VH.NHỮNGNGÀYĐIDẠY History
Hide minor edits - Show changes to output - Cancel
Added lines 1-89:
!Những ngày đi dạy
Lớp học im phăng phắc. Chỉ những giờ làm bài kiểm tra các em mới có được sự yên lặng như thế. Tôi đi một vòng để quan sát, nhắc nhở những điều cần thiết dù sau khi chép đề bài lên bảng tôi đã dặn dò rất kỹ. Vẫn còn một vài em vi phạm những lỗi nhỏ – quên ghi tên, lớp…, chưa chừa chỗ sửa, quên kẻ ô điểm và lời phê của giáo viên v.v… Thậm chí có em còn ghi bài bằng mực đỏ nữa. Sau khi dặn dò lần chót tôi trở về bàn ngồi xem các em làm việc.
_ “Thưa cô, con quên kẻ ô điểm, kẻ sau được không ạ?” Tôi ngẩn lên – lại vẫn con bé Hằng lơ đễnh – lúc nào cũng quên những điều mà tôi đã dặn dò không biết bao nhiêu lần trước khi làm bài. Thế mà lần nào chấm bài Hằng cũng vi phạm. Khi thì quên ghi tên, lớp, khi thì quên chép đề bài, khi thì quên cả chừa chỗ sửa. Dù thế, tôi vẫn không hề bực dọc, ôn tồn trả lời :
_ “Con lấy tờ giấy khác làm lại từ đầu đi!” Tuy không cáu giận, nhưng giọng nói tôi rất nghiêm khắc khiến cho cô bé phải thi hành ngay tức khắc. Đối với học sinh của tôi, tôi thương chúng lắm. Tôi coi các em như đàn con nhỏ của tôi. Nhất là sau ngày đứa con đầu lòng yêu qúi của tôi mất đi ! Thì học trò đối với tôi gần như là tất cả. Thiếu chùng tôi thấy mình trở nên vô dụng trong cái thế giới phức tạp này. Mỗi khi bước vào lớp, tôi thấy lòng rung lên trước những cặp mắt to tròn, đen lay láy ngước lên như cờ đợi , âu yếm. mỗi khi bận tiếp một phụ huynh nào đó đến bất ngờ, tôi nóng ruột không yên vì tôi biết trên lớp các học sinh của tôi đang mong ngóng, trông đợi cô đến như mong mẹ về chợ. Quả nhiên vừa đến đầu thang tôi đã thấy các em thập thò xem tôi đã lên lớp chưa ?
_ “Cô ơi bút con hết mực.”
Tôi nhìn xuống – Thắng láu đây mà – rất ít khi cậu ta chịu làm bài. Mà hễ khi nào có giờ kiểm tra là quên bút , quên giấy hoặc … hết mực! Tôi rời bàn đi xuống tận nơi. Hiệp ngồi cạnh nói thêm vào:
_ “Nó nói thật đấy cô ạ.”
Tôi quay sang phía khác :
_ “Em nào có bút dư cho bạn Thắng mượn đỡ vậy.”
Tôi trở về bàn của mình. Không mấy khi tôi đến cạnh bàn khi các em làm bài , vì tôi biết dù muốn dù không tâm trí các em có thể bị chi phối khó mà tập trung để làm bài cho hay. Nhất là đối với đề bài hôm nay: “ Phân tích đặc điểm tâm lý của chị Dậu trong tác phẩm “Tắt Đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố dể thấy được đức tính chịu thương chịu khó, giàu lòng yêu thương chồng con và tinh thần đấu tranh tự phát của người phụ nữ Việt Nam.” Đầu đề có hơi dài nhưng tôi cố ý ra đề như thế để bớt cho các em một phần việc là tự khám phá ra các đặc điểm nói trên. Bây giờ các em chỉ việc tìm dẫn chứng qua tác phẩm và sử dụng khả năng lý luận của mình nữa mà thôi. Có lẽ trong nghề dạy học – rỗi nhất – là lúc học sinh làm bài kiểm tra. Hai tiết học tôi không có việc gì làm ngoài việc quan sát từng học sinh của mình. Dù là lớp chủ nhiệm hay lớp bộ môn tôi đều xem các em như nhau. Không có sự phân biệt trong tình thương tôi dành cho các em. Có lẽ biết thế nên vào lớp nào các em cũng dành cho tôi sự quý mến chân thật. Các em kể lể với tôi mọi chuyện, kể cả chuyện gia đình của các em v.v…Tôi nhìn xuống lớp. Ồ ! Dễ thương làm sao ! Khi những gương mặt ngây thơ , hồn nhiên ra dáng suy nghĩ . Chúng đang tìm ý để sắp xếp câu văn đây mà. Kia là Huy, em lớp trưởng, rất to con. Mới mười bốn tuổi mà đã ra dáng thanh niên rồi. Giọng nói thì ồ ề khiến mỗi khi cất giọng là cả lớp đều cười. Được cái Huy rất nghiêm nên cả lớp không em nào dám giỡn mặt. Vả lại Huy rất tốt với các bạn nên được các bạn quý mến lắm. Còn Hằng, cô bé lớp phó học tập, thì lại rất nhỏ con. Trông như cô bé lên mười. Ay thế mà học giỏi ghê lắm – môn nào cũng xuất sắc, năm nào cũng đạt danh hiệu học sinh giỏi nên được các bạn nể lắm . Tôi ngồi nhẩm tên từng em để giết thì giờ. Đấy là Trâm điệu. Tôi cũng không hiểu sao cả lớp lại đặt tên cho cô bé như thế dù trước mặt tôi, nó cũng bình thường như hầu hết các nữ sinh khác. Ngồi bên cạnh Trâm là Hoà nổ rồi Hoàng cao, Phương chuột v.v… mỗi một cái tên đều kèm theo một biệt hiệu ngộ nghĩnh. Tất cả lúc này đang tập trung suy nghĩ để tìm ý cho bài văn của mình. Những cái nhíu mày để moi ra một ý mới, những cặp mắt nhìn đăm đăm một chỗ hoặc lơ đễnh xuyên qua cửa sổ, những cây bút gò gẫm, thao thao trên trang giấy… Điều đó rất gần gũi và thân thuộc đến nỗi tôi tưởng như hình ảnh của chính mình ngày nào. Thuở còn đi học, tôi đã có ý nghĩ mình sẽ mãi mãi gắn bó với cái không khí hồn nhiên , vô tư nầy. Đó là trường, là lớp, là phấn trắng, là bảng đen, là học trò… Và thời gian tưởng như trôi đi nhưng thật ra là trở lại, thời gian tưởng chừng như là thuộc về quá khứ nhưng thật ra là tương lai… Cái đã mất và cái hãy còn lẫn lộn vào nhau giữa không gian vô tận, bình thường nhưng vô thường đó. Thỉnh thoảng, gặp lại một vài bạn cũ cùng lớp xưa kia, họ vẫn thường bảo tôi:
_ “Mầy chọn làm chi cái nghề bạc bẽo đó. Hết lòng dạy dỗ con cái người ta nhưng có ai nhớ ơn mình đâu.” Tôi chỉ cười không đáp. Vấn đề là quan niệm sống của nó không giống tôi. Mà thật ra rất ít khi ta có được người bạn thật đồng điệu. “ Cái nghề giáo viên quèn của chúng tôi chẳng có danh vọng gì mà gần như vô vọng nữa”. Nhưng không phải là không có lúc chúng tôi được hưởng những niềm vui thầm kín : Một em nhỏ thì thầm tâm sự với mình những điều mà em không dám thổ lộ với bạn bè, hay với cha mẹ. Đôi khi còn hỏi ý kiến mình để quyết định làm một công việc nào đó nữa. Thật ra, đó là sự thương yêu, tin cậy. Điều đó cũng đủ an ủi bao nhiêu năm tận tụy với nghề rồi! Thử hỏi, trên đời này có mấy ai được tin cậy như thế ?
Trong lớp tôi chủ nhiệm có 4 em thuộc loại cá biệt. Mỗi em một vấn đề khác nhau và cũng nghiêm trọng không kém. Thiện đầu gấu, học yếu, lầm lì với thầy cô vào lớp chỉ để quậy phá. Minh lười, hay trốn học. Một tuần lễ chỉ đi học cao lắm là 3 ngày hoặc chỉ học tiết 2, 3 rồi “lặn” mất. Tâm nhí, rất nhỏ con, thường xuyên đánh lộn với lớp bên cạnh và ngay cả bạn cùng lớp nữa. Sau cùng là Chưởng gầy, cậu bé ồm đến nổi tưởng như không đủ sức để học. Ay thế mà thuộc loại con nhà khá giả, con út nên gia đình hết sức nuông chiều và học thì thuộc loại quá yếu. Bà mẹ ngày nào cũng dắt đến tận lớp và giờ về thì chực trước cổng để đón. Thế nhưng, hôm nào mẹ bận thì vào lớp điểm danh cũng chẳng thấy đâu cả. Thú thật, nhiều lúc tôi cũng muốn đuổi cả bốn em cho xong. Trước hết là để giữ điểm thi đua, sau nữa là khỏi phải nghe các giáo viên bộ môn phàn nàn về các em. Thế nhưng, khi tìm đến nhà các em để thông báo. Tôi đã khựng lại rồi chần chừ và cuối cùng bỏ ý định trả các em về gia đình.
Không ai có thể tưởng tượng được cảnh sống của gia đình em Thiện. Mẹ em đi mua ve chai cả ngày. Cha em thì say sưa không mấy khi tỉnh táo để kiểm tra bài vở, săn sóc con cái. Có hôm tôi đi xếp hàng mua gạo thấy em đang giành nhau với những đứa trẻ khác để được đẩy gạo thuê. Thấy tôi, em lẫn đi rất nhanh khiến tôi ngỡ mình trông lầm. Những em khác cũng chẳng sung sướng gì hơn. Tâm nhí phải đi bán vé số. Minh lười thì luôn chầu chực ở các rạp hát để bán vé “chợ đen”. Riêng Chưởng gầy thì may mắn hơn. Em không phải lo kiếm sống như các bạn vì đã có mẹ em lo. Bà lại rất cưng con. Khi nghe tôi thông báo bà gần như khóc nức nỡ, ôm lấy tôi:
_ “Cô thương cháu với. Từ ngày ba cháu bỏ mẹ con tôi đến giờ thì cháu mới hư thế chứ trước kia…”
Bà không nói trọn câu. Lấy khăn tay hỉ mũi rồi mời tôi dùng nước. Bà gần như tâm sự với tôi về gia đình mình. Thì ra, bố Chưởng còn chứ không mất như trong phiếu lý lịch mẹ em ghi đầu năm. Trước đó, ông bà ở Hà Nội. Bố Chưởng là một cán bộ cao cấp trong chính quyền. Sau ngày giải phóng ông được chuyển vào Sài Gòn tiếp tục công tác. Chưa đầy một năm thì gia đình bắt đầu lục đục. Bố Chưởng tuy không ly dị hẳn nhưng bắt đầu bỏ bê gia đình, rồi một năm sau không còn lui tới để sống với gia đình mới bên người vợ trẻ, đẹp, nhỏ hơn bàđến 20 tuổi. Phần không có cha, phần mẹ quá cưng yêu nuông chiều, Chưởng đâm ra hư hỏng chỉ rong chơi theo bạn xấu… Tôi an ủi bà đôi câu rồi đành đứng lên từ biệt kèm theo sự gửi gấm của bà. Tôi vẫn nhận lời dù tôi biết khó mà sửa đổi một đứa bé đã quen nết, một đứa bé đã mất tin tưởng ở người lớn do ông cha thiếu trách nhiệm và một bà mẹ thiếu cứng rắn trong việc giáo dục con. Làm sao mà trong chín tháng trời, mỗi tuần chỉ có năm tiếng đồng hồ mà tôi có thể bắt nét trở lại cho một đứa bé đã bị gia đình làm cho chai lì đi rồi?? Quả thật, không phải dễ dàng. Tuy nhiên, “còn nước còn tát” tôi nghĩ vậy. Và tôi trở về với biết bao dự tính cho các em…
Trước ngày thành phố Sài Gòn giải phóng, tôi hãy còn đi học. Tuy vậy tôi cũng có đi dạy thêm mỗi tuần 12 tiết tại một trường của người Hoa. Lúc bấy giờ tôi vô cùng ngạc nhiên khi thấy tổ chức của trường Hoa cũng giống như bây giờ. Có nghĩa là một niên học chia làm hai học kì và mỗi lớp ngoài các giáo viên dạy bộ môn còn có một giáo viên chủ nhiệm trông coi các em cũng như cuối năm được trọn quyền đánh giá, duyệt xét các em về các mặt học tập, đạo đức, lao động và rèn luyện thân thể. Trong khi các trường Việt lúc bấy giờ hãy còn học theo kiểu thức cũ. Các trường công cũng như trừơng tư thục đều áp dụng cách dạy giống như nhau. Thầy cô chỉ việc giảng dạy trên lớp, ngoài ra không phải lo sổ sách, làm điểm, đánh giá học sinh hay các công tác chủ nhiệm khác… Mọi việc đó đã có văn phòng lo, Thầy cô chỉ việc cho điểm số chính xác vào sổ cái, còn thì giờ rất nhiều chỉ dùng để… đọc sách. Quả thật, đi dạy lúc đó tôi thấy sao mà nhàn quá. Nhất là đồng lương lại rất cao. Vừ a đi học, vứa đi làm như thế , mỗi tháng tôi được trả công khoảng mười tám ngàn. Một số tiền khá dư dả để chi xài mà không phải xin thêm tiền của cha mẹ. Thời giá lúc bấy giờ thật thấp nếu so với hiện giờ - 1970. Vàng từ 4000-5000 một lượng, gạo 60 đồng một ký. Nếu tính ra với số lương đó tôi có thể mua được khoảng 300 ký gạo hoặc hơn 3 lượng vàng. Thế mà bây giờ, mức lương tôi là 272 đồng. Lãnh thực sự với mọi thứ bù lỗ gạo, dầu, và trợ cấp khó khăn thường xuyên hàng tháng được tất cả là 29.600 đồng. Nhà nước cho thêm vào qũy bảo trợ nhà trường để hàng tháng mỗi giáo viên được lãnh chẵn 40.000 đồng. Số tiền to đấy chứ nhưng nếu so với vật giá bên ngoài thì thật là buồn cười. Vàng 340.000 đồng một lượng, gạo từ 650 – 700 đồng một ký. Nếu đem tiền lương ấy chia ra thì mỗi giáo viên được lãnh hơn 50 ký gạo 1 tháng hay chưa tới 3 phân vàng một tháng. Mức chênh lệch thật cao so với đồng lương trước kia. Tuy vậy, tôi vẫn thường tự an ủi động viên nhà tôi đừng bỏ nghề cao quí mà chúng tôi đã yêu thích và chọn lựa ngay từ lúc chúng tôi còn đi học.
Trong những đợt học chính trị hay chuyên môn đầu niên học, tôi có cái thú khi đến lớp. Không phải là được đi học mà là được gặp lại những người bạn, những người đồng nghiệp mà cứ mỗi năm chúng tôi lại thấy mất dần đi. Vui và sung sướng nhất là lúc gặp lại nhau, tay bắt, mặt mừng, hàn huyên mọi chuyện: từ chuyện con cái, gia đình đến những chuyện khó khăn, bực dọc ở nơi mình dạy. Trường này BGH rất dễ chịu biết thương yêu thông cảm với giáo viên không đặt nặng vấn đề thi đua… Trường kia BGH vô cùng “hắc ám” luôn luôn rình rập giáo viên, thậm chí khi giáo viên lên lớp, họ còn tìm cách đứng lấp ló ở cửa sổ để xem cách dạy, để kiểm tra tư tưởng của giáo viên khi đứng lớp. Đôi lúc vào dự giờ thăm lớp còn vi phạm cả nguyên tắc sư phạm là góp ý với giáo viên trước mặt học sinh. Khôi hài nhất là khi chấm điểm thi đua để bình bầu lao động tiên tiến cuối năm. BGH luôn luôn A cộng, nếu ngày công không đảm bảo thì vẫn được xét đặc cách – nghĩa là đạt LĐTT vô điều kiện. Còn giáo viên thì có trăm ngàn lý do để bị trừ điểm. Cứ nghĩ một ngày công thì trừ 10 điểm, không nộp bài báo tường trừ 10 điểm, không nộp kế hoạch nhỏ ( sách báo cũ ) trừ 10 điểm, đi họp trễ trừ 10 điểm v.v… Ngoài ra, nếu được làm giáo viên chủ nhiệm thì càng có nhiều điểm trừ : mỗi học sinh của lớp vi phạm kỷ luật giáo viên bị trừ 5 điểm, lớp không đạt tiêu chuẩn kế hoạch nhỏ, nộp báo tường trễ hạn, sách giáo khoa rách quá nhiều, nộp tiền tu bổ sách giáo khoa không đúng hạn, nộp tiền bảo trợ trễ, điểm danh sau ngày 15 mỗi tháng, cột điểm hàng tháng của học sinh vào không đúng thời hạn, học bạ của học sinh còn một bvài em thiếu khai sinh hoặc quên ký tên, nhận xét của năm cũ, lớp có nhiều học sinh cá biệt v.v… Cuối năm duyệt xét LĐTT, thầy cô nào bị trừ đến 15 điểm là coi như công khó trọn năm của mình “ đổ sông đổ biển ”, bị BGH xếp vào loại Đ ngay, nghĩa là thuộc hạng không được hưởng 1 số tiền thưởng tượng trưng nhỏ nhoi nào để khích lệ tinh thần trong thời buổi quá khó khăn nầy. Cũng chính vì lý do đó mà thầy cô cảm thấy mình bị xúc phạm đến có thể bỏ nghề chăng ?
_ Không – bạn tôi nói – theo tao, vấn đề ở chỗ là đồng lương. Mầy thấy đó, như chúng mình ngày xưa, với số lương đảm bào như thế thì dù có đổi nhiệm sở đến tận Minh Hải hay Cà Mau chúng mình vẫn vui lòng đi như thường. Còn bây giờ, tại sao mới nghe nói được bố trí đi dạy ở Củ Chi hay Tân An, các huyện ngoại thành… là giáo viên đầu hàng, bỏ việc ngay ? Mầy tính xem, tiền lương của chúng mình đi xe được mấy ngày ? Lấy đâu ra tiền ăn uống, tiền thuê nhà trọ, tiền đau ốm… Chứa kể đến những chi phí khác của những giáo viên có con nhỏ như mầy chẳng hạn. Tôi im lặng – bởi bạn tôi có nhận xét không sai mấy. Tuy nhiên tôi cũng nghĩ rằng không đơn giản như thế. Bởi vì tuy thời buổi khó khăn, đồng lương giáo viên lại quá ít ỏi không đảm bảo gì hết. Thế mà, vẫn còn có những giáo viên không bỏ nghề, vẫn yêu nghề và tận tâm với học sinh của mình bấ chấp khó khăn, bất chấp sự đánh giá không chính xác và vô cùng thiên lệch của BGH.
_ Vấn đề là nhận thức và thái độ thôi. Tao đồng ý với mầy là đồng lương có thể chiếm 2/3 trọng lượng, nhưng theo teo, nếu chỉ vì đồng lương thôi thì chắc là… con em chúng ta sẽ chẳng còn ai để mà dạy dỗ cả, sẽ dốt nát một lũ với nhau.
_ Có thể còn nhiều lý do khác nhưng chủ yếu vẫn là đồng lương. Còn những phiền muộn, bực dọc mà BGH thiếu trình độ đem đến cho chúng ta chẳng ăn thua gì đâu mầy ạ. Nói cho cùng thì chưa chắc gì họ thảnh thơi trong lòng khi luôn luôn phải suy tính mà vẫn bị “búa rìu dư luận”, mà thôi – còn gặp lại nhau chúng ta nên mừng và hãy bàn vấn đề khác đi. Đừng nói chuyện ấy nữa. Chán lắm ! Không chừng năm sau mầy không còn gặp tao nữa đâu.
Và rồi chúng tôi đổi đề tài. Kể lại những kỷ niệm thuở còn đi học, những ngày vàng son mà chúng tôi không bao giờ còn tìm lại được. Trong lúc báo cáo viên “thao thao bất tuyệt” thì chúng tôi cũng thế – hết chuyện này sang chuyện khác. cả hội trường rì rầm mặc cho báo cáo viên muốn nói gì thì nói, bởi chẳng có gì mới lạ. Những điều mà ai người ta cũng biết cả rồi, hoặc những vấn đề nóng hổi đưa ra mà không bao giờ giảng quyết được rốt ráo hay có chăng cũng là những giải quyết tạm thời để rồi đâu vẫn hoàn đấy: Nào là vấn đề bao cấp, vấn đề tiền lương, vấn đề làm sao giải quyết kinh tế khó khăn để giáo viên có thì giờ đầu tư cho chuyên môn, vấn đề vật giá, vấn đề đổi mới tư duy, thay đổi cơ chế v.v… năm nào cũng thế. Những năm đầu mới giải phóng, chúng tôi phải đi học 1 tháng chính trị cộng với 10 hoặc 15 ngày chuyên môn. Dần dần chỉ còn 15 ngày, rồi 10 ngày và năm nay chúng tôi chỉ phải học chính trị lẫn chuyên môn chỉ có 5 ngày thôi. Với cái đà này thì có lẽ sang năm chúng tôi đỡ phải mất thì giờ vì bị “nhốt” cả ngày để tán gẫu với nhau. Thực chất là như thế. Bởi lẽ chẳng ai còn tâm trí đâu mà nghe giảng ghi chép những vấn đề chẳng đi đến đâu. Hay nói cách khác là nói cho có chuyện rồi đâu lại hoàn đấy, trong khi một chốc về đến nhà không biết ăn gì, bởi gần hết tháng rồi mà lương vẫn hãy còn chờ. Đó là một sự thật đâu lòng mà chúng tôi vẫn phải chấp nhận. càng đau lòng và cười ra nước mắt khi thủ trưởng chúng tôi, 1 bà hiêu trưởng Hà nội, xắn tay áo, mắt long sòng sọc, đập mạnh xuống bàn, giọng đanh thép:
_ Tôi không hiểu sao các đồng chí đã chọn cái nghề cao quí này rồi mà vẫn cứ “chân trong chân ngoài” làm ảnh hưởng đến công tác, không đảm bảo ngày công gì hết.
Đó là những hôm chúng tôi nghỉ một buổi họp hay 1 buổi học chính trị để đi “chạy gạo” trong khi chờ lương. Quả thật là như thế. Có hôm tôi phải quay mặt đi để không nhìn thấy thầy Việt, một giáo viên dạy Thể dục của trường chạy đến lớp bằng… một chiếc xe xích lô đạp! Mặc cho học sinh thì thào bàn tán, mặc cho bà hiệu trưởng nhìn chằm chằm, thầy lẳng lặng cho xe đến dưới gốc cây phượng rồi vào với học sinh. Xong tiết học, thầy lên xe đạp thẳng ra cổng để đi rước khách. Tôi không muốn nhìn không phải vì coi thường đồng nghiệp mà vì cảm thấy đâu lòng quá. Chúng tôi chẳng khác thầy bao nhiêu đâu. Ngoài giờ lên lớp, chúng tôi cũng phải làm đủ mọi việc khác để kiếm sống. Chồng tôi thì nhờ có “nghề tay trái” nên cứ xong tiết dạy là lãnh vẽ những bảng quảng cáo cho một hiệu buôn nào đấy hay trang trí phòng triễn lãm cho một cơ sở bạn hoặc vẽ chân dung cho một bà khách thừa tiền lắm của. còn tôi, khi thì may, khi thì buôn bán lặt vặt, cũng có khi phải chạy sang nội hoặc ngoại để… vay gạo, vay tiền. Đấy là trong tình hình sáng sủa, nghĩa là “thuận buồm xuôi gió” , việc làm có, đi vay… có cũng có những khi không có gì hết. Chẳng ai mược cũng chẳng ai cho mượn, trong khi các con đến bữa vẫn phải ăn! Thế thì làm sao mà chúng tôi không “chân trong chân ngoài” nếu muốn không bỏ nghề?
Sáng chủ nhật đẹp trời, tôi tự nhủ là hôm nay sẽ dẫn các con đi dạo 1 buổi, cũng có thể đi xem phim. Lâu nay, quá bận bịu với học trò, với sinh kế đôi khi chúng tôi quên rằng các con cũng cần có những giây phút giải trí sau những ngày học tập. Tôi thì có khi nhớ nhưng rồi bao nhiêu việc bận bịulại không thực hiện được. Biết bao nhiêu lần tôi tự hứa sẽ dành cho các con một buổi trong một tháng .Ít ra là như thế nhưng rồi cứ khất lần. Hôm nay thì thuận lợi hơn, bởi vì tôi vừa mới lãnh lương và hàng nhận may gia công thì cũng không có. Thế thì tôi sẽ cho các con tôi trọn buổi sáng hôm nay vậy.
Thay vì tốn tiền một cuốc xe, tôi mua cho mỗi đứa một gói bánh cầm tay và mẹ con tung tăng bách bộ đến Tao Đàn. Ở đấy không khí mát mẻ và trong lành hơn trong cái xóm lao động của chúng tôi. Hôm nay Tao đàn đông vui hơn mọi khi vì nhằm ngày là quốc tế thiếu nhi nên có tổ chức hội chợ triển lãm mỹ nghệ. Các con tôi thích thú reo ầm lên. Tôi cũng có ý định vào đấy xem nhưng khi đứng trước phòng bán vé vào cổng, tôi khựng lại: 400 đồng một vé. Thấy tôi đứng tần ngần lưỡng lự, bé Anh, con gái lớn của tôi có vẻ thông cảm, hiểu biết:
_ 400 đồng 1 vé vào cổng, đắt quá mẹ nhỉ ?
Thằng Trung, đức con trai kế của tôi ra vẻ tính toán:
_ Bốn mẹ con mình phải mất bốn vé, vị chi là 1600 đồng, nếu bớt bé Hạnh thì cũng phải mất 1200 đồng. Chỉ để đi qua cổng – thật phí quá mẹ ạ. Hay số tiền đó ta đi xem phim hay hơn, lại không mỏi chân nữa.
Thật ra, nghe con mình – một thằng bé mới tám tuổi đầu đã biết tính toán như người lớn như thế, tôi cảm thấy buồn chứ không thích thú một chút nào. Có thể nó già trước tuổi vì lớn lên trong một xã hội đói nghèo, lạc hậu chăng ? Nếu như thế thì những kẻ làm cha mẹ như chúng tôi – thật có lỗi với các con. Bởi chúng tôi đã không tạo được cho chúng một cuộc sống sung túc chỉ biết có học tập, vui chơi, giải trí… Không bao giờ phải lo lắng đến chiều nay nhà mình có còn gạo hay không? Quả thật khi chọn cái nghề “cao quí” này, chúng tôi cho các con ăn toàn là món ăn “tinh thần”. Mỗi kỳ lãnh lương bố mới có dịp dẫn con ra phố để mua… sách. Sau mười năm, chúng tôi có được một thư viện nho nhỏ. Đó là gia tài duy nhất mà sau này chúng ta có thể để lại cho các con – chồng tôi thường bảo thế mỗi lần thấy tôi than phiền về gia cảnh, về tình hình đen tối của đời sống giáo viên. Đôi lần tôi cố thuyết phục anh bỏ nghề, đổi lấy một cái nghề khác kiếm ra nhiều tiền hơn để cuộc sống đỡ vất vả, nhưng anh ấy luôn từ chối. Bởi lẽ anh ấy rất yêu nghề, nặng lòng với thế hệ trẻ, gần như đó là lý tưởng sống của đời anh. Tôi cũng sẵn sàng chấp nhận nếu như các con tôi được đảm bảo một nhu cầu vật chất tối thiểu.
_ Sao mẹ ? vào hay đi mẹ ?
Nghe tiếng các con hỏi, tôi trở về với thực tại để một lần nữa nhìn rõ sự thua thiệt của mình khi quyết định chọn lấy cái nghề “lý tưởng” này. Dù thế nào đi nữa – tôi tự nhủ – mình cũng không được nản chí. Bởi cuộc sống tuy có hơi cất vả nhưng đó cũng là ý nghĩa của cuộc chiến đấu trường kỳ mà mỗi con người cần phải có để tự rèn luyện cho mình có một tâm hồn cứng cáp hơn, vững chải hơn trong cuộc đời này. Hay nói một cách khác đó có thể là sự thử thách để tôi luyện cho chính mình một khả năng chịu đựng, một kinh nghiệm khá vững vàng trong việc nhận xét, đánh giá chính bản thân mình và tha nhân. Bởi không có một nhận định chính xác nào mà không tự mình đã trải qua thử thách đó. Kinh nghiệm bản thân cho dù có chua xót, dù có đớn đau, dù có gian khổ nhưng đều có chung một tác dụng là giúp cho chúng ta trưởng thành hơn, giàu sứ chịu đựng hơn và nhất là khi xét đoán người khác chúng ta sẽ bớt khắc nghiệt, sẽ giàu lòng vị tha hơn.
_ Đi mẹ – cô bé út của tôi kéo tay mẹ vừa nũng nịu – Mẹ cứ đứng đây hoài hà. Người ta vào hết rồi kìa.
Thôi không suy nghĩ lan man nữa. Tôi ngồi xuống giữa các con hỏi ý kiến:
_ Bây giờ mẹ hỏi ai đồng ý thì giơ tay lên nhé. Nếu số đông thì thắng. Nào đi xem phim hay xem triển lãm?
_ Xem phim… Xem phim.
Anh, Trung đã hội ý với mẹ. Thế là mặc cho bé Hạnh phụng phịu, mấy mẹ con lại đi ngược đường trở lại rạp hát Hoà Bình. Chao ôi là đông. Số người đứng trước cửa rạp để chờ mua vé phải xếp hàng nối đuôi đến tận Hồ Kỳ Hoà. Chịu thôi. Vào xem video casette cũng không nổi nữa chứ đừng nói đến việc xem phim. Giá vé chính thức 400. Giá vé chợ đen 1500 đồng. Mẹ con tôi nhìn nhau thông cảm. Ánh pha trò:
_ Nếu có chiếc nhẫn thần kỳ, Anh sẽ biến mẹ con mình thành con muỗi bay qua đầu học. Khỏi cần mua vé, cũng xem phim được mẹ nhỉ ?
Trung thực tế hơn:
_ Nếu có bố chắc chắn bố sẽ mua được vé ngay.
Bé Hạnh chen vào:
_ Thôi. Mình đi Hồ Kỳ Hoà chơi nghen mẹ. Cho bé với chị Anh, anh Trung đi xe hơi nha mẹ.
_ Ừ , thì đi… Mẹ sẽ…
Tôi chưa kịp nói hết câu thì đám đông trước mặt bỗng nhốn nháo xô nhaư chạy dạt về một phía. Hoảng hốt tôi kéo các con ra một góc yên hơn. Đánh nhau vì dành khách để bán vé chợ đen. Tôi nghe loáng thoáng người ta nói với nhau như thế. Và kia trước mặt tôi, hai thằng bé mặt mũi xây xát, áo quần rách tả tôi đi giữa các chú công an. Tôi thấy nhói đau trong lòng ngực khi thoáng nhận ra một trong hai em là Minh lười, học sinh cá biệt của lớp tôi. Trời ơi! Thế ra cuộc sống thực tế của em là như thế đó! Thảo nào, em hay nghỉ học và học rất kém. Tôi làm sao bây giờ? Tôi làm sao mà cứu được em khi mà bản thân tôi cũng đang sắp sửa lâm nguy? Sinh kế ? Miếng cơm, manh áo ? Đó là tất cả nguyên nhân gây nên thảm cảnh đau lòngtrong cái xã hội lạc hậu, đói nghèo này chăng ? Lẽ nào lại thế khi mà chung quanh tôi người ta vẫn vui vhơi, hưởng thụ mọi thứ xa hoa nhất của kiếp người. Khách sạn du lịch, nhà hàng ăn uống, khu vui chơi, giải trí… mọc lên như nấm trong khi cơ sở văn hoá giáo dục thì quá đơn sơ thiếu thốn. Thậm chí một vài còn bị lấn chiếm để lảm khu vui chơi, giải trí cho những người thừa tiền lắm của! Thì ra ở xã hội nào cũng thế. Tư bản hay cộng sản thì tầng lớp người nghèo, không có thế lực cẫn là những người luôn chịu mọi bất hạnh, mọi bất công của loài người dành cho họ ư ? Tôi chua xót ngẫm nghĩ và thấy cay cay ở mắt khi nhìn thấy đứa học trò bất hạnh của mình bị giải về đồn công an. Tôi lẩm bẩm một mình:
_ Cũng may là em chưa nhìn thấy tôi.
Vân Hà (TTHA)
Lớp học im phăng phắc. Chỉ những giờ làm bài kiểm tra các em mới có được sự yên lặng như thế. Tôi đi một vòng để quan sát, nhắc nhở những điều cần thiết dù sau khi chép đề bài lên bảng tôi đã dặn dò rất kỹ. Vẫn còn một vài em vi phạm những lỗi nhỏ – quên ghi tên, lớp…, chưa chừa chỗ sửa, quên kẻ ô điểm và lời phê của giáo viên v.v… Thậm chí có em còn ghi bài bằng mực đỏ nữa. Sau khi dặn dò lần chót tôi trở về bàn ngồi xem các em làm việc.
_ “Thưa cô, con quên kẻ ô điểm, kẻ sau được không ạ?” Tôi ngẩn lên – lại vẫn con bé Hằng lơ đễnh – lúc nào cũng quên những điều mà tôi đã dặn dò không biết bao nhiêu lần trước khi làm bài. Thế mà lần nào chấm bài Hằng cũng vi phạm. Khi thì quên ghi tên, lớp, khi thì quên chép đề bài, khi thì quên cả chừa chỗ sửa. Dù thế, tôi vẫn không hề bực dọc, ôn tồn trả lời :
_ “Con lấy tờ giấy khác làm lại từ đầu đi!” Tuy không cáu giận, nhưng giọng nói tôi rất nghiêm khắc khiến cho cô bé phải thi hành ngay tức khắc. Đối với học sinh của tôi, tôi thương chúng lắm. Tôi coi các em như đàn con nhỏ của tôi. Nhất là sau ngày đứa con đầu lòng yêu qúi của tôi mất đi ! Thì học trò đối với tôi gần như là tất cả. Thiếu chùng tôi thấy mình trở nên vô dụng trong cái thế giới phức tạp này. Mỗi khi bước vào lớp, tôi thấy lòng rung lên trước những cặp mắt to tròn, đen lay láy ngước lên như cờ đợi , âu yếm. mỗi khi bận tiếp một phụ huynh nào đó đến bất ngờ, tôi nóng ruột không yên vì tôi biết trên lớp các học sinh của tôi đang mong ngóng, trông đợi cô đến như mong mẹ về chợ. Quả nhiên vừa đến đầu thang tôi đã thấy các em thập thò xem tôi đã lên lớp chưa ?
_ “Cô ơi bút con hết mực.”
Tôi nhìn xuống – Thắng láu đây mà – rất ít khi cậu ta chịu làm bài. Mà hễ khi nào có giờ kiểm tra là quên bút , quên giấy hoặc … hết mực! Tôi rời bàn đi xuống tận nơi. Hiệp ngồi cạnh nói thêm vào:
_ “Nó nói thật đấy cô ạ.”
Tôi quay sang phía khác :
_ “Em nào có bút dư cho bạn Thắng mượn đỡ vậy.”
Tôi trở về bàn của mình. Không mấy khi tôi đến cạnh bàn khi các em làm bài , vì tôi biết dù muốn dù không tâm trí các em có thể bị chi phối khó mà tập trung để làm bài cho hay. Nhất là đối với đề bài hôm nay: “ Phân tích đặc điểm tâm lý của chị Dậu trong tác phẩm “Tắt Đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố dể thấy được đức tính chịu thương chịu khó, giàu lòng yêu thương chồng con và tinh thần đấu tranh tự phát của người phụ nữ Việt Nam.” Đầu đề có hơi dài nhưng tôi cố ý ra đề như thế để bớt cho các em một phần việc là tự khám phá ra các đặc điểm nói trên. Bây giờ các em chỉ việc tìm dẫn chứng qua tác phẩm và sử dụng khả năng lý luận của mình nữa mà thôi. Có lẽ trong nghề dạy học – rỗi nhất – là lúc học sinh làm bài kiểm tra. Hai tiết học tôi không có việc gì làm ngoài việc quan sát từng học sinh của mình. Dù là lớp chủ nhiệm hay lớp bộ môn tôi đều xem các em như nhau. Không có sự phân biệt trong tình thương tôi dành cho các em. Có lẽ biết thế nên vào lớp nào các em cũng dành cho tôi sự quý mến chân thật. Các em kể lể với tôi mọi chuyện, kể cả chuyện gia đình của các em v.v…Tôi nhìn xuống lớp. Ồ ! Dễ thương làm sao ! Khi những gương mặt ngây thơ , hồn nhiên ra dáng suy nghĩ . Chúng đang tìm ý để sắp xếp câu văn đây mà. Kia là Huy, em lớp trưởng, rất to con. Mới mười bốn tuổi mà đã ra dáng thanh niên rồi. Giọng nói thì ồ ề khiến mỗi khi cất giọng là cả lớp đều cười. Được cái Huy rất nghiêm nên cả lớp không em nào dám giỡn mặt. Vả lại Huy rất tốt với các bạn nên được các bạn quý mến lắm. Còn Hằng, cô bé lớp phó học tập, thì lại rất nhỏ con. Trông như cô bé lên mười. Ay thế mà học giỏi ghê lắm – môn nào cũng xuất sắc, năm nào cũng đạt danh hiệu học sinh giỏi nên được các bạn nể lắm . Tôi ngồi nhẩm tên từng em để giết thì giờ. Đấy là Trâm điệu. Tôi cũng không hiểu sao cả lớp lại đặt tên cho cô bé như thế dù trước mặt tôi, nó cũng bình thường như hầu hết các nữ sinh khác. Ngồi bên cạnh Trâm là Hoà nổ rồi Hoàng cao, Phương chuột v.v… mỗi một cái tên đều kèm theo một biệt hiệu ngộ nghĩnh. Tất cả lúc này đang tập trung suy nghĩ để tìm ý cho bài văn của mình. Những cái nhíu mày để moi ra một ý mới, những cặp mắt nhìn đăm đăm một chỗ hoặc lơ đễnh xuyên qua cửa sổ, những cây bút gò gẫm, thao thao trên trang giấy… Điều đó rất gần gũi và thân thuộc đến nỗi tôi tưởng như hình ảnh của chính mình ngày nào. Thuở còn đi học, tôi đã có ý nghĩ mình sẽ mãi mãi gắn bó với cái không khí hồn nhiên , vô tư nầy. Đó là trường, là lớp, là phấn trắng, là bảng đen, là học trò… Và thời gian tưởng như trôi đi nhưng thật ra là trở lại, thời gian tưởng chừng như là thuộc về quá khứ nhưng thật ra là tương lai… Cái đã mất và cái hãy còn lẫn lộn vào nhau giữa không gian vô tận, bình thường nhưng vô thường đó. Thỉnh thoảng, gặp lại một vài bạn cũ cùng lớp xưa kia, họ vẫn thường bảo tôi:
_ “Mầy chọn làm chi cái nghề bạc bẽo đó. Hết lòng dạy dỗ con cái người ta nhưng có ai nhớ ơn mình đâu.” Tôi chỉ cười không đáp. Vấn đề là quan niệm sống của nó không giống tôi. Mà thật ra rất ít khi ta có được người bạn thật đồng điệu. “ Cái nghề giáo viên quèn của chúng tôi chẳng có danh vọng gì mà gần như vô vọng nữa”. Nhưng không phải là không có lúc chúng tôi được hưởng những niềm vui thầm kín : Một em nhỏ thì thầm tâm sự với mình những điều mà em không dám thổ lộ với bạn bè, hay với cha mẹ. Đôi khi còn hỏi ý kiến mình để quyết định làm một công việc nào đó nữa. Thật ra, đó là sự thương yêu, tin cậy. Điều đó cũng đủ an ủi bao nhiêu năm tận tụy với nghề rồi! Thử hỏi, trên đời này có mấy ai được tin cậy như thế ?
Trong lớp tôi chủ nhiệm có 4 em thuộc loại cá biệt. Mỗi em một vấn đề khác nhau và cũng nghiêm trọng không kém. Thiện đầu gấu, học yếu, lầm lì với thầy cô vào lớp chỉ để quậy phá. Minh lười, hay trốn học. Một tuần lễ chỉ đi học cao lắm là 3 ngày hoặc chỉ học tiết 2, 3 rồi “lặn” mất. Tâm nhí, rất nhỏ con, thường xuyên đánh lộn với lớp bên cạnh và ngay cả bạn cùng lớp nữa. Sau cùng là Chưởng gầy, cậu bé ồm đến nổi tưởng như không đủ sức để học. Ay thế mà thuộc loại con nhà khá giả, con út nên gia đình hết sức nuông chiều và học thì thuộc loại quá yếu. Bà mẹ ngày nào cũng dắt đến tận lớp và giờ về thì chực trước cổng để đón. Thế nhưng, hôm nào mẹ bận thì vào lớp điểm danh cũng chẳng thấy đâu cả. Thú thật, nhiều lúc tôi cũng muốn đuổi cả bốn em cho xong. Trước hết là để giữ điểm thi đua, sau nữa là khỏi phải nghe các giáo viên bộ môn phàn nàn về các em. Thế nhưng, khi tìm đến nhà các em để thông báo. Tôi đã khựng lại rồi chần chừ và cuối cùng bỏ ý định trả các em về gia đình.
Không ai có thể tưởng tượng được cảnh sống của gia đình em Thiện. Mẹ em đi mua ve chai cả ngày. Cha em thì say sưa không mấy khi tỉnh táo để kiểm tra bài vở, săn sóc con cái. Có hôm tôi đi xếp hàng mua gạo thấy em đang giành nhau với những đứa trẻ khác để được đẩy gạo thuê. Thấy tôi, em lẫn đi rất nhanh khiến tôi ngỡ mình trông lầm. Những em khác cũng chẳng sung sướng gì hơn. Tâm nhí phải đi bán vé số. Minh lười thì luôn chầu chực ở các rạp hát để bán vé “chợ đen”. Riêng Chưởng gầy thì may mắn hơn. Em không phải lo kiếm sống như các bạn vì đã có mẹ em lo. Bà lại rất cưng con. Khi nghe tôi thông báo bà gần như khóc nức nỡ, ôm lấy tôi:
_ “Cô thương cháu với. Từ ngày ba cháu bỏ mẹ con tôi đến giờ thì cháu mới hư thế chứ trước kia…”
Bà không nói trọn câu. Lấy khăn tay hỉ mũi rồi mời tôi dùng nước. Bà gần như tâm sự với tôi về gia đình mình. Thì ra, bố Chưởng còn chứ không mất như trong phiếu lý lịch mẹ em ghi đầu năm. Trước đó, ông bà ở Hà Nội. Bố Chưởng là một cán bộ cao cấp trong chính quyền. Sau ngày giải phóng ông được chuyển vào Sài Gòn tiếp tục công tác. Chưa đầy một năm thì gia đình bắt đầu lục đục. Bố Chưởng tuy không ly dị hẳn nhưng bắt đầu bỏ bê gia đình, rồi một năm sau không còn lui tới để sống với gia đình mới bên người vợ trẻ, đẹp, nhỏ hơn bàđến 20 tuổi. Phần không có cha, phần mẹ quá cưng yêu nuông chiều, Chưởng đâm ra hư hỏng chỉ rong chơi theo bạn xấu… Tôi an ủi bà đôi câu rồi đành đứng lên từ biệt kèm theo sự gửi gấm của bà. Tôi vẫn nhận lời dù tôi biết khó mà sửa đổi một đứa bé đã quen nết, một đứa bé đã mất tin tưởng ở người lớn do ông cha thiếu trách nhiệm và một bà mẹ thiếu cứng rắn trong việc giáo dục con. Làm sao mà trong chín tháng trời, mỗi tuần chỉ có năm tiếng đồng hồ mà tôi có thể bắt nét trở lại cho một đứa bé đã bị gia đình làm cho chai lì đi rồi?? Quả thật, không phải dễ dàng. Tuy nhiên, “còn nước còn tát” tôi nghĩ vậy. Và tôi trở về với biết bao dự tính cho các em…
Trước ngày thành phố Sài Gòn giải phóng, tôi hãy còn đi học. Tuy vậy tôi cũng có đi dạy thêm mỗi tuần 12 tiết tại một trường của người Hoa. Lúc bấy giờ tôi vô cùng ngạc nhiên khi thấy tổ chức của trường Hoa cũng giống như bây giờ. Có nghĩa là một niên học chia làm hai học kì và mỗi lớp ngoài các giáo viên dạy bộ môn còn có một giáo viên chủ nhiệm trông coi các em cũng như cuối năm được trọn quyền đánh giá, duyệt xét các em về các mặt học tập, đạo đức, lao động và rèn luyện thân thể. Trong khi các trường Việt lúc bấy giờ hãy còn học theo kiểu thức cũ. Các trường công cũng như trừơng tư thục đều áp dụng cách dạy giống như nhau. Thầy cô chỉ việc giảng dạy trên lớp, ngoài ra không phải lo sổ sách, làm điểm, đánh giá học sinh hay các công tác chủ nhiệm khác… Mọi việc đó đã có văn phòng lo, Thầy cô chỉ việc cho điểm số chính xác vào sổ cái, còn thì giờ rất nhiều chỉ dùng để… đọc sách. Quả thật, đi dạy lúc đó tôi thấy sao mà nhàn quá. Nhất là đồng lương lại rất cao. Vừ a đi học, vứa đi làm như thế , mỗi tháng tôi được trả công khoảng mười tám ngàn. Một số tiền khá dư dả để chi xài mà không phải xin thêm tiền của cha mẹ. Thời giá lúc bấy giờ thật thấp nếu so với hiện giờ - 1970. Vàng từ 4000-5000 một lượng, gạo 60 đồng một ký. Nếu tính ra với số lương đó tôi có thể mua được khoảng 300 ký gạo hoặc hơn 3 lượng vàng. Thế mà bây giờ, mức lương tôi là 272 đồng. Lãnh thực sự với mọi thứ bù lỗ gạo, dầu, và trợ cấp khó khăn thường xuyên hàng tháng được tất cả là 29.600 đồng. Nhà nước cho thêm vào qũy bảo trợ nhà trường để hàng tháng mỗi giáo viên được lãnh chẵn 40.000 đồng. Số tiền to đấy chứ nhưng nếu so với vật giá bên ngoài thì thật là buồn cười. Vàng 340.000 đồng một lượng, gạo từ 650 – 700 đồng một ký. Nếu đem tiền lương ấy chia ra thì mỗi giáo viên được lãnh hơn 50 ký gạo 1 tháng hay chưa tới 3 phân vàng một tháng. Mức chênh lệch thật cao so với đồng lương trước kia. Tuy vậy, tôi vẫn thường tự an ủi động viên nhà tôi đừng bỏ nghề cao quí mà chúng tôi đã yêu thích và chọn lựa ngay từ lúc chúng tôi còn đi học.
Trong những đợt học chính trị hay chuyên môn đầu niên học, tôi có cái thú khi đến lớp. Không phải là được đi học mà là được gặp lại những người bạn, những người đồng nghiệp mà cứ mỗi năm chúng tôi lại thấy mất dần đi. Vui và sung sướng nhất là lúc gặp lại nhau, tay bắt, mặt mừng, hàn huyên mọi chuyện: từ chuyện con cái, gia đình đến những chuyện khó khăn, bực dọc ở nơi mình dạy. Trường này BGH rất dễ chịu biết thương yêu thông cảm với giáo viên không đặt nặng vấn đề thi đua… Trường kia BGH vô cùng “hắc ám” luôn luôn rình rập giáo viên, thậm chí khi giáo viên lên lớp, họ còn tìm cách đứng lấp ló ở cửa sổ để xem cách dạy, để kiểm tra tư tưởng của giáo viên khi đứng lớp. Đôi lúc vào dự giờ thăm lớp còn vi phạm cả nguyên tắc sư phạm là góp ý với giáo viên trước mặt học sinh. Khôi hài nhất là khi chấm điểm thi đua để bình bầu lao động tiên tiến cuối năm. BGH luôn luôn A cộng, nếu ngày công không đảm bảo thì vẫn được xét đặc cách – nghĩa là đạt LĐTT vô điều kiện. Còn giáo viên thì có trăm ngàn lý do để bị trừ điểm. Cứ nghĩ một ngày công thì trừ 10 điểm, không nộp bài báo tường trừ 10 điểm, không nộp kế hoạch nhỏ ( sách báo cũ ) trừ 10 điểm, đi họp trễ trừ 10 điểm v.v… Ngoài ra, nếu được làm giáo viên chủ nhiệm thì càng có nhiều điểm trừ : mỗi học sinh của lớp vi phạm kỷ luật giáo viên bị trừ 5 điểm, lớp không đạt tiêu chuẩn kế hoạch nhỏ, nộp báo tường trễ hạn, sách giáo khoa rách quá nhiều, nộp tiền tu bổ sách giáo khoa không đúng hạn, nộp tiền bảo trợ trễ, điểm danh sau ngày 15 mỗi tháng, cột điểm hàng tháng của học sinh vào không đúng thời hạn, học bạ của học sinh còn một bvài em thiếu khai sinh hoặc quên ký tên, nhận xét của năm cũ, lớp có nhiều học sinh cá biệt v.v… Cuối năm duyệt xét LĐTT, thầy cô nào bị trừ đến 15 điểm là coi như công khó trọn năm của mình “ đổ sông đổ biển ”, bị BGH xếp vào loại Đ ngay, nghĩa là thuộc hạng không được hưởng 1 số tiền thưởng tượng trưng nhỏ nhoi nào để khích lệ tinh thần trong thời buổi quá khó khăn nầy. Cũng chính vì lý do đó mà thầy cô cảm thấy mình bị xúc phạm đến có thể bỏ nghề chăng ?
_ Không – bạn tôi nói – theo tao, vấn đề ở chỗ là đồng lương. Mầy thấy đó, như chúng mình ngày xưa, với số lương đảm bào như thế thì dù có đổi nhiệm sở đến tận Minh Hải hay Cà Mau chúng mình vẫn vui lòng đi như thường. Còn bây giờ, tại sao mới nghe nói được bố trí đi dạy ở Củ Chi hay Tân An, các huyện ngoại thành… là giáo viên đầu hàng, bỏ việc ngay ? Mầy tính xem, tiền lương của chúng mình đi xe được mấy ngày ? Lấy đâu ra tiền ăn uống, tiền thuê nhà trọ, tiền đau ốm… Chứa kể đến những chi phí khác của những giáo viên có con nhỏ như mầy chẳng hạn. Tôi im lặng – bởi bạn tôi có nhận xét không sai mấy. Tuy nhiên tôi cũng nghĩ rằng không đơn giản như thế. Bởi vì tuy thời buổi khó khăn, đồng lương giáo viên lại quá ít ỏi không đảm bảo gì hết. Thế mà, vẫn còn có những giáo viên không bỏ nghề, vẫn yêu nghề và tận tâm với học sinh của mình bấ chấp khó khăn, bất chấp sự đánh giá không chính xác và vô cùng thiên lệch của BGH.
_ Vấn đề là nhận thức và thái độ thôi. Tao đồng ý với mầy là đồng lương có thể chiếm 2/3 trọng lượng, nhưng theo teo, nếu chỉ vì đồng lương thôi thì chắc là… con em chúng ta sẽ chẳng còn ai để mà dạy dỗ cả, sẽ dốt nát một lũ với nhau.
_ Có thể còn nhiều lý do khác nhưng chủ yếu vẫn là đồng lương. Còn những phiền muộn, bực dọc mà BGH thiếu trình độ đem đến cho chúng ta chẳng ăn thua gì đâu mầy ạ. Nói cho cùng thì chưa chắc gì họ thảnh thơi trong lòng khi luôn luôn phải suy tính mà vẫn bị “búa rìu dư luận”, mà thôi – còn gặp lại nhau chúng ta nên mừng và hãy bàn vấn đề khác đi. Đừng nói chuyện ấy nữa. Chán lắm ! Không chừng năm sau mầy không còn gặp tao nữa đâu.
Và rồi chúng tôi đổi đề tài. Kể lại những kỷ niệm thuở còn đi học, những ngày vàng son mà chúng tôi không bao giờ còn tìm lại được. Trong lúc báo cáo viên “thao thao bất tuyệt” thì chúng tôi cũng thế – hết chuyện này sang chuyện khác. cả hội trường rì rầm mặc cho báo cáo viên muốn nói gì thì nói, bởi chẳng có gì mới lạ. Những điều mà ai người ta cũng biết cả rồi, hoặc những vấn đề nóng hổi đưa ra mà không bao giờ giảng quyết được rốt ráo hay có chăng cũng là những giải quyết tạm thời để rồi đâu vẫn hoàn đấy: Nào là vấn đề bao cấp, vấn đề tiền lương, vấn đề làm sao giải quyết kinh tế khó khăn để giáo viên có thì giờ đầu tư cho chuyên môn, vấn đề vật giá, vấn đề đổi mới tư duy, thay đổi cơ chế v.v… năm nào cũng thế. Những năm đầu mới giải phóng, chúng tôi phải đi học 1 tháng chính trị cộng với 10 hoặc 15 ngày chuyên môn. Dần dần chỉ còn 15 ngày, rồi 10 ngày và năm nay chúng tôi chỉ phải học chính trị lẫn chuyên môn chỉ có 5 ngày thôi. Với cái đà này thì có lẽ sang năm chúng tôi đỡ phải mất thì giờ vì bị “nhốt” cả ngày để tán gẫu với nhau. Thực chất là như thế. Bởi lẽ chẳng ai còn tâm trí đâu mà nghe giảng ghi chép những vấn đề chẳng đi đến đâu. Hay nói cách khác là nói cho có chuyện rồi đâu lại hoàn đấy, trong khi một chốc về đến nhà không biết ăn gì, bởi gần hết tháng rồi mà lương vẫn hãy còn chờ. Đó là một sự thật đâu lòng mà chúng tôi vẫn phải chấp nhận. càng đau lòng và cười ra nước mắt khi thủ trưởng chúng tôi, 1 bà hiêu trưởng Hà nội, xắn tay áo, mắt long sòng sọc, đập mạnh xuống bàn, giọng đanh thép:
_ Tôi không hiểu sao các đồng chí đã chọn cái nghề cao quí này rồi mà vẫn cứ “chân trong chân ngoài” làm ảnh hưởng đến công tác, không đảm bảo ngày công gì hết.
Đó là những hôm chúng tôi nghỉ một buổi họp hay 1 buổi học chính trị để đi “chạy gạo” trong khi chờ lương. Quả thật là như thế. Có hôm tôi phải quay mặt đi để không nhìn thấy thầy Việt, một giáo viên dạy Thể dục của trường chạy đến lớp bằng… một chiếc xe xích lô đạp! Mặc cho học sinh thì thào bàn tán, mặc cho bà hiệu trưởng nhìn chằm chằm, thầy lẳng lặng cho xe đến dưới gốc cây phượng rồi vào với học sinh. Xong tiết học, thầy lên xe đạp thẳng ra cổng để đi rước khách. Tôi không muốn nhìn không phải vì coi thường đồng nghiệp mà vì cảm thấy đâu lòng quá. Chúng tôi chẳng khác thầy bao nhiêu đâu. Ngoài giờ lên lớp, chúng tôi cũng phải làm đủ mọi việc khác để kiếm sống. Chồng tôi thì nhờ có “nghề tay trái” nên cứ xong tiết dạy là lãnh vẽ những bảng quảng cáo cho một hiệu buôn nào đấy hay trang trí phòng triễn lãm cho một cơ sở bạn hoặc vẽ chân dung cho một bà khách thừa tiền lắm của. còn tôi, khi thì may, khi thì buôn bán lặt vặt, cũng có khi phải chạy sang nội hoặc ngoại để… vay gạo, vay tiền. Đấy là trong tình hình sáng sủa, nghĩa là “thuận buồm xuôi gió” , việc làm có, đi vay… có cũng có những khi không có gì hết. Chẳng ai mược cũng chẳng ai cho mượn, trong khi các con đến bữa vẫn phải ăn! Thế thì làm sao mà chúng tôi không “chân trong chân ngoài” nếu muốn không bỏ nghề?
Sáng chủ nhật đẹp trời, tôi tự nhủ là hôm nay sẽ dẫn các con đi dạo 1 buổi, cũng có thể đi xem phim. Lâu nay, quá bận bịu với học trò, với sinh kế đôi khi chúng tôi quên rằng các con cũng cần có những giây phút giải trí sau những ngày học tập. Tôi thì có khi nhớ nhưng rồi bao nhiêu việc bận bịulại không thực hiện được. Biết bao nhiêu lần tôi tự hứa sẽ dành cho các con một buổi trong một tháng .Ít ra là như thế nhưng rồi cứ khất lần. Hôm nay thì thuận lợi hơn, bởi vì tôi vừa mới lãnh lương và hàng nhận may gia công thì cũng không có. Thế thì tôi sẽ cho các con tôi trọn buổi sáng hôm nay vậy.
Thay vì tốn tiền một cuốc xe, tôi mua cho mỗi đứa một gói bánh cầm tay và mẹ con tung tăng bách bộ đến Tao Đàn. Ở đấy không khí mát mẻ và trong lành hơn trong cái xóm lao động của chúng tôi. Hôm nay Tao đàn đông vui hơn mọi khi vì nhằm ngày là quốc tế thiếu nhi nên có tổ chức hội chợ triển lãm mỹ nghệ. Các con tôi thích thú reo ầm lên. Tôi cũng có ý định vào đấy xem nhưng khi đứng trước phòng bán vé vào cổng, tôi khựng lại: 400 đồng một vé. Thấy tôi đứng tần ngần lưỡng lự, bé Anh, con gái lớn của tôi có vẻ thông cảm, hiểu biết:
_ 400 đồng 1 vé vào cổng, đắt quá mẹ nhỉ ?
Thằng Trung, đức con trai kế của tôi ra vẻ tính toán:
_ Bốn mẹ con mình phải mất bốn vé, vị chi là 1600 đồng, nếu bớt bé Hạnh thì cũng phải mất 1200 đồng. Chỉ để đi qua cổng – thật phí quá mẹ ạ. Hay số tiền đó ta đi xem phim hay hơn, lại không mỏi chân nữa.
Thật ra, nghe con mình – một thằng bé mới tám tuổi đầu đã biết tính toán như người lớn như thế, tôi cảm thấy buồn chứ không thích thú một chút nào. Có thể nó già trước tuổi vì lớn lên trong một xã hội đói nghèo, lạc hậu chăng ? Nếu như thế thì những kẻ làm cha mẹ như chúng tôi – thật có lỗi với các con. Bởi chúng tôi đã không tạo được cho chúng một cuộc sống sung túc chỉ biết có học tập, vui chơi, giải trí… Không bao giờ phải lo lắng đến chiều nay nhà mình có còn gạo hay không? Quả thật khi chọn cái nghề “cao quí” này, chúng tôi cho các con ăn toàn là món ăn “tinh thần”. Mỗi kỳ lãnh lương bố mới có dịp dẫn con ra phố để mua… sách. Sau mười năm, chúng tôi có được một thư viện nho nhỏ. Đó là gia tài duy nhất mà sau này chúng ta có thể để lại cho các con – chồng tôi thường bảo thế mỗi lần thấy tôi than phiền về gia cảnh, về tình hình đen tối của đời sống giáo viên. Đôi lần tôi cố thuyết phục anh bỏ nghề, đổi lấy một cái nghề khác kiếm ra nhiều tiền hơn để cuộc sống đỡ vất vả, nhưng anh ấy luôn từ chối. Bởi lẽ anh ấy rất yêu nghề, nặng lòng với thế hệ trẻ, gần như đó là lý tưởng sống của đời anh. Tôi cũng sẵn sàng chấp nhận nếu như các con tôi được đảm bảo một nhu cầu vật chất tối thiểu.
_ Sao mẹ ? vào hay đi mẹ ?
Nghe tiếng các con hỏi, tôi trở về với thực tại để một lần nữa nhìn rõ sự thua thiệt của mình khi quyết định chọn lấy cái nghề “lý tưởng” này. Dù thế nào đi nữa – tôi tự nhủ – mình cũng không được nản chí. Bởi cuộc sống tuy có hơi cất vả nhưng đó cũng là ý nghĩa của cuộc chiến đấu trường kỳ mà mỗi con người cần phải có để tự rèn luyện cho mình có một tâm hồn cứng cáp hơn, vững chải hơn trong cuộc đời này. Hay nói một cách khác đó có thể là sự thử thách để tôi luyện cho chính mình một khả năng chịu đựng, một kinh nghiệm khá vững vàng trong việc nhận xét, đánh giá chính bản thân mình và tha nhân. Bởi không có một nhận định chính xác nào mà không tự mình đã trải qua thử thách đó. Kinh nghiệm bản thân cho dù có chua xót, dù có đớn đau, dù có gian khổ nhưng đều có chung một tác dụng là giúp cho chúng ta trưởng thành hơn, giàu sứ chịu đựng hơn và nhất là khi xét đoán người khác chúng ta sẽ bớt khắc nghiệt, sẽ giàu lòng vị tha hơn.
_ Đi mẹ – cô bé út của tôi kéo tay mẹ vừa nũng nịu – Mẹ cứ đứng đây hoài hà. Người ta vào hết rồi kìa.
Thôi không suy nghĩ lan man nữa. Tôi ngồi xuống giữa các con hỏi ý kiến:
_ Bây giờ mẹ hỏi ai đồng ý thì giơ tay lên nhé. Nếu số đông thì thắng. Nào đi xem phim hay xem triển lãm?
_ Xem phim… Xem phim.
Anh, Trung đã hội ý với mẹ. Thế là mặc cho bé Hạnh phụng phịu, mấy mẹ con lại đi ngược đường trở lại rạp hát Hoà Bình. Chao ôi là đông. Số người đứng trước cửa rạp để chờ mua vé phải xếp hàng nối đuôi đến tận Hồ Kỳ Hoà. Chịu thôi. Vào xem video casette cũng không nổi nữa chứ đừng nói đến việc xem phim. Giá vé chính thức 400. Giá vé chợ đen 1500 đồng. Mẹ con tôi nhìn nhau thông cảm. Ánh pha trò:
_ Nếu có chiếc nhẫn thần kỳ, Anh sẽ biến mẹ con mình thành con muỗi bay qua đầu học. Khỏi cần mua vé, cũng xem phim được mẹ nhỉ ?
Trung thực tế hơn:
_ Nếu có bố chắc chắn bố sẽ mua được vé ngay.
Bé Hạnh chen vào:
_ Thôi. Mình đi Hồ Kỳ Hoà chơi nghen mẹ. Cho bé với chị Anh, anh Trung đi xe hơi nha mẹ.
_ Ừ , thì đi… Mẹ sẽ…
Tôi chưa kịp nói hết câu thì đám đông trước mặt bỗng nhốn nháo xô nhaư chạy dạt về một phía. Hoảng hốt tôi kéo các con ra một góc yên hơn. Đánh nhau vì dành khách để bán vé chợ đen. Tôi nghe loáng thoáng người ta nói với nhau như thế. Và kia trước mặt tôi, hai thằng bé mặt mũi xây xát, áo quần rách tả tôi đi giữa các chú công an. Tôi thấy nhói đau trong lòng ngực khi thoáng nhận ra một trong hai em là Minh lười, học sinh cá biệt của lớp tôi. Trời ơi! Thế ra cuộc sống thực tế của em là như thế đó! Thảo nào, em hay nghỉ học và học rất kém. Tôi làm sao bây giờ? Tôi làm sao mà cứu được em khi mà bản thân tôi cũng đang sắp sửa lâm nguy? Sinh kế ? Miếng cơm, manh áo ? Đó là tất cả nguyên nhân gây nên thảm cảnh đau lòngtrong cái xã hội lạc hậu, đói nghèo này chăng ? Lẽ nào lại thế khi mà chung quanh tôi người ta vẫn vui vhơi, hưởng thụ mọi thứ xa hoa nhất của kiếp người. Khách sạn du lịch, nhà hàng ăn uống, khu vui chơi, giải trí… mọc lên như nấm trong khi cơ sở văn hoá giáo dục thì quá đơn sơ thiếu thốn. Thậm chí một vài còn bị lấn chiếm để lảm khu vui chơi, giải trí cho những người thừa tiền lắm của! Thì ra ở xã hội nào cũng thế. Tư bản hay cộng sản thì tầng lớp người nghèo, không có thế lực cẫn là những người luôn chịu mọi bất hạnh, mọi bất công của loài người dành cho họ ư ? Tôi chua xót ngẫm nghĩ và thấy cay cay ở mắt khi nhìn thấy đứa học trò bất hạnh của mình bị giải về đồn công an. Tôi lẩm bẩm một mình:
_ Cũng may là em chưa nhìn thấy tôi.
Vân Hà (TTHA)