khi bên ngoài còn vô số con người đang gánh chịu những oan trái nhọc nhằn từ thể xác đến tâm hồn. Thế nên Bồ-tát không bao giờ được thoát ly thực tại xã hội, như lời nguyện của hoàng hậu Shrimala trong kinh Thắng man:“Nếu tôi nhìn thấy những người cô độc bị cầm tù một cách bất công và đánh mất sự tự do, những người khổ đau vì bệnh tật, tai ách và đói nghèo, tôi sẽ không rời bỏ họ. Tôi sẽ đem lại cho họ sự an ổn cả vật chất lẫn tinh thần”.
Một ẩn dụ trong kinh Pháp Hoa nói đến hoa sen trắng thanh khiết mọc lên từ bùn lầy cho ta thấy để đạt trạng thái tâm thanh tịnh giữa cuộc đời này, hay ngay giữa xã hội loài người là một việc rất khó. Qua đó, ta hiểu Bồ-tát không bao giờ chạy trốn thực tại, và không bao giờ rời bỏ muôn triệu chúng sanh đang trầm luân đau khổ trong cuộc đời, cũng như con đường Bồ-tát không dành riêng cho những con người cao quý, xa lánh nhân gian, đi tìm sự tĩnh tại tâm hồn của riêng mình. Trong mười hạnh nguyện của Bồ-tát Phổ Hiền, hạnh thứ chín nói đến việc “hằng thuận chúng sanh”, là tùy thuận theo chúng sanh, là tùy theo căn cơ, nghiệp lực, hoàn cảnh… của mỗi chúng sanh để tùy nghi hóa độ. Bằng Tứ vô lượng tâm – từ bi hỷ xả – chúng ta thực hiện mọi hạnh nguyện để tự hoàn thiện mình và hoằng hóa Phật pháp. Với Phật giáo, hành động cứu giúp tha nhân phải được tiến hành song song với sự chuyển đổi tâm thức cá nhân. Việc huân tập và chuyển hóa tâm là việc hết sức quan trọng trên đường tu học. Nhờ thế, chúng ta có thể đối phó với những bất trắc, nghịch cảnh bằng tâm bồ-đề, tâm mong cầu giác ngộ, là tâm phát nguyện cứu giúp chúng sanh, và cũng có thể gọi là những trạng thái tâm tịnh hóa, gạn lọc những suy nghĩ tiêu cực, phiền muộn, trạo cử. Thiếu tâm bồ-đề mà làm việc thiện thì chỉ là hành vi xuất phát từ động cơ thiếu trong sáng và đầy toan tính che lấp những chủ đích mờ ám khác, điều mà ta có thể bắt gặp nhiều trong đời sống xã hội hiện nay, qua những chương trình “từ thiện” ồn ào, như một hình thức quảng cáo cho những quan chức hay đại gia đánh bóng tên tuổi.
Kiến tạo hạnh phúc giữa nhân gian
Con người hôm nay đang bị vướng vào những hệ thống kinh tế – chính trị do chính họ tạo ra, thậm chí đó còn là những lực cản khống chế sự tự do và sáng tạo của họ khi không còn làm chủ được cuộc chơi theo ý mình. Với chiêu bài xây dựng một xã hội lành mạnh, họ đã để quên “quyền con người” phía sau những biện pháp ràng buộc, răn đe, áp đặt cá nhân dưới sức mạnh tập thể, nhân danh nguyên lý chính trị, giáo điều, cơ chế,.. Người ta vẫn ca ngợi “Con người là nguyên nhân và là kết quả của những cuộc cách mạng” nhưng quên rằng trong bất kỳ cuộc cải tổ, hay “cách mạng” nào, cũng như trong chiến tranh, con người vẫn là nạn nhân đầu tiên phải hy sinh! Nói như một nhà tôn giáo rằng nếu con người bị hoàn cảnh sai sử và lôi kéo thì không còn có khả năng chủ động được tình trạng và cải tạo được xã hội… mà “chỉ là cái nút chai cá nhân trôi nổi bồng bềnh trên sóng nước xã hội… Con người đã trở nên nạn nhân yếu đuối.” Chỉ có một cách giúp con người phục hồi được sức mạnh tâm linh và tự chủ của mình là bằng tu dưỡng. Người ta đã tranh luận nhiều về vấn đề bản thân hay xã hội, cái nào cần phải được cải tạo trước. Theo đạo Phật, con người không thể tách khỏi xã hội, nên sự cải tạo phải được thực hiện song hành. Con người là chính báo (nghĩa là quả báo chính) và xã hội là y báo (tức là quả báo hoàn cảnh). Cả hai thứ chính báo và y báo đều thuộc về sự sống của con người cho nên đều phải được cải tạo song hành. Sự tu dưỡng này không thể được thực hiện hoàn toàn trong một môi trường khép kín, hay trong tháp ngà tu viện mà ngay trong đời sống xã hội, trong tiếp xúc, va đập cả bên trong và bên ngoài, thử thách độ bền vững của việc hình thành tính cách, phẩm chất.
“Bạn càng cảm thấy thân thiết với chúng sinh thì sẽ càng dễ dàng hơn trong việc khởi sinh tâm trạng (thương cảm) đến mức không sao chịu nổi trước những khổ đau của họ… trước hết bạn phải khởi tâm bình đẳng mạnh mẽ với mọi chúng sinh…” (Three Pricipal Aspects of the Path – Đạt Lai Lạt Ma).
Tâm ý của con người đóng một vai trò chủ yếu trong các thay đổi hay cách mạng, nhất là đối với những ai muốn đổi mới cuộc đời, xây dựng hạnh phúc cho gia đình, cho làng xóm và cho xã hội cần phải thấy rằng sự tu dưỡng tâm ý là cần thiết bởi vì nó đem lại cho ta sức mạnh tâm lý, nghị lực và nguồn hạnh phúc. Chúng ta hãy nhớ nguyên lý “Lục hòa”. Khi Đức Phật còn tại thế, Ngài đã thiết lập sáu nguyên tắc sống chung hòa hợp cho đoàn thể Tăng sĩ của Ngài. Sáu nguyên tắc này có thể vận dụng làm nền tảng căn bản cho một đời sống gia đình hạnh phúc và tiến bộ hôm nay, nhất là khi chúng ta đang chứng kiến sự đổ vỡ tâm linh ngay trong những “tế bào gia đình” vẫn diễn ra hàng ngày với tốc độ chóng mặt:
THÂN HÒA ĐỒNG TRÚ: Cùng chia sẻ với nhau một mái nhà hay một hoàn cảnh sinh hoạt cộng đồng, chấp nhận một cách hoan hỷ sự có mặt của nhau.
GIỚI HÒA ĐỒNG TU: Cùng học tập và giữ gìn với nhau những kỷ luật đã được chấp nhận như là nguyên tắc hướng dẫn đời sống của cộng đồng.
KIẾN HÒA ĐỒNG GIẢI: Chia sẻ và trao đổi với nhau những ý kiến và những nhận thức của nhau. Những ý kiến và nhận thức này có thể trái chống nhau, nhưng nếu mọi người đều biết cởi mở, lắng nghe và phá chấp thì họ có thể hiểu rõ được quan điểm kẻ khác, học được những điều mới lạ.
LỢI HÒA ĐỒNG QUÂN: Tài sản của chung; mọi người đều có quyền sử dụng và chia sẻ tùy theo nhu yếu của mình. Mọi người có trách nhiệm giữ gìn bồi đắp những tài sản chung đó.
KHẨU HÒA VÔ TRÁNH: Giữ gìn lời nói từ tốn, không cãi cọ, tranh chấp và giận hờn với những người khác. Nói lời xây dựng và bồi đắp, không gây chia rẽ, không làm tan rẽ đoàn thể.
Ý HÒA ĐỒNG DUYỆT: Biết dung hòa những ý kiến khác nhau để chấp nhận nhau và sống an vui với nhau.
Sáu nguyên tắc sống chung gọi là LỤC HÒA này được áp dụng cách đây trên 2.500 năm, bây giờ vẫn có thể là căn bản để thiết lập một đời sống cộng đồng rất thích hợp. Áp dụng vào đời sống làng xã, thành thị và quốc gia, chúng ta có đủ điểu kiện thiết lập được một thể chế xã hội nhân bản, và tự do, qua đó phát dương tinh thần từ bi và bình đẳng của đạo Phật.
Mẫu số chung của Tổng hạnh phúc quốc gia (GNH) Chúng ta thử đi tìm một mẫu số chung cho GNH (Gross National Happiness), và chúng ta bắt gặp nhiều quan điểm, có khi trái ngược. Có người cho rằng cứ lo cho dân cơm no áo ấm là sẽ có hạnh phúc hay chỉ cần phát triển kinh tế thì đâu sẽ vào đấy vì “vật chất quyết định ý thức”; nhưng cũng có quan điểm lấy Bhutan, đất nước Phật giáo có chỉ số GNH cao nhất thế giới, làm tấm gương soi chiếu khi người dân ở đấy không biết đến những từ như “hôi của”, “giật dọc”, “bôi trơn”, “chung chi”… thậm chí du khách cho “tip” thì anh hầu phòng hay chị lao công cũng không lấy, còn đạo đức quan chức thì chắc phải cao hơn dân rồi! Nhận định theo cố HT.Thích Minh Châu thì: “Một nội tâm xấu xa, ly loạn làm thế nào không tác thành một xã hội hỗn độn phức tạp… Chỉ có những cải thiện cấp thời hiện tại đối với nội tâm và đối với xã hội mới có giá trị thiết thực canh tân xã hội hiện tại và xây dựng xã hội tương lai” (Chiến thắng ác ma – Thích Minh Châu). Điều đó cho chúng ta thấy rõ rằng chỉ có sự cải thiện nội tâm từng con người, sau đó là nền tảng đạo đức xã hội, chúng ta mới hy vọng thay đổi tình trạng văn hóa xuống cấp, luân lý suy đồi hiện tại và xây dựng một nước Việt Nam an lạc và phồn thịnh về nhiều phương diện trong tương lai. Ở trên chúng ta đã nói đến hạnh nguyện Bồ-tát dấn thân vì người, vì đời. Qua đó lại thấy cần phải cải tổ lại nội dung giáo dục từ mầm non đến đại học về phương diện “học làm Người” khi cái Ác đang hoành hành khắp nơi, trong mỗi con người, mỗi gia đình. Phải chấm dứt việc sử dụng bạo lực trong ứng xử cha con, chồng vợ, bè bạn và ở mọi quan hệ khác.
Ở một bình diện lớn hơn, cần phải áp dụng tâm hỷ xả, nhất là tâm xả, với ý nghĩa “bình đẳng” vào việc quản lý và lãnh đạo đất nước. Mới đây, một nhà ngoại giao Việt Nam, ông Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Ngoại giao, đã cho rằng hòa hợp tạo ra sức mạnh cho dân tộc1. Ông nói “Không có sự đoàn kết, hòa hợp dân tộc, Việt Nam sẽ mất đi một sức mạnh vô cùng to lớn”. Ông cho rằng, “Thực tế đúng là chúng ta chưa làm tốt được vấn đề đại đoàn kết dân tộc, xóa đi hận thù, xóa đi những rào cản từ quá khứ chiến tranh. Nguyên nhân tôi cho là do cả hai phía. Từ thực tế ấy đòi hỏi phía Nhà nước cần tiếp tục có những quyết sách hợp lý đem lại sự tin tưởng cho dân…”. Ông đã nêu lên một quan điểm hòa hợp rất gần với tâm xả, “Theo truyền thống văn hóa dân tộc và cũng là giáo lý nhà Phật, tôn giáo từng là quốc đạo trong các thời Lý-Trần-Lê, nếu ‘lấy oán báo oán’ thì ‘oán oán suốt đời’, thay vào đó phải ‘lấy ân giải oán’. Chúng ta là chủ nhân đất nước hiện nay thì chúng ta cần chủ động trong chuyện ‘giải oán’ với những người mà chúng ta từng coi là kẻ thù…”. Và để thể hiện tinh thần hòa hợp, ông cho rằng có những đòi hỏi mà chính những người có trách nhiệm phải đáp ứng, “… Nó cũng đòi hỏi những người có trách nhiệm, có liên quan làm việc trong vấn đề này phải có sự thành tâm, hiểu biết vấn đề và quan trọng là phải hết sức chân thành, dũng cảm. …”. Ông cũng nêu rõ vẫn còn những ray rứt vì thiếu người dám nhận trách nhiệm, “… Thiếu sự chân thành, dũng cảm sẽ khó có sự hòa hợp thực sự… Hơn bao giờ hết chúng ta cần có sự dũng cảm đột phá, sẵn sàng chịu trách nhiệm. Hiện nay cái dũng cảm còn thiếu quá, chân thành còn thiếu quá. Đến khi có vấn đề cần có người xử lý, có người chịu trách nhiệm thì không ai làm. Đó là nỗi ray rứt của chúng ta…”.
Như vậy là đã rõ, chẳng những là cả đất nước, mà từng con người, đều phải tìm kiếm sự hòa hợp trong lòng mình, trong nội tại đoàn thể hay tổ chức mình…
Giờ mọi việc đã qua. Người Việt dù trong hay ngoài nước đều phải đồng lòng xây dựng một đất nước Việt Nam giàu mạnh. Chúng ta có quyền theo một tôn giáo riêng, tin tưởng một học thuyết, một chủ nghĩa riêng nhưng chúng ta không thể và không nên vì tín ngưỡng, vì lập trường riêng của chúng ta mà có thái độ giáo điều cố chấp, độc tôn, nguyên nhân của bao nhiêu hiểu lầm tranh chấp và đổ vỡ. Chỉ có một thái độ phóng khoáng, cởi mở mới đưa đến sự hợp tác chân thành, điều kiện tất yếu để xây dựng lại đất nước.
Trở lại ẩn dụ trong kinh Pháp Hoa, đóa sen vươn lên từ bùn vì chỉ có trong cùng tận đáy sâu kia, chúng ta sẽ thấy sự hiện diện và tồn tại những chủng tử Phật. Chúng ta phải xây dựng xã hội trên nền văn hóa, đạo đức mới, trên ước vọng về Chân, Thiện, Mỹ, hiện phôi phai, nhợt nhạt hoặc chưa sinh ra, cũng như có thể đang hoài thai. Nhưng ta phải nhớ: Cái mới ra đời trên nền cái cũ, thối nát, hôi tanh và mục đổ. Phật ở trong chốn hồng trần mà ra, đóa hoa sen của Tứ vô lượng tâm vươn lên qua giằng xé, đấu tranh, hy sinh để vững mạnh. Ánh sáng Chánh pháp sẽ long lanh trên những hạt sương mai thấm đẫm ánh bình minh của ngày mới, mùa mới, dào dạt lòng người. Để vẫn thấy “Mỗi đêm và mỗi ngày Đức Phật đều giáng sinh trong lòng chúng ta, mỗi khi lòng chúng ta là lòng Bồ-đề”.■
Chú thích:
Trích Hòa hợp tạo ra sức mạnh cho dân tộc, bài phỏng vấn ông Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người VN ở nước ngoài, do báo Thanh Niên thực hiện.