VH.Đoạn1VUATRANGVƯƠNGCẦUTỰ History

Hide minor edits - Show changes to output - Cancel

Deleted lines 9-39:
Thần miếu thấy sớ đốt lên lập tức hội họp các thần dưới trướng xem xét sự tình nơi thế gian ra sao? Được biết vua Trang Vương lập đàn chay để cầu siêu và cầu con, các thần bèn dùng thiên lý nhãn nhìn khắp cõi từ thượng giới, trung giới cho đến hạ giới để xem có ai sắp hóa sinh chuyển kiếp chăng? Dưới đôi mắt thần, các vị phát hiện gần dưới chân núi Linh Thứu có một gia đình sống rất phúc đức đã ba đời, gây nhiều thiện duyên trong kiếp này, đến đời ông trưởng giả hiện tiền càng nhân hậu, thuần lương. Ông không tham của cải, tiền bạc, coi chuyện giàu sang như áng mây nổi giữa trời bởi ông biết tiền của không bền, nay còn mai mất… Ông chỉ yêu thích làm việc thiện giúp đỡ bà con xóm giềng. Mọi người đều biết tiếng, xa gần luôn ngợi khen những việc làm nhân ái của ông.

Ông trưởng giả hiền đức sinh được ba người con trai đều hiền lành, nhân hậu như ông. Hai người con đầu tên là Thi Văn, Thi Phả. Người con thứ ba là Thi Thiện còn được tiếng là rất hiền lành, nhân đức thuần hòa hơn cả hai anh. Gia đình ông trưởng giả nhân hậu như thế vẫn không tránh khỏi “tai bay vạ gió” của người đời. Có lẽ là do “nghiệp chướng” còn lại từ kiếp trước chăng? Một hôm có tên Vương Cật vốn là kẻ gian xảo ở nơi khác đến. Hắn vốn là tên cướp núi, thường quấy quả dân chúng nộp mãi lộ, cướp của giết người không gớm tay. Quân triều đình truy bắt, đuổi đánh đến cùng. Hắn chạy vào nhà ông trưởng giả, lạy lục van xin cưú mạng. Thấy hắn đói khát ông Trưởng giả chạnh lòng thương hại, cho ăn như người lỡ độ đường và cho hắn tá túc trong nhà. Ba người con trai biết chuyện hết sức can ngăn cha: “Hắn là quân trộm cướp gian ác, cha chớ nên gần gũi. Quan quân triều đình đã đánh dẹp để yên lành cho bá tánh. Thế mà nhà ta dung chứa giúp đỡ cho hắn, e rằng sẽ chuốc lấy phiền lụy đấy, thưa cha". Tên Vương Cật vốn là quân trộm cướp, tính khí hung hăng. Sau khi được ăn uống no đủ, phục hồi sức khoẻ. Hắn trở lại rừng núi và đi cướp phá dân lành. Hắn tha hồ giết người cướp của, đốt nhà không nương tay, hàng trăm người bị chết dưới tay hắn, tử khí oan khuất xông lên đến tận trời xanh.

Ngọc Hoàng nghe thấy gọi chư thần lên phán hỏi duyên cớ, biết được cơ sự ngài nổi trận lôi đình khiển trách họ Thi vốn ăn ở hiền đức mà không có trí xét đoán, cứu giúp một tên cướp để cho hàng trăm mạng người dân lành phải chết oan uổng, biết bao gia đình phải đau khổ, âu sầu, lỗi ấy một phần do gia đình họ Thi gây nên. Để trừng phạt , vua trời truyền lệnh bắt gia đình họ Thi cùng ba người con trai đem giam vào trong động đá.

Thần miếu tâu qua mọi cớ sự xảy ra cho gia đình ông trưởng giả họ Thi, và xin chư thần ở thượng giới tâu giúp lên thiên đình xin vua trời tha tội cho ba người con trai được giáng sinh trở lại trần gian. Điều đó hợp với nguyện vọng của vua Trang Vương. Bấy giờ Đức Tây Nhạc Thần thay mặt cho các thần ở cõi trời vào trình tấu lên Ngọc Hoàng: “Tâu Thượng Đế, ở hạ giới có vua Trang Vương thành tâm lập đàn tràng cầu con. Thần xem thấy nhà họ Thi có ba con trai, vốn gia đình phúc đức xưa nay. Chỉ vì quá thương người mà cứu lầm tên cướp khiến nên nỗi tai bay vạ gió. Xét tình cảnh đáng thương, dám xin Ngài rộng lòng tha lỗi cho họ, mở đường cho họ được chuyển kiếp đầu thai trở lại dương gian.Trước là vua Trang Vương có con nối dõi, sau là gia đình họ Thi cũng được ơn cứu độ để tái sinh làm người”.

Ngọc Hoàng nghe lời hữu lý, truyền cho thần Tây Nhạc vào động cầm theo lệnh tha cho gia đình họ Thi. Ba người con trai chuyển kiếp làm nữ nhi. Ba hồn, chín phách của mỗi người đang được trả về để chờ đợi giờ thác sinh, nhập thai trở lại kiếp người.


Vua Trang Vương tuy sát nghiệp nhiều, nhưng lòng thành tâm khẩn cầu trời đất cũng hết sức chí thành khiến cho chư thần trên thượng giới đều cảm động. Và điều mầu nhiệm đang xảy ra : Chánh cung hoàng hậu đã thụ thai. Vua chi xiết mừng rỡ, càng tin tưởng vào sự linh ứng của thần Tây Nhạc và rất biết ơn thần đã cho lời cầu xin của mình trở thành hiện thực.

Chẳng bao lâu đã đến ngày hoàng hậu khai hoa nở nhụy, bà hạ sinh được một công chúa đặt tên là Diệu Thanh. Vua không được hài lòng cho lắm, Ngài chỉ muốn sinh con trai và cho rằng: “Sinh con gái cũng như không có con”. Năm sau hoàng hậu lại mang thai, vua nghĩ lần này nếu sinh được hoàng tử chắc không còn gì vui bằng. Vậy mà đến ngày mãn nguyệt khai hoa, hoàng hậu lại sinh thêm một công chúa nữa. Vua lấy làm bất bình, toan giết đi bởi quá thất vọng. Triều thần ra sức can gián, vua mới nguôi giận xá tội cho công chúa và đặt tên là Diệu Âm. Tháng lại, ngày qua hoàng hậu lại báo tin mừng bà đã có thai. Trong hoàng cung sực nức mùi hương như ở cõi trời. Điều lạ lùng là hào quang tỏa sáng khắp nơi, một thứ ánh sáng dịu dàng thuần khiết tỏa khắp bảo đài, cung điện. Vua Trang Vương vui mừng không kể xiết. Ngài nghĩ rằng lần này khác hẵn hai lần trước, chắc chắn sẽ sinh được một hoàng tử như lòng Ngài đã mơ ước bởi có nhiều điềm tốt đã xảy ra.

Thời gian thấm thoát như thoi đưa, đủ ngày đủ tháng hoàng hậu lại sinh được một công chúa mặt hoa, da phấn, dáng vẻ sáng sủa thông minh. Công chúa nhiều tướng tốt hơn hẳn hai chị: cổ cao 3 ngấn, miệng cười rạng rỡ như trăm hoa nở. Khuôn mặt tròn như trăng rằm, phúc hậu, đôi chân mày thanh tú, tướng mạo sáng sủa khác hẳn người thường. Tuy còn trẻ thơ, xinh đẹp, thông minh cốt cách phi phàm chẳng khác gì một tiên nữ giáng trần. Ai ai nhìn thấy cũng sinh lòng kính yêu, quý trọng. Đức vua cảm thấy trong lòng xốn xang, khó chịu khi nghe sinh công chúa.Vua không vui chút nào. Ngài phán bảo: “Ta nay đã ngoài năm mươi tuổi rồi, vậy mà chưa sinh được hoàng tử thì lấy ai nối ngôi trị vì thiên hạ? Bất đắc dĩ lại sinh ba con gái thì ta còn biết nói làm sao? Quan cận thần Triệu Chấn bèn quì xuống tâu vua: "Dám xin bệ hạ yên lòng, bởi ý trời đã định như thế rồi. Trong sử sách xưa nay không phải là không có: vua Nghiêu nhường quyền cho vua Thuấn, vua Thuấn lại trao quyền cho họ Vũ vốn là người hiền. Trong sử sách còn ghi chép lại, người khó có thể cải mệnh trời được. Xin Thánh Đế yên lòng nuôi nấng ba công chúa cho đến lúc trưởng thành. Bấy giờ sẽ kén phò mã anh hùng, tài ba, hiền đức, để thay quyền nối dòng tổ tiên…" Vua nghe xong bớt buồn phiền, truyền cho thị nữ chăm sóc công chúa Ba cẩn thận.


Công chúa Ba cùng với hai chị sống êm đềm trong cung vàng điện ngọc chẳng khác nào Hằng Nga trên cung trăng. Càng lớn công chúa càng xinh đẹp. Trong chốn khuê môn trướng rũ màn che, cả ba công chúa được chăm sóc như nhau, cùng lớn khôn trong sự nuông chiều, cưng yêu rất mực của hoàng hậu. Đặc biệt công chúa Ba, tức công chúa Diệu Thiện dung ngôn, tâm tính khác hẳn người thường. Tuy là khuê nữ nhưng nàng không trang điểm, cũng chẳng ham vui chơi các cuộc vui trần thế, hội hè. Nàng thích ăn chay, niệm Phật, ngôn ngữ từ ái, dịu dàng khiến người nghe an tâm, càng thấy hoan hỉ, trong lòng vơi hết đau khổ, phiền muộn.

Một hôm, cả ba cùng ra dạo chơi vườn hoa ngày xuân.Trong tiết xuân ấm áp, công chúa Diệu Thanh nói với hai em: “Chúng ta có được cuộc sống thanh nhàn, vui vẻ như thế này là nhờ ơn đức của mẹ cha, trong đời có mấy ai được như thế?” Công chúa Diệu Âm cũng phụ họa: “Mai này khôn lớn, có gia đình riêng, mỗi người theo chồng về một phương, dễ gì chúng ta được sống chan hòa cùng nhau như hiện giờ !" Công chúa Diệu Thiện chẳng nói gì, chỉ tần ngần nhìn hoa cười nhẹ nhàng. Thấy em im lặng, hai chị cứ gặn hỏi mãi xem nàng có tâm sự gì không? Bấy giờ, công chúa mới bày tỏ quan niệm sống của mình: “Theo em đời người cũng như giấc mộng mà thôi, có đấy rồi mất đấy. Nếu chạy theo danh lợi, vật chất phù du thì chẳng khác nào con rối trên sàn diễn. Dù có giàu sang, nhứt phẩm uy quyền thì cũng chỉ sống đến một thời gian có hạn mà thôi. Huống chi là con người sống ở trần gian chỉ quanh quẩn mãi trong kiếp luân hồi, thật là đáng thương! Nếu chúng ta lập gia đình thì còn bị ràng buộc trong đạo cương thường. Tình nghĩa vợ chồng tuy là gắn bó, mặn nồng nhưng rồi đến lúc cũng phải chia lìa bởi việc sống chết không biết xảy đến lúc nào. Có mấy ai uống chung chén vàng mãi đến trăm năm? Nghĩ đến lúc đó, ai mà chẳng buồn rầu? Thế cho nên, em nghĩ hãy tu lấy bản thân mình - chỉ có con đường Đạo - mới có cơ may giúp con người thoát ra khỏi cảnh sống, chết luân hồi triền miên đó. Mai kia, nếu đắc đạo, vãng sinh về đất Phật, thân ta sẽ không còn chịu cảnh luân hồi sinh tử nữa. Bấy giờ , trên thì ta có thể báo đền ơn đức của mẹ cha, giữa thì tế độ cho người cùng cảnh ngộ và dưới thì cứu giúp cho những loài thấp hơn ta như ngạ quỉ, súc sanh…"


Công chúa Diệu Thiện chưa nói hết lời bỗng có lệnh truyền của đức vua cho đòi ba công chúa vào chầu. Vua bảo: “Nay các con đã đến tuổi trưởng thành, còn đợi điều chi mà không sớm lo bề gia thất ?” Hai chị quỳ xuống tâu với Phụ Hoàng : “Nếu như cha đã có ý định liệu lương duyên cho chúng con thì chúng con chẳng dám cãi lời. Cha, mẹ định thế nào chúng con xin vâng theo thế ấy ạ”. Nghe hai công chúa tâu thế vua rất lấy làm hài lòng, vui mừng. Vua kén chọn trong số các quan triều thần được hai phò mã rất ưng ý: Một trạng nguyên quan văn họ Triệu, vua gả cho công chúa Nhất, Diệu Thanh và một trạng nguyên quan võ họ Hà thạo nghề cung kiếm , vua gả cho công chúa Hai, Diệu Âm. Cả hai phò mã đều được vua tin dùng ban cho một vùng đất riêng: kẻ ở cung Đông, người ở cung Đoài thường xuyên lui tới chầu chực, vấn an sức khỏe vua mấy năm liền không hề xao lãng. Thấm thoát Đức vua Trang Vương đã đến tuổi thất tuần. Triều đình tổ chức lễ mừng thọ vua. Mặt rồng hớn hở, vua tôi họp mặt vui vầy bên nhau. Các phò mã, công chúa cùng nhau đứng chầu cạnh bên. Sau mấy tuần rượu chén mừng, chén chúc không ngớt, Đức vua vui quá uống cạn không biết bao nhiêu ly đến nỗi say mèm, không còn gượng dậy nổi . Vua vào nằm nghỉ không cần biết đến các quan đang thay nhau vái tạ lui về. Đến giữa khuya ,vua mới tỉnh giấc. Chung quanh vắng vẻ không còn ai. Vua hỏi cận thần: “Sao không thấy hai phò mã ở lại chầu ta?” Bấy giờ Vua mới biết hai phò mã về phủ đã lâu. Đồng hồ điểm đầu canh ba, tức khoảng 12 giờ đêm. Vua nổi trận lôi đình thét mắng: “Ta cho các ngươi quyền bính là để có chỗ tin cậy, hôm mai có người thân chầu chực đền rồng. Bên tả, bên hữu luôn luôn có người đề phòng bất trắc cho ta. Vậy mà đêm hãy còn khuya, các người đã bỏ về chẳng buồn quan tâm đến sự an nguy trong lúc ta còn đang say chưa tỉnh. Giang sơn này ta sẽ giao lại cho người khác, nếu như phò mã thứ ba là người tài đức, trẫm sẽ trao quyền”. Vua cho vời hoàng hậu đến kể lại mọi chuyện. Hay được cớ sự, hoàng hậu tâu vua: “Công chúa Diệu Thiện cũng đã đến tuổi cập kê. May ra sẽ kén được rể hiền để sau này có thể kế nghiệp chăm sóc giang sơn”.


Đức vua Trang Vương truyền chỉ, cho đòi công chúa thứ ba vào chầu. Công chúa vâng lệnh và lập tức vào hầu cha. Vua phán: “Ba, con đã đến tuổi trưởng thành, hai chị con đã yên bề gia thất. Trong yến tiệc mừng thọ vừa qua, hai phò mã đã làm ta vô cùng thất vọng. Nay ta muốn con hãy xem xét lại việc nhà, việc nước rồi quyết định việc riêng của mình. Trong triều hãy còn rất nhiều quan văn, quan võ. Con hãy chọn lấy một người tài đức. Nếu như con đẹp ý vừa lòng chọn lựa người nào thì cha sẽ phong cho quyền cao chức trọng chẳng khác nào hoàng tử để ta truyền ngôi báu sau này”.

Công chúa Diệu Thiện đứng lặng hồi lâu không thốt nên lời. Từ lúc nghe cha khuyên dạy như thế, nàng cảm thấy buồn lo vô cùng vì biết rằng mình khó có thể làm đẹp lòng vua cha. Công chúa cúi đầu quỳ lạy đức vua lựa lời phân giải: “Thưa cha - ơn sinh thành dưỡng dục của cha như trời biển con chưa đền đáp. Cha dạy sao con phải vâng theo mới phải đạo làm con, lẽ nào con dám làm trái ý để cha mẹ phải buồn lòng. Nhưng… bẩm cha, con từ lúc sinh ra đến giờ chỉ tin vào đường tu đạo giải thoát của đức Phật, vì thế con không muốn lập gia đình, ngại e vướng bận không thực hiện được việc tu học của mình”. Vua nghe lấy làm tức giận, quát mắng: “Con thật là quái đản, nói năng lạ lùng không thể nghe lọt tai. Ta đường đường là một vị vua, làm chúa cả một toà đền đài, cung vàng, điện ngọc, tôn nghiêm uy quyền một cõi. Lẽ đâu ta lại để con gái yêu quý của mình đi theo những kẻ tu hành khất thực lang thang khắp nơi! Thật là xấu hổ!”. Công chúa cúi đầu khấn lạy cha lần nữa, cố gắng thuyết phục: “Thưa cha, lầu loan gác phượng ai cũng yêu thích mơ ước. Trân châu, thứ trang sức quý giá ai cũng muốn có nhiều. Chuyện phu thê, ai cũng thích có đôi có bạn để không bị cô đơn. Nhưng… thưa cha, trong lòng con chỉ thích được xuất gia để học đạo. Điều đó đến với con cũng tự nhiên như tính nết bẩm sinh do trời phú cho, xin cha đừng ép uổng việc nợ duyên để con phải khổ tâm”. Đức vua nghe xong, cơn giận bốc lên như sấm như sét, ai cũng lấy làm kinh sợ. Công chúa thấy vậy, cúi lạy vua cha lời lẽ chân thành: “Thưa cha, xin cha bớt giận kẻo ảnh hưởng đến sức khỏe. Cha vì quá thương con nên mới ép buộc con lập gia đình, vậy xin cha hãy chọn cho con một người thuộc dòng dõi lương y”. Vua lấy làm ngạc nhiên: “Quan văn, quan võ không thiếu sao con lại đem thân cành vàng lá ngọc sánh vai với kẻ tầm thường như vậy?”

Công chúa tâu: “Thưa cha, kẻ ấy tuy là một kẻ bình thường, nhưng nghề lương y là một nghề lương thiện có thể cứu nhân độ thế, giúp đỡ cho bá tánh rất nhiều”. Vua nghe càng nổi trận lôi đình, ra lệnh bắt công chúa đem đày đọa sau vườn, không cho ở trong cung cấm nữa.
Added lines 1-40:
!1. Vua Trang Vương Cầu Tự

Vào thời xa xưa, ở tại vương quốc Hưng Lâm thanh bình yên ả, nhà nhà đều sống trong cảnh no ấm hạnh phúc dưới tài “chăn dân trị nước” của vua Diệu Trang Vương. Trong triều đình không thiếu thứ chi. Sáu cung do chính phi Bảo Đức Bá Nha cai quản ngọc nga,ø châu báu chất đầy. Tuy vậy, cung vàng, điện ngọc vẫn không làm nhµ vua vui ®­ỵc bëi cho ®Õn nay, hoµng hËu vẫn cßn hiÕm muộn, chưa sinh được một hoàng nam để nối ngôi vị đế vương cho hoàng tộc. Nhà vua vẫn thường nói với hoàng hậu : “Có lẽ là do ta đã sát sinh nhiều quá chăng? Bởi vì trong phép dụng binh như lửa cháy trong lúc giặc giã loạn lạc làm sao không có kẻ chết oan uổng bởi đao kiếm? Có thể ta đã quá tay khi tàn sát không nương tay đối với quân giặc ngoài biên cương chăng?”

Thấy đức vua luôn bị dằn vặt bởi vì quá mong muốn có được một người con mà đâm ra nghĩ ngợi lẩn thẩn. Hoàng hậu bèn an ủi: “Tâu bệ ha, nếu như có đạo trời báo ứng, nhân quả hiện tiền thì chúng ta hãy lập đàn tràng giải oan cho những người đã khuất để họ an lòng ra đi không quấy quả chúng ta nữa. Gần đây có đền Tây Nhạc Đế Cung là chốn linh thiêng dân chúng đến đó cầu gì được nấy. Dám xin bệ hạ sớm sắm sửa lễ vật để chúng ta cùng đến đền thiêng, trước là giải oan cho chiến sĩ trận vong sau là cầu xin một hoàng nam cho bệ hạ”. Đức vua nghe thế lấy làm mừng rỡ, Ngài cười vui sai Triệu Chấn, một vị quan cận thần, lập tức sắm sửa hương quả, đèn dầu… và biết bao nhiêu đồ tế lễ trang nghiêm để dâng cúng thần linh. Ngài còn ra lệnh cho 2 vị quan tâm phúc là Đát Nam, Chi Đô mua sắm đầy đủ lễ vật để cúng dường đền chùa và truyền lệnh cho sư cả trụ trì là Chí Không lập đàn chay cúng tế bảy ngày bảy đêm. Sư Chí Không vâng lệnh vua tụng kinh suốt bảy ngày đêm. Còn vua và hoàng hậu thì thành tâm cầu tự . Tất cả mọi người trong chùa gần sư cả và các vị khác gồm năm mươi người lập đàn tràng, chuông trống bát nhã gióng lên rộn rã. Bàn hương án nghi ngút khói hương, nước cam lồ do chính sư trưởng vẩy bằng nhành dương liễu như mưa bụi bay khắp đàn tràng. Từ xa, vua và hoàng hậu ngự xe loan hành hương uy nghi thẳng lên đàn tế lễ.

Trên lễ đài, vua ngồi trên , sư giữa, và hai bên là hoàng hậu và các cung tần thành kính chắp tay hướng về lễ đài. Đức vua quỳ xuống chí thành cầu khấn : “Quả nhân từ khi kế nghiệp tiên đế, vâng mệnh trời trị nước chăn dân, khắp nơi đều được no ấm yên vui, nhưng không hiểu vì sao mãi cho đến nay vẫn chưa có con để nối dõi tông đường. Nếu như trong lúc dụng binh, trẫm đã sát hại quá nhiều sinh linh vô tội để họ phải chết oan uổng khó thể siêu sinh, do vậy hôm nay trẫm lập đàn tràng xin nhận lỗi lầm của mình trước trời đất. Cầu xin chư thần Phật nhận cho lễ vật và lòng thành của quả nhân, tế độ cho các vong nhân vị quốc hy sinh. Sau nữa, xin chư thần tâu với thiên đình ban cho trẫm một hoàng tử để nối ngôi trời trị vì thiên hạ” . Vua quay sang phán với các sư: “Các vị hãy thành kính phụng thờ Tam Bảo, cầu nguyện chư thần Phật giúp ta, nếu như hoàng tử giáng sinh thì trẫm sẽ ban thưởng hậu hỉ cho các khanh”. Sau đó, đức vua và hoàng hậu cùng đoàn tùy tùng trở về hoàng cung .Đền thiêng nghi ngút khói hương theo gió như vẫy chào đoàn người thành tâm cầu nguyện quay trở về hoàng cung.


Thần miếu thấy sớ đốt lên lập tức hội họp các thần dưới trướng xem xét sự tình nơi thế gian ra sao? Được biết vua Trang Vương lập đàn chay để cầu siêu và cầu con, các thần bèn dùng thiên lý nhãn nhìn khắp cõi từ thượng giới, trung giới cho đến hạ giới để xem có ai sắp hóa sinh chuyển kiếp chăng? Dưới đôi mắt thần, các vị phát hiện gần dưới chân núi Linh Thứu có một gia đình sống rất phúc đức đã ba đời, gây nhiều thiện duyên trong kiếp này, đến đời ông trưởng giả hiện tiền càng nhân hậu, thuần lương. Ông không tham của cải, tiền bạc, coi chuyện giàu sang như áng mây nổi giữa trời bởi ông biết tiền của không bền, nay còn mai mất… Ông chỉ yêu thích làm việc thiện giúp đỡ bà con xóm giềng. Mọi người đều biết tiếng, xa gần luôn ngợi khen những việc làm nhân ái của ông.

Ông trưởng giả hiền đức sinh được ba người con trai đều hiền lành, nhân hậu như ông. Hai người con đầu tên là Thi Văn, Thi Phả. Người con thứ ba là Thi Thiện còn được tiếng là rất hiền lành, nhân đức thuần hòa hơn cả hai anh. Gia đình ông trưởng giả nhân hậu như thế vẫn không tránh khỏi “tai bay vạ gió” của người đời. Có lẽ là do “nghiệp chướng” còn lại từ kiếp trước chăng? Một hôm có tên Vương Cật vốn là kẻ gian xảo ở nơi khác đến. Hắn vốn là tên cướp núi, thường quấy quả dân chúng nộp mãi lộ, cướp của giết người không gớm tay. Quân triều đình truy bắt, đuổi đánh đến cùng. Hắn chạy vào nhà ông trưởng giả, lạy lục van xin cưú mạng. Thấy hắn đói khát ông Trưởng giả chạnh lòng thương hại, cho ăn như người lỡ độ đường và cho hắn tá túc trong nhà. Ba người con trai biết chuyện hết sức can ngăn cha: “Hắn là quân trộm cướp gian ác, cha chớ nên gần gũi. Quan quân triều đình đã đánh dẹp để yên lành cho bá tánh. Thế mà nhà ta dung chứa giúp đỡ cho hắn, e rằng sẽ chuốc lấy phiền lụy đấy, thưa cha". Tên Vương Cật vốn là quân trộm cướp, tính khí hung hăng. Sau khi được ăn uống no đủ, phục hồi sức khoẻ. Hắn trở lại rừng núi và đi cướp phá dân lành. Hắn tha hồ giết người cướp của, đốt nhà không nương tay, hàng trăm người bị chết dưới tay hắn, tử khí oan khuất xông lên đến tận trời xanh.

Ngọc Hoàng nghe thấy gọi chư thần lên phán hỏi duyên cớ, biết được cơ sự ngài nổi trận lôi đình khiển trách họ Thi vốn ăn ở hiền đức mà không có trí xét đoán, cứu giúp một tên cướp để cho hàng trăm mạng người dân lành phải chết oan uổng, biết bao gia đình phải đau khổ, âu sầu, lỗi ấy một phần do gia đình họ Thi gây nên. Để trừng phạt , vua trời truyền lệnh bắt gia đình họ Thi cùng ba người con trai đem giam vào trong động đá.

Thần miếu tâu qua mọi cớ sự xảy ra cho gia đình ông trưởng giả họ Thi, và xin chư thần ở thượng giới tâu giúp lên thiên đình xin vua trời tha tội cho ba người con trai được giáng sinh trở lại trần gian. Điều đó hợp với nguyện vọng của vua Trang Vương. Bấy giờ Đức Tây Nhạc Thần thay mặt cho các thần ở cõi trời vào trình tấu lên Ngọc Hoàng: “Tâu Thượng Đế, ở hạ giới có vua Trang Vương thành tâm lập đàn tràng cầu con. Thần xem thấy nhà họ Thi có ba con trai, vốn gia đình phúc đức xưa nay. Chỉ vì quá thương người mà cứu lầm tên cướp khiến nên nỗi tai bay vạ gió. Xét tình cảnh đáng thương, dám xin Ngài rộng lòng tha lỗi cho họ, mở đường cho họ được chuyển kiếp đầu thai trở lại dương gian.Trước là vua Trang Vương có con nối dõi, sau là gia đình họ Thi cũng được ơn cứu độ để tái sinh làm người”.

Ngọc Hoàng nghe lời hữu lý, truyền cho thần Tây Nhạc vào động cầm theo lệnh tha cho gia đình họ Thi. Ba người con trai chuyển kiếp làm nữ nhi. Ba hồn, chín phách của mỗi người đang được trả về để chờ đợi giờ thác sinh, nhập thai trở lại kiếp người.


Vua Trang Vương tuy sát nghiệp nhiều, nhưng lòng thành tâm khẩn cầu trời đất cũng hết sức chí thành khiến cho chư thần trên thượng giới đều cảm động. Và điều mầu nhiệm đang xảy ra : Chánh cung hoàng hậu đã thụ thai. Vua chi xiết mừng rỡ, càng tin tưởng vào sự linh ứng của thần Tây Nhạc và rất biết ơn thần đã cho lời cầu xin của mình trở thành hiện thực.

Chẳng bao lâu đã đến ngày hoàng hậu khai hoa nở nhụy, bà hạ sinh được một công chúa đặt tên là Diệu Thanh. Vua không được hài lòng cho lắm, Ngài chỉ muốn sinh con trai và cho rằng: “Sinh con gái cũng như không có con”. Năm sau hoàng hậu lại mang thai, vua nghĩ lần này nếu sinh được hoàng tử chắc không còn gì vui bằng. Vậy mà đến ngày mãn nguyệt khai hoa, hoàng hậu lại sinh thêm một công chúa nữa. Vua lấy làm bất bình, toan giết đi bởi quá thất vọng. Triều thần ra sức can gián, vua mới nguôi giận xá tội cho công chúa và đặt tên là Diệu Âm. Tháng lại, ngày qua hoàng hậu lại báo tin mừng bà đã có thai. Trong hoàng cung sực nức mùi hương như ở cõi trời. Điều lạ lùng là hào quang tỏa sáng khắp nơi, một thứ ánh sáng dịu dàng thuần khiết tỏa khắp bảo đài, cung điện. Vua Trang Vương vui mừng không kể xiết. Ngài nghĩ rằng lần này khác hẵn hai lần trước, chắc chắn sẽ sinh được một hoàng tử như lòng Ngài đã mơ ước bởi có nhiều điềm tốt đã xảy ra.

Thời gian thấm thoát như thoi đưa, đủ ngày đủ tháng hoàng hậu lại sinh được một công chúa mặt hoa, da phấn, dáng vẻ sáng sủa thông minh. Công chúa nhiều tướng tốt hơn hẳn hai chị: cổ cao 3 ngấn, miệng cười rạng rỡ như trăm hoa nở. Khuôn mặt tròn như trăng rằm, phúc hậu, đôi chân mày thanh tú, tướng mạo sáng sủa khác hẳn người thường. Tuy còn trẻ thơ, xinh đẹp, thông minh cốt cách phi phàm chẳng khác gì một tiên nữ giáng trần. Ai ai nhìn thấy cũng sinh lòng kính yêu, quý trọng. Đức vua cảm thấy trong lòng xốn xang, khó chịu khi nghe sinh công chúa.Vua không vui chút nào. Ngài phán bảo: “Ta nay đã ngoài năm mươi tuổi rồi, vậy mà chưa sinh được hoàng tử thì lấy ai nối ngôi trị vì thiên hạ? Bất đắc dĩ lại sinh ba con gái thì ta còn biết nói làm sao? Quan cận thần Triệu Chấn bèn quì xuống tâu vua: "Dám xin bệ hạ yên lòng, bởi ý trời đã định như thế rồi. Trong sử sách xưa nay không phải là không có: vua Nghiêu nhường quyền cho vua Thuấn, vua Thuấn lại trao quyền cho họ Vũ vốn là người hiền. Trong sử sách còn ghi chép lại, người khó có thể cải mệnh trời được. Xin Thánh Đế yên lòng nuôi nấng ba công chúa cho đến lúc trưởng thành. Bấy giờ sẽ kén phò mã anh hùng, tài ba, hiền đức, để thay quyền nối dòng tổ tiên…" Vua nghe xong bớt buồn phiền, truyền cho thị nữ chăm sóc công chúa Ba cẩn thận.


Công chúa Ba cùng với hai chị sống êm đềm trong cung vàng điện ngọc chẳng khác nào Hằng Nga trên cung trăng. Càng lớn công chúa càng xinh đẹp. Trong chốn khuê môn trướng rũ màn che, cả ba công chúa được chăm sóc như nhau, cùng lớn khôn trong sự nuông chiều, cưng yêu rất mực của hoàng hậu. Đặc biệt công chúa Ba, tức công chúa Diệu Thiện dung ngôn, tâm tính khác hẳn người thường. Tuy là khuê nữ nhưng nàng không trang điểm, cũng chẳng ham vui chơi các cuộc vui trần thế, hội hè. Nàng thích ăn chay, niệm Phật, ngôn ngữ từ ái, dịu dàng khiến người nghe an tâm, càng thấy hoan hỉ, trong lòng vơi hết đau khổ, phiền muộn.

Một hôm, cả ba cùng ra dạo chơi vườn hoa ngày xuân.Trong tiết xuân ấm áp, công chúa Diệu Thanh nói với hai em: “Chúng ta có được cuộc sống thanh nhàn, vui vẻ như thế này là nhờ ơn đức của mẹ cha, trong đời có mấy ai được như thế?” Công chúa Diệu Âm cũng phụ họa: “Mai này khôn lớn, có gia đình riêng, mỗi người theo chồng về một phương, dễ gì chúng ta được sống chan hòa cùng nhau như hiện giờ !" Công chúa Diệu Thiện chẳng nói gì, chỉ tần ngần nhìn hoa cười nhẹ nhàng. Thấy em im lặng, hai chị cứ gặn hỏi mãi xem nàng có tâm sự gì không? Bấy giờ, công chúa mới bày tỏ quan niệm sống của mình: “Theo em đời người cũng như giấc mộng mà thôi, có đấy rồi mất đấy. Nếu chạy theo danh lợi, vật chất phù du thì chẳng khác nào con rối trên sàn diễn. Dù có giàu sang, nhứt phẩm uy quyền thì cũng chỉ sống đến một thời gian có hạn mà thôi. Huống chi là con người sống ở trần gian chỉ quanh quẩn mãi trong kiếp luân hồi, thật là đáng thương! Nếu chúng ta lập gia đình thì còn bị ràng buộc trong đạo cương thường. Tình nghĩa vợ chồng tuy là gắn bó, mặn nồng nhưng rồi đến lúc cũng phải chia lìa bởi việc sống chết không biết xảy đến lúc nào. Có mấy ai uống chung chén vàng mãi đến trăm năm? Nghĩ đến lúc đó, ai mà chẳng buồn rầu? Thế cho nên, em nghĩ hãy tu lấy bản thân mình - chỉ có con đường Đạo - mới có cơ may giúp con người thoát ra khỏi cảnh sống, chết luân hồi triền miên đó. Mai kia, nếu đắc đạo, vãng sinh về đất Phật, thân ta sẽ không còn chịu cảnh luân hồi sinh tử nữa. Bấy giờ , trên thì ta có thể báo đền ơn đức của mẹ cha, giữa thì tế độ cho người cùng cảnh ngộ và dưới thì cứu giúp cho những loài thấp hơn ta như ngạ quỉ, súc sanh…"


Công chúa Diệu Thiện chưa nói hết lời bỗng có lệnh truyền của đức vua cho đòi ba công chúa vào chầu. Vua bảo: “Nay các con đã đến tuổi trưởng thành, còn đợi điều chi mà không sớm lo bề gia thất ?” Hai chị quỳ xuống tâu với Phụ Hoàng : “Nếu như cha đã có ý định liệu lương duyên cho chúng con thì chúng con chẳng dám cãi lời. Cha, mẹ định thế nào chúng con xin vâng theo thế ấy ạ”. Nghe hai công chúa tâu thế vua rất lấy làm hài lòng, vui mừng. Vua kén chọn trong số các quan triều thần được hai phò mã rất ưng ý: Một trạng nguyên quan văn họ Triệu, vua gả cho công chúa Nhất, Diệu Thanh và một trạng nguyên quan võ họ Hà thạo nghề cung kiếm , vua gả cho công chúa Hai, Diệu Âm. Cả hai phò mã đều được vua tin dùng ban cho một vùng đất riêng: kẻ ở cung Đông, người ở cung Đoài thường xuyên lui tới chầu chực, vấn an sức khỏe vua mấy năm liền không hề xao lãng. Thấm thoát Đức vua Trang Vương đã đến tuổi thất tuần. Triều đình tổ chức lễ mừng thọ vua. Mặt rồng hớn hở, vua tôi họp mặt vui vầy bên nhau. Các phò mã, công chúa cùng nhau đứng chầu cạnh bên. Sau mấy tuần rượu chén mừng, chén chúc không ngớt, Đức vua vui quá uống cạn không biết bao nhiêu ly đến nỗi say mèm, không còn gượng dậy nổi . Vua vào nằm nghỉ không cần biết đến các quan đang thay nhau vái tạ lui về. Đến giữa khuya ,vua mới tỉnh giấc. Chung quanh vắng vẻ không còn ai. Vua hỏi cận thần: “Sao không thấy hai phò mã ở lại chầu ta?” Bấy giờ Vua mới biết hai phò mã về phủ đã lâu. Đồng hồ điểm đầu canh ba, tức khoảng 12 giờ đêm. Vua nổi trận lôi đình thét mắng: “Ta cho các ngươi quyền bính là để có chỗ tin cậy, hôm mai có người thân chầu chực đền rồng. Bên tả, bên hữu luôn luôn có người đề phòng bất trắc cho ta. Vậy mà đêm hãy còn khuya, các người đã bỏ về chẳng buồn quan tâm đến sự an nguy trong lúc ta còn đang say chưa tỉnh. Giang sơn này ta sẽ giao lại cho người khác, nếu như phò mã thứ ba là người tài đức, trẫm sẽ trao quyền”. Vua cho vời hoàng hậu đến kể lại mọi chuyện. Hay được cớ sự, hoàng hậu tâu vua: “Công chúa Diệu Thiện cũng đã đến tuổi cập kê. May ra sẽ kén được rể hiền để sau này có thể kế nghiệp chăm sóc giang sơn”.


Đức vua Trang Vương truyền chỉ, cho đòi công chúa thứ ba vào chầu. Công chúa vâng lệnh và lập tức vào hầu cha. Vua phán: “Ba, con đã đến tuổi trưởng thành, hai chị con đã yên bề gia thất. Trong yến tiệc mừng thọ vừa qua, hai phò mã đã làm ta vô cùng thất vọng. Nay ta muốn con hãy xem xét lại việc nhà, việc nước rồi quyết định việc riêng của mình. Trong triều hãy còn rất nhiều quan văn, quan võ. Con hãy chọn lấy một người tài đức. Nếu như con đẹp ý vừa lòng chọn lựa người nào thì cha sẽ phong cho quyền cao chức trọng chẳng khác nào hoàng tử để ta truyền ngôi báu sau này”.

Công chúa Diệu Thiện đứng lặng hồi lâu không thốt nên lời. Từ lúc nghe cha khuyên dạy như thế, nàng cảm thấy buồn lo vô cùng vì biết rằng mình khó có thể làm đẹp lòng vua cha. Công chúa cúi đầu quỳ lạy đức vua lựa lời phân giải: “Thưa cha - ơn sinh thành dưỡng dục của cha như trời biển con chưa đền đáp. Cha dạy sao con phải vâng theo mới phải đạo làm con, lẽ nào con dám làm trái ý để cha mẹ phải buồn lòng. Nhưng… bẩm cha, con từ lúc sinh ra đến giờ chỉ tin vào đường tu đạo giải thoát của đức Phật, vì thế con không muốn lập gia đình, ngại e vướng bận không thực hiện được việc tu học của mình”. Vua nghe lấy làm tức giận, quát mắng: “Con thật là quái đản, nói năng lạ lùng không thể nghe lọt tai. Ta đường đường là một vị vua, làm chúa cả một toà đền đài, cung vàng, điện ngọc, tôn nghiêm uy quyền một cõi. Lẽ đâu ta lại để con gái yêu quý của mình đi theo những kẻ tu hành khất thực lang thang khắp nơi! Thật là xấu hổ!”. Công chúa cúi đầu khấn lạy cha lần nữa, cố gắng thuyết phục: “Thưa cha, lầu loan gác phượng ai cũng yêu thích mơ ước. Trân châu, thứ trang sức quý giá ai cũng muốn có nhiều. Chuyện phu thê, ai cũng thích có đôi có bạn để không bị cô đơn. Nhưng… thưa cha, trong lòng con chỉ thích được xuất gia để học đạo. Điều đó đến với con cũng tự nhiên như tính nết bẩm sinh do trời phú cho, xin cha đừng ép uổng việc nợ duyên để con phải khổ tâm”. Đức vua nghe xong, cơn giận bốc lên như sấm như sét, ai cũng lấy làm kinh sợ. Công chúa thấy vậy, cúi lạy vua cha lời lẽ chân thành: “Thưa cha, xin cha bớt giận kẻo ảnh hưởng đến sức khỏe. Cha vì quá thương con nên mới ép buộc con lập gia đình, vậy xin cha hãy chọn cho con một người thuộc dòng dõi lương y”. Vua lấy làm ngạc nhiên: “Quan văn, quan võ không thiếu sao con lại đem thân cành vàng lá ngọc sánh vai với kẻ tầm thường như vậy?”

Công chúa tâu: “Thưa cha, kẻ ấy tuy là một kẻ bình thường, nhưng nghề lương y là một nghề lương thiện có thể cứu nhân độ thế, giúp đỡ cho bá tánh rất nhiều”. Vua nghe càng nổi trận lôi đình, ra lệnh bắt công chúa đem đày đọa sau vườn, không cho ở trong cung cấm nữa.


Page last modified on July 15, 2015, at 07:57 AM