Main.KinhTụng1 History

Hide minor edits - Show changes to output - Cancel

Added line 4:
Added line 6:
Added line 8:
Added line 10:
Added line 23:
Added line 25:
Added line 27:
Added line 29:
Added line 31:
Added line 33:
Added line 35:
Added line 37:
Added line 39:
Added line 41:
Changed lines 54-55 from:
1. NGUYỆN HƯƠNG
to:
!!!1. NGUYỆN HƯƠNG
Added line 57:
Changed lines 90-91 from:
!!2. TÁN THÁN PHẬT
to:
!!!2. TÁN THÁN PHẬT
Changed lines 111-112 from:
!!3. LỄ PHẬT
to:
!!!3. LỄ PHẬT
Changed lines 118-119 from:
!!4. TỤNG KINH
to:
!!!4. TỤNG KINH
Added line 123:
Changed line 775 from:
Đạo nhiệm mầu vô thuợng.
to:
Đạo nhiệm mầu vô thuợng.
April 25, 2018, at 04:41 AM by 171.232.60.32 -
Added lines 1-755:
!!MỤC LỤC KINH TỤNG 1

LỜI NÓI ĐẦU
NGHI THỨC TỤNG KINH
KINH SỐNG HÒA HỢP
KINH TỪ TÂM
KINH HẠNH NGƯỜI XUẤT GIA








!!LỜI NÓI ĐẦU

Cuốn “Những Bài Kinh Tụng” này giới thiệu ba bài kinh lấy từ Kinh Tạng Nikaya. Đó là: Tiểu Kinh Rừng Sừng Bò (Trung Bộ kinh) được đổi tựa thành kinh Sống Hòa Hợp. Kinh Từ (Tăng Chi Bộ kinh) đặt là kinh Từ Tâm. Một đoạn nói về hạnh của người Xuất gia trong nhiều bài kinh Trường Bộ và Trung Bộ được đặt là Kinh Hạnh Người Xuất Gia. Từ văn xuôi, chúng tôi chuyển thành văn vần năm chữ hoặc sáu tám để dễ đọc tụng.
Trong Kinh Sống Hòa Hợp, đời sống thanh tịnh hòa hợp của ba Tôn giả Anuruddha, Nadiya và Kimbila được giới thiệu và tán thán. Đức Phật ấn chứng rằng ai nghe đến tên của ba tôn giả Alahán sống hòa hợp này sẽ được nhiều công đức lành.
Kinh Từ Tâm nói về ý nghĩa tâm Từ ban rãi khắp chúng sinh. Công đức phát sinh từ việc tu tập Từ tâm rất lớn lao và sẽ đưa đến giải thoát.
Kinh Hạnh Người Xuất gia diễn tả công hạnh của một người bắt đầu phát tâm tu hành, xuất gia và các giai đoạn phải trải qua để cuối cùng chứng được đạo quả. Đây là một mẫu mực tiêu chuẩn lý tưởng mà người đệ tử xuất gi ủa Phật phải nắm vững. Chúng tôi có viết phần Tiểu Luận để giải thích thêm ý nghĩa bài kinh này. Nhưng phần Tiểu Luận đó chỉ phổ biến trong người xuất gia, không in kèm theo đây.
Ngoài ra, chúng tôi có đưa vào “Lời Khấn Nguyện” để làm bài kinh tụng ngắn cho những người ít thời gian. Lời Khấn Nguyện giúp huân tập các Tâm Hạnh Đạo Đức căn bản cho người tu Phật để hổ trợ cho sự ổn định khi người tu được nhiều tiến bộ không bị các tâm kiêu mạn... phá vỡ công đức. Chúng tôi cũng đưa thêm nghi thức Lễ Phật với những lời tụng cần thiết để cho người lễ Phật có được tác ý tôn kính Phật khi hiểu được những tính chất vô cùng vĩ đại của Đức Phật.
Chúng tôi cũng có đưa vào “Nghi Thức Cầu Siêu” để cầu nguyện cho các hương linh được gặp Phật Pháp tu hành, xa lìa các đường ác, sinh về cõi an lành. Bên cạnh đó còn có “Nghi Thức Cúng Thí Thực” để mọi người dùng làm nghi thức cúng thí thực, trong đây chủ yếu sử dụng tâm thành của người cúng và sự gia hộ của Tam Bảo, với những lời khuyên trên căn bản đạo lý giúp cho các hương linh được no đủ và được chuyển hóa tâm hồn để có thái độ tốt đối với con người và tiến đến siêu thoát.
Trên đây là những bài kinh với vài ý nghĩa nhỏ bé, được xem như là một đóng góp ít ỏi vào việc Việt hóa kinh tụng của Đạo Phật Việt Nam.
Nguyện mười phương chúng sanh đều thành Phật đạo.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Kính ghi
Tỳ kheo Thích Chơn Quang








!!NGHI THỨC TỤNG KINH


1. NGUYỆN HƯƠNG
(Chủ lễ đốt 3 cây hương quỳ trước bàn Phật nguyện)
Nguyện đem lòng thành kính
Gửi theo đám mây hương
Phảng phất khắp mười phương
Cúng dường ngôi tam bảo
Thề trọn đời giữ đạo
Theo tự tánh làm lành
Cùng pháp giới chúng sanh
Cầu Phật từ gia hộ
Tâm bồ đề kiên cố
Xa bể khổ nguồn mê
Chóng quay về bờ giác.
(xá 3 xá rồi đọc bài kỳ nguyện)




KỲ NGUYỆN
(Đọc thầm)
Hôm nay chúng đệ tử trì tụng kinh ............ nguyện mười phương Chư Phật từ bi gia hộ............ tội diệt, phước sanh, thiện căn tăng trưởng, Bồ Đề tâm kiên cố, tinh tấn tu hành, cùng pháp giới chúng sanh đều trọn thành Phật đạo.
(Đọc tiếp bài niệm hương)


NIỆM HƯƠNG
Giới hương, định hương, dữ huệ hương
Giải thoát, giải thoát, tri kiến hương
Quang minh vân đài biến pháp giới
Cúng dường thập phương Tam Bảo tiền
(Đứng dậy cắm hương lên lư rồi chắp tay đứng thẳng, tụng bài tán Phật)




!!2. TÁN THÁN PHẬT
(Đứng chắp tay)

Đấng Pháp vương vô thượng
B õi chẳng ai bằng
Thầy dạy khắp trời người
Cha lành chung bốn loại
Nay con nguyện quy y
Diệt trừ vô lượng tội
Dâng lên lời tán thán
Ức kiếp vẫn không cùng.
Phật, chúng sanh tánh thường rỗng lặng
Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn.
Lưới đe hâu ví đạo tràng
Mười phương Phật bảo hào quang sáng ngời.
Trước bảo tòa thân con ảnh hiện
Cúi đầu xin thệ nguyện quy y.



!!3. LỄ PHẬT
( Hoặc theo nghi thức Bắc tông với danh hiệu cụ thể của một số Phật, Bồ Tát).
Chí tâm đảnh lễ: Nam mô khắp mười phương hư không tất cả chư Phật. (1 lễ)
Chí tâm đảnh lễ: Nam mô khắp mười phương hư không tất cả chánh Pháp. (1 lễ)
Chí tâm đảnh lễ: Nam mô khắp mười phương hư không tất cả Hiền Thánh Tăng. (1 lễ)

!!4. TỤNG KINH
(Đứng hoặc ngồi thành hai bên đối diện nhau)

Khai kinh:
Pháp vi diệu rất sâu vô lượng
Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu
Con nay nghe được xin trì tụng
Nguyện hiểu Như Lai nghĩa nhiệm mầu.
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. (3 lần)




!!KINH SỐNG HÒA HỢP

Tôi từng nghe như vầy
Có một thời Thế Tôn
Ở tại Na-di-ka
đi đến thăm khu rừng
trồng nhiều cây Tala
tên gọi Go-sin-ga
Ở đó có ba thầy
Thầy A-nu-rud-dha
với thầy Nan-di-ya
và thầy Kim-bi-la
đang cùng sống chung nhau
tu tập trong an lành
Thấy Thế Tôn từ xa
ba thầy lo tiếp đón
người đỡ lấy y bát
người sửa soạn chỗ ngồi
người đem nước rử hân.
Rồi đảnh lễ cung kính
xong, ngồi xuống một bên.
Thế Tôn mở lời hỏi:
– Này, các Thầy Tỳ kheo
Cuộc sống ở nơi đây
an lành, yên vui chăng ?
hằng ngày đi khất thực
có mệt nhọc lắm chăng ?
Các Thầy đã sống chung
có thật sự hòa hợp
như thể nước với sữa,
lòng hoan hỉ tràn đầy
không hề tranh cãi chăng ?
Khi nghe hỏi như vậy,
ba Thầy đã thưa rằng:
– Kính Bạch Đức Thế Tôn!
Thật sự là như vậy.
Chúng con sống an lành
Cảm thấy rất yên vui
Đi khất thực dễ dàng
Chúng con rất hòa hợp
nói lời thuận thảo nhau
tràn đầy niềm hoan hỉ.
Thế Tôn khen, hỏi tiếp :
– Các Thầy bằng cách nào
thực hiện đời sống ấy ?
– Kính Bạch Đức Thế Tôn!
Chúng con hiểu được rằng
"Thật vô cùng lợi ích
khi Chúng con sống chung
với bạn đồng phạm hạn nên xử sự với nhau
dù trước mặt, sau lưng
vẫn một mực tốt đẹp
vẫn một niềm quý trọng
ở trong từng việc làm
ở trong từng lời nói
ngay cả trong suy nghĩ.
Kính Bạch Đức Thế Tôn!
Chúng con đã thật sự
từ bỏ tâm ý mình
để sống tùy thuận theo
tâm của bạn đồng tu.
Vì thực hiện như thế
Chúng con tuy khác thân
mà tâm vẫn tương đồng.
Do "khác thân, giống tâm"
nên chúng con nhìn nhau
trong ánh mắt thiện cảm
vui sống ở bên nhau
không một lời tranh cãi
như nước sữa hợp hòa
– Này các Thầy Tỳ kheo
Đời sống củ ác Thầy
có nhiệt tâm, tinh cần
không hề phóng dật chăng?
– Kính Bạch Đức Thế Tôn!
Chúng con sống như sau
Ai khất thực về trước
lo soạn sẵn nước uống
soạn cả nước rử hân
bớt phần ăn của mình
dành cho người về muộn.
Ai khất thực về sau
có thể dùng, nếu cần
sau đó, sẽ xếp dọn
mọi thứ cho gọn gàng
Khi cần được giúp đỡ
Chúng con chỉ đưa tay
ra hiệu chứ không nói
Lời nói chỉ được dùng
đàm luận chuyện đạo pháp
vào những lúc thích hợp
nhằm chia xẻ cho nhau
điều chúng con tu tập
Thế Tôn hết lời khen,
tiếp tục hỏi các Thầy
– Này các Thầy Tỳ kheo
Các Thầy có thể nào
chứng được pháp cao thượng
được tri kiến Thánh nhân
được thoải mái an lạc
với cuộc sống như thế ?
– Kính Bạch Đức Thế Tôn!
Nếu như chúng con muốn
Chúng con sẽ nhiếp tâm
lìa x ác ham muốn
lìa x ác vọng tưởng
không khởi Tham Sân Si
để trú thiền thứ nhất.
Đó là tâm an ổn
với hỉ được phát sinh
dùng chút ý nhỏ nhiệm
thường hằng kiểm soát tâm
– Kính Bạch Đức Thế Tôn!
Nếu như chúng con muốn
lúc chúng con nhiếp tâm
ý thức củ húng con
sẽ đạt đến bất động
để trú thiền thứ hai
Đó là tâm an định
với hỉ lạc phát sinh
dù không còn kiểm soát
tâm ý chẳng lung lay.
– Kính Bạch Đức Thế Tôn!
Nếu như chúng con muốn
Chúng con sẽ nhiếp tâm
để trú thiền thứ ba.
Đó là tâm thanh tịnh
với an lạc vi diệu
và tỉnh giác hoàn toàn
sâu vào trong chánh định
tâm sở đắc tan biến
– Kính Bạch Đức Thế Tôn!
Nếu như chúng con muốn
chúng con sẽ nhiếp tâm
vượt các lớp tâm thức
để trú thiền thứ tư.
Đó là một trạng thái
đã bất động hoàn toàn
không cảm thọ khổ vui
và vô cùng sáng suốt.
– Kính Bạch Đức Thế Tôn!
Nếu như chúng con muốn
chúng con hướng tâm về
hư không rộng vô biên
với tâm rộng vô lượng
không chi phối bởi Tưởng
để trú định thứ nhất
là Không vô biên xứ.
– Kính Bạch Đức Thế Tôn!
Nếu như chúng con muốn
chúng con trãi cái biết
phủ trùm không bến bờ
để trú định thứ hai
là Thức vô biên xứ.
– Kính Bạch Đức Thế Tôn!
Nếu như chúng con muốn
tâm lượng càng rộng mở
vượt thoát mọi đối tượng
sai biệt trong pháp giới
thấy rõ “không có gì ”
để trú định thứ ba
là Vô sở hữu xứ
– Kính Bạch Đức Thế Tôn!
Nếu như chúng con muốn
chúng con vượt ra khỏi
vô sở hữu xứ định
dùng tâm vô lượng ấy
thấy biết cả pháp giới
để trú định thứ tư
Phi tưởng phi phi tưởng
– Kính Bạch Đức Thế Tôn!
Nếu như chúng con muốn
chúng con sẽ tiếp tục
an trú Diệt tận định
thể tích lặng tuyệt đối
Từ đó, với Trí tuệ
thấy biết đúng như thật
mà đoạn trừ vô minh
– Kính Bạch Đức Thế Tôn!
Đó là hạnh phúc lớn
là an trú tối thượng
chúng con cùng thành tựu
không thấy hạnh phúc nào
bằng hạnh phúc ấy cả
– Này các Thầy Tỳ kheo
Các Thầy đã thật sự
có hạnh phúc tuyệt vời
đã biết sống hòa hợp
giữa huynh đệ với nhau
Sau khi đã ngợi khen
Đức Thế Tôn ra về
Các Thầy ngồi quanh nhau
Thầy A-nu-Rud-dha
lên tiếng rằng: – Chẳng ai
nói về điều sở đắc
về quả vị chứng đạt
nhưng tâm tôi vẫn biết
tâm huynh đệ như thế
mà bạch cùng Thế Tôn
mọi chuyện Rất Rõ Ràng
Lúc đó, có Dạ xoa
tên Pa-Ra-Fa-Na
đến chỗ Thế Tôn ở
đảnh lễ và tán thán
sự có mặt của Người
cùng với các Thầy đây
đem hạnh phúc lợi ích
cho dân chúng Vaj-ji
Đồng thời, các cõi Trời
cùng chung nhau ca ngợi
Thế Tôn và các Thầy
Thế Tôn bảo Dạ xoa:
– Này Di-gha hãy nhớ
nếu ai trong loài Trời
cũng như trong loài Người
nhớ đến ba Thầy đây
với tâm niệm hoan hỉ
với tâm niệm cung kính
là tạo công đức lớn
Người đó sẽ an lạc
sẽ hạnh phúc lâu dài
Hãy nhìn xem ba Thầy
đã sống như thế nào
để thể hiện trọn vẹn
“lòng thương tưởng chúng sanh
vì an lạc, hạnh phúc
loài Trời và loài Người”
Được Thế Tôn chỉ dạy
Dạ xoa rất vui mừng
tin nhận và làm theo
cuộc sống khéo hòa hợp
gương mẫu nhất trên đời.
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (3 lần)
Không truy tìm quá khứ
Không ước vọng tương lai
Quá khứ đã qua rồi
Tương lai lại chưa đến
Chỉ có pháp hiện tại
Tuệ quán chính là đây
Bất động chẳng lung lay
Hãy thực hành như thế
Không một ai biết trước
Cái chết đến lúc nào
Tử thần có đợi đâu
Làm sao điều đình được


Vì thế nên nỗ lực
Tinh tấn suốt đêm ngày
Tỉnh giác từng phút giây
An trú bằng chánh niệm

Như vậy mới xứng đáng
Người biết sống một mình
Kẻ ấy đã tôn vinh
Đạo nhiệm mầu vô thuợng.


|



!!KINH TỪ TÂM


Tôi từng nghe kể như vầy
Một thời, Xá vệ, tại ngay Kỳ Hoàn
Thế Tôn cho gọi chúng tăng
Các Thầy cung kính, “Thưa vâng” đáp lời
Thế Tôn dạy chuyên ở đời
Liên quan tu tập nên người Từ Tâm
Là người rất đỗi ân cần
Thương yêu trải khắp kẻ gần người xa
Tấm lòng nhân ái bao la
Thật là thuần khiết, thật là cao thâm
Hướng về tất cả chúng sanh
Người Từ Tâm trọn quên mình mà thương
Không vì ái luyến vấn vương
Không vì mong đợi chút đường lợi danh
Không vì ân nghĩa riêng dành
Không vì cân nhắc với mình lạ quen
Thương người quen lẽ tất nhiên
Cũng thương những kẻ chưa quen bao giờ
Xóa đi ngăn cách lạ xa
Xóa đi ngần ngại hững hờ bấy lâu
Tình thương lan tỏa đến đâu
Giúp xây nơi ấy nhịp cầu cảm thông
Người Từ Tâm đủ bao dung
Đủ lòng độ lượng, đủ lòng thương yêu
Với người mưu hại đủ điều
Bất nhân, ác cảm, gây bao hận thù
Người Từ Tâm trước như sau
Trải lòng ra mãi, đậm sâu thương người
Với người oán ghét bao đời
Nguồn thương yêu ấy làm vơi tị hiềm
Chuyện không hay chẳng trách phiền
Cho vơi bớt những nghiêp duyên với người
Người Từ Tâm trước muôn loài
Đem lòng thương xót cảnh đời không may
Thương người sống kiếp đọa đày
Làm thân cầm thú nghiệp gây chẳng lành
Hoặc loài ngạ quỷ vô hình
Hoặc trong địa ngục, tội tình vương mang
Từ Tâm như ánh trăng ngàn
Dịu dàng soi thấu mọi đường trầm luân
Ở đâu có chúng hữu tình
Thì nơi ấy có Từ Tâm hướng về
Như tàng lá mát rộng che
Chúng sanh vô lượng Tâm Từ vô biên
Tâm Từ như suối triền miên
Thấm vào mạch sống mọi niềm an vui
Tâm Từ làm gốc vun bồi
Cho người cao thượng cho đời thăng hoa
Thấy người khổ nạn khó qua
Lòng mình đau xót như là khổ chung
Thấy người hạnh phúc thành công
Lòng mình vui sướng như cùng vui theo
Thấy người lầm lỗi ít nhiều
Lòng mình tha thứ mến trìu càng hơn
Người Từ Tâm sống vẹn tròn
Thương yêu bình đẳng sắt son bền lòng
Cho dù không ước không mong
Phước lành tự đến do công đức thành
Một là ngủ được an lành
Bởi lòng mình đã chân thành thương yêu
Bởi không lừa lọc dệt thêu
Bởi không toan tính lắm điều chua ngoa
Tâm mình không gợn xấu xa
Tham lam, sân hận, si mê mịt mờ
Đầu hôm đến lúc tinh mơ
Khổ ưu lặng tắt, thới thơ giấc nồng
Hai là rời bước khỏi giường
Lòng mình một mực bình thường yên vui
Khi đi đứng, lúc nằm ngồi
Không còn tiếc nhớ, đua đòi, ước ao
Từ Tâm hóa giải đẹp sao
Muộn phiền, sân hận tan vào hư không
Lòng mình luôn giữ trắng trong
Nguồn an lạc trải tựa đồng bao la
Ba là từ ái lan xa
Làm cho cảm ứng chan hòa rộng theo
Ai ai cũng thấy mến yêu
Đem lòng ngưỡng mộ người nêu Tâm Từ
Bốn là loài chẳng phải người
Một khi cảm nhận biết người Từ Tâm
Cũng dành cho những tình thâm
Hộ trì người được những thành tựu vui
Năm là Thiên chúng cõi Trời
Xưa kia tu tập nên người Từ Tâm
Thấy người nào tính ai lân
Nay theo gia hộ để cùng tiến tu
Sáu là hiểm nạn đang chờ
Dầu sôi lửa bỏng mịt mờ kiếm cung
Cùng bao nhiêu thứ độc trùng
Không sao xâm phạm đến vùng trú thân
Bảy do huân tập Từ Tâm
Thác sanh Phạm chúng làm dân cõi Trời
Được nhiều phước báo tuyệt vời
Và Tâm Từ được trau dồi hơn thêm
Tám là đầy đủ thiện duyên
Người Từ Tâm biết thường xuyên chuyên cần
Làm cho đức hạnh được thuần
Thành vườn ruộng tốt gieo trồng Đại Bi
Đượm nhuần vô ngã vô si
Con đường giải thoát bước đi thêm gần
Khéo an trú, khéo tác thành
Thân tâm an ổn, vững vàng lắng sâu
Tâm Từ khi được khéo tu
Làm cho kiết sử bị mau yếu dần
Không còn dấu vết tham sân
Niết Bàn hiển lộ thênh thang giữa đời
Thế Tôn thuyết giảng mấy lời
Các Thầy vui nhận, tin, rồi làm theo
Nam mô Bổn sư Thích ca Mâu ni Phật (3 lần)

Không truy tìm quá khứ
Không ước vọng tương lai
Quá khứ đã qua rồi
Tương lai lại chưa đến

Chỉ có pháp hiện tại
Tuệ quán chính là đây
Bất động chẳng lung lay
Hãy thực hành như thế

Không một ai biết trước
Cái chết đến lúc nào
Tử thần có đợi đâu
Làm sao điều đình được

Vì thế nên nỗ lực
Tinh tấn suốt đêm ngày
Tỉnh giác từng phút giây
An trú bằng chánh niệm

Như vậy mới xứng đáng
Người biết sống một mình
Kẻ ấy đã tôn vinh
Đạo nhiệm mầu vô thuợng.

|







!!KINH HẠNH NGƯỜI XUẤT GIA

Tôi đã nghe như vầy
Giữa thế gian triền phược
Đức Như Lai ra đời
là bậc A La Hán
là vị Phật Thế Tôn
sau khi đã chứng ngộ
Ngài tuyên giảng con đường
đưa đến bờ giải thoát
Rồi một người Cư sĩ
dù thuộc giai cấp nào
sau khi nghe pháp ấy
khởi lên lòng kính ngưỡng
đối với Đức Như Lai
tự nghĩ sống ở đời
đầy những điều ràng buộc
bụi bặm và khổ đau
khó thể nào đạt được
hạnh thanh tịnh hoàn toàn
trắng trong như vỏ ốc
chỉ đời sống xuất gia
phóng khoáng như hư không
mới có thể giúp ta
đến bến bờ giải thoát
Rồi vị ấy từ bỏ
tài sản và gia đình
khoác ca-s ạo tóc
làm một vị Sa-môn
Sau khi đã xuất gia
vị ấy sống chế ngự
bằng giới bổn Mộc-xoa (Mokkha)
đủ oai nghi chánh hạnh
Vị ấy THẤY NGUY HIỂM
TRONG TỪNG LỖI NHỎ NHẶT
lời nói và việc làm
luôn giữ gìn thanh tịnh,
thủ hộ các giác quan
không đắm nhiễm bên ngoài,
sống cuộc đời thanh bai
giản đơn và tri túc.
Thế nào là Tỳ kheo
có giới hạnh cụ túc ?
Đó là một Tỳ kheo
đã từ bỏ sát sanh
xa lì ác vũ khí
và thương yêu tất cả

Đó là vị Tỳ kheo
đã từ bỏ gian tham
không trộm cắp của người
không mong nhiều sở hữu
Đó là vị Tỳ kheo
đã xa lìa tính dục
Phạm hạnh được giữ gìn
trắng trong và trọn vẹn
Đó là vị Tỳ kheo
tránh xa sự nói dối
chỉ nói bằng sự thật
cho những người đáng nghe
Không nói lời chia rẻ
làm thù hận phát sinh
chỉ nói lời hòa vui
để yêu thương xuất hiện
Vị ấy không bao giờ
nói lên lời ác độc
chỉ nói lời từ ái
tao nhã đẹp lòng người
Vị ấy cũng tránh xa
những lời nói khoe khoang
hơn thua và hiếu thắng
để gìn giữ khiêm cung
Đó là vị Tỳ kheo
biết tôn trọng cỏ cây
biết giữ gìn sự sống
của tất cả mọi loài
Không ăn uống phi thời
không dự xem nhạc kịch
Từ bỏ các vòng hoa
hương thơm và vàng bạc
Vị ấy cũng khước từ
chăn nuôi và buôn bán
tôi tớ và đất đai
tham lam hay lừa đảo
Vị Tỳ kheo như thế
Tâm bình thản an vui
không ăn năn lo sợ
vì không phạm lỗi lầm
Rồi vị Tỳ kheo ấy
gìn giữ các giác quan
không đắm theo ngoại cảnh
dù ít hay là nhiều
Vị ấy luôn tự xét
từ một nguyên nhân nào
khiến tâm chìm theo cảnh
để mà tự khắc phục
Vị Tỳ kheo như thế
Tâm tự tại an vui
không tối tăm vẩn đục
vì không nhiễm thế trần
Rồi vị Tỳ kheo ấy
khi đi tới, đi lui
khi nhìn quanh, nhìn thẳng
đều rõ ràng tỉnh giác
thường hằng kiểm soát tâm
khi co tay, duỗi tay
khi đắp y, mang bát
đều rõ ràng tỉnh giác
thường hằng kiểm soát tâm
khi uống ăn nhai nuốt
khi đi đứng nằm ngồi
khi lặng yên, lên tiếng
đều rõ ràng tỉnh giác
thường hằng kiểm soát tâm
Từ bao nhiêu công hạnh
của một người xuất gia
như giữ gìn giới luật
sống đời sống giản đơn
thủ hộ các giác quan
và tinh tấn chánh niệm
Vị Tỳ kheo như thế
sẽ tìm chốn hoang vu
như gốc cây, khe suối
hoặc hang núi, chòi tranh
ngồi như một đóa sen
thẳng lưng và bất động
với chánh niệm rạng ngời
rõ ràng ngay trước mắt
Rồi từ một nội tâm
sáng trong và yên tĩnh
tham ái được diệt trừ
sân hận được vượt qua
lòng Từ mẫn bao la
thương yêu cho tất cả
Rồi từ một nội tâm
sáng trong và yên tĩnh
nên hôn trầm, trạo hối
và do dự lìa xa
Như một người thoát ra
khỏi gông cùm xiềng xích
như một người vượt qua
khỏi sa mạc khô khan
gặp dòng sông nước mát
cũng vậy, Tỳ kheo ấy
diệt Năm Triền cái rồi
được hân hoan hạnh phúc
Từ niềm hân hoan trên
Tâm càng thêm định tĩnh
Bất thiện pháp xa lìa
Sơ thiền được chứng đạt
Đó là một trạng thái
tham dục được vượt qua
nên hỷ lạc tràn đầy
dù vẫn còn niệm tế
Không tự mãn Sơ thiền
Tỳ kheo ấy nhiếp tâm
diệt trừ niệm vi tế
và chứng đạt Nhị thiền
Đó là một trạng thái
hỷ lạc do định sanh
rất thênh thang mầu nhiệm
Tâm cực kỳ yên tĩnh
Không tự mãn Nhị thiền
Tỳ kheo ấy nhiếp tâm
dừng hoạt động giác quan
để chứng đạt Tam thiền
Đó là một trạng thái
vào chánh định rất sâu
với an lạc vi diệu
tận cùng không bờ bến.
Không tự mãn Tam thiền
Tỳ kheo ấy nhiếp tâm
trừ mọi cảm thọ trước
để chứng đạt Tứ thiền
Đó là một trạng thái
đã bất động hoàn toàn
không cảm thọ khổ vui
và vô cùng sáng suốt.
Rồi từ một nội tâm
đã bất động hoàn toàn
Tỳ kheo ấy hướng tâm
nhớ về vô lượng kiếp
qua từng chỗ thọ sanh
với giai cấp, dòng họ
khổ vui và tên tuổi
rất chi tiết rõ ràng
và như vậy, Vị ấy
thành tựu Túc Mạng Minh
Rồi từ một nội tâm
đã bất động hoàn toàn
Tỳ kheo ấy hướng tâm
xem chúng sanh lưu chuyển
qua mỗi kiếp luân hồi
nhận quả báo khổ vui
theo nghiệp duyên thiện ác
không một chút sai lầm
và như vậy, Vị ấy
thành tựu Thiên Nhãn Minh
Rồi từ một nội tâm
đã bất động hoàn toàn
Trí tuệ được khởi lên
vô minh được chấm dứt
Vị ấy biết rõ ràng
như thế nào là KHỔ
hay NGUYÊN NHÂN CỦA KHỔ
thế nào là GIẢI THOÁT
và ĐƯỜNG VỀ GIẢI THOÁT
và như vậy, Vị ấy
chứng đạt Lậu Tận Minh
Từ chánh trí như trên
Vị ấy tự biết mình
đã dừng lại Luân hồi
đã viên thành Phạm hạnh
đã hoàn toàn Giải Thoát.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (3 lần)
Không truy tìm quá khứ
Không ước vọng tương lai
Quá khứ đã qua rồi
Tương lai lại chưa đến
Chỉ có pháp hiện tại
Tuệ quán chính là đây
Bất động chẳng lung lay
Hãy thực hành như thế
Không một ai biết trước
Cái chết đến lúc nào
Tử thần có đợi đâu
Làm sao điều đình được
Vì thế nên nỗ lực
Tinh tấn suốt đêm ngày
Tỉnh giác từng phút giây
An trú bằng chánh niệm
Như vậy mới xứng đáng
Người biết sống một mình
Kẻ ấy đã tôn vinh
Đạo nhiệm mầu vô thuợng.


Page last modified on April 25, 2018, at 08:41 AM