Những băn khoăn còn lại
NGUYÊN CẪN | Tạp Chí Văn Hoá Phật Giáo số 123
Một giáo viên dạy học ở một trường trung học cơ sở thuộc quận 4 thuật lại lời phát biểu của một vị thanh tra nhận xét về tình hình giảng dạy của trường như sau : “ Việc giảng dạy được thực hiện rất nghiêm túc , thầy cô giáo theo sát chương trình , nhưng một số thầy cô mắng học tró một cách ‘ thô lỗ ’ quá ! ”. Cô cho biết , sau khi nghe nhận xét ấy , một thầy giáo rất hiền lành đã đứng lên nhỏ nhẹ nêu ý kiến : “ Đề nghị quý thầy cô trong đoàn thanh tra về đây đứng lớp một tuần thôi thì sẽ rõ chúng tôi tại sao phải ăn nói như vậy . Thử hỏi , trong giờ dạy của tôi , một học sinh đứng lên giữa lớp tuyên bố : “dẹp cha nó đi , uýnh chết mẹ hết bây giờ ! ” , Trong trường hợp ấy , mong quý vị thanh tra cho ý kiến ? ”.
Ngựa chứng trong sân trường ?
Không phải là tên , một tác phẩm của nhà văn Duyên Anh ngày xưa đâu mà chính là hình ảnh của một số học sinh hiện nay , nhất là ở trung tâm giáo dục thường xuyên .
Phải chăng các em đang đánh mất sự hồn nhiên trong sáng của mình . Rộ lên gần đây là sự kiện hàng loạt những video clip quay cảnh hành hạ , làm nhục bạn bè mình được tải lên mạng . Điều đáng buồn hơn nữa là chuyện đó diễn ra trong giới nữ sinh . Còn đâu là cái hình ảnh “ Một hôm trận gió tình yêu lại / Đứng ngẫn trông vời áo tiểu thư ” ( Huy Cận ) khi nét thướt tha , vẻ đoan trang , dáng thùy mị đã biến mất . Ngay chuyện đáng xấu hổ đó diễn ra , đã có người vội vã lên án những hành vi đó là “ lệch chuẩn ”, là biểu hiện của sự lệch lạc trong định hướng giá trị sống . Trong phạm vi bài viết này , chúng tôi sẽ không đi sâu hơn vào những nguyên nhân sâu xa từ thế giới “ lệch chuẩn ”của người lớn của các quan chức hiện nay , mà chỉ muốn nhìn dưới lăng kính giáo dục . Có lẽ phải nhìn nhận rằng tập thể mà các em đang sinh hoạt đã không thể hay chưa thể xây dựng cho các em mục đích đích thực của việc học , của cuộc đời . Sinh hoạt tập thể rơi vào tình trạng hình thức , xơ cứng , giáo điều , không có vai trò gì rõ rệt . Phong trào hoạt động xã hội không gợi lên trong các em tình cảm hướng thiện hay hướng thượng về cộng đống , về tình yêu thương chân chính . Các em bị hoa mắt vỉ hiện tượng phù phiếm , được khuyến khích trở thành fan của những ‘ người đương thời , nổi tiếng ’ mà tư cách của không ít người chẳng lấy gì làm “ điển hình ”, thậm chí ở một số người còn có tính chất “ thiếu lành mạnh ”. Các phương tiện truyền thông vô tình hay cố ý cổ súy cho một lối sống thực dụng đến trần trụi , bằng phim ảnh , bằng internet , kể cả bằng báo chí . Thử đọc nội dung những câu chuyện trong phòng ‘ chat ’ , chúng ta sẽ không khỏi ngạc nhiên khi ngôn ngữ các em sử dụng hết sức lạ lùng đến ..quái dị . NHƯNG chúng tôi vẫn tin tận đáy sâu tâm hồn , các em vẫn dễ thương , đáng yêu , vẫn là những con người thiện tâm , hoàn toàn có thể đóng góp cho xã hội và đất nước . Có dịp đứng lớp thay thế một người bạn ở một trường đại học , tôi vẫn thấy các em rất say mê những câu chuyện đáng tự hào về lịch sử Việt Nam . Dù vẫn nhận ra những điều chưa tốt trong xã hội hôm nay , các em vẫn ước muốn cải thiện nó . Nhưng phải nhìn nhận là tâm trạng các em , nhất là các em có hoàn cảnh khó khăn , không lạc quan và tin tưởng lắm về sự công bình trong những cơ hội tiến thân khi vào đời . Các em không tin chắc rằng người có năng lực sẽ được đãi ngộ tốt . Nhưng có hề gì , điều cần nhất là chúng ta phải gầy dựng hạt giống yêu thương trong lòng con trẻ , bắt nguồn từ cha mẹ , thầy cô đến bạn bè và xã hội.
Tìm bóng lương sư ?
Sự cố học tró “ gài ” cô để thu âm lời mắng nhiếc chỉ nhằm nói lên một điều : học sinh hôm nay rất giỏi sử dụng những phương tiện kỹ thuật hiện đại , để không chỉ giao tiếp , mà còn truy cập thong tin và “ vận dụng ” khi cần thiết . Thế nên các em có thể tạo ra “ video clip ” tung lên mạng , “ cắt dán ”thông tin, hình ảnh để vui đùa , và cũng không loại trừ nhằm mục đích “ bêu rếu ” sỉ nhục bất kỳ ai ,à chúng muốn . Về phía thầy cô thì sao ? ngoài chuyện không theo kịp những “ thủ thuật ” của giới trẻ , thầy cô còn không kịp trang bị những kiến thức hay kỹ năng để đương đầu với lượng thông tin khổng lồ trên máy tính . Nếu chúng ta quen với phương pháp giảng dạy của nước ngoài , chúng ta sẽ không bỡ ngỡ , thậm chí còn hào hứng ra thêm “đề tài ”về nhà cho các em truy cập , trình bày . Nhưng tiếc thay , phần đông thầy cô giáo lớn lên và được đào tạo trong bầu không khí “ từ chương ” mang tính chất “ nhai lại ”, nên không thể và không biết ứng phó với những thông tin hay xử lý quan điểm dị biệt mà các em tiếp thu trên mạng . Ngoại trừ những môn như toán , lý , hóa , những môn khác đều có thể gặp phải những luận điểm “ “ trái chiều ”trên internet . Chưa nói đến lối làm việc “ hành chính sự vụ ”nhất là ở bậc tiểu học , khi các thầy cô gió cho biết 2/3 thời gian của họ dành cho sổ sách , giáo án …Ngoài ra còn phải kể đến đời sống khó khăn của thầy cô giáo hiện nay khiến họ không thể dành nhiều thời gian hơn cho nghiên cứu , kể cả bậc đại học , khiến niềm đam mê , tình yêu nghề tan chảy dưới đống giấy tờ vật vã ngày đêm …Họ đã sống như thế nào với đồng lương của một thầy cô giáo mới ra trường là vừa nhỉnh hơn hai triệu đồng mỗi tháng, bao gồm lương tối thiểu với hệ số lương cơ bản và hệ số phụ cấp ưu đãi , trong khi , theo một thống kê chưa đầy đủ thì một người cần ít nhất 4 đến 5 triệu đồng mỗi tháng để gói ghém mọi trang trải cho đời sống hiện nay .
Thế nên , thầy cô giáo không thể không làm thêm , dạy thêm , và khó toàn tâm toàn ý với nghề . Chưa kể đến một số người lợi dụng việc dạy thêm để “ ép ” học sinh , đánh mất hình ảnh tôn quý trong lòng các em . Tuy nhiên , nhìn chung , thầy cô giáo vẫn đang nhận được sự trân trọng của toàn xã hội , đáng nhận được đối xử công bằng thích đáng hơn , Hãy bớt ca ngợi bằng những lời có cánh “ nghề sáng tạo , nghề cao quý nhất , kỹ sư tâm hồn …” mà hãy thực tế hơn trong việc đãi ngộ thầy cô giáo bằng việc quan tâm đến những điều kiện sống và làm việc của họ ; mua nhà xã hội , phụ cấp cho con đi học …để họ yên tâm “ sống chết ” gắn bó với nghề .
Những ngôi trường đi xuống
Chúng ta nhớ đến sợi dây đu qua sông Poko đưa các em đến trường ở KonTum , đến những ngôi trường mà các em phải bơi qua để vào được lớp học ở Hà Tỉnh , đến chiếc bè luồng thô sơ đưa các em đến trường ở Thanh Hóa , đến số tiền mà có em phải bỏ học , vì không đủ trả ở đồng bằng sông Cửu Long …Rồi còn bao nhiêu ngôi trường không đủ ghế , không đủ mái che mưa ..không đủ phên vách …có ai thống kê chúng ta mất bao nhiêu thời gian cho việc hoàn chỉnh những thiếu sót trên ? Ngay tại những địa phương lớn như Hà Nội , Tp HCM hình ảnh những bậc cha mẹ chạy trường , chạy lớp , chầu chực có khiến những người có trách nhiệm động tâm mà đưa ra những yêu sách …hợp lòng dân ? Chúng ta đã dành quá nhiều thời gian và công sức của như tiền của cho những dự án “ dịch vụ ” như khách sạn , nhà hàng , khu giải trí mà quên rằng “ Giáo dục mới là lợi ích trăm năm ”. Thủ tướng Tony Blair khi còn đương quyền đã nói rằng “ Nếu có ai hỏi tôi ba việc ưu tiên hàng đầu của chính phủ hiện nay là gì , tôi sẽ thưa rằng : Đó là giáo dục , giáo dục , giáo dục ”.
Hãy bắt đầu ngay , nếu không sẽ quá muộn !!!