PTL.LờiBạtSáchDuyMaCậtDiễnNgâm History

Hide minor edits - Show changes to output - Cancel

Added line 10:
Added line 14:
Added line 18:
Added line 21:
Added line 23:
Changed lines 3-7 from:
''(Vân Hà, NXB. Tôn giáo, 2009)

ThS. Phạm Văn Cảnh,

Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam''
to:
''(Vân Hà, NXB. Tôn giáo, 2009)''

''
ThS. Phạm Văn Cảnh, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam''
Added lines 1-28:
!Lời bạt cho tập Duy Ma Cật diễn ngâm

''(Vân Hà, NXB. Tôn giáo, 2009)

ThS. Phạm Văn Cảnh,

Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam''


Đọc và thấm nhuần tư tưởng nhà Phật từ nhiều năm, nhưng khi cầm bút viết lời giới thiệu cho tập Duy Ma Cật Diễn ngâm, tôi phải mất một năm để được sống và ngẫm nghĩ về bộ kinh, thấm thấu cả đến bố cục của quyển kinh : từ phẩm thứ nhất nói về duyên cớ mà ngài Duy Ma Cật vẫn còn lang thang trong cõi ta bà này chỉ vì đại nguyện còn chúng sinh khổ não và bệnh tật ngài vẫn còn trách nhiệm hoằng hoá dộ sinh, đến phẩm thứ hai nói về sinh hoạt cuả chư Phật nơi Phật quốc, vẫn không ngừng học hỏi để tiến hoá bởi con đường tu của chúng sinh có muôn hình vạn trạng, giác ngộ có nhiều thứ bậc khác nhau, đến phẩm thú ba – Phẩm phương tiện – nhân cơ hội ngài Duy Ma Cật mang thân bệnh, Phật dùng phương tiên để các hàng đại đệ tử của Ngài được cơ hội thăm viếng, qua đó tập đại thành lý luận Phật giáo, từ căn cơ của mỗi vị mà cái thấy, cái nghe, cái luận giải được mở mang thêm. Cả đến hàng Bồ Tát thượng thừa và Phật tương lai Ngài Di Lặc cũng không qua khỏi biện tài vô ngại của Bồ Tát Duy Ma Cật, cho nên nói rằng Kinh Duy Ma Cật là pho kinh thể hiện biện tài lý luận giảng giải nghĩa lý kinh Phật qua lời Bồ tát tại thế Duy Ma Cật cũng không có gì quá đáng. Tôi thật sự thú vị vì mỗi người cư sĩ trong chung ta ai trên con đường tu học cũng có một chỉ nam, một tấm gương cho mình đi theo và hành xử. Tuổi thanh niên tôi được thượng toạ Thích Tâm Thông, trụ trì chùa Phú Bình, rồi sau đó tại chùa Pháp Hoa, Ngài tặng quyển Kinh Duy Ma Cật, tôi nghĩ ngài ngầm khuyên tôi tu học theo gương sáng của ngài Duy Ma Cật, một cư sĩ tu thành Phật giữa cõi đời ô trược này. Nhưng thật sự tuổi càng già mình càng hiểu ra chúng ta phải tu và hành trì miên mật đến a tăng kỳ kiếp biết đã được là đệ tử của ngài chưa ?
Ngài hiện thân cư sĩ trưởng giả chỉ là phương tiện hoằng pháp độ sinh, Ngài chính là Phật nhưng vì đại nguyện cứu độ chúng sinh mà thị hiện đi giữa trần lao, mang thân cư sĩ. Đọc Kinh thấy cả một câu chuyện hấp dẫn về mặt lý luận, không một vị nào trong hàng Đại đệ tử của đức Phật mà không được ngài chỉnh đốn, nhắc nhở… để có một nhỡn quan siêu việt hơn, trí huệ hoàn hảo sáng tỏ hơn, uẩn súc uyên áo hơn, không rơi vào một cái chấp nào, biên kiến nào, thong dong tự tại để mà hành trì Phật pháp . Chúng ta đều biết rằng các đệ tử của đức Phật đều đã chứng đắc các quả vị thánh đang hoằng pháp độ sinh. Nhưng trong phẩm nói về đệ tử, Ngài vẫn tuỳ căn cơ, tính cách, tình huống, hoàn cảnh khác nhau của mỗi vị mà Ngài điểm nhãn để vị ấy được thông suốt mà hành xử. Với Ngài Xá Lợi Phất thì phân tích ý nghĩa, mục đích ngồi thiền: Nếu chỉ diệt thọ tưởng định ngăn che, thì Niết bàn đạt tới chỉ e… tiểu thừa. Và Ngài khẳng định : Thiền tột đỉnh không chừa tam giới, Giữa thế gian vẫn tới Niết bàn, Tâm không lay động tịnh an, Oai nghi toả khắp thế gian …: Đại thừa.
Với Ngài Mục Kiền Liên khi đang đăng đường thuyết pháp vẫn được Ngài nhắc nhở : Mọi khái niệm ly khai ngôn thuyết, chớ kẹt vào sinh diệt thế gian.
Đối với khổ hạnh đầu đà Ngài Ca Diếp đang trì bình đến xóm nghèo, xa lánh cảnh giàu sang … vẫn được Ngài nhắc khéo : khất thực thứ lớp trì bình, tinh thần bình đẳng phải xin đúng nhà, Người giàu có cũng là sinh chúng… Giúp người tạo phước không chờ… chọn ai! Phải biết vượt khái niệm sạch trong, tà chánh, Tám điều lành huyễn ảnh trần gian, Không nhơ, không sạch, tâm an, không sinh không diệt đôi đàng như nhau…
Đến Ngài Tu Bồ Đề cũng phải thừa nhận với Phật : ông ấy, đã dạy con nhìn thấy pháp không, bình đẳng tánh trí viên dung, bất cấu , bất tịnh chỉ cùng tánh thôi… Cho nên Phật pháp bất ly thế gian pháp.
Đến ngài Phú Lâu Na, giảng sư đang giãng pháp giữa rừng vẫn được Ngài nhắc nhở : Căn cơ người cao thấp khác nhau. Do đó người giảng đạo phải biết soi căn tánh trước sau cho rõ, muốn độ người phải mở Đại Bi Với người thượng trí thường khi, Đại thừa pháp bảo tường tri mọi điều…
Ngài Ca Chiên Diên được coi là một luận sư đệ nhất và nổi tiếng vẫn được điểm hoá : …Giảng đạo chớ lầm, sinh diệt và cả hư không, chỉ là huyễn tưởng cũng đồng một thôi. Bởi bản chất đời đời không diệt, cũng không sanh - hiểu biết nguồn căn, bên ngoài những tưởng cách ngăn, thật ra hai mặt : có- không- vô thường…
Đến ngài A Na Luật, có tiếng là “Thiên nhãn” (mắt trời) khi trả lời Phạm Vương rằng “Mắt Trời” có thể trông thấu rõ cả tam thiên thế giới , cũng chỉ như quả xoài trước mặt , cũng bị Ngài chất vấn : Nếu không hiện tướng : Vô vi, Làm sao nhìn rõ, khác gì nói suông? Và trái lại : Nếu hiện tướng để luôn nhìn thấy, Có khác gì học lấy ngũ thông, Ngoại đạo, tà thuật, cuồng ngông… ?
Đến các ngài Ưu Bà Ly, La Hầu La, A Nan Đà … mỗi hiểu biết thông thái, hành xử của các vị ấy cũng nhờ khả năng biện giải, điểm nhãn của Ngài mà được chuẩn xác, sáng tỏ thêm. Phải nói Ngài chỉ dùng lý luận, phân giải sau trước, ngọn ngành; nhưng thật sự như một trò chơi hý lộng thần thông cả tư duy và ngôn ngữ để làm bật lên chân lý vằng vặc như ánh trăng muôn đời vẫn toả sáng mà do các vô minh, vọng tưởng che khuất nên con người không nhìn thấy.
Đến hàng Bồ Tat thượng thừa như ngài Di Lặc, đồng tử Quang Nghiêm và Trì Thế Bồ tát… mỗi ngài nhận lãnh một kinh nghiệm sâu sắc cùng Ngài Duy Ma Cật. Người đọc nhiều lúc bị cuốn hút vào sự mầu nhiệm, dột sáng khi Trì Thế Bồ tát còn suýt bị Ma Vương giả hình tướng Trời Đế Thích để lừa khi đem dâng tặng Bồ tát 12 ngàn thiên nữ. Nào ngờ Ngài Duy Ma có mặt kịp thời phân tỏ và giáo hoá tại chỗ 12 ngàn thiên nữ khiến họ phát tâm vô thượng bồ đề, quyết ở lại tu hành, mặc cho Ma Vương khổ công đòi lại. Tâm vô thượng phát lòng thành, Bồ đề phiền não rành rành trước sau. Nghe giảng dạy trần lao, ngũ dục, chỉ buộc ràng thế tục, phiền lo, Sao bằng pháp lạc từng giờ, Đưa người qua đến bến bờ yên vui…
Đọc tác phẩm, chúng ta không những hiểu rõ, thấm tàng tư tưởng và ý nghĩa kinh mà còn thêm sự cảm phục văn tài của tác giả Vân Hà- một nhà thơ Phật tử thấm nhuần triết lý, tư tưởng Phật giáo, hiểu kinh sách đến mức tinh tuý nhất, dùng văn vần rất hàm súc chuyển tải những ý tưởng cao siêu, thanh thoát và uyên áo của nhà Phật để người đọc cảm nhận và lĩnh hội ý kinh. Thay mặt đọc giả Phật tử xin cám ơn nhà thơ Vân Hà đã làm được việc khó: chuyển tải sang văn vần những tập kinh sách phổ thông để quần chúng bình dân - vốn yêu chuộng văn thơ - được đọc, dễ hiểu, dễ nhớ, để tư tưởng Phật giáo được sống mãi với thời gian và tâm hồn Việt Nam.
Tôi trân trọng giới thiệu đến quí độc giả tập Duy Ma Cật Diễn Ngâm của nhà thơ Vân Hà, một bông hoa đẹp, tươi sáng trong biển rừng Phật pháp, đã giúp tôi hiểu và vỡ ra nhiều chỗ mà nếu đọc kinh văn có thể ta đã sơ suất bỏ qua. Chúc tác giả luôn an lạc, đạo tâm tăng trưởng để tiếp tục chuyển tải những tập kinh sách phổ thông ra văn vần để đồng bào Phật tử dễ tiếp cận hơn, tư tưởng Phật giáo thấm sâu hơn vào lòng dân tộc chúng ta.

Viết xong lúc 0g30' ngày 15 tháng 2 năm 2008
Mùng 9 Tết Mậu Tý

Thạc sĩ Phạm Văn Cảnh
Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam
Ban Phật giáo Việt Nam


Page last modified on June 03, 2015, at 04:19 AM