VH.ĐOẠN18TRANGVƯƠNGYẾTBẢNGTÌMTHẦYTHUỐCPHẬTHÓATHÂNHOÀTHƯỢNGĐỂCỨUTRỊ History
Hide minor edits - Show changes to output - Cancel
Added lines 1-21:
!18. Trang Vương Yết Bảng Tìm Thầy Thuốc, Phật Hóa Thân Hòa Thượng Để Cứu
Trong chốn hậu cung, hoàng hậu âm thầm chịu đựng nỗi khổ mất con, nay lại phải chịu thêm nỗi khổ chồng bị bệnh nan y không có thuốc thang chữa trị. Bà âu sầu, héo hắt như cành cây khô, chẳng buồn trang điểm như ngày nào. Hoàng hậu nghĩ đến việc tìm người kế thừa ngay, kẻo vua có mệnh hệ nào thì e rằng không kịp nữa, bà tâu với vua thôi thì đành phải truyền ngôi cho con rể vậy. Vua cũng đồng ý. Ngài sai quan cận thần cho đòi hai phò mã vào để dạy việc.
Lúc bấy giờ, hai phò mã còn đang dở việc đàn ca hát xứơng cùng với bạn bè cung nữ chẳng quan tâm gì đến lệnh đòi của nhà vua. Cả hai phò mã đều ngất ngưỡng say nên không còn biết gì nữa, mặc cho vị quan cầm lệnh truyền đứng đấy chờ đợi rất lâu. Vua đợi mãi, không thấy vị quan trở về cùng với hai phò mã, lại nghe quan khác tâu lại mọi việc, Ngài thêm giận hai phò mã bất hiếu, bất nghĩa, nên càng phiền não bệnh càng nặng hơn đến nỗi Ngài nằm hôn mê không còn biết gì nữa.
Hoàng hậu lo sợ cho tính mạng của vua, lăn khóc bên giường rất là thương tâm. Hoàng hậu nhớ đến công chúa Ba - Diệu Thiện - càng thêm cay đắng buồn khổ trong lòng. Công chúa xinh đẹp hiếu thảo hiền lành thì lại giết đi, còn hai con gái và hai phò mã bất hiếu vô nghĩa thì lại vui chơi nhởn nhơ không nghĩ gì đến nỗi đau khổ của mẹ cha. Hai công chúa thấy cha nằm một chỗ, bệnh tật dơ bẩn bỏ mặc cho mẹ chăm sóc, vất vả một mình không ngó ngàng gì đến, chỉ lo theo chồng vui chơi hát xướng cho yên thân.
Vua Trang Vương khi tỉnh giấc chi xiết lo phiền cho hậu sự của mình. Ngài truyền cho cận thần yết bảng thông báo khắp nơi: “Bất cứ ai chữa bệnh được cho trẫm, trẫm sẽ nhường quyền cai trị muôn dân cho người ấy.”. Sau khi yết thị được dán lên mọi người chen chúc nhau xem bàn tán xì xào. Bỗng có một vị lão tăng đến gần, xem xong, Ngài xé lấy bảng thông báo niêm yết trên tường xếp gọn lại bỏ vào trong chiếc túi vải trên vai. Quan quân thấy lão tăng có vẻ liều lĩnh nhưng cương quyết bèn bắt lấy Ngài đem vào nộp cho triều đình. Vua Trang Vương gặn hỏi cơ sự, vị hòa thượng rành mạch tâu qua : “ Tôi vốn là thầy thuốc gia truyền, có thể trị được bá bệnh cho mọi người”. Vua nghe lấy làm mừng rỡ hỏi hoà thượng : “Nếu như hòa thượng chữa được bệnh của trẫm, người muốn ta ban thưởng cho những gì?”. Hoà thượng mỉm cười tâu qua: “Bệ hạ hỏi thật khó nghe, bảng yết thị đã niêm yết rằng Ngài sẽ nhường ngôi cho ai chữa được bệnh. Bây giờ Ngài lại nói là chỉ trọng thưởng là nghĩa làm sao? Bệ hạ nói lời không trung thực, tôi không thể đưa thuốc để trị bệnh cho Ngài”. Đức vua thấy hòa thượng bắt bẻ nổi giận thét mắng giờ lâu. Hòa thượng vẫn lặng lẽ, nhẫn nhục đứng chờ.
Khoảng một giờ sau, vua nguôi giận truyền cho hòa thượng đến gần long sàn để thăm bệnh, cắt thuốc. Lão tăng vâng lệnh tiến đến nơi vua đang nằm, cầm tay vua xem mạch, xem các vết lở loét trên người vua, rồi tâu : “Bệ hạ đã bị một chứng bệnh rất lạ thường, rất khó chữa trị. Thuốc thường không thể hết được. Ta nghe nói ở núi Hương Sơn, có một vị tiên tu hành đắc đạo. Nếu như xin đựơc tay, mắt của người ấy để làm thuốc, hoà với thuốc của ta, mới có thể chữa lành bệnh cho bệ hạ”.
Nghe lão tăng nói thế, vua thấy không hợp với đạo nghĩa làm người. Ngài đắn đo trách mắng: “ Thầy nói thật vô lý ta nghe không lọt lỗ tai. Bài thuốc gì mà bất nhân quá đi, con người ta ai cũng có hai mắt, hai tay. Ai có dư hơn thế đâu mà thầy nói xin”.
Hoà thượng vẫn điềm tĩnh ôn tồn: “Xin bệ hạ đừng giận, chớ phiền lão tăng này, tôi xin nói rõ nguyên do vì sao tôi dám khuyên bệ hạ như thế. Hương Sơn là chốn linh thiêng xưa nay. Tiên nhân tu ở đó đã chín năm. Đại nguyện của vị ấy chỉ một lòng muốn cứu người. Nếu như còn tiếc thân thì không thể coi như có phúc duyên để độ người, mà còn tổn hại đến lòng đại từ bi của vị ấy. Tôi nghĩ rằng vị tiên nhân ấy có thiện duyên với bệ hạ nên người chẳng quản chi, chỉ mong cho bệ hạ thoát khỏi bệnh tật, sớm phục hồi sức khỏe để yên tâm lo cho dân cho nước”.
Đức vua thấy hòa thượng nói lời ân cần, chân thật nên xiêu lòng. Ngài hỏi hoà thượng: “Vậy lễ vật để mời vị tiên nhân ấy có cần phải đầy đủ vàng bạc, kim ngân hay không?”.
Hoà thượng tâu : “Xin bệ hạ chớ có bận lòng sắm sửa vàng bạc mà chi, chỉ cần mâm trầm bạch thanh khiết này cũng đủ rồi. Đường đi từ đây đến Hương Sơn khoảng ba nghìn dặm. Tôi xin phép ở lại đây nghỉ ngơi khoảng năm ngày để đợi lính của bệ hạ mang những thứ ấy về để luyện thuốc”.
Đức vua Trang Vương trầm ngâm nghĩ ngợi, Ngài tần ngần giờ lâu, trong bụng nửa tin nửa ngờ. Ngài sai cận thần Triệu Chấn lên đường, theo lời của hoà thượng dặn dò để đến thẳng Hương Tích Sơn. Ngài không quên truyền cho Tả Trấn Môn Quan giữ hoà thượng lại, phục vụ cơm nước và canh không cho đi đâu, đợi đến bao giờ Triệu Chấn đem được thuốc về. Ý Ngài muốn xem lời hòa thượng nói có trung thực hay không?
Trong chốn hậu cung, hoàng hậu âm thầm chịu đựng nỗi khổ mất con, nay lại phải chịu thêm nỗi khổ chồng bị bệnh nan y không có thuốc thang chữa trị. Bà âu sầu, héo hắt như cành cây khô, chẳng buồn trang điểm như ngày nào. Hoàng hậu nghĩ đến việc tìm người kế thừa ngay, kẻo vua có mệnh hệ nào thì e rằng không kịp nữa, bà tâu với vua thôi thì đành phải truyền ngôi cho con rể vậy. Vua cũng đồng ý. Ngài sai quan cận thần cho đòi hai phò mã vào để dạy việc.
Lúc bấy giờ, hai phò mã còn đang dở việc đàn ca hát xứơng cùng với bạn bè cung nữ chẳng quan tâm gì đến lệnh đòi của nhà vua. Cả hai phò mã đều ngất ngưỡng say nên không còn biết gì nữa, mặc cho vị quan cầm lệnh truyền đứng đấy chờ đợi rất lâu. Vua đợi mãi, không thấy vị quan trở về cùng với hai phò mã, lại nghe quan khác tâu lại mọi việc, Ngài thêm giận hai phò mã bất hiếu, bất nghĩa, nên càng phiền não bệnh càng nặng hơn đến nỗi Ngài nằm hôn mê không còn biết gì nữa.
Hoàng hậu lo sợ cho tính mạng của vua, lăn khóc bên giường rất là thương tâm. Hoàng hậu nhớ đến công chúa Ba - Diệu Thiện - càng thêm cay đắng buồn khổ trong lòng. Công chúa xinh đẹp hiếu thảo hiền lành thì lại giết đi, còn hai con gái và hai phò mã bất hiếu vô nghĩa thì lại vui chơi nhởn nhơ không nghĩ gì đến nỗi đau khổ của mẹ cha. Hai công chúa thấy cha nằm một chỗ, bệnh tật dơ bẩn bỏ mặc cho mẹ chăm sóc, vất vả một mình không ngó ngàng gì đến, chỉ lo theo chồng vui chơi hát xướng cho yên thân.
Vua Trang Vương khi tỉnh giấc chi xiết lo phiền cho hậu sự của mình. Ngài truyền cho cận thần yết bảng thông báo khắp nơi: “Bất cứ ai chữa bệnh được cho trẫm, trẫm sẽ nhường quyền cai trị muôn dân cho người ấy.”. Sau khi yết thị được dán lên mọi người chen chúc nhau xem bàn tán xì xào. Bỗng có một vị lão tăng đến gần, xem xong, Ngài xé lấy bảng thông báo niêm yết trên tường xếp gọn lại bỏ vào trong chiếc túi vải trên vai. Quan quân thấy lão tăng có vẻ liều lĩnh nhưng cương quyết bèn bắt lấy Ngài đem vào nộp cho triều đình. Vua Trang Vương gặn hỏi cơ sự, vị hòa thượng rành mạch tâu qua : “ Tôi vốn là thầy thuốc gia truyền, có thể trị được bá bệnh cho mọi người”. Vua nghe lấy làm mừng rỡ hỏi hoà thượng : “Nếu như hòa thượng chữa được bệnh của trẫm, người muốn ta ban thưởng cho những gì?”. Hoà thượng mỉm cười tâu qua: “Bệ hạ hỏi thật khó nghe, bảng yết thị đã niêm yết rằng Ngài sẽ nhường ngôi cho ai chữa được bệnh. Bây giờ Ngài lại nói là chỉ trọng thưởng là nghĩa làm sao? Bệ hạ nói lời không trung thực, tôi không thể đưa thuốc để trị bệnh cho Ngài”. Đức vua thấy hòa thượng bắt bẻ nổi giận thét mắng giờ lâu. Hòa thượng vẫn lặng lẽ, nhẫn nhục đứng chờ.
Khoảng một giờ sau, vua nguôi giận truyền cho hòa thượng đến gần long sàn để thăm bệnh, cắt thuốc. Lão tăng vâng lệnh tiến đến nơi vua đang nằm, cầm tay vua xem mạch, xem các vết lở loét trên người vua, rồi tâu : “Bệ hạ đã bị một chứng bệnh rất lạ thường, rất khó chữa trị. Thuốc thường không thể hết được. Ta nghe nói ở núi Hương Sơn, có một vị tiên tu hành đắc đạo. Nếu như xin đựơc tay, mắt của người ấy để làm thuốc, hoà với thuốc của ta, mới có thể chữa lành bệnh cho bệ hạ”.
Nghe lão tăng nói thế, vua thấy không hợp với đạo nghĩa làm người. Ngài đắn đo trách mắng: “ Thầy nói thật vô lý ta nghe không lọt lỗ tai. Bài thuốc gì mà bất nhân quá đi, con người ta ai cũng có hai mắt, hai tay. Ai có dư hơn thế đâu mà thầy nói xin”.
Hoà thượng vẫn điềm tĩnh ôn tồn: “Xin bệ hạ đừng giận, chớ phiền lão tăng này, tôi xin nói rõ nguyên do vì sao tôi dám khuyên bệ hạ như thế. Hương Sơn là chốn linh thiêng xưa nay. Tiên nhân tu ở đó đã chín năm. Đại nguyện của vị ấy chỉ một lòng muốn cứu người. Nếu như còn tiếc thân thì không thể coi như có phúc duyên để độ người, mà còn tổn hại đến lòng đại từ bi của vị ấy. Tôi nghĩ rằng vị tiên nhân ấy có thiện duyên với bệ hạ nên người chẳng quản chi, chỉ mong cho bệ hạ thoát khỏi bệnh tật, sớm phục hồi sức khỏe để yên tâm lo cho dân cho nước”.
Đức vua thấy hòa thượng nói lời ân cần, chân thật nên xiêu lòng. Ngài hỏi hoà thượng: “Vậy lễ vật để mời vị tiên nhân ấy có cần phải đầy đủ vàng bạc, kim ngân hay không?”.
Hoà thượng tâu : “Xin bệ hạ chớ có bận lòng sắm sửa vàng bạc mà chi, chỉ cần mâm trầm bạch thanh khiết này cũng đủ rồi. Đường đi từ đây đến Hương Sơn khoảng ba nghìn dặm. Tôi xin phép ở lại đây nghỉ ngơi khoảng năm ngày để đợi lính của bệ hạ mang những thứ ấy về để luyện thuốc”.
Đức vua Trang Vương trầm ngâm nghĩ ngợi, Ngài tần ngần giờ lâu, trong bụng nửa tin nửa ngờ. Ngài sai cận thần Triệu Chấn lên đường, theo lời của hoà thượng dặn dò để đến thẳng Hương Tích Sơn. Ngài không quên truyền cho Tả Trấn Môn Quan giữ hoà thượng lại, phục vụ cơm nước và canh không cho đi đâu, đợi đến bao giờ Triệu Chấn đem được thuốc về. Ý Ngài muốn xem lời hòa thượng nói có trung thực hay không?