PTL.LờiBạtSáchKinhPhápHoaVàĐạiTríĐộLuậnDiễnNgâm History
Hide minor edits - Show changes to output - Cancel
Added lines 1-35:
!Lời bạt Sách "Kinh Pháp Hoa & Đại Trí Độ Luận Diễn ngâm"
''Tác giả: Vân Hà (TTHA) - NXB. Tôn Giáo, 2010''
Kinh Pháp Hoa được xem là vua các bộ kinh, một đại tác phẩm trong kho tàng kinh điển Phật giáo. Đã từng là bộ kinh cơ bản cho Thiên Thai tông tại Trung Hoa, Nhật Liên tông tại Nhật Bản, được nhiều thiền sư danh tiếng nước ta từ thời Lý Trần trì tụng và giải nghĩa, ngài Thông Biện dùng Pháp Hoa để dạy người sửa mình nên được gọi là ngài Ngộ Pháp Hoa. Trong Kinh có một câu đặc biệt : "Các Đức phật chỉ vì một việc trọng đại duy nhất mà ra đời, đó là khai thị cho chúng sanh ngộ nhập tri kiến Phật”. Được nghe đọc tụng kinh này cũng là đại nhân duyên của mỗi chúng ta.
Nắm được nội dung ý nghĩa, bố cục chặt chẽ và viên mãn của 28 phẩm Kinh Pháp Hoa giúp người đọc sơ cơ, bước đầu học Phật, có một bảng chỉ đường để thâm nhập kinh tạng. Ví dụ mỗi lần Đức Phật định thuyết điều gì, mục đích gì, đều có phần mở đầu, khai thị nên có Phẩm Đề tựa Pháp Hoa. Kế đó là phần chánh tông, tạm dùng phương tiện để làm bật lên chân lý - “khai quyền hiển thật”, nên có Phẩm Pháp Hoa Phương tiện là sự khéo léo dẫn dắt. Nhưng với ý chỉ của phẩm Pháp Hoa phương tiện, chỉ có hàng thượng căn mới thấu hiểu được và được Phật thọ ký. Còn hàng trung căn chưa thể đạt tới trình độ quên lời đạt ý - “vong ngôn hội pháp” - nên họ cần có thêm nhiều thí dụ sáng tỏ hơn mới hiểu, nên kinh có Phẩm Pháp Hoa Thí dụ. Ví dụ nhà lửa ba xe, hàng trung căn nghe và hiểu được nên phát khởi lòng tin, và có Phẩm Pháp Hoa Tín giải (biểu lộ có niềm tin vững chắc), và các đệ tử cũng nhân cơ hội đó, thuật lại với Đức Phật ví dụ "cùng tử trốn cha" để trình bày chỗ tín giải, hiểu biết của mình, đã được Phật ấn chứng. Và Ngài giảng tiếp, ví dụ như một trận mưa, mọi cây cỏ đều được nhờ nên có Phẩm Pháp Hoa Thảo dược (ví dụ về cây thuốc). Đến đây, hàng trung căn đã giải ngộ và được Phật thọ ký như các ngài Xá Lợi Phất, Ma Ha Ca Diếp, Ca Chiên Diên, Tu Bồ Đề, và Mục Kiền Liên nên có Phẩm Pháp Hoa Thọ ký. Còn hàng hạ căn vẫn chưa ngộ, nên Đức Phật kể lại chuyện nhân duyên từ quá khứ với ví dụ hóa thành. Qua ví dụ này, hàng hạ căn cũng đã ngộ và được thọ ký như Phú Lâu Na, anh em Kiều Trần Như và 500 vị la hán... nên có Phẩm Pháp Hoa Ngũ bách đệ tử thọ ký. Cứ như thế, câu chuyện được phát triển tới Phẩm thọ học, vô học nhân ký (chứng thực cho các hạng cần phải học và hạng không cần phải học) cho 2000 vị thuộc hạng học và vô học mật hạnh vô danh khác.
Tóm lại, qua ba lần thuyết pháp (Pháp thuyết, Dụ thuyết và Nhân duyên thuyết - còn gọi là tam châu thuyết pháp), thì cả ba hạng căn cơ khác nhau (thượng căn, trung căn và hạ căn) đã được Đức Phật hiện tiền thọ ký. Vậy còn các chúng sanh nơi khác, thời khác, không đủ nhân duyên gặp Phật, nghe kinh thời ai thọ ký cho? Nên có Phẩm Pháp Hoa Pháp sư (thầy dạy pháp) có nội dung chính là tán thán công đức Pháp Hoa mà người trì kinh, giảng nói kinh đều được nhiều lợi ích và chúng sanh đời vị lai vẫn được thọ ký... Đạo lý dùng pháp phương tiện để lộ ra chân lý thực "khai quyền hiển thật" - thực là thâm diệu, lớn lao đã được Đức Phật giảng giải, được vận dụng trong 10 phẩm đầu của kinh. Phẩm thứ 11 là Phẩm Pháp Hoa hiện Bảo Tháp như lời phát nguyện của Đức Phật Đa Bảo trong đời quá khứ, hễ ở đâu có nói kinh Pháp Hoa thì ngài sẽ hiện đến (tháp Đa Bảo từ lòng đất vụt lên) trước là xác tín lời Phật giảng không phải là điều hư dối, sau là duyên khởi cho việc "khai cận hiển viễn" (khai mở cái gần để làm sáng tỏ cái lý lẽ sâu xa) sẽ nói đến hồi sau. Nhưng có sự xác chứng nào bằng chính lời Phật Thích Ca kể lại: Ngài đã từng cầu nghe kinh Pháp Hoa và từng được Đề Bà Đạt Đa nói cho nghe, nhờ thế Ngài được thành Phật, nên có Phẩm Pháp Hoa Đề Bà Đạt Đa. Sau khi nghe lời tán thán công đức và khuyến khích trì kinh của Đức Thích Ca và Đức Phật Đa Bảo, các Bồ tát, Thanh văn liền vâng mệnh thọ trì... đưa đến nhân duyên cả Kiều Đàm Di nhũ mẫu và Da Du Đà La cũng được thọ ký (Phẩm Pháp Hoa Trì). Nhưng giữa đời ngũ trược ác thế mà thọ trì, giảng nghĩa kinh tránh sao được nguy nan, trở nạn, nên có Phẩm Pháp Hoa An lạc hạnh, chỉ bày ra phương pháp hoằng dương kinh vẫn được an lạc, khi nhân hạnh đầy đủ thì diệu quả ắt có. Hình ảnh hàng hàng lớp lớp Bồ tát từ trong lòng đất vụt lên hộ pháp và cứu độ quần sanh trong Phẩm Pháp Hoa Bồ Tát tùng địa dũng xuất đã chứng minh điều đó, cho thấy Đức Phật đã thành Phật từ vô lượng kiếp, đã được nói đến đầy đủ trong Phẩm Pháp Hoa Như Lai thọ lượng (tuổi thọ của Đức Như Lai). Phẩm cũng xác nhận nếu ai nghe được, trì tụng, nói kinh thì công đức vô lượng, nên có Phẩm Pháp Hoa Phân biệt công đức. Tuy chỉ tùy hỉ nghe và tùy hỉ người khác nghe (vui theo người) vẫn được phúc đức vô lượng, nên có Phẩm Pháp Hoa Tùy hỉ công đức (công đức về sự vui nhận). Nếu nghe, thọ trì, đọc tụng, viết chép, giảng giải, nói cho người khác cùng nghe thành tựu 6 căn công đức như Phẩm Pháp Hoa Pháp sư công đức (các công đức của vị pháp sư), đó là trung phẩm công đức. Nếu thực hiện được Pháp Hoa hạnh, thanh tịnh sáu căn như Thường Bất Khinh Bồ tát trong Phẩm Pháp Hoa Thường Bất Khinh thì thuộc về thượng phẩm công đức. Khắp mười phương chư Phật thấy chúng sanh trong quá khứ, vị lai nghe Pháp Hoa kinh mà sanh tâm hoan hỷ, thọ trì thì các ngài cũng hoan hỷ, hiện thần lực để tán dương hỗ trợ cho lòng tin và sự thực hành thêm vững mạnh, nên có Phẩm Pháp Hoa Như Lai thần lực (thần lực của Đức Như Lai).
Đoạn trên Đức Phật đã tán thán kinh và người trì kinh, đến đây, Ngài phó chúc thọ trì, nên có Phẩm Pháp Hoa chúc lụy (dặn dò đệ tử). Ngài Dược Vương Bồ tát nhờ lãnh thọ kinh giáo nên chịu khổ hạnh bằng cách thí xả thân mạng để cúng dường, đã nêu ra một mẫu mực cho sự phụng sự chánh pháp và được kể rõ trong phẩm thứ 23: Phẩm Dược Vương Bồ Tát bổn sự. Tuy ở phẩm này chưa nói rõ phương cách truyền thông kinh pháp. Nhưng đến Phẩm Diệu Âm Bồ Tát mới nói rõ việc phân thân trong sáu đường để hoằng kinh lợi vật. Còn hàng chúng sanh, những người muốn tín thọ phụng hành thường gặp trở nạn nên cần phải có đức từ bi cứu tế mới vượt qua khỏi, nên có Phẩm Pháp Hoa Quán Thế Âm Bồ tát, nhờ sức thần chú gia hộ, nên có Phẩm Pháp Hoa Đà Ra Ni (mật chú). Người có công hoằng kinh, lợi vật cũng là các bậc chơn thiện tri thức của chúng sanh, nên dù trong nghịch cảnh nào cũng tùy duyên bất biến, chuyển được người bỏ tà theo chánh, từ đó có Phẩm Pháp Hoa Diệu Trang Nghiêm Vương bổn sự (chuyện về vua Diệu Trang Nghiêm). Tu hạnh Nhất thừa Pháp Hoa, truyền và trì kinh Pháp Hoa, tức tu hạnh Phổ Hiền, nên có Phẩm Pháp Hoa Phổ Hiền Bồ Tát khuyến phát (sự khuyến khích của Bồ tát Phổ Hiền).
Đó là toàn bộ 28 phẩm kinh Pháp Hoa. Đọc nhiều lần mới thấy được toàn thể sự mạch lạc của kinh. Chuyển ra văn vần Việt ngữ là việc làm cực khó, đòi hỏi người viết không những nắm vững nội dung, bố cục kinh Pháp Hoa, thâm nhập tư tưởng và ý chỉ kinh Pháp Hoa: Chỉ có một đạo lý nhất Phật thừa. Nhưng trước khi đạt đến Nhất thừa, Đức Phật đã phải tuần tự nói rõ từng pháp môn phương tiện, để đến Pháp Hoa. Đọc Pháp Hoa, còn phải phân biệt đâu là tích môn, đâu là bản môn, đâu là lịch sử truyền thừa, hoằng pháp, quảng bá tư tưởng Phật, gắn liền với không gian và thời gian cụ thể từ khi Đức Phật ra đời đến khi ngài nhập diệt, đâu là giòng sinh mệnh miên viễn của tư tưởng Phật đà bao trùm cả tam thiên đại thiên thế giới, phi không gian, phi thời gian, giao thoa nhau trong giây phút trùng phùng, cả cõi sinh diệt và cõi phi sinh diệt cùng gặp nhau tại tư tưởng Pháp Hoa kinh, nên gọi là Diệu Pháp. Tư tưởng đã cao siêu, uẩn súc, dùng ngôn ngữ văn xuôi bày tỏ đến thiên kinh vạn quyển còn chẳng đủ mà lại chuyển tải bằng văn vần cô đọng trong hơn 50 trang, nhà thơ Vân Hà thực đã dụng hết công phu văn chương trong một đời để làm bằng được khát vọng chân lý của mình, chia sẻ sự hiểu biết cùng bá tánh, cô đọng đến mức cao nhất tư tưởng Diệu Pháp Liên Hoa Kinh. Đọc và hiểu từng mạch nguồn, cảm thọ và hành trì, chia sẻ và chuyển tải, nhà thơ Vân Hà đã thành công trong ngôn ngữ văn vần, giúp cho bạn đọc học Phật được dễ hiểu, dễ cảm nhận tư tưởng cao siêu, bao trùm trong dòng sống bất diệt và cõi sinh diệt trong bản thể Phật pháp (bản môn và tích môn), với tâm hồn nhẹ nhàng của người Việt yêu chuộng câu văn vần dễ nhớ, yêu chuộng câu kinh như lời thơ nhập tâm, điều mà nhiều nhà thơ muốn làm mà chưa làm được.
Xin cám ơn nhà thơ Vân Hà ở chỗ đó. Còn tư tưởng Đại Trí Độ luận cũng đã từng làm đau đầu nhiều bậc thức giả khi chúng ta đọc bài viết và sách của các luận sư, nhưng dưới ngòi bút văn vần của nhà thơ Vân Hà thì nó tuy cao siêu nhưng rất gần gũi với đời sống tu học của mỗi người, với các mục tiêu đức hạnh chuẩn mực: Bố Thí, Trì Giới, Nhẫn Nhục, Tinh Tấn, Bát Nhã và Thiền Định (Đàn Ba La Mật, Thi Ba La Mật, Sần Đề Ba La Mật, Tỳ Lê Da Ba La Mật, Bát Nhã Ba La Mật, Thiền Định Ba La Mật). Chúng ta hãy lắng nghe những câu trong phần nói về hạnh nhẫn nhục:
...Người đời nhiễu hại bởi hờn ghen
Đố kỵ kiêu căng cảnh lấn chen
Sức tuy chống nổi, nhưng không trả
Ác khẩu không sinh, chẳng phải hèn...
Hoặc những câu như lời giải nghĩa cho ta để hiểu và thực hành, trong đoạn nói về hạnh tinh tấn:
...Người tinh tấn tâm luôn kiên định
Như ngọn đèn tỏa sáng trong đêm
Dù giông gió bão to không động
Như ngọn đèn nhờ bóng sáng thêm
Đó chính là cái tài của nhà thơ. Câu ngắn gọn và xúc tích khiến người đọc dễ nhớ. Tư tưởng thật cao, thật sâu, diễn tả thật bình dân, dễ hiểu.
Tôi xin trân trọng giới thiệu những cái hay, cái độc sáng mà tôi cảm nhận được khi đọc tập Kinh Pháp Hoa và Đại Trí Độ luận diễn ngâm của nhà thơ Vân Hà - tác giả của các tập Đức Phật Thích Ca và Thập Đại Đệ Tử diễn ngâm, Kinh Duy Ma Cật diễn ngâm, Sự tích Bà Chúa Ba... những năm gần đây. Mong nhà thơ có thêm nhiều sáng tác mới trong kho báu Phật pháp để kho tàng sám văn và thi kệ của Phật giáo ngày càng phong phú.
Sáng mùng 1 tháng Chạp năm Kỷ Sửu
Thạc sĩ Phạm Văn Cảnh
Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam
''Tác giả: Vân Hà (TTHA) - NXB. Tôn Giáo, 2010''
Kinh Pháp Hoa được xem là vua các bộ kinh, một đại tác phẩm trong kho tàng kinh điển Phật giáo. Đã từng là bộ kinh cơ bản cho Thiên Thai tông tại Trung Hoa, Nhật Liên tông tại Nhật Bản, được nhiều thiền sư danh tiếng nước ta từ thời Lý Trần trì tụng và giải nghĩa, ngài Thông Biện dùng Pháp Hoa để dạy người sửa mình nên được gọi là ngài Ngộ Pháp Hoa. Trong Kinh có một câu đặc biệt : "Các Đức phật chỉ vì một việc trọng đại duy nhất mà ra đời, đó là khai thị cho chúng sanh ngộ nhập tri kiến Phật”. Được nghe đọc tụng kinh này cũng là đại nhân duyên của mỗi chúng ta.
Nắm được nội dung ý nghĩa, bố cục chặt chẽ và viên mãn của 28 phẩm Kinh Pháp Hoa giúp người đọc sơ cơ, bước đầu học Phật, có một bảng chỉ đường để thâm nhập kinh tạng. Ví dụ mỗi lần Đức Phật định thuyết điều gì, mục đích gì, đều có phần mở đầu, khai thị nên có Phẩm Đề tựa Pháp Hoa. Kế đó là phần chánh tông, tạm dùng phương tiện để làm bật lên chân lý - “khai quyền hiển thật”, nên có Phẩm Pháp Hoa Phương tiện là sự khéo léo dẫn dắt. Nhưng với ý chỉ của phẩm Pháp Hoa phương tiện, chỉ có hàng thượng căn mới thấu hiểu được và được Phật thọ ký. Còn hàng trung căn chưa thể đạt tới trình độ quên lời đạt ý - “vong ngôn hội pháp” - nên họ cần có thêm nhiều thí dụ sáng tỏ hơn mới hiểu, nên kinh có Phẩm Pháp Hoa Thí dụ. Ví dụ nhà lửa ba xe, hàng trung căn nghe và hiểu được nên phát khởi lòng tin, và có Phẩm Pháp Hoa Tín giải (biểu lộ có niềm tin vững chắc), và các đệ tử cũng nhân cơ hội đó, thuật lại với Đức Phật ví dụ "cùng tử trốn cha" để trình bày chỗ tín giải, hiểu biết của mình, đã được Phật ấn chứng. Và Ngài giảng tiếp, ví dụ như một trận mưa, mọi cây cỏ đều được nhờ nên có Phẩm Pháp Hoa Thảo dược (ví dụ về cây thuốc). Đến đây, hàng trung căn đã giải ngộ và được Phật thọ ký như các ngài Xá Lợi Phất, Ma Ha Ca Diếp, Ca Chiên Diên, Tu Bồ Đề, và Mục Kiền Liên nên có Phẩm Pháp Hoa Thọ ký. Còn hàng hạ căn vẫn chưa ngộ, nên Đức Phật kể lại chuyện nhân duyên từ quá khứ với ví dụ hóa thành. Qua ví dụ này, hàng hạ căn cũng đã ngộ và được thọ ký như Phú Lâu Na, anh em Kiều Trần Như và 500 vị la hán... nên có Phẩm Pháp Hoa Ngũ bách đệ tử thọ ký. Cứ như thế, câu chuyện được phát triển tới Phẩm thọ học, vô học nhân ký (chứng thực cho các hạng cần phải học và hạng không cần phải học) cho 2000 vị thuộc hạng học và vô học mật hạnh vô danh khác.
Tóm lại, qua ba lần thuyết pháp (Pháp thuyết, Dụ thuyết và Nhân duyên thuyết - còn gọi là tam châu thuyết pháp), thì cả ba hạng căn cơ khác nhau (thượng căn, trung căn và hạ căn) đã được Đức Phật hiện tiền thọ ký. Vậy còn các chúng sanh nơi khác, thời khác, không đủ nhân duyên gặp Phật, nghe kinh thời ai thọ ký cho? Nên có Phẩm Pháp Hoa Pháp sư (thầy dạy pháp) có nội dung chính là tán thán công đức Pháp Hoa mà người trì kinh, giảng nói kinh đều được nhiều lợi ích và chúng sanh đời vị lai vẫn được thọ ký... Đạo lý dùng pháp phương tiện để lộ ra chân lý thực "khai quyền hiển thật" - thực là thâm diệu, lớn lao đã được Đức Phật giảng giải, được vận dụng trong 10 phẩm đầu của kinh. Phẩm thứ 11 là Phẩm Pháp Hoa hiện Bảo Tháp như lời phát nguyện của Đức Phật Đa Bảo trong đời quá khứ, hễ ở đâu có nói kinh Pháp Hoa thì ngài sẽ hiện đến (tháp Đa Bảo từ lòng đất vụt lên) trước là xác tín lời Phật giảng không phải là điều hư dối, sau là duyên khởi cho việc "khai cận hiển viễn" (khai mở cái gần để làm sáng tỏ cái lý lẽ sâu xa) sẽ nói đến hồi sau. Nhưng có sự xác chứng nào bằng chính lời Phật Thích Ca kể lại: Ngài đã từng cầu nghe kinh Pháp Hoa và từng được Đề Bà Đạt Đa nói cho nghe, nhờ thế Ngài được thành Phật, nên có Phẩm Pháp Hoa Đề Bà Đạt Đa. Sau khi nghe lời tán thán công đức và khuyến khích trì kinh của Đức Thích Ca và Đức Phật Đa Bảo, các Bồ tát, Thanh văn liền vâng mệnh thọ trì... đưa đến nhân duyên cả Kiều Đàm Di nhũ mẫu và Da Du Đà La cũng được thọ ký (Phẩm Pháp Hoa Trì). Nhưng giữa đời ngũ trược ác thế mà thọ trì, giảng nghĩa kinh tránh sao được nguy nan, trở nạn, nên có Phẩm Pháp Hoa An lạc hạnh, chỉ bày ra phương pháp hoằng dương kinh vẫn được an lạc, khi nhân hạnh đầy đủ thì diệu quả ắt có. Hình ảnh hàng hàng lớp lớp Bồ tát từ trong lòng đất vụt lên hộ pháp và cứu độ quần sanh trong Phẩm Pháp Hoa Bồ Tát tùng địa dũng xuất đã chứng minh điều đó, cho thấy Đức Phật đã thành Phật từ vô lượng kiếp, đã được nói đến đầy đủ trong Phẩm Pháp Hoa Như Lai thọ lượng (tuổi thọ của Đức Như Lai). Phẩm cũng xác nhận nếu ai nghe được, trì tụng, nói kinh thì công đức vô lượng, nên có Phẩm Pháp Hoa Phân biệt công đức. Tuy chỉ tùy hỉ nghe và tùy hỉ người khác nghe (vui theo người) vẫn được phúc đức vô lượng, nên có Phẩm Pháp Hoa Tùy hỉ công đức (công đức về sự vui nhận). Nếu nghe, thọ trì, đọc tụng, viết chép, giảng giải, nói cho người khác cùng nghe thành tựu 6 căn công đức như Phẩm Pháp Hoa Pháp sư công đức (các công đức của vị pháp sư), đó là trung phẩm công đức. Nếu thực hiện được Pháp Hoa hạnh, thanh tịnh sáu căn như Thường Bất Khinh Bồ tát trong Phẩm Pháp Hoa Thường Bất Khinh thì thuộc về thượng phẩm công đức. Khắp mười phương chư Phật thấy chúng sanh trong quá khứ, vị lai nghe Pháp Hoa kinh mà sanh tâm hoan hỷ, thọ trì thì các ngài cũng hoan hỷ, hiện thần lực để tán dương hỗ trợ cho lòng tin và sự thực hành thêm vững mạnh, nên có Phẩm Pháp Hoa Như Lai thần lực (thần lực của Đức Như Lai).
Đoạn trên Đức Phật đã tán thán kinh và người trì kinh, đến đây, Ngài phó chúc thọ trì, nên có Phẩm Pháp Hoa chúc lụy (dặn dò đệ tử). Ngài Dược Vương Bồ tát nhờ lãnh thọ kinh giáo nên chịu khổ hạnh bằng cách thí xả thân mạng để cúng dường, đã nêu ra một mẫu mực cho sự phụng sự chánh pháp và được kể rõ trong phẩm thứ 23: Phẩm Dược Vương Bồ Tát bổn sự. Tuy ở phẩm này chưa nói rõ phương cách truyền thông kinh pháp. Nhưng đến Phẩm Diệu Âm Bồ Tát mới nói rõ việc phân thân trong sáu đường để hoằng kinh lợi vật. Còn hàng chúng sanh, những người muốn tín thọ phụng hành thường gặp trở nạn nên cần phải có đức từ bi cứu tế mới vượt qua khỏi, nên có Phẩm Pháp Hoa Quán Thế Âm Bồ tát, nhờ sức thần chú gia hộ, nên có Phẩm Pháp Hoa Đà Ra Ni (mật chú). Người có công hoằng kinh, lợi vật cũng là các bậc chơn thiện tri thức của chúng sanh, nên dù trong nghịch cảnh nào cũng tùy duyên bất biến, chuyển được người bỏ tà theo chánh, từ đó có Phẩm Pháp Hoa Diệu Trang Nghiêm Vương bổn sự (chuyện về vua Diệu Trang Nghiêm). Tu hạnh Nhất thừa Pháp Hoa, truyền và trì kinh Pháp Hoa, tức tu hạnh Phổ Hiền, nên có Phẩm Pháp Hoa Phổ Hiền Bồ Tát khuyến phát (sự khuyến khích của Bồ tát Phổ Hiền).
Đó là toàn bộ 28 phẩm kinh Pháp Hoa. Đọc nhiều lần mới thấy được toàn thể sự mạch lạc của kinh. Chuyển ra văn vần Việt ngữ là việc làm cực khó, đòi hỏi người viết không những nắm vững nội dung, bố cục kinh Pháp Hoa, thâm nhập tư tưởng và ý chỉ kinh Pháp Hoa: Chỉ có một đạo lý nhất Phật thừa. Nhưng trước khi đạt đến Nhất thừa, Đức Phật đã phải tuần tự nói rõ từng pháp môn phương tiện, để đến Pháp Hoa. Đọc Pháp Hoa, còn phải phân biệt đâu là tích môn, đâu là bản môn, đâu là lịch sử truyền thừa, hoằng pháp, quảng bá tư tưởng Phật, gắn liền với không gian và thời gian cụ thể từ khi Đức Phật ra đời đến khi ngài nhập diệt, đâu là giòng sinh mệnh miên viễn của tư tưởng Phật đà bao trùm cả tam thiên đại thiên thế giới, phi không gian, phi thời gian, giao thoa nhau trong giây phút trùng phùng, cả cõi sinh diệt và cõi phi sinh diệt cùng gặp nhau tại tư tưởng Pháp Hoa kinh, nên gọi là Diệu Pháp. Tư tưởng đã cao siêu, uẩn súc, dùng ngôn ngữ văn xuôi bày tỏ đến thiên kinh vạn quyển còn chẳng đủ mà lại chuyển tải bằng văn vần cô đọng trong hơn 50 trang, nhà thơ Vân Hà thực đã dụng hết công phu văn chương trong một đời để làm bằng được khát vọng chân lý của mình, chia sẻ sự hiểu biết cùng bá tánh, cô đọng đến mức cao nhất tư tưởng Diệu Pháp Liên Hoa Kinh. Đọc và hiểu từng mạch nguồn, cảm thọ và hành trì, chia sẻ và chuyển tải, nhà thơ Vân Hà đã thành công trong ngôn ngữ văn vần, giúp cho bạn đọc học Phật được dễ hiểu, dễ cảm nhận tư tưởng cao siêu, bao trùm trong dòng sống bất diệt và cõi sinh diệt trong bản thể Phật pháp (bản môn và tích môn), với tâm hồn nhẹ nhàng của người Việt yêu chuộng câu văn vần dễ nhớ, yêu chuộng câu kinh như lời thơ nhập tâm, điều mà nhiều nhà thơ muốn làm mà chưa làm được.
Xin cám ơn nhà thơ Vân Hà ở chỗ đó. Còn tư tưởng Đại Trí Độ luận cũng đã từng làm đau đầu nhiều bậc thức giả khi chúng ta đọc bài viết và sách của các luận sư, nhưng dưới ngòi bút văn vần của nhà thơ Vân Hà thì nó tuy cao siêu nhưng rất gần gũi với đời sống tu học của mỗi người, với các mục tiêu đức hạnh chuẩn mực: Bố Thí, Trì Giới, Nhẫn Nhục, Tinh Tấn, Bát Nhã và Thiền Định (Đàn Ba La Mật, Thi Ba La Mật, Sần Đề Ba La Mật, Tỳ Lê Da Ba La Mật, Bát Nhã Ba La Mật, Thiền Định Ba La Mật). Chúng ta hãy lắng nghe những câu trong phần nói về hạnh nhẫn nhục:
...Người đời nhiễu hại bởi hờn ghen
Đố kỵ kiêu căng cảnh lấn chen
Sức tuy chống nổi, nhưng không trả
Ác khẩu không sinh, chẳng phải hèn...
Hoặc những câu như lời giải nghĩa cho ta để hiểu và thực hành, trong đoạn nói về hạnh tinh tấn:
...Người tinh tấn tâm luôn kiên định
Như ngọn đèn tỏa sáng trong đêm
Dù giông gió bão to không động
Như ngọn đèn nhờ bóng sáng thêm
Đó chính là cái tài của nhà thơ. Câu ngắn gọn và xúc tích khiến người đọc dễ nhớ. Tư tưởng thật cao, thật sâu, diễn tả thật bình dân, dễ hiểu.
Tôi xin trân trọng giới thiệu những cái hay, cái độc sáng mà tôi cảm nhận được khi đọc tập Kinh Pháp Hoa và Đại Trí Độ luận diễn ngâm của nhà thơ Vân Hà - tác giả của các tập Đức Phật Thích Ca và Thập Đại Đệ Tử diễn ngâm, Kinh Duy Ma Cật diễn ngâm, Sự tích Bà Chúa Ba... những năm gần đây. Mong nhà thơ có thêm nhiều sáng tác mới trong kho báu Phật pháp để kho tàng sám văn và thi kệ của Phật giáo ngày càng phong phú.
Sáng mùng 1 tháng Chạp năm Kỷ Sửu
Thạc sĩ Phạm Văn Cảnh
Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam