Main.ĐiTìmCộiNguồnCáiÁcTiếpTheo History
Hide minor edits - Show changes to output - Cancel
Added lines 1-27:
!!Đi tìm cội nguồn cái ác
Tạp Chí Văn Hoá Phật Giáo số 138 | Xã Hội | NGUYÊN CẨN
Vì trò chơi trực tuyến hay kinh tế thị trường?
Người ta đang tranh luận ồn ào trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên mặt báo, và trên hệ thống thông tin trực tuyến về hàng loạt những vụ án mạng gần đây, nhất là sau khi xảy ra vụ Lê Văn Luyện, một thanh niên chưa đầy 18 tuổi, giết một lúc ba người trong một tiệm vàng ở Bắc Giang…Trên diễn đàn “Tội phạm đang trẻ hóa, do đâu?” được Báo Tuổi Trẻ tổ chức, người ta đã đưa ra những con số lạnh lùng: Chỉ riêng khu vực quận 1, TP.HCM, trong chín tháng đầu năm, công an đã bắt giữ 189 đối tượng phạm pháp hình sự, trong đó có 14 đối tượng dưới 18 tuổi và 73 đối tượng từ 18-30 tuổi (chiếm 75%). Một điều đáng ghi nhận là nhiều đối tượng đã có tiền án, có kẻ chưa đầy 30 tuổi mà đã có đến 5 tiền án (!), cho thấy sự giáo hóa trong các trại cải huấn thiếu hiệu quả, vì kẻ ra khỏi nhà tù tiếp tục phạm tội, có khi nặng hơn lần trước.
Cùng lúc, báo Người Lao Động (NLĐ) dành hẳn một trang đăng nhiều kỳ để nói về trò chơi điện tử bạo lực (TCĐTBL) mà một số nhà phân tích cho rằng đấy là nguyên nhân chính của những bi kịch. Nhận định về hành vi của Lê Văn Luyện, một tác giả của những bài viết trên báo NLĐ, Bảo Trân, cho rằng lời khai ban đầu của đương sự cho thấy người thanh niên này đã xuống tay hết sức “tàn độc” mang tính cách “máu lạnh” như trong thế giới TCĐTBL chứ không phải là kẻ sống trong đời thực. Tác giả nhấn mạnh việc Lê Văn Luyện thừa nhận nguyên nhân phạm tội là muốn kiếm tiền để trả nợ và để có tiền tiếp tục chơi TCĐTBL trực tuyến; rằng đương sự kể lại một cách hồn nhiên như thể đang nhập vai người chơi trò chơi điện tử. Cũng tác giả này cho biết thêm, trong nội dung của một phần mềm TCĐTBL mang tên Tenchu còn có cả phần hướng dẫn người chơi biết cách “phi tang” sau khi giết người, rằng sau màn triệt hạ, người chơi phải luyện cách di chuyển xác chết sao cho nhanh nhẹn. Điều này khiến người đọc liên tưởng đến một trường hợp khác là vụ Nguyễn Đức Nghĩa, sau khi giết người yêu cũ đã tìm cách thủ tiêu thi hài nạn nhân bằng những biện pháp man rợ hòng xóa dấu vết. Nếu chỉ như thế thì việc ngăn chặn tội ác hoàn toàn nằm trong tầm tay của các cơ quan chức năng, vì chỉ cần cấm hẳn mọi hình thức TCĐTBL. Tuy nhiên, những nghiên cứu ở nước ngoài cũng chưa kết luận dứt khoát rằng TCĐTBL là nguyên nhân chính của tội ác; mặc dù đã có không ít những lời kết tội TCĐTBL từ những nhà khoa học.
Một trong những nhà nghiên cứu chống TCĐTBL mạnh mẽ nhất phải kể đến là Tiến sĩ Tâm lý Craig Anderson. Năm 2003, ông đã lên tiếng trước Thượng viện Hoa Kỳ bác bỏ những nghiên cứu cho rằng TCĐTBL không gây tác hại. Tuy nhiên, trong một vụ án liên quan đến TCĐTBL vào năm 2005, ông đã bị chỉ trích vì không trích dẫn những nghiên cứu trái với quan điểm của mình. Mặc dù vậy, đến năm 2007, ông đã cùng hai đồng nghiệp tại Iowa State University xuất bản một quyển sách tựa đề là Violent Video Game Effects on Children and Adolescents (Những tác động của trò chơi điện tử có tính bạo lực trên trẻ em và thanh thiếu niên) trong đó các tác giả đã giải thích một cách công phu và khoa học những ảnh hưởng của TCĐTBL đối với mọi hành vi của người chơi game, từ trẻ em, đến tầng lớp thanh thiếu niên và ngay cả đối với người trưởng thành.
Trước đó, năm 1999, một cựu giáo sư tâm lý của Học viện Quân sự West Point là Trung tá David Grossman cũng viết một quyển sách có tựa đề là Stop Teaching Our Kids to Kill (Hãy ngừng dạy con cái chúng ta giết người). Ông cho rằng những nhà sản xuất các chương trình trò chơi bạo lực đã không có đạo đức khi huấn luyện trẻ em sử dụng vũ khí và nghiêm trọng hơn đã làm trơ lì cảm xúc của trẻ em trước hành động sát nhân bằng cách kích thích người chơi TCĐTBL giết cả hàng trăm hàng ngàn nhân vật đối phương chỉ trong một trò chơi điện tử. Tuy vậy, những kết luận của Grossman cũng bị các học giả cho là có thiên kiến và lệch lạc.
Với tinh thần khách quan của khoa học, giới học thuật Hoa Kỳ luôn băn khoăn rằng liệu có phải TCĐTBL là thủ phạm duy nhất và chính yếu của tình trạng bạo lực? Một số kết quả nghiên cứu của những nhóm nghiên cứu lớn như Trung tâm Sức khỏe Tâm thần thuộc Trường Y Viện Đại học Harvard hay The British Medical Journal cho thấy không có những liên hệ dứt khoát giữa việc chơi TCĐT với hành động bạo lực. Dựa trên việc phân tích nhiều kết quả nghiên cứu khác nhau, Giáo sư John L. Sherry thuộc Michigan State University cũng cho rằng nhiều học giả đã quá nhấn mạnh đến sự nguy hiểm của TCĐTBL mặc dù các bằng chứng không đủ thuyết phục. Những kết luận trong một cuộc nghiên cứu của Chính phủ Hoa Kỳ vào năm 1999 không thể hiện quan hệ nhân quả giữa việc chơi TCĐTBL với những khuynh hướng gây gổ đã khiến David Satcher, Tổng Y vụ trưởng Hoa Kỳ, người lãnh đạo Lữ đoàn Y tế Cộng đồng Hoa Kỳ lúc bấy giờ, phải phát biểu rằng, “Rõ ràng là chúng ta cứ gán cho truyền thông bạo lực có trách nhiệm với hành vi gây gổ. Nhưng tác động của truyền thông bạo lực quá nhỏ so với những điều khác. Có những người không hài lòng với kết luận này, nhưng đó chính là chỗ đứng của khoa học”. Vào năm 2001, cũng báo cáo của Tổng Y vụ trưởng Hoa Kỳ cho thấy các yếu tố rủi ro mạnh mẽ nhất đối với những vụ xả súng ở trường học tập trung vào sự ổn định tâm thần và phẩm chất của đời sống gia đình, chứ không phải ở mức độ tiếp xúc với truyền thông bạo lực. Sự hoảng loạn về mặt đạo đức đối với TCĐTBL có tác hại kép. Nó khiến cho người lớn có quyền lực trở nên nghi ngờ và ghét bỏ hơn những trẻ em mê TCĐTBL vốn là những kẻ sẵn có cảm tưởng mình đã bị cắt rời khỏi xã hội. Nó cũng hướng năng lượng của xã hội đi chệch đường trong nỗ lực loại bỏ những nguyên nhân thực của tình trạng bạo động của giới trẻ và khiến cho vấn đề ngày càng trầm trọng thêm.
Nếu như các học giả không đồng ý hoàn toàn với nhau về tác hại của TCĐTBL thì họ cũng đều khuyến cáo nên hạn chế việc trẻ em tiếp xúc với TCĐTBL và giải pháp của người Tây phương là phân loại trò chơi điện tử theo đối tượng.
Ở Việt Nam, hầu như chưa có nghiên cứu khoa học cụ thể ngoại trừ một cuộc khảo sát của Viện Xã hội học thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam thực hiện năm
2010, tuy nhiên kết luận của cuộc khảo sát đó không được cộng đồng ủng hộ cho lắm.
Theo VN Express thì “… cách tiếp cận vấn đề rất thiếu hợp lý, phản khoa học và thiếu hiểu biết của một bộ phận giới truyền thông mà những người chơi game nói chung tại Việt Nam cảm thấy bất mãn và thiếu thuyết phục, trong khi chính những người chơi game mới chính là đối tượng mà giới truyền thông cần thuyết phục, cảnh tỉnh. Có thể nói, cách diễn ra các cuộc tranh luận tại Việt Nam chỉ khiến đào sâu khoảng cách giữa những người chơi game và phần còn lại của xã hội chịu ảnh hưởng của giới truyền thông, chứ không đạt được mục đích giúp đỡ thanh thiếu niên khỏi sa ngã”. Ở các nước khác, góc độ tiếp cận của nhà quản lý luôn là tôn trọng quyền tự quyết và tự quản: nhà trường phải giáo dục học sinh, gia đình phải quản lý con cái, mỗi cá nhân đủ tuổi trưởng thành phải tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Còn nếu bạn đã đủ 18 tuổi mà vẫn không phân biệt được giữa TCĐTBL và đời thực, lời khuyên chân thành của các nhà quản lý là bạn cần tìm cho mình một bác sĩ chuyên khoa tâm lý (!).
Vậy là đã rõ, TCĐTBL, nếu có tác động, cũng chỉ đóng một vai trò làm tăng nguy cơ phạm tội .
Thế nên, trong buổi tọa đàm về nguyên nhân tội phạm do Báo Tuổi Trẻ tổ chức, có người đã tìm đến những nguyên nhân khác như mặt trái kinh tế thị trường với lập luận“Kinh tế là yếu tố có tính chất nguồn cơn dẫn đến phạm tội trong giới trẻ, … những người không có khả năng nhưng có nhu cầu vật chất cao có thể dẫn đến hành vi phạm tội để thỏa mãn mình”. Nhưng thử hỏi, ai không có nhu cầu vật chất cao, trừ khi tự biết mình không có đủ điều kiện để thỏa mãn? Ai chẳng muốn hưởng thụ ở mức cao nhất có thể được trừ những bậc tu hành chân chính quyết xa lìa dục lạc? Nếu chỉ vì “mặt trái” kinh tế thị trường thì những nước có nền kinh tế thị trường đi trước chúng ta hàng chục, hàng trăm năm kia sao tỷ lệ tội phạm lại ít hơn?
Tạp Chí Văn Hoá Phật Giáo số 138 | Xã Hội | NGUYÊN CẨN
Vì trò chơi trực tuyến hay kinh tế thị trường?
Người ta đang tranh luận ồn ào trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên mặt báo, và trên hệ thống thông tin trực tuyến về hàng loạt những vụ án mạng gần đây, nhất là sau khi xảy ra vụ Lê Văn Luyện, một thanh niên chưa đầy 18 tuổi, giết một lúc ba người trong một tiệm vàng ở Bắc Giang…Trên diễn đàn “Tội phạm đang trẻ hóa, do đâu?” được Báo Tuổi Trẻ tổ chức, người ta đã đưa ra những con số lạnh lùng: Chỉ riêng khu vực quận 1, TP.HCM, trong chín tháng đầu năm, công an đã bắt giữ 189 đối tượng phạm pháp hình sự, trong đó có 14 đối tượng dưới 18 tuổi và 73 đối tượng từ 18-30 tuổi (chiếm 75%). Một điều đáng ghi nhận là nhiều đối tượng đã có tiền án, có kẻ chưa đầy 30 tuổi mà đã có đến 5 tiền án (!), cho thấy sự giáo hóa trong các trại cải huấn thiếu hiệu quả, vì kẻ ra khỏi nhà tù tiếp tục phạm tội, có khi nặng hơn lần trước.
Cùng lúc, báo Người Lao Động (NLĐ) dành hẳn một trang đăng nhiều kỳ để nói về trò chơi điện tử bạo lực (TCĐTBL) mà một số nhà phân tích cho rằng đấy là nguyên nhân chính của những bi kịch. Nhận định về hành vi của Lê Văn Luyện, một tác giả của những bài viết trên báo NLĐ, Bảo Trân, cho rằng lời khai ban đầu của đương sự cho thấy người thanh niên này đã xuống tay hết sức “tàn độc” mang tính cách “máu lạnh” như trong thế giới TCĐTBL chứ không phải là kẻ sống trong đời thực. Tác giả nhấn mạnh việc Lê Văn Luyện thừa nhận nguyên nhân phạm tội là muốn kiếm tiền để trả nợ và để có tiền tiếp tục chơi TCĐTBL trực tuyến; rằng đương sự kể lại một cách hồn nhiên như thể đang nhập vai người chơi trò chơi điện tử. Cũng tác giả này cho biết thêm, trong nội dung của một phần mềm TCĐTBL mang tên Tenchu còn có cả phần hướng dẫn người chơi biết cách “phi tang” sau khi giết người, rằng sau màn triệt hạ, người chơi phải luyện cách di chuyển xác chết sao cho nhanh nhẹn. Điều này khiến người đọc liên tưởng đến một trường hợp khác là vụ Nguyễn Đức Nghĩa, sau khi giết người yêu cũ đã tìm cách thủ tiêu thi hài nạn nhân bằng những biện pháp man rợ hòng xóa dấu vết. Nếu chỉ như thế thì việc ngăn chặn tội ác hoàn toàn nằm trong tầm tay của các cơ quan chức năng, vì chỉ cần cấm hẳn mọi hình thức TCĐTBL. Tuy nhiên, những nghiên cứu ở nước ngoài cũng chưa kết luận dứt khoát rằng TCĐTBL là nguyên nhân chính của tội ác; mặc dù đã có không ít những lời kết tội TCĐTBL từ những nhà khoa học.
Một trong những nhà nghiên cứu chống TCĐTBL mạnh mẽ nhất phải kể đến là Tiến sĩ Tâm lý Craig Anderson. Năm 2003, ông đã lên tiếng trước Thượng viện Hoa Kỳ bác bỏ những nghiên cứu cho rằng TCĐTBL không gây tác hại. Tuy nhiên, trong một vụ án liên quan đến TCĐTBL vào năm 2005, ông đã bị chỉ trích vì không trích dẫn những nghiên cứu trái với quan điểm của mình. Mặc dù vậy, đến năm 2007, ông đã cùng hai đồng nghiệp tại Iowa State University xuất bản một quyển sách tựa đề là Violent Video Game Effects on Children and Adolescents (Những tác động của trò chơi điện tử có tính bạo lực trên trẻ em và thanh thiếu niên) trong đó các tác giả đã giải thích một cách công phu và khoa học những ảnh hưởng của TCĐTBL đối với mọi hành vi của người chơi game, từ trẻ em, đến tầng lớp thanh thiếu niên và ngay cả đối với người trưởng thành.
Trước đó, năm 1999, một cựu giáo sư tâm lý của Học viện Quân sự West Point là Trung tá David Grossman cũng viết một quyển sách có tựa đề là Stop Teaching Our Kids to Kill (Hãy ngừng dạy con cái chúng ta giết người). Ông cho rằng những nhà sản xuất các chương trình trò chơi bạo lực đã không có đạo đức khi huấn luyện trẻ em sử dụng vũ khí và nghiêm trọng hơn đã làm trơ lì cảm xúc của trẻ em trước hành động sát nhân bằng cách kích thích người chơi TCĐTBL giết cả hàng trăm hàng ngàn nhân vật đối phương chỉ trong một trò chơi điện tử. Tuy vậy, những kết luận của Grossman cũng bị các học giả cho là có thiên kiến và lệch lạc.
Với tinh thần khách quan của khoa học, giới học thuật Hoa Kỳ luôn băn khoăn rằng liệu có phải TCĐTBL là thủ phạm duy nhất và chính yếu của tình trạng bạo lực? Một số kết quả nghiên cứu của những nhóm nghiên cứu lớn như Trung tâm Sức khỏe Tâm thần thuộc Trường Y Viện Đại học Harvard hay The British Medical Journal cho thấy không có những liên hệ dứt khoát giữa việc chơi TCĐT với hành động bạo lực. Dựa trên việc phân tích nhiều kết quả nghiên cứu khác nhau, Giáo sư John L. Sherry thuộc Michigan State University cũng cho rằng nhiều học giả đã quá nhấn mạnh đến sự nguy hiểm của TCĐTBL mặc dù các bằng chứng không đủ thuyết phục. Những kết luận trong một cuộc nghiên cứu của Chính phủ Hoa Kỳ vào năm 1999 không thể hiện quan hệ nhân quả giữa việc chơi TCĐTBL với những khuynh hướng gây gổ đã khiến David Satcher, Tổng Y vụ trưởng Hoa Kỳ, người lãnh đạo Lữ đoàn Y tế Cộng đồng Hoa Kỳ lúc bấy giờ, phải phát biểu rằng, “Rõ ràng là chúng ta cứ gán cho truyền thông bạo lực có trách nhiệm với hành vi gây gổ. Nhưng tác động của truyền thông bạo lực quá nhỏ so với những điều khác. Có những người không hài lòng với kết luận này, nhưng đó chính là chỗ đứng của khoa học”. Vào năm 2001, cũng báo cáo của Tổng Y vụ trưởng Hoa Kỳ cho thấy các yếu tố rủi ro mạnh mẽ nhất đối với những vụ xả súng ở trường học tập trung vào sự ổn định tâm thần và phẩm chất của đời sống gia đình, chứ không phải ở mức độ tiếp xúc với truyền thông bạo lực. Sự hoảng loạn về mặt đạo đức đối với TCĐTBL có tác hại kép. Nó khiến cho người lớn có quyền lực trở nên nghi ngờ và ghét bỏ hơn những trẻ em mê TCĐTBL vốn là những kẻ sẵn có cảm tưởng mình đã bị cắt rời khỏi xã hội. Nó cũng hướng năng lượng của xã hội đi chệch đường trong nỗ lực loại bỏ những nguyên nhân thực của tình trạng bạo động của giới trẻ và khiến cho vấn đề ngày càng trầm trọng thêm.
Nếu như các học giả không đồng ý hoàn toàn với nhau về tác hại của TCĐTBL thì họ cũng đều khuyến cáo nên hạn chế việc trẻ em tiếp xúc với TCĐTBL và giải pháp của người Tây phương là phân loại trò chơi điện tử theo đối tượng.
Ở Việt Nam, hầu như chưa có nghiên cứu khoa học cụ thể ngoại trừ một cuộc khảo sát của Viện Xã hội học thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam thực hiện năm
2010, tuy nhiên kết luận của cuộc khảo sát đó không được cộng đồng ủng hộ cho lắm.
Theo VN Express thì “… cách tiếp cận vấn đề rất thiếu hợp lý, phản khoa học và thiếu hiểu biết của một bộ phận giới truyền thông mà những người chơi game nói chung tại Việt Nam cảm thấy bất mãn và thiếu thuyết phục, trong khi chính những người chơi game mới chính là đối tượng mà giới truyền thông cần thuyết phục, cảnh tỉnh. Có thể nói, cách diễn ra các cuộc tranh luận tại Việt Nam chỉ khiến đào sâu khoảng cách giữa những người chơi game và phần còn lại của xã hội chịu ảnh hưởng của giới truyền thông, chứ không đạt được mục đích giúp đỡ thanh thiếu niên khỏi sa ngã”. Ở các nước khác, góc độ tiếp cận của nhà quản lý luôn là tôn trọng quyền tự quyết và tự quản: nhà trường phải giáo dục học sinh, gia đình phải quản lý con cái, mỗi cá nhân đủ tuổi trưởng thành phải tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Còn nếu bạn đã đủ 18 tuổi mà vẫn không phân biệt được giữa TCĐTBL và đời thực, lời khuyên chân thành của các nhà quản lý là bạn cần tìm cho mình một bác sĩ chuyên khoa tâm lý (!).
Vậy là đã rõ, TCĐTBL, nếu có tác động, cũng chỉ đóng một vai trò làm tăng nguy cơ phạm tội .
Thế nên, trong buổi tọa đàm về nguyên nhân tội phạm do Báo Tuổi Trẻ tổ chức, có người đã tìm đến những nguyên nhân khác như mặt trái kinh tế thị trường với lập luận“Kinh tế là yếu tố có tính chất nguồn cơn dẫn đến phạm tội trong giới trẻ, … những người không có khả năng nhưng có nhu cầu vật chất cao có thể dẫn đến hành vi phạm tội để thỏa mãn mình”. Nhưng thử hỏi, ai không có nhu cầu vật chất cao, trừ khi tự biết mình không có đủ điều kiện để thỏa mãn? Ai chẳng muốn hưởng thụ ở mức cao nhất có thể được trừ những bậc tu hành chân chính quyết xa lìa dục lạc? Nếu chỉ vì “mặt trái” kinh tế thị trường thì những nước có nền kinh tế thị trường đi trước chúng ta hàng chục, hàng trăm năm kia sao tỷ lệ tội phạm lại ít hơn?